Пікірлер
@thaobui6596
@thaobui6596 21 сағат бұрын
Do con vô minh nên chưa hiểu lắm! Adidaphat
@quannguyenminh3926
@quannguyenminh3926 2 күн бұрын
Thưa sư phụ trường hợp này có phải tương tác hoá sanh không ạ. Con đã từng ngồi thiền bên cạnh 1 người có hiện tượng vung tay vung chân rồi nói “ ta là thánh thần phù độ chúng sanh” ( trong 1 lớp học năng lượng ạ )
@heohanwuoc
@heohanwuoc 3 күн бұрын
Nằm thiền như vậy dc ko thầy
@Chanhniem02
@Chanhniem02 3 күн бұрын
Nhạc hay quá 😊...to quá 🤫
@HuongDuyen2021
@HuongDuyen2021 3 күн бұрын
CÂU HỎI Có những người tu tập Đạo Phật, sau khi họ sám hối, đọc kinh, làm phước thì hoàn cảnh sống của họ thay đổi theo hướng tốt lên, con cái hiếu thảo. Điều này có thể được lý giải như thế nào? SƯ GIẢI ĐÁP Điều này cũng chẳng cần phải lý giải thế nào nếu quý vị quan sát sự thật. Quý vị thấy, mọi thứ đều vô thường, có nghĩa là nó có thể thay đổi, và thay đổi thì có 2 chiều hướng: từ xấu sang tốt hay từ tốt sang xấu. Người tu tập theo Đạo Phật có những trường hợp thay đổi từ tốt sang xấu, sau khi tu tập thì trở nên xấu, cũng có những người sau khi tu tập thì trở nên tốt. Điều này phụ thuộc vào việc họ tu tập đúng hay sai. Còn cũng có những người ko tu tập, hoàn cảnh gia đình họ cũng thay đổi, từ xấu sang tốt, hay từ tốt sang xấu, chuyện này là chuyện dĩ nhiên. Nên chúng ta ko thể nào lý luận suông, nói chung chung là đã tu tập Đạo Phật thì chuyển từ xấu sang tốt. Có người khi tu tập thì hoàn cảnh thay đổi tốt lên, gia đình hòa thuận... Nhưng cũng có trường hợp ngược lại. Chẳng hạn 2 vợ chồng tu tập theo 2 quan điểm trái ngược nhau, hay người tu tập người ko tu tập, thậm chí tu tập đưa đến chấp thủ lại càng căng thẳng, mỏi mệt hơn... Cho nên cứ quan sát sự thật và lý giải dựa trên sự thật với quy luật thôi, chứ ko phải chỉ quan sát một vài hiện tượng rồi tổng quát hóa lên thành quy luật. Phải quan sát rất nhiều trường hợp, theo phần đa số, thì lúc đó mới kết luận được.
@HuongDuyen2021
@HuongDuyen2021 3 күн бұрын
SƯ GIẢI ĐÁP Khi ở trong Định, phát sinh hỷ lạc thì lúc đó ko có tham sân si, nên làm gì có ràng buộc với vị ngọt đó. Khi lộ trình tâm là Bát Chánh Đạo thì hoàn toàn là chấm dứt tham sân si, chấm dứt ràng buộc, nên khi trong Định là ko có ràng buộc. Nhưng khi hết Định, ko tu tập nữa thì lộ trình tâm Bát tà đạo khởi lên. Khi lộ trình tâm là Bát tà đạo, suy nghĩ về hỷ lạc của Chánh định thì thích thú nó, cái thích thú này phát sinh trên lộ trình tâm Bát tà đạo, tham muốn nó, đã tham muốn thì ràng buộc với nó, nhưng cái ràng buộc này, tham muốn này sẽ đưa đến tu tập BCĐ. Nếu tham muốn hỷ lạc của Chánh định là tốt rồi, nó chính là chi phần Dục như ý túc mà ngày thứ 9 của khóa tu quý vị sẽ học. Tuy rằng trong Phật giáo, tu là để đoạn trừ tham, nhưng trong thời kỳ tu thì chỉ chấp nhận 1 cái THAM DUY NHẤT là tham muốn tu tập BCĐ, tham muốn hỷ lạc của Chánh định. Phát triển cái tham đó để tu tập BCĐ. Còn khi tu tập BCĐ thì cái tham đó cũng ko tồn tại, chấm dứt lúc đó.
@HuongDuyen2021
@HuongDuyen2021 3 күн бұрын
CÂU HỎI Thưa thầy, con vẫn nghe là Giới sinh Định, Định sinh Tuệ. Trong bộ phim Cuộc đời Đức Phật có 1 đoạn biện luận giữa Đức Phật mà 1 vị sư Bà la môn thì Đức Phật có nói: Giới sinh Định, từ Thiền Định khởi lên Tuệ. Nhưng thầy lại nói Tuệ được phát sinh từ Văn Tư Tu mà ko phải đến từ Định. Xin thầy giải thích giúp. SƯ GIẢI ĐÁP Quý vị đã học về lộ trình tâm thì hiểu, làm gì có chuyện Định sinh Tuệ, đó là 1 điều hoàn toàn sai lạc. Nếu như Định sinh Tuệ thì Đức Phật đâu có dạy Giáo Pháp này, ông ta chỉ dạy mọi người thực hành Thiền định, rồi từ Định sinh ra Tuệ. Ngoại đạo là như vậy. Hiểu nhầm từ trước đến nay là Định sinh Tuệ là 1 điều hiểu lầm tai hại nhất. Tuệ là phải do Văn tuệ, Tư tuệ, Tu tuệ, lộ trình tu tập trong kinh điển nói là Văn - Tư - Tu. Phải học, phải nghe giảng Giáo Pháp, phải tư duy về Giáo pháp đó rồi tu tập cái Giáo pháp đó, thực hành kiến thức đó, nên mới gọi là Văn tuệ, Tư tuệ, Tu tuệ.
@HuongDuyen2021
@HuongDuyen2021 3 күн бұрын
SƯ GIẢI ĐÁP Quý vị đã nghe giảng và hiểu là những gì được thấy, nghe, cảm nhận là cảm giác. Đối tượng của thực tại là cảm giác mà con người nhầm lẫn đó là thế giới vật chất. Quý vị đã học về 5 uẩn: tất cả các sự vật hiện tượng thì có thể chia làm 2 nhóm hay 2 phạm trù là vật chất và tinh thần, trong Phật giáo gọi là Sắc và Danh. Cái đặc sắc nữa là trong Phật giáo còn chia các sự vật hiện tượng ra làm 5 nhóm là Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Sắc là 1 nhóm và Danh chia làm 4 nhóm nhỏ là Thọ Tưởng Hành Thức.
@HuongDuyen2021
@HuongDuyen2021 3 күн бұрын
CÂU HỎI Thực tại là cảm giác, là tâm. Nhưng con thấy mâu thuẫn như sau: cảm giác thì mơ hồ, trừu tượng, cụ thể, ko sờ nắm được; còn sự vật, con người có kích thước, màu sắc, hình dạng, cân đo đong đếm được. Cảm giác thì tan biến ngay, còn sự vật có thể tồn tại lâu dài, như nhà cửa tồn tại hàng trăm năm quay lại vẫn là nó. Xin thầy giải đáp giúp con. SƯ GIẢI ĐÁP Quý vị thấy cảm giác hình ảnh, thì đó là cảm giác, nghe thấy cảm giác âm thanh, ngửi thấy cảm giác mùi, nếm cảm giác vị, cảm giác xúc chạm trên thân, tất cả đều rõ ràng, đâu có mơ hồ trừu tượng. Sự thật là quý vị đang thấy, nghe, cảm nhận cảm giác, đó là sự thật ko thể nào chối cãi được. Còn thế giới vật chất, thì quý vị ko thể thấy nghe cảm nhận được nó. Ko thể thấy nghe cảm nhận được thế giới vật chất, mà chỉ suy luận biết được có thế giới vật chất thôi. Chứ ko phải là quý vị thấy nghe sờ mó nắm được thế giới vật chất. Quý vị xúc chạm với cái cột nhà thì quý vị cảm nhận cái cảm giác xúc chạm, chứ đâu có cảm nhận được cái cột nhà! Mà quý vị chỉ suy luận là có cái cột nhà đó, chứ mắt ko thấy, tai ko nghe, mũi ko ngửi, lưỡi ko nếm được cái cột nhà vật chất. Thực tại mà quý vị thấy, nghe, cảm nhận này là cảm giác, nó rất rõ ràng cụ thể. Quý vị đang thấy cái hình ảnh tôi đây là thấy cảm giác hình ảnh, chứ đâu phải thấy thân thể. Kể cả bây giờ quý vị nhìn lên màn ảnh, thì trên màn ảnh đâu phải thân thể ông sư Nguyên Tuệ đâu, đó là cảm giác hình ảnh chứ. Rõ ràng như vậy chứ đâu có mơ hồ gì.
@HuongDuyen2021
@HuongDuyen2021 4 күн бұрын
SƯ GIẢI ĐÁP Quyết định là do cái biết ý thức mà đưa đến. Cái biết ý thức thì phải do niệm, tư duy mà khởi lên. Chính cái biết ý thức mới quyết định vấn đề. Cái biết ý thức xác định cái này là đúng thì quyết định làm, còn xác định cái này là sai thì sẽ dựa theo hiểu biết đó mà quyết định. Tâm biết ý thức của con người bị chi phối bởi yêu ghét, ko phải hiểu biết đúng sự thật. Thích đối tượng thì cho rằng đó là đúng, ghét đối tượng thì cho rằng đó là sai. Hiểu biết của con người là bị chi phối bởi thích ghét, nên những quyết định đó, tuy cũng có những quyết định do trùng hợp mà nó đúng, nhưng đa phần là sai sự thật, sai lạc. Chỉ khi nào cái biết ý thức ko còn bị chi phối bởi thích ghét nữa, cái biết ý thức đó là đúng sự thật thì đưa ra quyết định mới đúng sự thật. Chẳng hạn, nếu quý vị suy nghĩ một vấn đề gì để đi đến quyết định, nếu quý vị vẫn ngậm chặt răng lưỡi, vẫn cảm nhận cảm giác răng lưỡi liên tục mà vẫn tư duy, lúc đó chỉ tập trung tư duy về vấn đề đó thì cái ngậm chặt răng lưỡi sẽ giúp cho quý vị ko còn kích hoạt thích ghét để tư duy nữa. Lúc đó, quyết định sẽ đúng đắn. Chừng nào mà chánh tư duy, thì chánh tri kiến khởi lên. Quý vị tư duy về các công việc của mình, nhưng mà quên thân, quý vị bị thu hút vào tư duy đó thì đó là tà tư duy, tư duy đó bị chi phối bởi yêu ghét, đưa đến hiểu biết ko đúng sự thật, vì cái hiểu biết đó bị chi phối bởi thích hoặc ghét đối tượng, công việc. Còn khi quý vị vẫn tư duy về các công việc đó mà vẫn ngậm chặt răng lưỡi, cảm nhận liên tục cảm giác răng lưỡi, ko quên thân thì tư duy đó là chánh tư duy, tư duy đó ko còn bị chi phối bởi thích ghét, nên phát sinh hiểu biết đúng sự thật về sự việc đó và đưa đến quyết định đúng đắn.
@HuongDuyen2021
@HuongDuyen2021 4 күн бұрын
CÂU HỎI Trong lúc thiền tập, dù nhắc trong đầu “thấy thấy” nhưng đôi lúc con vẫn phát sinh suy nghĩ. Một lúc sau con nhận biết được và quán lại thì ko suy nghĩ nữa. Con chưa thể tuyệt đối ko nảy sinh suy nghĩ. Con cần tiếp tục thực hành để giảm suy nghĩ đúng ko ạ? SƯ GIẢI ĐÁP Khi quý vị thuần thục thì lúc đó suy nghĩ linh tinh sẽ chấm dứt, còn những suy nghĩ cần thiết thì nó vẫn khởi lên.
@HuongDuyen2021
@HuongDuyen2021 4 күн бұрын
SƯ GIẢI ĐÁP Chú tâm ko tầm ko tứ là chú tâm liên tục từ đối tượng này sang đối tượng. Khi thực hành Niệm Thân, quý vị khởi lên Thấy, Thấy, Thấy, Thấy thì khi thấy như vậy, đương nhiên phải có chú tâm liên tục: chú tâm liên tục chuyển động lên, chú tâm liên tục chuyển động xuống, chú tâm liên tục chuyển động ngang. Thì chú tâm đó nó tự động, từ đối tượng này sang đối tượng khác. Cho nên chú tâm đó là ko tầm ko tứ. Khi làm việc, quý vị chỉ cần nhớ đến ngậm chặt răng lưỡi, lúc đầu thì duy trì chú tâm cảm giác răng lưỡi (tức có tầm có tứ), nhưng đến lúc quý vị hướng đến làm việc, chẳng hạn đến máy tính, thì lúc đó là quý vị chú tâm có tầm có tứ vào công việc trên máy tính, còn lúc đó chú tâm răng lưỡi và trên thân là tự động xảy ra. Vậy khi học tập, làm việc, để ko phân tâm, để an trú trong sơ thiền thì quý vị chỉ cần nhớ đến ngậm chặt răng lưỡi rồi hướng đến làm việc. Khi nhớ đến như vậy thì tự động có chú tâm cảm giác răng lưỡi. Khi có chú tâm cảm giác răng lưỡi thì chú tâm một số cảm giác trên thân cũng tự động khởi lên. Khi đó, quý vị đồng thời chú tâm vào công việc thì đó là chú tâm có tầm có tứ. Quý vị sẽ kinh nghiệm khi làm việc như vậy thì ko còn bị căng thẳng, mệt, ko còn bị phân tâm vì những chuyện linh tinh.
@HuongDuyen2021
@HuongDuyen2021 4 күн бұрын
SƯ GIẢI ĐÁP Bây giờ quý vị đang thực hành, tách ra từng đề mục một để thực hành, quán Thân, quán Thọ, quán Tâm, quán Pháp. Như vậy mới thực hành dễ dàng, mới thẩm thấu nó dễ dàng. Còn khi mỗi một đề mục này đã được rèn luyện tương đối thành thạo thì lúc đó, trường hợp nào nổi trội thì tự động quán cái đó. Cái này là quá trình sau.
@HuongDuyen2021
@HuongDuyen2021 4 күн бұрын
SƯ GIẢI ĐÁP Lộ trình tâm Bát Chánh Đạo: Căn xúc Trần > Thọ_Tưởng > Chánh niệm > Chánh tinh tấn > Chánh định > (Tỉnh giác) > Chánh tư duy > Chánh tri kiến > Như lý tác ý > Chánh ngữ, nghiệp, mạng. Ở đây là chúng ta viết gộp. Nhưng thực chất là nó do 2 lộ trình tâm mà gộp lại: Khi quý vị quán Thân thì lộ trình phát sinh là: Căn xúc Trần > Thọ_Tưởng > Chánh niệm > Chánh tinh tấn > Chánh định > (Tỉnh giác). Chánh niệm ở đây có nội dung là nhớ đến tích cực (Chánh tinh tấn) chú tâm (Chánh định) theo dõi cảm giác toàn thân. Khi quán Thọ, lộ trình phát sinh là: Căn xúc Trần > Thọ_Tưởng > Chánh niệm > Chánh tư duy > Chánh tri kiến > Như lý tác ý... Vấn đề này quý vị hỏi cũng sâu rồi, quý vị tiếp tục tìm hiểu sâu hơn sau này. Còn trong khóa học này chúng ta viết gộp như vậy, còn viết tách ra thì mọi người chưa thể nào lĩnh hội được.
@HuongDuyen2021
@HuongDuyen2021 4 күн бұрын
CÂU HỎI Xin Sư khai thị: Trống và dùi tiếp xúc với nhau phát sinh trống mới, dùi mới và cảm giác âm thanh tiếng trống. Trống mới, dùi mới chỉ mòn đi 1 chút, giả sử chỉ mòn đi 0,1% thì vẫn chứa đến 99,9% trống cũ và dùi cũ. Thấy như vậy nên con chưa thoát được tư tưởng nhân trong quả, quả trong nhân, nhân biến đổi thành quả. SƯ GIẢI ĐÁP Nếu quý vị nói trống mới có 99,9% tính chất của trống cũ + 0,1% là cái mới, vậy trống cũ là 100% mà trống mới, tạm thời cho rằng nó khác 0,1% trống cũ, thì vẫn là khác nhau rồi, 2 cái đó đâu phải là một nữa! Như vậy: trống cũ diệt, trống mới sinh, 2 cái đó là khác nhau. Phân biệt cho kỹ: ví dụ 1 cái cây có 1 vạn cái lá. Quý vị bứt đi 1 cái lá trong 1 vạn cái lá đó thì rõ ràng cái cây sau là khác so với cái cây trước, 2 cây là khác nhau chứ đâu phải là 1, bởi vì cây trước có 1 vạn cái lá, cây sau có 9.999 cái lá. Rõ ràng: cây cũ diệt, cây mới phát sinh. Cho nên sự thật là nhân diệt quả sanh. Nhân cũ diệt nó phát sinh ra quả. Trống tiếp xúc dùi, cái trống mòn đi, cho dù độ mòn đi con người ko phân biệt được, nhưng rõ ràng trống cũ đã diệt, trống hiện tại nó khác với cái trống cũ, ko thể tìm thấy trống cũ ở đâu nữa. Quý vị phải hiểu sự sinh diệt như vậy.
@HuongDuyen2021
@HuongDuyen2021 5 күн бұрын
SƯ GIẢI ĐÁP Quý vị phải hiểu, con người là 1 yếu tố, nước là 1 yếu tố, tương tác với nhau thì nó là 1 nhân để duy trì sự sống. Chứ ko phải là con người phụ thuộc vào nước. Ở đây chúng ta nói: sự sống phụ thuộc vào 2 yếu tố, tương tác với nhau. Nếu 1 trong 2 yếu tố đó ko có, hay 2 yếu tố đó ko tiếp xúc với nhau, thì sự sống chấm dứt. Sự sống phụ thuộc vào sự tương tác giữa 2 yếu tố. Có thể nói: sự sống tồn tại được là do duyên khởi, do thân thể tiếp xúc với nước. Nếu thân thể ko tiếp xúc với nước thì sự sống đó chấm dứt. Thân thể và nước là bình đẳng, tương tác với nhau, chứ đâu có phải thân thể phụ thuộc vào nước. Sự sống là kết quả giữa tương tác của nước và thân thể.
@HuongDuyen2021
@HuongDuyen2021 5 күн бұрын
SƯ GIẢI ĐÁP Qúy vị thực hành ở đây là chỉ quán Thọ đối với những đối tượng nổi trội, còn những đối tượng ko nổi trội thì lúc đó chỉ dừng lại cái thấy thôi, thì lúc đó cũng tạm gọi là quán Thân. Nhưng rõ ràng là quý vị ko thể quán tất cả các đối tượng là Thọ, vì quán Thọ là phải tư duy, cho nên chỉ quán Thọ đối với những đối tượng nổi trội thôi.
@HuongDuyen2021
@HuongDuyen2021 5 күн бұрын
SƯ GIẢI ĐÁP Quý vị cứ xem đó là các giấc mơ thôi, ko quan tâm đến nó. Hoặc để ít mơ mộng như vậy thì trước khi ngủ quý vị phải nằm thiền. Chú tâm theo dõi cảm giác thở vô, rồi cảm giác thở ra, hết cảm giác thở ra thì chú tâm cảm giác nơi răng và để tự nhiên như vậy. Khi chú tâm nơi răng thì cũng đồng thời chú tâm các đối tượng khác. Rồi tiếp tục chú tâm theo cái vòng đó (vô - ra - răng). Quý vị vào sơ thiền, an trú trong đó, ngủ rất nhanh, chấm dứt suy nghĩ linh tinh thì trong khi ngủ cũng ít khi mơ khởi lên.
@HuongDuyen2021
@HuongDuyen2021 5 күн бұрын
SƯ GIẢI ĐÁP Quý vị đang thực hành Chánh niệm về Thân để ko nghĩ nhiều. Tứ Niệm Xứ này thì đâu có nghĩ nhiều, Chánh niệm về Thân, về Thọ, về Tâm, về Pháp. Ví dụ quý vị quán Thọ, thì quý vị chỉ có 1 ý nghĩ duy nhất thôi, các đối tượng được thấy, được nghe, được cảm nhận đó là thọ. Khi Bát tà đạo, nhìn thấy cái này thì quý vị nghĩ đến đó là cam, nhìn cái này nghĩ đến đó là bưởi, là người, là ô tô... Cho nên suy nghĩ rất là nhiều. Bây giờ quý vị quán thọ, thì nhìn cái này cũng chỉ nghĩ đó là thọ, nhìn cái kia cũng là thọ, chỉ có 1 ý nghĩ duy nhất là thọ thôi. Như vậy có phải là chấm dứt suy nghĩ linh tinh ko? Còn khi quán thân, quý vị chỉ thấy thôi mà ko suy nghĩ, như vậy là chấm dứt suy nghĩ linh tinh. Quán thọ, tâm, pháp thì đều là chấm dứt suy nghĩ linh tinh.
@HuongDuyen2021
@HuongDuyen2021 5 күн бұрын
SƯ GIẢI ĐÁP Cái nghiên cứu chúng ta nói đó nghiên cứu theo hướng đó, chứ chúng ta ko nên lấy số liệu đó để suy luận 1 kết luận gì. Thực chất, khi tế bào não chết, thân thể chết thì rất nhiều photon phát sinh ra, đó là 1 dòng photon phát sinh ra, chứ ko phải là 1 photon duy nhất. Các photon sinh học này, gọi là các lượng tử, bình thường con người vẫn phát ra các photon sinh học nhưng rất yếu, ko tạo nên 1 hóa sanh được. Chỉ khi tiến trình chết xảy ra, tế bào thần kinh não bộ mới phát sinh 1 dòng photon thì lúc đó mới tạo ra được 1 hóa sanh.
@HuongDuyen2021
@HuongDuyen2021 5 күн бұрын
SƯ GIẢI ĐÁP Đây là thắc mắc của nhân loại, và gần như ai cũng bó tay, ko ai trả lời được là con gà có trước hay quả trứng có trước. Là bởi vì, nếu nói con gà có trước thì sẽ có người bẻ: cái gì nở ra con gà? Là quả trứng, vậy quả trứng phải có trước. Nhưng cái gì sinh ra quả trứng? Là con gà. Vậy con gà phải có trước. Họ lý luận như vậy, và cãi nhau bất tận. Từ ngữ ”con gà” và ”quả trứng” thì con người dùng thường xuyên nhưng ko quan sát sự thật là từ ”con gà”, ”quả trứng” là để chỉ cái gì. Nếu hiểu biết đúng sự thật về ngôn từ ”con gà”, ”quả trứng” thì ko ai cãi nhau nữa. Và vấn đề được giải quyết. Cụ thể như thế nào? Con người cãi nhau là cãi nhau trên ngôn từ, lý luận suông thôi. Con gà và quả trứng là danh từ để chỉ các đối tượng đó. Nhưng danh từ ”con gà” và ”quả trứng” thì còn có danh từ chung và danh từ riêng. Về từ ”con gà”, là danh từ chung: con gà trống hay mái đều là con gà, rồi con gà mới nở ra cũng là con gà, con gà trước đây từng sống bây giờ chết rồi cũng là con gà, mà con gà sau này mới sinh ra cũng là con gà. Như vậy ”con gà” ở đây là danh từ chung. Bất kỳ 1 con gà nào cũng dùng ”con gà” để chỉ. Tương tự từ ”quả trứng”, là danh từ chung: trứng gà, trứng vịt... đều là quả trứng, quả trứng quá khứ hay hiện tại, tương lai cũng gọi là quả trứng. Đó đều là danh từ chung. Còn có danh từ riêng, để chỉ 1 con gà, 1 quả trứng cụ thể. Bây giờ nói ”con gà có trước hay quả trứng có trước?” thì phải xem xét con gà cụ thể và quả trứng cụ thể chứ! Nếu anh đưa ra 1 con gà cụ thể và 1 quả trứng cụ thể, thì rõ ràng mắt thấy tai nghe sờ mó được con gà đó thì biết con gà đó là gà mái, 3 tháng tuổi chẳng hạn, và 1 quả trứng đẻ ra 1 ngày tuổi. Như vậy tất cả mọi người đều có thể khẳng định: con gà có trước, quả trứng có sau. Ko ai mê mờ về sự thật này được. Nếu đưa ra 1 quả trứng đã cất trong tủ 3 tháng và 1 con gà mới nở hôm qua, thì chắc chắn ai cũng khẳng định được quả trứng có trước, con gà có sau. Đâu có cãi nhau nữa! Người ta lý luận cãi nhau trên con gà, quả trứng là danh từ chung. Đó là danh từ suông để chỉ loài gà và loài trứng, chứ ko phải 1 con gà và 1 quả trứng cụ thể. Như vậy họ cãi nhau trên khái niệm, trên lý luận suông thôi, chứ ko phải trên sự thực. Con người sống là sống với sự thực, với những điều mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm, tâm nhận thức, chứ ko phải là sống bởi khái niệm, lý luận suông. Nếu quý vị muốn hỏi ”Con gà có trước hay quả trứng có trước” thì quý vị cứ đưa 1 con gà, 1 quả trứng cụ thể ra thì việc đó giải quyết ngay thông qua sự quan sát. Có lúc thì con gà có trước quả trứng có sau. Có lúc thì quả trứng có trước con gà có sau. Sự thực là như vậy. Và quý vị đừng có nhầm lẫn. Bây giờ quý vị có 1 quả trứng, từ quả trứng đó nở ra 1 con gà mái, rồi con gà mái đó lớn lên lại đẻ ra 1 quả trứng. Quý vị thấy: quả trứng mà nở ra con gà là quả trứng thứ nhất, là quả trứng có trước nở ra con gà, con gà đó là có sau. Nhưng khi con gà đó đẻ ra quả trứng, thì quả trứng này là quả trứng thứ 2 chứ ko phải là quả trứng thứ nhất. Và quả trứng thứ 2 này có sau, con gà đẻ ra quả trứng đó có trước. Cụ thể như vậy thì làm gì có chuyện cãi nhau được nữa. Bởi vì quý vị ko phân biệt được quả trứng nở ra con gà và quả trứng do con gà đó đẻ ra. 2 cái đó khác nhau chứ, làm sao mà nhầm lẫn được. Cho nên quý vị thấy lý luận của con người hoàn toàn mơ hồ, mờ mịt, mới đưa đến cãi nhau như vậy.
@tuanhoangphan8498
@tuanhoangphan8498 5 күн бұрын
cọn tri ân TS đã giải đáp
@tuanhoangphan8498
@tuanhoangphan8498 6 күн бұрын
quyết định không bị tri phối bởi thích ghét
@tuanhoangphan8498
@tuanhoangphan8498 6 күн бұрын
dự định tương lai khác ước vọng tương lai.cuộc sống cần có tâm trạng tích cực vui thoải mái làm các công việc mà dự định tương lai của mỗi người
@tuanhoangphan8498
@tuanhoangphan8498 6 күн бұрын
con đảnh lễ ngài
@tuanhoangphan8498
@tuanhoangphan8498 6 күн бұрын
con đa tạ thày ạ
@tuanhoangphan8498
@tuanhoangphan8498 6 күн бұрын
con cung kính đảnh lễ ,pháp phật đến để mà thấy ạ,tuyệt
@taoay3351
@taoay3351 6 күн бұрын
Cam on thay
@taoay3351
@taoay3351 6 күн бұрын
😮😢
@ngocle3766
@ngocle3766 6 күн бұрын
Con cảm ơn sư, con đang bị gặp phải trường hợp này ạ
@gosingabke.cdsongtutegnh
@gosingabke.cdsongtutegnh 7 күн бұрын
Cường: 19/07/2024 GIẢI MÃ KINH ADIDA 1. VÔ MINH: Hiểu biết của nhân loại về cõi tây phương - 1 NƠI CHỐN rất hạnh phúc, cả về vật chất, tinh thần không có khổ. - Để đến được đó: Nhân loại nhất tâm niệm phật, niệm phật đến nhất tâm bất loạn để khi chết sẽ được đến cõi tây phương cực lạc, sẽ có phật Adida đón và tiếp dẫn lúc chết. 2. Hiểu biết đúng, hiểu được nghĩa ẩn dụ của bài kinh: - Ví như 2 anh chàng lạc vào xứ tiên, nhưng với lộ trình tâm THAM SÂN SI => thì CỰC LẠC cũng dần trở thành CỰC KHỔ MÀ THÔI. - Khi chọn thái độ Nhất Hướng, Nhàm Chán, Ly Tham, Đoạn Diệt là chúng ta đối xử với Tâm, cụ thể là các Cảm giác chứ không phải với Cảnh, với hoàn cảnh sống. Có 2 loại thực tại là Thực Tại Thế Gian (Bất Tịnh), và Thực Tại Xuất Thế Gian(Thanh Tịnh) thì cũng đều là các khái niệm của Tâm, chứ ko phải Cảnh. Chỉ có Tâm Bất Tịnh và Tâm Thanh Tịnh, chứ không có Cảnh Bất Tịnh và Cảnh Thanh Tịnh. - Không có việc làm là MINH hay VÔ MINH, chỉ có HIỂU BIẾT VỀ VIỆC ĐÓ mới có MINH hay VÔ MINH. - Mỗi người trong hoàn cảnh khác nhau, tình trạng, mức độ tu tập khác nhau, sẽ có những lựa chọn chánh kiến khác nhau, cho dù đổi cảnh hay không đổi cản. Miễn đổi được lộ trình tâm BTD sang BCD là Nhất Hướng- Ly Tham. - Hạnh phúc là cảm giác, vô thường, sinh diệt. Không có căn trần, ko có tiếp xúc thì không có tâm. - Niết bàn không phải là 1 nơi chốn, niết bàn là chấm dứt khổ thì gọi là niết bàn. ------------- Thực hành: 1. Lại vẫn chưa vào được Định: - tâm Si lăn ra ngủ, ngồi tâm Si sinh khởil. 2. Nhưng lại an trú khá tốt khi đi xe: THẤY VỚI CẢM GIÁC TOÀN THÂN TRƯỚC ĐÓ hiểu sai là thấy mỗi cảm giác xúc chạm, sau mới hiểu đó là CẢM GIÁC HÌNH ẢNH, ÂM THANH, ... 6 LOẠI CẢM GIÁC => thực hành hiệu quả hơn, cả lúc ngồi học cũng niệm thầm "TÍCH CỰC CHÚ TÂM THẤY RÕ CẢM GIÁC TOÀN THÂN theo nhịp thở".
@tuhocrenskill_bkegnh
@tuhocrenskill_bkegnh 7 күн бұрын
GIẢI MÃ KINH ADIDA 1. VÔ MINH: Hiểu biết của nhân loại về cõi tây phương - 1 NƠI CHỐN rất hạnh phúc, cả về vật chất, tinh thần không có khổ. - Để đến được đó: Nhân loại nhất tâm niệm phật, niệm phật đến nhất tâm bất loạn để khi chết sẽ được đến cõi tây phương cực lạc, sẽ có phật Adida đón và tiếp dẫn lúc chết. 2. Hiểu biết đúng, hiểu được nghĩa ẩn dụ của bài kinh: - Ví như 2 anh chàng lạc vào xứ tiên, nhưng với lộ trình tâm THAM SÂN SI => thì CỰC LẠC cũng dần trở thành CỰC KHỔ MÀ THÔI. - Khi chọn thái độ Nhất Hướng, Nhàm Chán, Ly Tham, Đoạn Diệt là chúng ta đối xử với Tâm, cụ thể là các Cảm giác chứ không phải với Cảnh, với hoàn cảnh sống. Có 2 loại thực tại là Thực Tại Thế Gian (Bất Tịnh), và Thực Tại Xuất Thế Gian(Thanh Tịnh) thì cũng đều là các khái niệm của Tâm, chứ ko phải Cảnh. Chỉ có Tâm Bất Tịnh và Tâm Thanh Tịnh, chứ không có Cảnh Bất Tịnh và Cảnh Thanh Tịnh. - Không có việc làm là MINH hay VÔ MINH, chỉ có HIỂU BIẾT VỀ VIỆC ĐÓ mới có MINH hay VÔ MINH. - Mỗi người trong hoàn cảnh khác nhau, tình trạng, mức độ tu tập khác nhau, sẽ có những lựa chọn chánh kiến khác nhau, cho dù đổi cảnh hay không đổi cản. Miễn đổi được lộ trình tâm BTD sang BCD là Nhất Hướng- Ly Tham. - Hạnh phúc là cảm giác, vô thường, sinh diệt. Không có căn trần, ko có tiếp xúc thì không có tâm. - Niết bàn không phải là 1 nơi chốn, niết bàn là chấm dứt khổ thì gọi là niết bàn. ------------- Thực hành: 1. Lại vẫn chưa vào được Định: - tâm Si lăn ra ngủ, ngồi tâm Si sinh khởil. 2. Nhưng lại an trú khá tốt khi đi xe: THẤY VỚI CẢM GIÁC TOÀN THÂN TRƯỚC ĐÓ hiểu sai là thấy mỗi cảm giác xúc chạm, sau mới hiểu đó là CẢM GIÁC HÌNH ẢNH, ÂM THANH, ... 6 LOẠI CẢM GIÁC => thực hành hiệu quả hơn, cả lúc ngồi học cũng niệm thầm "TÍCH CỰC CHÚ TÂM THẤY RÕ CẢM GIÁC TOÀN THÂN theo nhịp thở".
@tuanhoangphan8498
@tuanhoangphan8498 7 күн бұрын
xin cảm ơn bài giảng của THIỀN SƯ NGUYÊN TUỆ ,rễ học ,rễ thực hành,đạt định,ngàn lần tri ân
@tuanhoangphan8498
@tuanhoangphan8498 7 күн бұрын
rất rễ hiểu ,con cảm ơn thày nhiều
@tuanhoangphan8498
@tuanhoangphan8498 7 күн бұрын
hay va thuc te
@HuongDuyen2021
@HuongDuyen2021 8 күн бұрын
HỎI Mọi người rất lo sợ về 2 vấn đề: tuổi hạn 49 chưa qua 53 đã tới và ông bà mất thường xảy ra trùng tang. Mong Sư khai thị về 2 vấn đề này. SƯ GIẢI ĐÁP Quý vị thấy, đi giải quyết những thắc mắc linh tinh này là vô ích, ko giải quyết được vấn đề khổ của con người. Dân gian thì bị ám ảnh bởi hạn 49, 53. Nhưng đó là bị ám ảnh bởi kiến thức tà kiến thôi, chứ ko phải là sự thật. Quý vị phải quan sát sự thật trong đời sống: nếu như có quy luật 49, 53 là có hạn thì tối thiểu 60-70% con người sống trong đời này đến tuổi đó là đều có hạn, đều có tai nạn, ốm đau hay phá sản gì đó... Quan sát những người xung quanh mình biết mà có đến 60-70% như vậy thì mới kết luận là đúng. Còn nếu chỉ 10-15% thì nó cũng chỉ là ngẫu nhiên, là đúng với những người đó chứ ko phải đúng với những người khác. Cái gì là sự thật thì nó phải xảy ra theo quy luật, nó đúng với số đông, chứ ko phải lấy cái mình ám ảnh để rồi kết luận. Ví dụ: con người đi đâu thì bị ám ảnh bởi ngày tốt ngày xấu. Con người vì bị ám ảnh như vậy nên ko quan sát sự thật. Nếu quý vị cho rằng mùng 5, 14, 23 là ngày xấu, đi là thất bại, thì quý vị phải làm thống kê: trong 1 tháng hay 3-4 tháng, mình đi mùng 5, 14, 23 là thất bại như thế nào, rồi mình đi những ngày khác, tốt ngày như thế nào thì phải ghi ra rồi thống kê. Nếu tỷ lệ mùng 5, 14, 23 mà thất bại chiếm 70-80% thì chắc chắn rằng đó là những ngày xấu, còn nếu ko phải như vậy thì phải quan sát sự thật, quan sát tỷ lệ. Sự thật là con người bị ám ảnh thôi, đi mùng 5, 14, 23 mà thất bại thì kết luận là ngày xấu, nhưng cũng có những lúc đi mùng 5, 14, 23 mà được việc thì lại quên ngay. Phải dựa trên sự thật, thống kê thực sự rồi kết luận chứ ko phải là bị ám ảnh rồi kết luận một cách cảm tính như vậy. Ví dụ trong y học người ta làm ra 1 loại thuốc, thì người ta phải thử nghiệm xem so với loại thuốc cũ thì loại thuốc này có tác dụng hơn hay kém. Phải lấy ra 3 nhóm người, 1 nhóm người uống thuốc mới, 1 nhóm mới uống thuốc cũ, nhóm thứ 3 uống giả dược. Kể cả dược phẩm người ta cũng kết luận: nếu như tỷ lệ người uống thuốc mới khỏi bệnh nhiều hơn người uống thuốc cũ thì lúc đó thuốc mới mới có tác dụng hơn. Nhưng trong các thí nghiệm đó, người ta cũng rút ra kết luận, có những nhóm người uống thuốc giả dược (ko phải là dược phẩm) mà vẫn khỏi bệnh. Thì quý vị thấy: những sự tình cờ đó xảy ra, người ta kết luận là do 1 lý do nào khác chứ ko phải do thuốc. Những kiến thức thời xưa, thậm chí rất ấu trĩ, ngây thơ, lạc hậu nhưng người ta vẫn cứ bị ám ảnh. Ví dụ như phong thủy, nếu quý vị sinh ra vào những năm 50 như chúng tôi đây, thì chúng tôi biết rõ thời những năm 50 trở về trước, mỗi thôn làng Việt Nam chỉ có 1 cái giếng thôi, ở đầu làng, ở xa. Người ta ít khi dám đào sâu, chỉ vét lên thôi. Vì sao? Vì trước đó người ta bị ám ảnh bởi thuyết long mạch, nếu đào giếng chạm đến long mạch là phá sản, chết người, dòng họ bị hại... Cho nên người ta rất kiêng đào giếng. Đây là học thuyết về long mạch của Đạo Lão ở Trung Hoa, nó ăn sâu vào văn hóa Trung Hoa và Việt Nam. Đến thời kỳ hòa bình lập lại (năm 54) thì học thuyết duy vật bắt đầu được truyền bá, người ta bắt đầu đánh vào những mê tín dị đoan đó. Dần dà, từ những năm 60, nhà nào cũng đào giếng, nhưng chẳng có đứt cái long mạch nào cả. Ví dụ khác: cả triều đình phong kiến lựa chọn nơi để làm cung điện, lăng tẩm. Ví dụ đời nhà Minh, ông vua Chu Nguyên Chương, trước khi khởi nghĩa lật đổ nhà Nguyên là 1 sa di Phật giáo, sau khi khởi nghĩa rồi lên làm vua, dần dà ông chuyển sang đạo Lão và tin theo học thuyết về phong thủy, long mạch... Cho nên ông mới dời Nam kinh lên Bắc kinh với kiến thức là để cho dòng họ mình trường tồn. Các triều đại phong kiến họ tin vào phong thủy, tin vào long mạch, tin vào những học thuyết đó nhưng có triều đại nào tồn tại vĩnh viễn đâu? Để mà nói, tất cả những kiến thức tà kiến đó nó ám ảnh, làm khổ con người. Quý vị thấy, có thể có những trường hợp trùng hợp, có những người tuổi 49 hay 53 trùng hợp với bị bệnh tật, ốm đau, phá sản... nhưng 100 người mà chỉ có 2-3 người xảy ra chuyện đó, còn 80-90 người ko xảy ra thì chẳng ai để ý cả. Cho nên phải xuất phát từ sự thật để hiểu chuyện đó. Còn về Trùng tang: đương nhiên cũng có những sự kiện đó, nhưng bản chất của sự kiện thì con người đâu có hiểu đúng sự thật. Những mớ kiến thức như phong thủy, long mạch, trùng tang,… thời xa xưa ngày nay đã phai nhạt đi rất nhiều rồi. Người ta đã thấy những kiến thức đó ko đúng với sự thật, ko đúng với những gì ngày nay người ta phát hiện. Quý vị phải hiểu: mọi kiến thức mà con người đang tin tưởng thì đều là hiểu biết sai sự thật về thực tại. Mà đã hiểu sai, ko đúng về sự thật thì nó chỉ là tà kiến, chỉ đưa đến khổ thôi, ko giải quyết được chuyện khổ của con người. Tất cả, cho dù là kiến thức thời xa xưa, huyền học,... kể cả ngày ngay thì người ta mặc định rằng ngọt nằm trong đường, mặn nằm trong muối, ngon dở nằm trong thức ăn, nóng nằm trong lửa, lạnh nằm trong nước đá... Người ta giải thích mọi hiện tượng dựa trên những kiến thức đó. Cho dù họ nói những cái gì cao siêu, vi diệu, kỳ diệu... thì tất cả những kiến thức đó đều xuất phát từ hiểu biết sai sự thật. Bản thân sự thật nó sờ sờ ngay trước mắt, trong cuộc sống hàng ngày, ngọt ko nằm trong đường, mặn ko nằm trong muối, ngon dở ko nằm trong thức ăn, nóng ko nằm trong lửa, lạnh ko nằm trong nước đá. Bởi vì những cái đó là cảm giác, nó là do duyên mà khởi lên. Bản thân họ ko bao giờ biết được sự thật này, họ dựa trên những hiểu biết, kiến thức sai lạc rồi tưởng tượng ra những điều hoang đường mà ám ảnh con người. Quý vị thấy, nguyên nhân của khổ ko phải là hạn 49, 53, hay trùng tang. Nguyên nhân của khổ là vô minh và tham ái. Cụ thể là dục ái, hữu ái, phi hữu ái. Những cái Ái ấy mới đưa đến nỗi khổ của con người. Cho nên muốn chấm dứt khổ là phải chấm dứt dục ái, hữu ái, phi hữu ái. Nếu quý vị tin Phật thì Phật chỉ nói: nguyên nhân khổ là tham sân si, là dục ái, hữu ái, phi hữu ái. Phật ko nói nguyên nhân khổ là do thiếu phước, do nghèo khổ hay do hạn 49, 53 hay do trùng tang. Vậy muốn chấm dứt khổ thì phải học cách chấm dứt dục ái, hữu ái, phi hữu ái, lúc đó mới chấm dứt được khổ.
@DungNguyen-wt1nu
@DungNguyen-wt1nu 8 күн бұрын
Cam on thay
@HuongDuyen2021
@HuongDuyen2021 8 күн бұрын
SƯ GIẢI ĐÁP Chúng ta hiểu, con người bao gồm Thân và Tâm. Đối với con người thì thân thể này, với vật chất ta tạm gọi là thô, và Tâm là sự tiếp xúc giữa 6 căn và 6 trần phát sinh lộ trình tâm. Tương tự, hóa sanh cũng có thân và tâm. Thân của nó là 1 loại vật chất đặc biệt, vừa mang tính sóng vừa mang tính hạt (lưỡng tính sóng hạt) cho nên nó tuân thủ theo các quy luật của cơ học lượng tử. Chứ nó ko tuân theo các định luật như đối với các vật chất thô, ví dụ như định luật hấp dẫn. Có thể tính hạt của nó vẫn có những tính chất đó, nhưng tính sóng thì lại ko có những tính chất đó. Quý vị cũng ko nên tìm hiểu sâu về những vấn đề này. Cái mà quý vị cần hiểu là: Giáo Pháp này chỉ nói đến Khổ và sự Chấm dứt Khổ thôi. Để chúng ta thấy sự thật khổ của hóa sanh, của luân hồi sinh tử. Và học để hiểu cách thức chấm dứt luân hồi sinh tử. Chứ ko cần phải đi sâu vào nghiên cứu. Có thể sau này khoa học tiếp thu những kiến thức này, họ có thể nghiên cứu và phát hiện nhiều tính chất nữa. Còn đối với giải thoát, với chấm dứt khổ ngay bây giờ và tại đây, chấm dứt khổ luân hồi tái sinh thì chúng ta chỉ cần hiểu ở mức độ này thôi.
@HuongDuyen2021
@HuongDuyen2021 9 күн бұрын
SƯ GIẢI ĐÁP Quý vị thấy ý nghĩa cuộc đời là làm sao sống để chấm dứt khổ, hướng đến đạt đến mục đích đó. Quý vị có thấy: mục đích cuộc đời là chấm dứt khổ. Vậy để sống cuộc đời có ý nghĩa, sống cuộc đời không lãng phí, sống cuộc đời không vô ích thì cuộc đời đó là NHẤT HƯỚNG, toàn tâm toàn ý thực hành con đường chấm dứt khổ. Còn lãng phí cuộc đời vào những việc khác thì nó chỉ là 1 cuộc đời lãng phí vô ích thôi. Bởi vì mục đích cuộc đời là chấm dứt khổ mà anh lại không làm việc đó thì cuộc đời đó là vô ích. Còn anh biết rằng mục đích cuộc đời là chấm dứt khổ, 1 cái đích duy nhất tối hậu đó mà anh nhất hướng, anh sống nhất hướng theo cái đó để trong đời anh đạt đến cái đích là chấm dứt khổ thì sống cuộc đời như vậy là cuộc đời có ý nghĩa.
@HuongDuyen2021
@HuongDuyen2021 9 күн бұрын
CÂU HỎI Khi con ăn: 1. răng tiếp xúc với thức ăn cùng diệt đi mới phát sinh răng mới, thức ăn mới và cảm giác xúc chạm, đồng thời phát sinh thân thức ghi nhận cảm giác xúc chạm. 2. lưỡi tiếp xúc với thức ăn rồi cùng diệt đi mới phát sinh lưỡi mới, thức ăn mới và cảm giác vị đồng thời phát sinh thiệt thức ghi nhận cảm giác vị. 3. răng tiếp xúc thức ăn mới... cứ như vậy 1 lộ trình tâm mới diễn tiến như trên. Như vậy con hiểu là: 1. Lộ trình tâm 1: răng và thức ăn cùng diệt đi phát sinh ra 4 quả là răng mới, thức ăn mới, cảm giác xúc chạm và thân thức biết cảm giác xúc chạm. 2. Lộ trình tâm 2: lưỡi tiếp xúc thức ăn mới cùng diệt phát sinh ra 4 quả là lưỡi mới, thức ăn mới, cảm giác vị và thiệt thức ghi nhận cảm giác vị. Răng lưỡi thức ăn sinh diệt liên tục, ko tồn tại mãi mãi, ko thể làm chủ, con hiểu như vậy có đúng ko? SƯ GIẢI ĐÁP Quý vị quan sát và hiểu như vậy rất là chính xác. Tất cả đều là duyên khởi, là tương tác, đều sinh lên rồi đều diệt đi, ko có cái gì là thường hằng thường trú. Các cái đó nó vô chủ, vô sở hữu, ko thể làm chủ, điều khiển được những cái đó.
@HuongDuyen2021
@HuongDuyen2021 9 күн бұрын
CÂU HỎI Tại sao khi tọa thiền, con chứng được Niết bàn mà vẫn cảm thấy đau, vì con bị bệnh xương khớp, con vẫn nuốt nước bọt và con vẫn chói mắt và vẫn thay đổi thế ngồi? SƯ GIẢI ĐÁP Quý vị thắc mắc như vậy vì quý vị nghĩ rằng, đã chứng Niết bàn thì ko còn đau, ko còn nuốt nước bọt, ko còn chói mắt, ko phải thay đổi thế ngồi. Bài này tôi đã giảng vào sáng thứ 3, Giáo Pháp mà Đức Thế Tôn thuyết giảng có 2 điều rất khó lĩnh hội, đó là định lý duyên khởi và Niết bàn. Cái khó lĩnh hội về định lý duyên khởi là do con người hiểu sai, hiểu 1 nhân sinh quả, nhân nào quả nấy... mà sự thật, quy luật nhân quả hay lý duyên khởi là 2 nhân tương tác với nhau cùng diệt mới phát sinh 1 hay nhiều quả. Con người bị ám ảnh, mặc định quy luật nhân quả là 1 nhân sinh quả, nhân biến đổi thành quả, nhân nào quả nấy... cho nên họ ko thể nào nghe về lý duyên khởi mà lĩnh hội được. Cái khó lĩnh hội thứ 2 là Niết bàn. Vì sao? Niết bàn là gì? Niết bàn là kinh nghiệm được đoạn tận tham, đoạn tận sân, đoạn tận si. Không có tham, sân, si tức là ko có khổ. Kinh nghiệm niết bàn là kinh nghiệm khổ diệt, kinh nghiệm là ko có tham sân si. Điều này, bản thân tà kiến thì cho rằng niết bàn là 1 nơi cực lạc, là sung sướng tuyệt đối, là phúc lạc toàn vẹn pháp hỷ sung mãn, cho nên bây giờ nói Niết bàn là trống không thì ko ai chấp nhận cả, ko ai hiểu được cả. Quý vị thấy, Niết bàn là không, gọi là vô vi. Khi nào biết rõ ko có tham, ko có sân, ko có si thì lúc đó biết rõ là ko có khổ, hay biết rõ khổ diệt. Biết rõ cái không đó gọi là biết rõ Niết bàn. Quý vị hình dung thế này: Ví dụ tôi giơ cái này lên, quý vị thấy trên tay tôi có cái cốc, quý vị biết đối tượng trên tay tôi là cái cốc. Ý thức biết về đối tượng được biết là có cái cốc, cho nên cái cốc này gọi là pháp hữu vi, là có. Còn bây giờ tôi giớ cái tay này lên, bây giờ quý vị biết: biết trên tay sư Nguyên Tuệ là ko có cái cốc, cái biết (tâm biết ý thức) và đối tượng được biết là ko có cái cốc. Đối tượng được biết: ko có cái cốc được gọi là ko, hay còn gọi là vô vi. Quý vị phân biệt: khi lộ trình tâm là Bát tà đạo, ý thức biết là có thích có chán có ghét, và biết là có khổ có vui. Cái biết là tâm biết ý thức, còn đối tượng được biết đó là thích chán ghét (hay tham sân si) và khổ vui. Tham sân si, khổ vui là có, gọi là pháp hữu vi. Khi quý vị thực hành cái thấy thuần túy chẳng hạn, lúc đó quý vị biết rõ ko có thích chán ghét đối tượng nào, ko có khổ với đối tượng nào, thì cái biết đó là tâm, đối tượng được biết đó là KHÔNG. Không gì? Không tham ko sân ko si, ko khổ. Thì cái biết như vậy gọi là biết rõ Niết bàn. Chứ còn cảm giác đau nơi chân hay nuốt nước bọt hay đổi tư thế, đó là các pháp hữu vi, đó đâu phải là Niết bàn. Niết bàn là cái không đó, ko tham ko sân ko si, ko khổ. Khi nào quý vị kinh nghiệm được cái KHÔNG đó, tức là quý vị kinh nghiệm Niết bàn. Phải hiểu Niết bàn như vậy.
@HuongDuyen2021
@HuongDuyen2021 9 күн бұрын
SƯ GIẢI ĐÁP Khi quý vị chứng sơ thiền và nhị thiền thì sơ thiền và nhị thiền đều có hỷ và lạc (vui và thoải mái). Cái hỷ biểu hiện ra rất nhiều hình thái khác nhau: có người cảm thấy luồng rân rân như luồng điện chạy nơi đùi, hay nơi thân; rồi có người cảm nhận trên đầu có vòng xoáy xoáy; có người cảm nhận nhẹ bổng như muốn bay lên; có người cảm thấy như nổi da gà; có người hỷ mạnh nước mắt chảy ra ko khóc thành tiếng, nhưng cũng có vài trường hợp khóc thành tiếng luôn. Giống như trong cuộc sống, xúc động quá cũng khóc, khóc đó ko phải vì buồn vì đau khổ. Người bình thường xúc động mạnh thì vẫn khóc. Thế thì khi quý vị đạt sơ thiền, nhị thiền với hỷ mạnh thì cũng bật khóc.
@HuongDuyen2021
@HuongDuyen2021 9 күн бұрын
SƯ GIẢI ĐÁP Trạng thái của quý vị như thế nào thì quý vị tự biết. Con người bình thường khi thích hay ghét cái gì thì họ cũng biết là đang thích/ ghét; khi họ suy nghĩ cái gì thì họ cũng biết là mình đang suy nghĩ cái đó. Rõ ràng người bình thường cũng biết các trạng thái của mình. Vậy thì quý vị cũng biết rõ các trạng thái của mình. Ví dụ: quý vị kinh nghiệm là chỉ thấy thôi, mà ko suy nghĩ cái gì, thì đó là quý vị cũng hiểu được. Nếu như thấy từ đối tượng này đến đối tượng khác mà ko suy nghĩ thì quý vị cũng biết rõ là ko suy nghĩ. Nếu quý vị vẫn thấy các đối tượng mà suy nghĩ khởi lên thì quý vị cũng biết chứ. Điều này rõ ràng là quý vị biết trạng thái của mình. Khi có vui thì cũng biết là có vui, khi có cảm giác thoải mái hay cảm giác căng thẳng, gò bó, khó chịu trên thân thì quý vị cũng biết chứ. Những điều này là quý vị biết hết. Vậy bây giờ quý vị khẳng định mình đạt được sơ thiền hay nhị thiền thì phải đối chiếu với tiêu chuẩn đã học trong bài giảng Tà định và Chánh định, thế nào là sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền. Quý vị phải học thuộc, rồi đối chiếu trạng thái của mình với những tiêu chuẩn đó thì sẽ tự mình kết luận được. Các tiêu chuẩn đó giống như barem chấm bài của các thầy giáo chấm thi. Nếu trong 1 khoảng thời gian (vài ba phút, hay 10’...) mà kinh nghiệm chỉ thấy thôi mà ko suy nghĩ, ko nhớ nghĩ đến bất kỳ chuyện gì trên đời, đầu óc trống rỗng, trống không; Chỉ nhớ đến ngậm chặt răng lưỡi, nhớ đến chú tâm theo dõi cảm giác chuyển động toàn thân thôi - thì đó là Nhất tâm, quý vị đã vào Chánh định. Nhưng đó là sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, hay tứ thiền thì cần phải quan sát thêm. Cần khẳng định, cho dù đó là sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, hay tứ thiền thì đều là ko phân tâm. Có nghĩa: ko nhớ nghĩ đến bất kỳ chuyện gì trên đời, kinh nghiệm được thấy mà ko suy nghĩ. Để phân biệt sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, hay tứ thiền thì: - Sơ thiền: có 2 loại chú tâm là có tầm có tứ và ko tầm ko tứ, chúng ta có thể dùng chú tâm có tầm có tứ là chú tâm tập trung vào đối tượng, còn chú tâm ko tầm ko tứ là chú tâm ko tập trung vào đối tượng nào cả. Lúc đó có cái vui nhè nhẹ, có thoải mái (hỷ lạc). - Kinh nghiệm thấy nếu sự chú tâm tự động xảy ra từ đối tượng này sang đối tượng khác, ko hướng đến 1 đối tượng nào cả, ko tập trung vào 1 đối tượng nào cả. Lúc đó chỉ có duy nhất 1 loại chú tâm ko tầm ko tứ, chứ ko còn chú tâm có tầm có tứ nữa. Thì lúc đó kết luận: trạng thái này hoặc là nhị thiền, tam thiền, hoặc tứ thiền. - Quan sát tiếp: nếu lúc đó vẫn có vui và thoải mái (hỷ lạc) thì đó là nhị thiền, lúc đó cảm giác trên thân còn mạnh. Nếu ko có vui nữa, bình thản hoàn toàn, nhưng vẫn có cảm giác thoải mái trên thân (có lạc mà ko có hỷ) thì kết luận lúc đó là tam thiền; lúc này cảm giác trên thân nhẹ đi, cảm giác pháp trần nhiều lên. Còn khi thấy cảm giác trên thân gần như ko có, cảm giác thở vô thở ra gần như ko thấy được nữa, lúc này cảm giác răng lưỡi cũng nhẹ, vi tế đan xen với cảm giác pháp trần trước mặt là chủ yếu; ko có vui ko có buồn, cũng ko có cảm giác thoải mái trên thân nữa thì lúc đó chính là tứ thiền. Quý vị nắm chắc các tiêu chuẩn này rồi tự mình đối chiếu trạng thái mình an trú với các tiêu chuẩn đó thì lúc đó kết luận được mình đang ở sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, hay tứ thiền. Cái đó là chắc chắn chứ ko mơ hồ trừu tượng gì cả.
@DoiCoGiHay
@DoiCoGiHay 9 күн бұрын
Oh con lại cứ nghĩ là khi vắng bặt mọi cảm giác pháp trần, âm thanh bên ngoài, sự đau nhức trên thân thì mới là chứng tam thiền.
@ChauNguyen-hl7io
@ChauNguyen-hl7io 9 күн бұрын
con cảm ơn thầy
@BinhNguyen-yn4yg
@BinhNguyen-yn4yg 10 күн бұрын
Xin hỏi chùa thường có khóa tu hàng tháng hay thế nào ạ? Tôi muốn tham gia khóa tu cho mùa hè này thì làm sao biết được ngày nào gần nhất để đăng kí. Mong bạn giúp mình biết thông tin , xin cảm ơn rất nhiều.
@user-my8jy8nv6q
@user-my8jy8nv6q 11 күн бұрын
Nếu có kiếp sau hãy cho vợ chồng bà lấy chai mật ong đầu thai làm con heo sẽ bị người ta làm thịt để ăn, ta nguyền rủa vợ chồng bà lấy chai mật ong đầu thai làm con heo sẽ bị người ta làm thịt để ăn, ta cấm vợ chồng bà lấy chai mật ong sống kiếp người chỉ được kiếp súc sinh mãi mãi suốt đời và bị đầy xuống địa ngục mãi mãi suốt đời nam mô a Di Đà Phật 🙏🏾🙏🏾🙏🏾🙏🏾🙏🏾🙏🏾🙏🏾🙏🏾🙏🏾🙏🏾🙏🏾🙏🏾🙏🏾🙏🏾🙏🏾🙏🏾🙏🏾🙏🏾🙏🏾🙏🏾🙏🏾🙏🏾
@hieuduong7725
@hieuduong7725 11 күн бұрын
💯💯💯🙏🙏🙏 NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT 💓💓💓🌻🌻🌻
@ladaba9316
@ladaba9316 12 күн бұрын
.