Пікірлер
@nghiepvo5995
@nghiepvo5995 10 минут бұрын
sanh ra thầy bói số tuổi nầy sanh ngày tháng năm đó nghèo , học cách nói chuyện đi tu giàu su , khỏi đi làm tiền vô như nước , biết A DI ĐÀ PHẬT . theo pháp sư tịnh không . chỉ có a di đà phật . tôi có theo 2 nam , lấy a di đà phật làm chuẩn .
@ThiHoaNguyen-hq9pt
@ThiHoaNguyen-hq9pt 2 сағат бұрын
Nam mô a Di Đà Phật
@NamNguyenHoang-su7wz
@NamNguyenHoang-su7wz 3 сағат бұрын
Con kính chúc quý Thầy luôn dồi dào sức khỏe, thân tâm an lạc nhé ❤😂😮
@MaiTruong-td4ex
@MaiTruong-td4ex 5 сағат бұрын
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT .
@thuhienle1475
@thuhienle1475 10 сағат бұрын
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Dạ, con xin cảm ơn những lời dạy rất hay, rất quý báu của Quý Thầy 🌹🍀 con kính chúc Quý Thầy luôn khoẻ mạnh, an vui ạ ❤️🌲
@user-qv1yo3qe1q
@user-qv1yo3qe1q 11 сағат бұрын
Trưởng Lão Tăng Kệ - Kinh Tiểu Bộ - Khuddaka Nikàya - Chúng con thành tâm tri ân công đức của Thị Giả, Tôn Giả, Đại Trưởng Lão, Trưởng Lão, Hòa Thượng, Sư, Sư Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Minh Hạ Châu, Ni Trưởng, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ kheo Ariyasilo, Tỳ Kheo Ni, Sa Di, Sa Di Ni, Tu Nữ, Tăng Đoàn, Tinh Xá, Phật Tử, Tứ Chúng,…… : ( đoạn 6 ) : Chương I - Một Kệ - Phẩm Bốn : Ðảnh Lễ Ðức Thế Tôn Bậc A La Hán Chánh Ðẳng Giác : 35 / Tôn Giả Sàmannakàni ( Thera. 6 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh làm con một du sĩ và xuất gia theo Đức Phật. Khi thấy Đức Phật hóa hiện thần thông song hành; và nhờ thiền, Ngài chứng quả A La Hán. Lúc bấy giờ, một du sĩ tên Kàtiyàna, Ngài quen khi còn là cư sĩ, du sĩ này mất hết sự ủng hộ của Giới Cư Sĩ từ khi Đức Phật được mọi người qui ngưỡng, và trở thành khốn cùng. Kàtiyàna đến Ngài và yêu cầu Ngài ủng hộ để được hạnh phúc đời này đời sau, Ngài đáp : “ Hạnh phúc không liên hệ đến đời và chỉ những người hiểu biết quá trình tu chứng mới hưởng sự an lạc thuần nhất này “. Và Ngài nói lên bài kệ để chứng minh sự thành đạt của Ngài : Kẻ tìm lạc, được lạc, Nếu sở hành đúng đắn, Lại thêm được kính trọng, Danh vọng được tăng trưởng. Ai tu tập chánh trực, Con đường Thánh tám ngành, Ðây là đường lộ trình, Ðạt đến cảnh bất tử. 36 / Con Của Kunmà ( Thera. 6 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài được sanh ở xứ Anvanti thành Velukanda, và được đặt tên là Nanda. Nhưng vì Mẹ tên Kumà nên Ngài được gọi là con của Kumà. Khi nghe Tôn Giả Sàriputta thuyết pháp, Ngài xuất gia và tu tập trên sườn đồi. Nhưng chỉ sau khi nghe Đức Phật thuyết pháp và sửa lại phương pháp tu tập, Ngài mới chứng quả A La Hán. Khi đã trở thành A La Hán, Ngài thấy các Tỷ Kheo khác quá lo cho thân thể, nên Ngài dùng bài kệ để hướng dẫn họ theo Chánh pháp : Lành thay, điều được nghe ! Lành thay, hạnh phúc sống ! Lành thay, thường an trú ! Ðời sống kẻ không nhà. Tìm hỏi nghĩa Chánh pháp, Làm các hạnh cung kính, Ðấy là hạnh Sa Môn, Của bậc Vô sở hữu. 37 / Bạn Của Con Kumà ( Thera. 6 ) : Ngài được sanh trong thời Đức Phật hiện tại, tại thành Velukanda, trong một gia đình giàu có tên Sudanta. Có người nói Ngài tên là Vasulokì. Ngài trở thành bạn thân với con của Kumà. Khi con của Kumà xuất gia, Ngài nghĩ đạo của con Kumà không thể là đạo tầm thường nên đến nghe Bậc Ðạo Sư thuyết pháp. Nghe xong, Ngài cảm thấy nhiều xúc động và xuất gia. Ngài cùng an trú với con của Kumà trên sườn đồi để tu hành. Trong lúc ấy, nhiều Tỷ Kheo bộ hành nhiều địa phương, đều an trú tại chỗ hai Vị này và tạo nên cảnh ồn ào. Sudanta, tâm thiền định bị chi phối, lấy sự kiện này làm đề tài để tinh tấn tu hành và nói lên bài kệ này : Bộ hành nhiều xứ sở, Với hạnh không suy tưởng, Thiêu đốt phần thiền định, Ði khắp xứ làm gì ? Do vậy, ngăn vọng động, Không vọng hướng, hãy thiền. 38 / Tôn Giả Gavampati ( Thera. 6 ) : Ngài được sanh trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài là một trong bốn người bạn của Yasa ( Da Xá ). Khi họ nghe Yasa xuất gia, tất cả đều xuất gia và chứng quả A La Hán. Rồi Ngài sống ở rừng Anjana tại Sàkela, và hưởng lạc giải thoát. Khi bấy giờ, Thế Tôn đến với một số đông Tỷ Kheo tại Anjana. Chỗ ngủ không đầy đủ và một số Tỷ Kheo ngủ xung quanh tinh xá, trên bãi cát sông Sarabhà. Nửa đêm, nước sông dâng lên và các Tỷ Kheo trẻ la lớn. Thế Tôn nghe vậy, bảo Gavampati can thiệp, ngăn sông không cho dâng cao, khiến các Tỷ Kheo yên tâm. Vị Trưởng Lão với thần túc thông của mình, làm theo lời Phật dạy, dừng dòng sông lại từ xa, khiến dòng sông dựng đứng lại như ngọn núi, do vậy Ngài được mọi người biết là có thần thông. Một ngày kia, Thế Tôn đang thuyết pháp giữa một số đông người, thấy Gavampati vì lòng từ bi nghĩ đến đời, đức Phật tán thán các hạnh của Gavampati với bài kệ : Ai với thần túc thông, Dựng đứng Sarabhu, Chính Gavampati, Không ỷ lại, không động, Vượt qua mọi trói buộc, Chư Thiên đều đảnh lễ, Bậc Ðại Sĩ Mâu Ni Ðã vượt qua sanh hữu. 39 / Tôn Giả Tissa ( Thera. 6 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài được sanh ở Kapilavatthu, con người Dì của Đức Phật và được đặt tên là Tissa. Ngài xuất gia theo Đức Phật, sống tại một lâm trại và tự phụ với địa vị của mình, tánh hay nóng nảy bất thường, vì vậy Ngài không làm bổn phận của mình được hăng hái. Rồi Bậc Ðạo Sư, với thiên nhãn thấy Ngài đang ngủ há miệng liền hiện đến trước Ngài, thức Ngài dậy với bài kệ : Như bị kiếm chém xuống, Như bị lửa cháy đầu, Vị Tỷ Kheo xuất gia, Chánh niệm, đoạn tham dục. 40 / Tôn Giả Vaddhamàna ( Thera. 7 ) : Ngài sanh ở Vesàli, trong gia đình một Vị Vua Licchavì, Ngài trở thành một thiếu niên có tín tâm và phục vụ Tăng Chúng. Về sau, khi đã xuất gia, Ngài trở thành biếng nhác và được Như Lai khích lệ với bài kệ : Như bị kiếm chém xuống, Như bị lửa cháy đầu, Vị Tỷ Kheo xuất gia, Chánh niệm, đoạn tham hữu. Chương I - Một Kệ - Phẩm Năm : 41 / Tôn Giả Sirivaddka ( Thera. 7 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh ở Ràjagaha ( Vương Xá ), trong nhà một Bà La Môn giàu có. Khi Vua Bimbisàra gặp Bậc Ðạo Sư, do nghiệp duyên đời trước, Ngài xuất gia, đi đến một ngọn núi gần Vebhàra và Pandava, và trú tại chỗ ấy, chuyên hành tu tập. Một hôm, một cơn giông tố lớn nổi lên và sét đánh vào hang, nhưng nhờ gió lớn của các đám mây, làm nhẹ bớt sức nóng đang đè nặng trên Ngài, nhờ vậy với một nhiệt độ thích hợp, Ngài có thể thiền định, thiền quán và cuối cùng chứng quả A La Hán. Với bài kệ nói lên chánh trí của mình, Ngài thốt lên những lời như sau : Giữa đồi Vebhara, Giữa đồi Pandava, Sét đánh vào cửa hang, Ðứa con Bậc Vô Tỷ, Như vậy, vẫn ngồi thiền. 42 / Tôn Giả Khadira - Vaniya ( Thera. 7 ) - Ở Rừng Đệ Nhất: Trong thời Đức Phật tại thế, Ngài sanh ở nước Magadha ( Ma Kiệt Đà ) tại làng Nàlaka, con của nữ Bà La Môn Rùpasàrì. Khi Ngài lớn lên, Mẹ Ngài muốn Ngài lập gia đình, nhưng khi nghe Sàriputta xuất gia, Ngài bắt chước Sàriputta, đến các Tỷ Kheo xin được thọ giới, tự xưng là em trai của Sàriputta. Khi Ngài chứng quả A La Hán tại rừng cây xương rồng, Ngài đi đến Sàvatthi ( Xá Vệ ) để đảnh lễ Thế Tôn, và ở lại một vài ngày tại tịnh xá Jetavana ( Kỳ Viên ). Rồi Thế Tôn, ngồi giữa đại chúng Tỷ Kheo, xác nhận Ngài là Tỷ Kheo “ ở rừng đệ nhất “. Một thời khác, Ngài đi đến làng sanh quán, đem ba người cháu trai là con trai của ba người Chị Càlà, Upacàlà, Sisùpacàlà, cũng tên là Càlà, Upacàlà và Sisùpacàlà cho chúng xuất gia. Một hôm Ngài bị ốm và Sàriputta đi đến thăm, Revata muốn dạy cho ba người cháu chớ có phóng dật, nên khi thấy Sàriputta từ xa đến, bèn nói lên bài kệ : Hỡi này cháu Càlà, Này Upacàlà, Sisùpacàlà, Hãy sống, trú chánh niệm, Vị đang đến các con, Như vị bắn chẻ tóc. ......
@user-qv1yo3qe1q
@user-qv1yo3qe1q 11 сағат бұрын
Trưởng Lão Tăng Kệ - Kinh Tiểu Bộ - Khuddaka Nikàya - Chúng con thành tâm tri ân công đức của Thị Giả, Tôn Giả, Đại Trưởng Lão, Trưởng Lão, Hòa Thượng, Sư, Sư Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Minh Hạ Châu, Ni Trưởng, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ kheo Ariyasilo, Tỳ Kheo Ni, Sa Di, Sa Di Ni, Tu Nữ, Tăng Đoàn, Tinh Xá, Phật Tử, Tứ Chúng,…… : ( đoạn 5 ) : Chương I - Một Kệ - Phẩm Ba : Ðảnh Lễ Ðức Thế Tôn Bậc A La Hán Chánh Ðẳng Giác : 28 / Con Trai Của Jambugàmika ( Thera. 5 ) : Ngài sanh ở Campà, con một cư sĩ tên Jambugàmika, và được gọi với tên Cha. Khi học tập hạnh Sa Di, Ngài ở Sàketa, tại rừng Anjana, Cha Ngài sợ Ngài không bền chí xuất gia, nên gửi Ngài bài kệ để tìm hiểu Ngài : Con có được thỏa mãn, Với y phục mang mặc ? Con có được hoan hỷ, Với trang sức điểm tô ? Và mùi hương thơm này, Do giới con tỏa ra, Chớ không do người khác Tạo mùi thơm như vậy ! Khi Ngài đọc bài kệ này, Ngài nghĩ rằng Phụ Thân Ngài nghi ngờ Ngài còn đang bị thế tục chi phối, và Ngài cũng chưa thoát khỏi địa vị phàm phu. Do vậy, Ngài cảm thấy xúc động, liền phát tâm tinh tấn tu hành và không bao lâu chứng được sáu thắng trí. Với bài kệ của người Cha làm đề tài thiền quán, cuối cùng Ngài chứng quả A La Hán. Và vừa để nói lên chánh trí, vừa tán thán người Cha, Ngài nói lên bài kệ. 29 / Tôn Giả Hàrita ( Thera. 5 ) : Sanh ra trong thời Đức Phật hiện tại ở Sàvatthi, con một Bà La Môn giàu có. Cha Mẹ cưới cho Ngài một người vợ trẻ đẹp hoàn toàn xứng đôi vừa lứa, và Ngài sống sung sướng bên người vợ của Ngài. Một hôm, Ngài đang ngắm nhìn sắc đẹp của vợ mình, do nghiệp nhân đời trước, Ngài được nhắc lại là sắc đẹp ấy cũng vô thường. Vài ngày sau, vợ Ngài bị con rắn đen cắn và bị chết. Bị đau khổ bởi cái chết này, Ngài đi yết kiến Đức Phật, được nghe pháp và xuất gia. Nhưng khi Ngài tu về Giới, Ngài không giữ được tâm cho chánh trực. Khi đi khất thực, Ngài thấy một người làm tên, dùng dụng cụ làm cho cây tên được ngay thẳng, Ngài suy nghĩ : “ Những người này còn làm cho một cây tên ngay thẳng “. Ngài quay về, ngồi nghỉ trưa, phát triển thiền quán. Và Ngài thấy Đức Phật hiện ra trước mặt Ngài, ngồi trên hư không, và dạy Ngài với bài kệ này : Thầy hay làm tự ngã, Ðược thấm nhuần hướng thượng, Như người thợ cung tên Làm cây tên ngay thẳng, Hãy làm tâm ngay thẳng, Hỡi này Ha Ri Ta ! Hãy chặt đứt vô minh. Nghe Thế Tôn dạy, Ngài phát triển thiền quán, và không bao lâu trở thành Vị A La Hán. Ngài liền nói lên bài kệ này như lời tuyên bố chánh trí của Ngài. 30 / Tôn Giả Ittiya ( Thera. 5 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh ở Sàvatthi con trai một Bà La Môn, và xuất gia để tìm đời sống bất tử, trở thành một du sĩ ngoại đạo. Một ngày kia, trong khi bộ hành Ngài gặp Thế Tôn đang thuyết pháp và Ngài xin xuất gia. Vì giới hạnh Ngài không thanh tịnh, nên Ngài không đạt được Thánh quả. Thấy các Tỷ Kheo khác nói lên chánh trí của mình, Ngài xin Thế Tôn một bài học tóm tắt. Ðức Phật trả lời Ngài phải làm cho thanh tịnh nếp sống căn bản và Đức Phật dạy Ngài về nếp sống căn bản một cách tóm tắt, Ittiya học tập bài học này, phát triển thiền quán, nhưng rồi bị bệnh. Trong sự cố gắng tối hậu, Ngài chứng được quả A La Hán. Vì Ngài chứng được Thánh quả trước những trở ngại lớn như vậy, Ngài nói lên chánh trí của Ngài liên hệ đến cơn bệnh của Ngài : Trong khi ta lâm bệnh, Niệm khởi lên nơi ta, Trong khi ta lâm bệnh, Không phải thời phóng dật. Chương I - Một Kệ - Phẩm Bốn : Ðảnh Lễ Ðức Thế Tôn Bậc A La Hán Chánh Ðẳng Giác : 31 / Tôn Giả Gahvaratìrya ( Thera. 6 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh ở Sàvatthi trong một gia đình Bà La Môn và được gọi là Aggidatta. Khi lớn lên Ngài thấy Đức Phật hiện hóa thần thông song hành, khởi lòng tin và xuất gia. Lấy một đề tài để hành trì, Ngài đi vào rừng Ratìra và được biết với tên là Gahvaratìriya, phát triển thiền quán, không bao lâu Ngài chứng quả A La Hán. Rồi Ngài đi đến đảnh lễ Đức Phật ở Sàvatthi, các bà con Ngài nghe tin Ngài đến, liền cúng dường Ngài rất nhiều. Khi Ngài muốn trở lui lại khu rừng, các bà con ngăn lại, nói rằng núi nhiều muỗi và ruồi lằng rất khó sống. Ngài trả lời đời sống rừng núi thích hợp với Ngài và Ngài nói lên chánh trí của Ngài với bài kệ : Trong núi rừng rộng lớn, Bị muỗi lằng đốt cắn, Như voi đầu chiến trận, Tại đấy sống chánh niệm. 32 / Tôn Giả Suppiya ( Thera. 6 ) : Trong thời Đức Phật tại thế, do nghiệp quá khứ, Ngài được sanh trong gia đình người giữ nghĩa địa ở Sàvatthi. Ðược bạn Sopàka thuyết pháp cảm hóa, Ngài xuất gia và chứng được quả vị cao nhất, và trong bài kệ, Ngài nói lên chánh trí của Ngài khi đang phấn đấu để chứng quả A La Hán. Bị già, được không già, Bị nung nấu, được tịnh, Mong rằng ta sẽ được Tịch tịnh thật tối thượng, An ổn thật vô thượng, Thoát khỏi các khổ ách. 33 / Tôn Giả Soopaka, Một Tỷ Kheo Trẻ Con ( Thera. 6 ) : Ngài sanh trong thời Đức Phật hiện tại ở Sàvatthi, từ một người đàn bà rất nghèo khổ. Khi bà mẹ đau đẻ, bà bất tỉnh và người ta tưởng bà đã chết nên đem thân bà đi thiêu. Một phi nhân không cho lửa đốt cháy, làm mưa làm gió và những người thiêu thân bỏ đi. Ðứa con trẻ được sanh mạnh khỏe, còn người Mẹ bị chết. Vị phi nhân hóa làm người, bế đứa con và bỏ trong nhà người giữ nghĩa địa, nuôi đứa con trong một thời gian với đồ ăn thích hợp. Sau đó, người giữ nghĩa địa nhận làm con nuôi, và Sopàka lớn lên với Suppiya, con trai nhỏ của người giữ cửa. Vì Ngài sanh ở nghĩa địa, nên đặt tên là Sopàka. Khi Ngài bảy tuổi, Thế Tôn với thiên nhãn thanh tịnh, vào buổi sáng, nhìn xem những ai có thiện căn tốt lành, thấy Sopàka và đi đến nghĩa địa. Sopàka được nghiệp duyên đời trước, đi đến Thế Tôn với tâm tư hoan hỷ và đảnh lễ Thế Tôn, Thế Tôn thuyết pháp và Sopàka xin xuất gia. Sau khi được phép người Cha nuôi, Sopàka xuất gia và được dạy tình thương huynh đệ làm đề tài tu hành. Sopàka lấy đề tài này và sống ở nghĩa địa và chứng được cảnh giới thiền tương đương. Lấy cảnh giới thiền làm đề tài căn bản, Ngài triển khai thiền quán và chứng được quả A La Hán. Sau khi chứng quả, Ngài làm bài kệ, trong ấy Ngài nêu cho các Tỷ Kheo rõ đề tài tình thương anh em, không có phân biệt người thân kẻ sơ. Với tất cả, tình thương phải là một, bao trùm mọi cảnh giới, mọi chúng sanh mọi thời gian : Như người mẹ tốt lành Thương người con độc nhất, Cũng vậy đối chúng sanh, Ðủ mọi loài, mọi chỗ, Hãy có lòng tốt đẹp, Thương mến và từ ái. 34 / Tôn Giả Posiya ( Thera. 6 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh làm con một triệu phú ở Sàvatthi, là em trai của Trưởng Lão Sangàmaji. Khi lớn lên, Ngài lập gia đình. Khi sanh được đứa con trai, do nghiệp duyên đời trước, Ngài cảm thấy lo lắng trước vấn đề sống chết, nên Ngài xuất gia, sống một mình trong rừng và tu tập đề tài bốn sự thật. Sau một thời gian, Ngài chứng quả A La Hán. Rồi Ngài đi đến Sàvatthi để đảnh lễ Thế Tôn và về thăm lại nhà cũ, người vợ cũ cúng dường Ngài và muốn cám dỗ Ngài sống lại đời sống cũ, Ngài biết được dụng ý của vợ Ngài nên cáo lui và về lại trong rừng, các bạn đồng tu hỏi vì sao Ngài về sớm như vậy, Ngài kể lại câu chuyện đã xảy ra và nói lên bài kệ : Không gần là tốt đẹp, Kẻ trí thường biết vậy, Từ làng đi đến rừng, Từ rừng, ta vào nhà, Từ đấy, đứng dậy đi, Không đoái hoài Bô Syà. ......
@user-qv1yo3qe1q
@user-qv1yo3qe1q 11 сағат бұрын
Trưởng Lão Tăng Kệ - Kinh Tiểu Bộ - Khuddaka Nikàya - Chúng con thành tâm tri ân công đức của Thị Giả, Tôn Giả, Đại Trưởng Lão, Trưởng Lão, Hòa Thượng, Sư, Sư Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Minh Hạ Châu, Ni Trưởng, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ kheo Ariyasilo, Tỳ Kheo Ni, Sa Di, Sa Di Ni, Tu Nữ, Tăng Đoàn, Tinh Xá, Phật Tử, Tứ Chúng,…… : ( đoạn 4 ) : Chương I - Một Kệ - Phẩm Hai : Ðảnh Lễ Ðức Thế Tôn Bậc A La Hán Chánh Ðẳng Giác : 19 / Tôn Giả Kula ( Thera. 4 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh trong một gia đình Bà La Môn, xuất gia và vì tâm tư chưa được thăng bằng, Ngài không chú tâm được trên một đề tài nhất định. Một ngày kia đi khất thực, Ngài thấy người dẫn nước bằng cách đào cách kinh dẫn nước. Trong thành phố, Ngài thấy người làm cung tên uốn nắn cung tên bằng nheo một con mắt như thế nào, và khi trở về với bình bát đầy đồ ăn, Ngài thấy những người làm xe sửa soạn trục xe, bánh xe và vành xe như thế nào. Bước vào tịnh xá, dùng cơm xong, khi đang nghỉ trưa, Ngài nghĩ đến ba phương pháp nhiếp phục này, và lấy chúng làm khích lệ và dùng chúng để tự mình tu tập, không bao lâu Ngài chứng quả A La Hán. Liên hệ những bài học này với sự tu tập tâm của mình, Ngài nói lên lời chánh trí với bài kệ như sau : Người trị thủy dẫn nước, Kẻ làm nên nắn tên, Người thợ mộc uốn gỗ, Bậc tự điều, điều thân. 20 / Tôn Giả Ajita ( Thera. 4 ) : Khi Bậc Ðạo Sư còn sống, Ngài được sanh ở Sàvatthi con của một Bà La Môn làm nghề đánh giá hàng hóa cho Vua Kosala. Ngài trở thành một ẩn sĩ tu theo Bàvari, một Vị Bà La Môn có học thức ở vườn Kapittha trên bờ sông Godhàvarì. Bàvarì bảo Ngài cùng với Tissa và Metteya đi đến Bậc Ðạo Sư. Ajita được Đức Phật cảm hóa, và xuất gia. Lựa một đề tài để thiền quán, Ngài phát triển thiền quán và chứng quả A La Hán. Ngài nói lên sự thắng trận của Ngài với bài kệ này : Ta không có sợ chết, Không ưa thích sanh mạng, Ta sẽ bỏ thân này, Tỉnh giác và chánh niệm. Chương I - Một Kệ - Phẩm Ba : 21 / Tôn Giả Nigrodha ( Thera. 4 ) : Trong thời Đức Phật tại thế, Ngài sanh trong một gia đình Bà La Môn có danh tiếng ở Sàvatthi. Khi tinh xá Jetavana được dâng cúng Đức Phật, trông thấy tướng tốt uy nghiêm của Đức Phật, Ngài được cảm hóa và xuất gia. Khi phát triển thiền quán, Ngài có thể đạt được sáu thắng trí, suy tư đến sự an lạc quả chứng, sự lợi ích của giáo pháp giúp thoát khỏi tái sanh, Ngài nói lên bài kệ này để tuyên bố chánh trí của Ngài : Ðối với ta, sợ hãi Không làm ta sợ hãi, Thâm hiểu đạo bất tử, Bậc Ðạo Sư chúng ta Không tìm được chân đứng, Ở đâu, sự sợ hãi, Chỗ ấy Vị Tỷ Kheo Dẫn bước trên đường ấy. 22 / Tôn Giả Cittaka ( Thera. 4 ) : Ngài sanh ở Ràjagaha, con một gia đình Bà La Môn giàu có. Khi Bậc Ðạo Sư ở vườn Trúc Lâm, Cittaka đến nghe Đức Phật thuyết pháp, khởi lòng tin và xuất gia. Lựa Giới, Luật làm đề tài tu tập, Ngài vào một khu rừng và tu tập thiền định, với thiền quán khai triển, ngài chứng quả A La Hán. Rồi Ngài đi đến đảnh lễ Đức Phật, được các Vị đồng Phạm hạnh hỏi Ngài có tinh tấn tu hành khi ở trong rừng không, Ngài trả lời có và với bài kệ này, Ngài nói lên chánh trí của Ngài. Chim công, màu xanh biếc, Cổ đẹp, có màu tươi, Ðang gọi nhau trong rừng, Rừng Kà Ram Vi Yà, Với gió mát tiếng trong, Chúng gọi và thức dậy, Vị hành thiền đang ngủ. 23 / Tôn Giả Gosàla ( Thera. 5 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh trong một gia đình Magadha giàu có, Ngài có quen với Sonakutikanna. Khi được biết Sonakutikanna xuất gia, Ngài bị dao động và suy nghĩ : “ Vị ấy có tài sản lớn mà còn xuất gia, sao ta lại không làm theo ? ”. Rồi Ngài xuất gia, dùng Giới, Luật làm đề tài thiền quán và tìm một chỗ thích hợp, Ngài lựa một cao nguyên không xa làng sanh quán. Mẹ Ngài ngày nào cũng bố thí cúng dường. Một hôm cúng cho Ngài cháo, cơm nấu với mật và đường, Ngài nhận đồ cúng dường, ngồi ăn dưới bóng một ngọn đồi có tre mọc dày. Với tay và bát rửa sạch, được ăn một bữa ăn thích hợp, Ngài phát tâm thiền quán và chú tâm vào vấn đề sanh diệt các pháp, đạt được thiền định cao nhất, chứng quả A La Hán, với hiểu biết về nghĩa, về pháp. Ngài muốn đi lên ngọn đồi để hưởng an lạc thiền vị, Ngài nói lên kinh nghiệm của Ngài với bài kệ : Ta ăn tại khóm trúc, Với cháo cơm và mật, Ta chấp nhận toàn diện, Lời dạy bậc đáng kính, Tánh sanh diệt các uẩn, Ta sẽ lên ngọn núi, Tăng trưởng hạnh viễn ly. 24 / Tôn Giả Sugandha ( Thera. 5 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh trong một gia đình giàu có ở Sàvatthi. Vì lời phát nguyện trong quá khứ, khi Ngài sanh ra, hương thơm tỏa khắp nhà, do vậy được đặt tên là Sugandha ( hương thơm ). Khi đến tuổi trưởng thành, Ngài được khuyến khích xuất gia, khi nghe Trưởng Lão Mahà Sela thuyết pháp; sau bảy ngày, Ngài chứng quả A La Hán. Nói lên chánh trí của mình, Ngài thuyết bài kệ này : Xuất gia, mùa mưa qua, Thấy pháp tánh các pháp, Ba minh chứng đạt được, Làm xong lời Phật dạy. 25 / Tôn Giả Nandiya ( Thera. 5 ) : Ngài được sanh ở Kapilavatthu, trong nhà một vương tộc Thích Ca, và Cha Mẹ Ngài nói : “ Con ta sanh đem lại hoan hỷ trong nhà “ và đặt tên Ngài là Nandiya. Lớn lên, Ngài xuất gia, khi Anuruddha và các bạn đều xuất gia. Nhờ chú tâm học tập và lời phát nguyện quá khứ, Ngài chứng quả A La Hán. Rồi Ngài sống với Trưởng Lão Anuruddha và các bạn tại rừng Trúc phía Ðông. Tại đấy, Ác ma muốn làm Ngài sợ hãi, hiện ra trong hình thù rất dễ sợ, nhưng Ngài đuổi Ác ma đi với những lời như sau : “ Này Ác ma, Ngươi làm gì với những người đã vượt qua cảnh giới của ngươi. Do vậy, Ngươi chỉ gặp thất bại và bất hạnh “. Với ai, tâm thường hằng, Hướng mạnh về Chánh pháp, Pháp phát sanh hào quang, Pháp đạt đến Thánh quả, Vị Tỷ Kheo như vậy, Nếu Nhà ngươi muốn chống, Hỡi này kẻ Quỷ đen ! Ngươi đi đến đau khổ. 26 / Tôn Giả Abhaya ( Thera. 5 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh là con Vua Bimbisàra ( Bình Sa ). Giáo Chủ Nàtaputta dạy Ngài một mưu chước để đánh bại Sa Môn Gotama trong cuộc tranh luận, nhưng trong câu trả lời của Sa Môn Gotama, Ngài thấy sự thất bại của giáo chủ phái Ni Kiền Tử và sự sáng suốt của Sa Môn Gotama. Do vậy, sau khi Vua từ trần, Abhaya xuất gia. Nhờ giảng Kinh Ví Dụ Cái Lỗ Trong Cây Gỏ, Ngài chứng quả Dự lưu. Rồi với sự cố gắng tinh cần, Ngài chứng quả A La Hán. Do vậy, phấn khởi trước thành quả đạt được, Ngài nói lên chánh trí của Ngài : Nghe được lời khéo giảng, Bậc bà con mặt trời, Ta đâm thủng tinh vi, Như tên chẻ ngọn tóc. 27 / Tôn Giả Lomasakangìya ( Thera. 5 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh ở Kapilavatthu, trong một gia đình họ Thích Ca. Ngài rất yếu đuối và thân Ngài có lông mịn nên được gọi là Lomasakangiya. Khi Anuruddha và một số hoàng tử trẻ Sakya xuất gia, Ngài không theo. Rồi Candana, một người bạn cũ thời trước, hỏi về “ Nhứt dạ hiền giả - Bhaddekaratta ”, Ngài trả lời không được và đến hỏi Đức Phật. Ðức Phật khuyên Ngài xuất gia và về xin phép Cha Mẹ. Khi Mẹ Ngài sợ Ngài yếu đuối, Ngài trả lời với bài kệ như sau : Cỏ dabba, kusa, Các loài cỏ đâm ngực, Loài cỏ tên munja, Cỏ tên pabbaja. Từ nơi ngực của ta, Ta sẽ đẩy chúng lui, Ta sẽ làm tăng trưởng, Hạnh cô độc viễn ly. Nghe xong, Mẹ Ngài bằng lòng để Ngài xuất gia, và được phép Bậc Ðạo Sư cho xuất gia. Sau thời gian học tập, Ngài muốn đi vào rừng để thiền quán. Các Tỷ Kheo ngăn lại, nói Ngài yếu đuối làm sao sống trong rừng núi được. Ngài lập lại bài kệ này và đi vào rừng tu thiền, chứng sáu thắng trí. Khi Ngài chứng quả A La Hán, Ngài tuyên bố chánh trí của Ngài với bài kệ nói trên. ......
@user-qv1yo3qe1q
@user-qv1yo3qe1q 11 сағат бұрын
Trưởng Lão Tăng Kệ - Kinh Tiểu Bộ - Khuddaka Nikàya - Chúng con thành tâm tri ân công đức của Thị Giả, Tôn Giả, Đại Trưởng Lão, Trưởng Lão, Hòa Thượng, Sư, Sư Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Minh Hạ Châu, Ni Trưởng, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ kheo Ariyasilo, Tỳ Kheo Ni, Sa Di, Sa Di Ni, Tu Nữ, Tăng Đoàn, Tinh Xá, Phật Tử, Tứ Chúng,…… : ( đoạn 2 ) : Chương I - Một Kệ - Phẩm Một : Ðảnh Lễ Ðức Thế Tôn Bậc A La Hán Chánh Ðẳng Giác : 5 / Tôn Giả Dabba ( Thera. 2 ) : Ngài sanh ra trong gia đình của dân tộc Mallà ở Anupiyà. Khi mới bảy tuổi, Ngài được thấy Bậc Ðạo Sư khi Thế Tôn viếng thăm xứ sở và nhà của Ngài. Ngài bị ảnh hưởng đến nỗi Ngài xin phép Bà Nội cho được xuất gia với Bậc Ðạo Sư, Mẹ Ngài đã mất khi sanh Ngài. Bà Nội Ngài đưa Ngài đến yết kiến Đức Phật và Đức Phật giao cho một Tỷ Kheo làm lễ xuất gia cho Ngài. Ngài với nghiệp nhân quá khứ với ước vọng tương lai đang chín muồi, nên chứng được bốn quả liên tiếp chính trong khi Ngài được cạo tóc. Khi Bậc Ðạo Sư từ giã xứ Mallà để đi về Vương Xá, Dabba thiền quán một mình, và muốn dùng thân để phục vụ Giáo Hội và nhận công việc phân phối chỗ ngủ, tổ chức các buổi ăn. Bậc Ðạo Sư chấp nhận công việc làm này, xác nhận sự thành công của Ngài, khả năng thần thông của Ngài, với ngón tay chói sáng của mình soi sáng cho các đồng Phạm hạnh về chỗ ngủ. Các sự việc này được nói đến trong Luật tạng. Khi bị các Tỷ Kheo theo phe với Mettiya và Bhummajika vu khống, làm hại và Ngài được Giáo Hội che chở và biện minh, Tôn Giả Dabba ý thức được lòng từ của mình đối với các vị khác, liền nói lên bài kệ như sau : Ai thật khó nhiếp phục, Nay đã được nhiếp phục, Dabba tự biết đủ, Nghi ngờ được vượt qua, Thắng trận, không sợ hãi, Dabba trú tịch tịnh. 6 / Tôn Giả Sìla - Vaniya ( Thera. 2 ) : Ðây là bài kệ của Trưởng Lão Sambhùta, Ngài được sanh ở Ràjagaha ( Vương Xá ), con trai một Bà La Môn có danh tiếng, tên là Sambhùta. Với ba người bạn Bhùmija, Jeyyasena và Abhiràdana. Ngài nghe Thế Tôn thuyết pháp và Ngài xuất gia. Khi đang tu tập thiền quán thân bất tịnh, Ngài ở luôn luôn tại Sitavana ( rừng mát ) và được gọi là Sitavaniya ( vị ở rừng mát ). Khi thấy các Tỷ Kheo đang đi đến yết kiến Đức Phât, Ngài nói : “ Thưa các Hiền Giả, các Hiền Giả hãy đảnh lễ Bậc Ðạo Sư thay mặt tôi và thưa với Bậc Ðạo Sư như sau : Có Tỷ kheo đi đến Rừng Sitavana, Sống một mình, độc cư, Biết đủ, tâm nhập định, Thắng trận, không kinh hoàng, Kiên trì hộ thân niệm. 7 / Tôn Giả Bhalliya ( Thera. 2 ) : Với người anh là Tapussa, trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh ở thành Pokkharavatì, con một người đánh xe cho đoàn lữ hành. Khi đoàn lữ hành đi ngang một khu rừng có bóng mát một đoạn đường bùn lầy ngăn đoàn lữ hành lại. Một Vị Thần Cây, là người bà con hiện ra và nói : “ Thế Tôn vừa mới thành đạo và đang ngồi thiền bảy ngày dưới gốc cây. Hãy cúng dường đồ ăn. Như vậy, các người được hạnh phúc và lợi ích “. Cả lữ đoàn hoan hỷ, không chờ nấu cơm, đem bánh gạo và mật đến cúng dường Thế Tôn. Khi Thế Tôn chuyển pháp luân ở Benares, Thế Tôn đi đến Vương Xá. Ở đây, Tapussa và Bhalliya hầu hạ Ngài và nghe pháp, Tapussa trở thành một cư sĩ, còn Bhalliya thời xuất gia và thành tựu được sáu thắng trí. Một ngày kia, Ác ma hiện ra dưới hình thức cực kỳ kinh hoàng, nhưng Bhalliya đã vượt qua mọi sợ hãi, nên nói lên bài kệ như sau, khiến Ác ma phải thất vọng : Ai đuổi đi thần chết, Với đạo binh của nó, Những dòng nước lớn mạnh, Trói cây lau yếu ớt, Thắng trận, không sợ hãi, Nhiếp phục, trú tịch tịnh. 8 / Tôn Giả Vìra ( Thera. 2 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài được sanh ở Sàvatthi ( Xá Vệ ) trong gia đình vị bộ trưởng Vua Pasenadi ( Ba Tư Nặc ), và được gọi là Vìra. Ngài rất giỏi về thể thao và võ nghệ, và trở thành một chiến sĩ. Sau khi lập gia đình với sự bằng lòng của Mẹ Cha, Ngài có một đứa con trai. Thấy sự khổ lụy, tiếp tục tái sanh, Ngài xuất gia và nhiệt tâm tinh cần, Ngài chứng được sáu thắng trí. Khi đã thành Vị A La Hán và sống thọ hưởng an lạc giải thoát, vợ của Ngài muốn cám dỗ Ngài trở về với gia đình bằng nhiều hình thức. Nhưng Tôn Giả nói rằng : “ Người đàn bà này muốn cám dỗ ta, không khác gì người muốn xô ngã núi Sineru với cánh một con ruồi “. Và Ngài thuyết lên bài kệ này để nói rằng sự cám dỗ của vợ cũ của Ngài thật là vô ích : Ai thật khó nhiếp phục Nay đã được nhiếp phục, Vìra tự thỏa mãn, Nghi ngờ được vượt qua, Thắng trận, không kinh hoàng, Vìra trú tịch tịnh. Người đàn bà nghe Ngài nói rất lấy làm xúc động và nghĩ rằng : “ Chồng ta đã thành đạt thù thắng như vậy. Vậy đời sống gia đình có gì là tốt đẹp cho ta “. Rồi đi đến tịnh xá các Tỷ Kheo Ni xin được xuất gia và chứng được ba minh. 9 / Tôn Giả Pilinda - Vaccha ( Thera. 2 ) : Ngài sanh ở Sàvatthi, là con một Bà La Môn, trước khi Thế Tôn thành đạo và được đặt tên là Pilinda. Vaccha là tên của dòng họ. Ngài trở thành một ẩn sĩ và được một bùa phép tên là Tiểu Gandhàra ( có thể đi trên hư không và tha tâm thông ) và nhờ vậy được nổi danh. Khi Đức Phật thành đạo, bùa phép này không còn hiệu lực. Khi Ngài nghe được bùa phép Ðại Gandhàra làm bùa phép tiểu Gandhàra mất hiệu lực, Ngài kết luận Sa Môn Gotama biết được bùa phép Ðại Gandhàra và Ngài đến hầu hạ Đức Phật để học cho được bùa phép ấy, Đức Phật dạy : “ Phải xuất gia “, Ngài tưởng rằng xuất gia là điều kiện để chứng được bùa phép nên vâng lời theo. Ðức Phật dạy Ngài Chánh pháp và phương pháp thiền quán, chẳng bao lâu Ngài chứng quả A La Hán. Nhờ sự hướng dẫn của Pilinda trong một đời trước, được sanh làm Chư Thiên, Vị này hầu hạ Ngài sớm chiều để tỏ lòng biết ơn. Do vậy, Ngài được xem là Vị Tỷ Kheo được Chư Thiên ái kính, và được Đức Phật xác nhận cho địa vị ấy. Một hôm, Tôn Giả Pilinda ngồi giữa hội Chúng Tỷ Kheo, suy tư đến sự thành tựu của mình, tuyên bố cho chúng biết bùa phép ấy đã đưa Ngài đến gặp Thế Tôn và nói lên bài kệ này : Lời khuyên đến, tốt lành ! Lời không tốt, không đến ! Lời khuyên đến với ta, Không thuộc về tà ác ! Giữa các pháp phân biệt, Ta đến pháp tối thượng. 10 / Tôn Giả Punnamàsa ( Thera. 3 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài được sanh làm con của Samiddhi, một Bà La Môn ở Sàvatthi, Ngài xuất gia được khi sanh được đứa con trai, thọ giới dưới sự hướng dẫn của Đức Phật, và lấy bốn sự thật làm đề tài để thiền quán và Ngài chứng được quả A La Hán. Vợ cũ của Ngài tìm cách cám dỗ Ngài, trang điểm rất đẹp mắt đến thăm Ngài, và đem theo đứa con trai. Nhưng Ngài hoàn toàn giải thoát, không còn vướng bận gì và nói lên bài kệ này : Ta sống không mong chờ, Ðời này hay đời sau, Vị đã đạt trí tuệ, An tịnh, tự chế ngự, Không dính nhiễm các pháp, Biết sanh diệt của đời. Vợ của Ngài nghĩ rằng : “ Vị Trưởng Lão này không để ý gì đến ta và con ta nữa, ta không thể cám dỗ Ngài “ nên nàng bỏ đi. ......
@user-qv1yo3qe1q
@user-qv1yo3qe1q 11 сағат бұрын
Trưởng Lão Tăng Kệ - Kinh Tiểu Bộ - Khuddaka Nikàya - Chúng con thành tâm tri ân công đức của Thị Giả, Tôn Giả, Đại Trưởng Lão, Trưởng Lão, Hòa Thượng, Sư, Sư Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Minh Hạ Châu, Ni Trưởng, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ kheo Ariyasilo, Tỳ Kheo Ni, Sa Di, Sa Di Ni, Tu Nữ, Tăng Đoàn, Tinh Xá, Phật Tử, Tứ Chúng,…… : ( đoạn 1 ) : Trưởng Lão Tăng Kệ là quyển thứ tám của Tiểu Bộ Kinh, một tập hợp 264 tích truyện trong dạng các câu kệ do các Vị Tỳ Kheo đệ tử của Ðức Phật thuật lại về cuộc đời, công phu tu tập và tinh tấn hành trì của quý Ngài trên đường đưa đến đạo quả A La Hán. Trong khi đó, Trưởng Lão Ni Kệ là quyển thứ chín, gồm 73 tích truyện về cuộc đời các Vị Tỳ Kheo Ni đệ tử A La Hán của Ðức Phật. Qua hai quyển kinh nầy, chúng ta biết được các nỗ lực tu tập, đấu tranh nội tâm, thanh lọc tâm ý để đưa đến giác ngộ giải thoát. Cuộc đời tu hành của Quý Vị Tăng Ni như đã ghi lại trong hai quyển kinh là những tấm gương sáng ngời để chúng ta cùng suy gẫm và noi theo trên con đường hành đạo của mỗi người con Phật chúng ta. Ngoài ra, các câu chuyện và vần kệ trong quyển Trưởng Lão Ni Kệ cũng là một chứng minh hùng hồn, cho thấy con đường của Chư Phật mở rộng cho mọi người, không phân biệt nam hay nữ. Tấm gương dũng cảm quyết tâm tu tập để đắc đạo quả cao thượng của các Vị Tỳ Kheo ni tiền phong trong Ni Ðoàn của Ðức Phật là một nguồn cảm hứng cho tất cả mọi người con Phật trong hơn hai ngàn năm trăm năm qua - nam cũng như nữ, già lẫn trẻ, người tại gia cũng như xuất gia. Ðạo quả A La Hán, đạo quả giác ngộ toàn bích, mở rộng cho tất cả những ai tận lực tu học, giữ gìn giới hạnh, thanh lọc tâm ý, khai phát tuệ minh, như các Vị Đại Đệ Tử Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni đó. Chương I - Một Kệ - Phẩm Một : Ðảnh Lễ Ðức Thế Tôn Bậc A La Hán Chánh Ðẳng Giác : 1 / Tôn Giả Subhùti ( Thera. 1 ) - Đệ Nhất Về Hạnh Từ Bi Vô Lượng, Xứng Đáng Được Cúng Dường : Trong thời đức Phật hiện tại, Ngài sanh ở Sàvatthi, trong gia đình vị Cố vấn Sumana, em trai Ông Anàthapindika ( Cấp Cô Ðộc ), được đặt tên là Subhùti. Trong ngày ông Cấp Cô Ðộc dâng cúng vườn Kỳ Viên cho Đức Phật, Ngài có chứng kiến. Sau khi nghe pháp, Ngài khởi lòng tin và xuất gia. Thọ Ðại giới xong, Ngài thâm hiểu hai loại Giới, Luật. Ðược Thế Tôn cho một đề tài để thiền quán, Ngài đi vào rừng để hành thiền. Sau khi triển khai thiền quán, Ngài chứng quả A La Hán. Rồi Ngài bắt đầu thuyết pháp, không phân biệt giới hạn, được trở thành Vị Tỷ Kheo đệ nhất về hạnh Từ Vô Lượng. Khi Ngài đi khất thực, Ngài vẫn hành thiền, và khi xuất thiền, Ngài mới nhận đồ ăn, và như vậy đem lại công đức lớn cho thí chủ và Ngài trở thành Vị xứng đáng được bố thí đệ nhất. Do vậy, Thế Tôn có nói : “ Này Các Tỷ Kheo, Subhùti được xem là Vị Tỷ Kheo đệ nhất về hạnh từ bi vô lượng, xứng đáng được cúng dường “. Bậc Ðại đệ tử này, trong khi đi khất thực đi đến Vương Xá, Vua Bimbisàra ( Bình Sa ) nghe Ngài đến, liền đến kính chào và xin dựng một chỗ ở cho Ngài, nhưng rồi Vua quên, Ngài không nhận được chỗ ở, nên hành thiền ngoài trời. Vì thái độ nghiêm túc của Ngài, trời không mưa và do vậy nạn hạn hán đe dọa dân chúng, quần chúng tụ họp than phiền ồn ào trước hoàng cung. Vua tìm hiểu nguyên nhân vì sao trời không mưa và nghĩ rằng có lẽ vì Ngài Subhùti hành thiền ngoài trời. Vua cho làm các am thất bằng lá cho Ngài, và khi Ngài vào ngồi thiền trong am thất ấy, trời bắt đầu mưa từng hột một chớ không mưa ào ào. Ngài muốn quần chúng khỏi sợ hạn hán, tuyên bố rằng, không có sự sợ hãi gì đe dọa Ngài, từ phía ngoài hay từ phía trong, với những bài kệ như sau : Am thất ta khéo lợp, An lạc, ngăn chận gió, Thần mưa, hãy mưa đi, Mưa như ý Ngươi muốn ! Tâm ta khéo định tĩnh, Giải thoát, sống tinh cần, Thần mưa, hãy mưa đi ! Thần mưa, hãy mưa đi ! 2 / Tôn Giả Mahàkotthita ( Thera. 1 ) - Đệ Nhất Bậc Thiền Quán : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài được sanh ở Sàvatthi, trong một gia đình Bà La Môn rất giàu có và được đặt tên là Kotthita ( Câu Hy La ). Khi đến tuổi trưởng thành, Ngài học ba tập Veda và thành tựu các đức tánh của Vị Bà La Môn, Ngài nghe bậc Ðạo Sư thuyết pháp, khởi lòng tin và xuất gia. Thực hiện thiền quán từ khi mới xuất gia, Ngài chứng quả A La Hán, với hiểu biết về nghĩa và về pháp, Ngài thường hỏi bậc Ðạo Sư và các Vị Ðại Trưởng Lão về hai vấn đề ấy và trở thành rất lão luyện thuần thục. Rồi bậc Ðạo Sư, sau khi xác nhận các quả chứng Ngài đã được trong kinh Vedalla, xác nhận Ngài là “ bậc thiền quán đệ nhất “. Sau một thời gian, ý thức được sự an lạc giải thoát, Ngài nói lên bài kệ này : Tịch tịnh và chỉ tức, Tụng đọc lời trí tuệ, Tâm tư không tháo động, Ác pháp được vứt bỏ, Giống như những lá cây, Bị gió thổi phiêu bạt. 3 / Tôn Giả Kankha - Revata ( Thera. 2 ) - Vị Tỷ Kheo Hành Thiền Đệ Nhất : Trong thời Đức Phật hiện tại Ngài sanh vào trong một gia đình giàu có ở Sàvatthi. Khi Ngài đứng vào vòng ngoài của những người đứng nghe bậc Ðạo Sư thuyết pháp, ngài khởi lòng tin và xuất gia. Ngài chứng quả A La Hán nhờ hành thiền, Ngài trở thành lão luyện trong thiền định và bậc Ðạo Sư tuyên bố Ngài là “ hành thiền đệ nhất “. Sự nghiệp đã thành tựu, Ngài nghĩ đến sự nghi ngờ lấn chiếm tâm tư, và nay nghi ngờ đã được đoạn tận, Ngài tán thán sức mạnh và trí tuệ của Bậc Ðạo Sư, nhờ vậy nay tâm tư Ngài được định tĩnh và kiên trì. Ngài nói : Hãy thấy trí tuệ này Của những bậc Như Lai, Như lửa cháy nửa đêm, Cho ánh sáng, cho mắt, Họ nhiếp phục nghi ngờ Cho những ai đi đến. 4 / Tôn Giả Punna Mamtàniputta ( Thera. 2 ) - Thuyết Pháp Đệ Nhất : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh vào một gia tộc Bà La Môn, trong làng Bà La Môn Donavatthu, không xa Kapilavatthi ( Ca Tỳ La Vệ ). Ngài là con trai của người Chị của Trưởng Lão Kondanna và được đặt tên là Punna. Sau khi làm tròn bổn phận của một người Sa Di, Ngài tinh tấn nỗ lực cho đến khi chứng được quả cao nhất. Rồi Ngài đi với người Cậu Ngài đến sống gần bậc Ðạo Sư, từ bỏ miền phụ cận Kapilavatthu, chuyên tâm tu hành, không bao lâu Ngài chứng quả A La Hán. Ngài Punna có đến năm trăm đồ chúng cùng ở trong gia tộc Ngài, và tất cả đều xuất gia. Vì Ngài giỏi về mười căn bản của thuyết giảng, Ngài dạy cho các đệ tử của Ngài lão luyện về mười căn bản này cho đến khi các Vị này chứng quả A La Hán. Các đệ tử Ngài yêu cầu Ngài đưa họ đến yết kiến bậc Ðạo Sư, nhưng Ngài nghĩ không nên đi với số đồ chúng như vậy, liền bảo họ đi trước còn Ngài đi sau. Các Vị ấy là đồng hương với Đức Phật, đã đi bộ sáu mươi do tuần đến Vương Xá, đến tại ngôi tịnh xá Trúc Lâm và đảnh lễ bậc Ðạo Sư. Ðức Phật hỏi ai đồng hương với Ngài có thể giảng được về đời sống giản dị, và các Vị này giới thiệu Ngài Punna. Khi Bậc Ðạo Sư đi từ Vương Xá đến Sàvatthi, Ngài Punna cũng đi đến Sàvatthi, tại đây Ngài được dạy về Chánh pháp. Rồi Ngài đi vào rừng Andha để suy tư về Chánh pháp. Tôn Giả Sariputta cũng đi theo vào rừng và đàm đạo Chánh pháp với Punna. Bậc Ðạo Sư tuyên bố Punna là bậc “ thuyết pháp đệ nhất “. Một hôm, suy tư trên sự giải thoát chứng đạt, Ngài suy tư như sau : “ Ðối với ta và nhiều Vị khác đã thoát khỏi đau khổ, thật là giúp đỡ lớn nếu thân cận với bạn lành “. Với sự hoan hỷ phấn khởi, Ngài nói lên bài kệ này : Hãy thân cận người hiền, Bậc hiền minh thấy nghĩa, Nghĩa lớn và thâm sâu, Khó thấy, tế, tế nhị, Bậc trí chứng đạt được, Không phóng dật, chủ tâm. ......
@PhilopNguyen-xu3dy
@PhilopNguyen-xu3dy 12 сағат бұрын
Nam Mô A Di Đà Phật Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
@nghiepvo5995
@nghiepvo5995 13 сағат бұрын
thích tào lao kiếm tiền trên youtube , loại nầy chết đi về đâu hảy pháp hòa , có phải diêm vương cho đầu thai lên con bò , để trả nợ không ?
@ngochung4420
@ngochung4420 13 сағат бұрын
Nam Mo A Di Đa Phật 🙏🙏🙏
@bethunguyenbethu7996
@bethunguyenbethu7996 14 сағат бұрын
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT .
@GiauNgoc-ib3zd
@GiauNgoc-ib3zd 15 сағат бұрын
Nam mô a di đà phật
@tuoanhuu9235
@tuoanhuu9235 15 сағат бұрын
@quachthithu6715
@quachthithu6715 16 сағат бұрын
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni
@hauvo6545
@hauvo6545 18 сағат бұрын
Khi nghe con bệnh chưa khỏi, tiêm thưốc vô nước biển. Mình biết là e nó ko qua khỏi chạy về 100km để mong cứu sống con. Mình luôn ở bên con đến lúc con mất. Con ra đi trong đau đớn hậu môn chảy máu đến khi hết máu thì con cũng ra đi. Mong con yên nghỉ ba sẽ ko quên con chôn con sát cạnh nhà lựa cho con 1 khoảnh đất để ko ai có thể vô tình đào con lên. Ba sẽ rất nhớ con ngày nào ba cũng sẽ nhớ đến con dt ba lưu ảnh con rất nhiều. Mong kiếp sau con hoá kiếp người có duyên lm con ba. 2h mấy sáng ngày 22/5/2024 con đã ra đi ko còn ai mỗi sáng mở cửa đều chạy lại bên ba để kêu dậy chơi vs con. Dẫu biết mọi loài vật đều sinh lão bệnh tử dù sớm hay muộn nhưng con ra đi quá nhanh. Chúc con 🐕 của ba kiếp sau đ khoẻ mạnh
@NguyenLoc-sn1xz
@NguyenLoc-sn1xz 19 сағат бұрын
Cung ngày song cũng được.
@hungtat4425
@hungtat4425 20 сағат бұрын
nam mô a Di Đà Phật
@thanhhiennguyenthi5999
@thanhhiennguyenthi5999 20 сағат бұрын
Hay quá thầy ơi
@user-xq2ue9ex1p
@user-xq2ue9ex1p 21 сағат бұрын
Nam mô a di đà phật
@QuockhoiTruong-ym4fh
@QuockhoiTruong-ym4fh 22 сағат бұрын
Nghe có tin đồn chùa để chứa đi đạo Phật nói bậy quá. Bẩn thỉu nhơ nhuốc tôi ngày tìm cách ăn cướp giảng toàn đỉ điếm bào tiền. Ăn mất dạy.
@nghiepvo5995
@nghiepvo5995 23 сағат бұрын
những người đi tu lỗi nặng , thích trí quang - nhất hạnh - đông hậu , hoạt động cọng sản trá hình thày chùa, đây là tội phản quốc tôi như thế nào , thầy cho biết . ông nhất hạnh có hại tội . theo cọng sản B K tôi tội phản quốc , tội thứ hai từ làng mai đưa ra , lấy ni cô chân không có . lại không nhận con , để bỏ con mồ côi cha lẩn mẹ .
@bethunguyenbethu7996
@bethunguyenbethu7996 Күн бұрын
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT .
@Thaotran-mn6wk
@Thaotran-mn6wk Күн бұрын
Nam mô a Di Đà Phật thầy khoẻ khoẻ bình an hạnh phúc nhu y nam mô a Di Đà Phật
@user-vp5bm3wy9z
@user-vp5bm3wy9z Күн бұрын
Nam mô a Di Đà Phật
@tueoan907
@tueoan907 Күн бұрын
Nam mô Đại nguyện địa tạng Vương bồ tát
@hungtat4425
@hungtat4425 Күн бұрын
nam mô a Di Đà Phật
@thanhxuanvothi3064
@thanhxuanvothi3064 Күн бұрын
❤ Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật .
@MaiTruong-td4ex
@MaiTruong-td4ex Күн бұрын
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT .
@nghiepvo5995
@nghiepvo5995 Күн бұрын
chữ cha mắng mẹ người vào chùa đọc kinh sấm hối lạy 3 hết sao , vợ tôi có người bạn như vậy , chữ bạn bề không đi chơi với mình , ngầy đó họ bị bận việc người đó bị chữ lén .
@QuockhoiTruong-ym4fh
@QuockhoiTruong-ym4fh Күн бұрын
Người ta ỉa trên đầu cha tụi mày thấy chùa ơi.súc vật và con người không còn ỉa trong hầm cầu nữa. Nó ỉa vào miệng thầy chùa hết rồi
@LienTruong-nx8th
@LienTruong-nx8th Күн бұрын
Thầy giảng hay quá ạ !
@Lien580
@Lien580 Күн бұрын
Nam mô a di đà Phật
@NgocNguyen-oi1in
@NgocNguyen-oi1in Күн бұрын
Nam.mô.đại.từ.đại.bi. cứu.nạn.cứu.khổ.Quan.Thế.Âm.Bồ.Tát
@maichau55
@maichau55 Күн бұрын
Nam Mô A Di Đà Phật Nam Mô A Di Đà Phật Nam Mô A Di Đà Phật 🙏🙏🙏
@user-xq2ue9ex1p
@user-xq2ue9ex1p Күн бұрын
Nam mô bổn sư thích ca mâu ni phật
@user-xq2ue9ex1p
@user-xq2ue9ex1p Күн бұрын
Nam mô bổn sư thích ca mâu ni phật
@user-xq2ue9ex1p
@user-xq2ue9ex1p Күн бұрын
Nam mô bổn sư thuchs ca mâu ni phật
@user-xq2ue9ex1p
@user-xq2ue9ex1p Күн бұрын
Nam mô bổn sư thích ca mâu ni phật
@user-qv1yo3qe1q
@user-qv1yo3qe1q Күн бұрын
Đức Phật Lịch Sử - Đức Phật Thích Ca Mâu Ni : ( đoạn 3 ) : Vào một buổi tối, một nhóm thiếu nữ trên đường về nhà đi ngang qua Tất Đạt Đa đang ngồi thiền định. Họ chơi đàn luýt, một nhạc cụ và ca hát. Ngài nghĩ: “Khi dây đàn chùng, nó không phát ra tiếng. Khi dây đàn quá căng, nó đứt. Khi dây đàn không chùng không căng thì tiếng nhạc rất hay. Ta đang kéo dây quá căng. Ta không thể tìm Con Đường Chân Lý, sống cuộc đời xa xỉ hay phải chịu cơ thể quá mỏi mòn.” Như vậy ngài quyết định từ bỏ lối sống tự ép xác. Ngài nhận ra rằng đây không phải là con đường đúng. Chẳng bao lâu sau, trong khi tắm ở bến sông, Tất Đạt Đa quá yếu nên Ngài bất tỉnh, té ngã. Nàng Su Da Ta, một thiếu nữ trong làng sống cạnh dòng sông, trông thấy, mang đến cho Ngài một bát cơm và sữa. Sau bữa ăn lập tức Ngài thấy khỏe lại, tiếp tục thiền định. Khi năm bạn đồng tu chứng kiến chàng thọ thực, họ kinh tởm, nghĩ rằng Ngài đã bỏ tu. Vì thế, họ ra đi. Tất Đạt Đa nhớ lại buổi thiền định dưới cây hồng táo khi còn bé: “Ta sẽ thiền định như đã làm thuở trước. Có lẽ đó là cách trở nên giác ngộ”. Từ đó Ngài bắt đầu thọ thực hằng ngày. Vẫn còn tìm con đường thấu hiểu ý nghĩa cuộc sống, Tất Đạt Đa khởi hành đến Bồ Đề Đạo Tràng. Gần khu rừng nhỏ, Ngài ngồi dưới một cây Bồ Đề lớn. Ngài lặng lẽ thệ nguyện: “Cho dù thịt nát xương tan, chỉ còn lại da bọc xương, ta nguyện sẽ không rời chỗ này đến khi tìm ra con đường chấm dứt mọi khổ đau”. Ngài ngồi đó được 49 ngày. Ngài quyết tâm khám phá ra cội nguồn mọi đau đớn, đau khổ trên cõi Ta Bà này. Ác ma, một loài quỷ dữ, cố răn đe Ngài từ bỏ mọi tìm kiếm. Chẳng hạn như hắn muốn quyến dụ Tất Đạt Đa có tư tưởng ích kỷ bằng cách tạo ra ảo ảnh các đứa con xinh đẹp của mình. Nhưng thiện căn của Phật đã bảo vệ Ngài khỏi mọi cám dỗ như thế. Suốt thời kỳ này, Tất Đạt Đa có thể nhìn thấu suốt mọi điều như thật. Bây giờ cuối cùng chàng đã tìm được câu giải đáp cho khổ đau: “Gốc rễ của khổ đau là tham, sân, si. Nếu người ta xua tan được những xúc cảm có hại này thì họ sẽ sung sướng.” Vào đêm rằm tháng 5, Tất Đạt Đa nhập sâu vào thiền định. Khi ánh sao mai ló dạng ở bầu trời phương đông thì Ngài trở thành Đấng Giác Ngộ. Tức là Phật. Lúc đó Ngài đã 35 tuổi. Cuối cùng khi Phật đứng dậy thì Ngài ngắm nhìn cây Bồ Đề với lòng biết ơn, cảm tạ nó đã ban cho Ngài nơi cư trú. Từ đó trở đi cây này được biết đến là cây Bồ Đề, còn gọi là cây Giác Ngộ. Sau khi giác ngộ, Đức Phật có hai ý nghĩ về truyền giáo pháp vì nó rất uyên thâm. Chẳng bao lâu Ngài nhận thức rằng có nhiều người cũng muốn nghiên cứu về Thật Tướng Hiện Hữu, vì thế cuối cùng Ngài quyết định truyền bá bài giáo pháp đầu tiên và quan trọng nhất của Ngài, là về Tứ Diệu Đế. Sau khi nghỉ ngơi, Đức Phật bắt đầu lên kế hoạch những gì phải làm trong tương lai. Ngài nghĩ: “Dù giáo pháp thâm sâu, khó tiếp nhận cho tất cả mọi người, nhưng có một số cũng được khai ngộ. Những người như thế có thể ngộ nhập được. Vì thế mình không nên giữ chân lý này bí mật. Mình phải phổ biến khắp mọi nơi, để mọi người có thể hưởng thụ chúng”. Trước nhất Đức Phật quyết định truyền bá giáo pháp cho năm người bạn đồng tu suốt 6 năm khổ hạnh để tìm Giác Ngộ. Đức Phật chậm rãi đi đến Vườn Nai ở Sarnath gần thành Ba La Nại, nơi họ đang cư ngụ. Năm người này là Kiều Trần Như, Bạt Đề, Thập Lực, Maha Nam, Át Bệ. Khi thấy Đức Phật, họ không chào đón Ngài, nghĩ rằng Ngài đã hưởng thú vui đời dục lạc. Tuy nhiên khi Đức Phật tiến đến gần hơn, họ bị cái nhìn trìu mến của Ngài lôi cuốn. Sau cùng, họ đồng ý ngồi xuống và lắng nghe Ngài. Thế là lần đầu tiên Đức Phật dạy pháp hay Tứ Diệu Đế cho năm người bạn, được xem là Sự Luân Chuyển Của Bánh Xe Pháp. Phật Pháp có nghĩa là Chân Đế, được biểu tượng bởi một bánh xe. Bánh Xe Pháp tượng trưng cho sự trải rộng liên tục của giáo pháp Đức Phật nhằm giúp mọi người sống hạnh phúc hơn. Nền tảng của Phật Pháp hay lời dạy của Đức Thế Tôn là Tứ Diệu Đế : 1. Khổ Đế 2. Tập Đế 3. Diệt Đế 4. Đạo Đế Khi ta bệnh thì đi đến bác sĩ. Một bác sĩ giỏi trước nhất tìm ra căn nguyên của bệnh. Kế đến phải quyết định xem nguồn gốc từ đâu. Sau đó bác sĩ tìm phương pháp chữa trị. Sau cùng, bác sĩ kê toa phương thuốc nhằm làm cho ta bình phục lại. Cũng cách thức ấy, Đức Phật bày tỏ rằng có sự đau khổ trên thế giới này. Ngài giải thích căn nguyên của nỗi khổ. Ngài dạy rằng có thể tận diệt nỗi khổ. Sau cùng Ngài chỉ ra phương pháp dẫn đến chấm dứt khổ đau. Nhìn vào bảng biểu, ta thấy sự giống nhau giữa bác sĩ và Đức Phật. Khám phá của Đức Phật về giải pháp cho vấn đề khổ đau bắt đầu từ sự nhận thức là có khổ đau trong cuộc sống. Nếu người ta xem đó là kinh nghiệm riêng cho mình hay nhìn vào thế giới xung quanh, thì họ sẽ thấy cuộc sống chất đầy khổ đau hay nỗi bất hạnh. Khổ đau có thể thuộc về thể xác hay tinh thần. Đức Thế Tôn biết căn nguyên khổ đau là tự ngã, vọng tưởng, lòng tham. Người ta muốn đủ mọi thứ, muốn chấp trước mãi mãi. Tuy nhiên, lòng tham vô bờ bến, giống như một hố sâu không đáy nên chẳng bao giờ lấp đầy được. Càng mong muốn thì cuộc sống càng bất hạnh. Do đó ước muốn vô hạn và tham vọng vô biên là căn nguyên của khổ đau. Để chấm dứt khổ đau, phải loại trừ những tham vọng chấp ngã. Giống như ngọn lửa tắt đi khi không còn nhiên liệu, vì thế nỗi bất hạnh sẽ kết thúc khi nhiên liệu của tham vọng ích kỷ không còn nữa. Khi hoàn toàn tẩy trừ tham vọng ích kỷ, thì sẽ không còn khổ đau. Tâm của ta sẽ ở trạng thái an lạc hoàn toàn. Phật gọi trạng thái này là Niết Bàn. Con Đường Chân Lý hướng đến tận diệt khổ đau là phải theo Bát Chánh Đạo : 1. Chánh Kiến: có nghĩa phải hiểu biết mình và thế giới đúng. 2. Chánh Tư Duy: có nghĩa suy nghĩ theo cách đúng. 3. Chánh Ngữ: có nghĩa tránh nói dối, tránh lời bịa đặt, tránh nói lời phù phiếm, tránh nói lời đâm thọt, tránh nói lời vô bổ, tránh nói lời hung ác. 4. Chánh Nghiệp: có nghĩa đừng làm hại bất cứ các mạng sống, không trộm cướp, không tà dâm. 5. Chánh Mạng: có nghĩa không sống nhờ vào việc làm hại bất cứ chúng sanh. 6. Chánh Tinh Tấn: có nghĩa làm những điều tốt đẹp nhất để trở thành tốt hơn. 7. Chánh Niệm: có nghĩa luôn luôn ý thức, tỉnh giác. 8. Chánh Định: có nghĩa giữ vững lập trường kiên định, bình tĩnh để xem xét lẽ thật của mọi điều. Chúng con xin gửi lời tri ân đến Qúy Tôn Đức, Chư Tăng Ni, Tăng Đoàn, Phật Tử, Tứ Chúng, Thiện Nam Tín Nữ Chùa Hoằng Pháp ( Hóc Môn, Việt Nam ).
@user-qv1yo3qe1q
@user-qv1yo3qe1q Күн бұрын
Đức Phật Lịch Sử - Đức Phật Thích Ca Mâu Ni : ( đoạn 2 ) : Đến lúc sanh nở, hoàng hậu Maya rời hoàng cung mang theo tùy tùng trở về quê cha mẹ ruột để sanh nở. Trên đường họ ghé qua một công viên xinh đẹp tên là vườn Lâm Tỳ Ny. Hoàng hậu Maya nghỉ ngơi trong vườn. Trong khi đứng lên tựa vào cành cây thì bà hạ sanh. Việc sanh nở xảy ra vào tháng năm Vesak, nhằm ngày trăng rằm 623 trước công nguyên. Ta gọi đó là ngày Vesak hay ngày Phật Đản. Sau đó hoàng hậu Maya trở về hoàng cung mang theo vị hoàng nam. Vua Tịnh Phạn rất đỗi vui mừng và làm lễ kỷ niệm ngày sinh của con cùng thần dân cả nước. Năm ngày sau khi sanh thái tử, nhiều nhà thông thái được mời đến hoàng cung nhân Lễ Đặt Tên. Họ nhìn vào đặc điểm trên cơ thể đứa bé. Bảy vị thông thái giơ hai ngón tay, nói rằng thái tử hoặc trở thành bậc Chuyển Luân Thánh Vương hoặc là một vị Phật. Người trẻ nhất là A Tư Đà chỉ giơ lên một ngón tay, nói rằng hoàng tử sẽ thành một vị Phật. Sau đó hoàng tử được các nhà thông thái đặt tên “Tất Đạt Đa”, có nghĩa “trọn vẹn niềm mơ ước”. Bảy ngày sau khi hạ sanh, hoàng hậu Maya qua đời. Kiều Đàm Di, em gái hoàng hậu, được tiến cung làm vợ vua Tịnh Phạn, nuôi dưỡng thái tử như chính con mình. Hoàng tử lớn lên khôi ngô, quảng đại. Chàng được mọi người yêu mến. Khi tuổi còn nhỏ, thái tử Tất Đạt Đa đã chứng kiến một con chim ăn con giun bị nông dân xới cày lên. Cảnh tượng này làm chàng nghĩ về tình huống bất hạnh của các sinh vật vốn làm mồi cho các sinh vật khác. Ngồi dưới cây hồng táo, vị hoàng tử trẻ hưởng lạc thú của thiền định. Có một dịp khác, vị hoàng tử nhân từ cứu mạng sống của con thiên nga bị thương bởi mũi tên của Đề Bà Đạt Đa. Vì là vị thái tử, vị hoàng nam Tất Đạt Đa tiếp nhận được nền giáo dục về nghệ thuật, khoa học, đồng thời tinh thông nghệ thuật chiến tranh và các môn thể thao hoàng cung lúc bấy giờ. Lúc lên 16, Thái tử Tất Đạt Đa lập gia đình với nàng công chúa trẻ xinh đẹp là Da Du Đà La. Nàng thương yêu và chăm sóc chàng, cùng sống cuộc đời vương giả xa hoa được gần 13 năm. Chàng được che chở không thấy mọi vấn đề của cuộc sống ngoài cổng lâu đài. Chàng hưởng mọi tiện nghi mà một vị con vua thời đó từng ước muốn. Chàng sống trong một thế giới chỉ có hạnh phúc và tiếng cười. Tuy nhiên có một ngày, chàng ước mong khám phá thế giới bên ngoài hoàng cung. Khi nhà vua biết được điều này, ông ra lệnh thần dân: “Nhà cửa dọc theo đường đến hoàng cung phải được trang hoàng sạch sẽ và đẹp đẽ. Đường phố ngào ngạt đầy hương hoa, dân chúng ăn mặc quần áo sặc sỡ. Mọi gã ăn xin, người già, người bệnh phải ở trong nhà đến khi thái tử đi khỏi.” Cho dù ý định của vua cha tốt cỡ nào, Thái tử Tất Đạt Đa đã tìm ra bản tính thật của cuộc sống con người. Suốt cuộc du ngoạn bên ngoài bức tường hoàng cung, chàng chứng kiến những điều làm cho chàng suy nghĩ sâu xa về mọi nỗi khổ đau trên thế giới. Lúc đó chàng biết rằng mình sẽ phải thay đổi cuộc sống hoàn toàn để tìm câu trả lời mà chàng đang tìm kiếm. Để Thái tử không nghĩ về việc rời bỏ hoàng cung, vua Tịnh Phạn cho xây một lâu đài hỷ lạc dành cho Tất Đạt Đa và Da Du Đà La. Các vũ công, các đội ca múa tiêu khiển họ, chỉ những thanh niên mới được phép vào hoàng cung. Vua không muốn Tất Đạt Đa biết rằng mọi người trở nên bệnh, già, sẽ chết. Nhưng thái tử vẫn không vui. Chàng muốn biết cuộc sống của những người sống bên ngoài bức tường hoàng cung là như thế nào. Sau một thời gian, thái tử vẫn không sống vui vẻ trong lâu đài. Chàng muốn ra ngoài, chứng kiến cách mọi người sinh sống. Chàng ra khỏi hoàng cung cùng thị vệ là Sa Nặc. Họ rời hoàng cung bốn lần. Chuyến đầu tiên, thái tử chứng kiến một người già. Chàng biết rằng mọi người đều phải già. Lần thứ hai, thái tử thấy một người bệnh. Chàng hiểu rằng mọi người đều có thể bị bệnh bất cứ lúc nào. Ra đi lần thứ ba, chàng thấy một người chết. Chàng hiểu rằng một ngày nào đó ai cũng phải chết. Chuyến cuối cùng, Thái tử thấy một nhà tu rất an lạc. Chàng quyết định ra đi để có thể cứu giúp loài người tìm được an bình và hạnh phúc. Tất Đạt Đa lặng lẽ ngắm nhìn đứa con mới sinh lần cuối. Vợ chàng đang an giấc cùng đứa bé bên cạnh, cánh tay nàng làm gối kê cho trẻ. Vị Thái tử tự nhủ: “Nếu ta cố dời tay của nàng ra thì có thể vuốt ve đứa bé lần cuối; ta sợ rằng sẽ đánh thức nàng, nàng sẽ ngăn cản không cho ta đi. Không! Phải đi, chừng nào ta tìm thấy những gì mình ước vọng thì sẽ trở về gặp lại con và vợ”. Tất Đạt Đa rời hoàng cung. Lúc đó là nửa đêm, hoàng tử cưỡi con ngựa trắng tên Kiềng Trắc cùng thị vệ Sa Nặc, người đầy tớ trung thành, nắm đuôi con ngựa chạy phía sau. Chàng đi xa để tìm hiểu về tuổi già, bệnh, tử vong. Chàng cưỡi ngựa đến bờ sông, xuống ngựa. Chàng cởi bỏ châu báu, quần áo vương giả, đưa cho Sa Nặc đem về cho vua. Sau đó hoàng tử rút gươm, cắt mái tóc dài, khoác lên chiếc áo nhà tu, mang bình bát khất thực và bảo Sa Nặc trở về hoàng cung cùng với con Kiềng Trắc. Sau khi rời hoàng cung, Tất Đạt Đa quyết tâm khám phá ý nghĩa của sự hiện hữu. Chàng theo học với các vị thầy có tiếng nhất thời đó, sống cuộc đời khắc nghiệt của một nhà tu khổ hạnh. Tuy nhiên chàng vẫn không thấy gần hơn với Chân Lý. Khúc ngoặt bắt đầu khi chàng suýt chết đói. Chẳng bao lâu sau đó chàng đạt được sự giác ngộ dưới cây Bồ Đề. Lúc đó 29 tuổi, Tất Đạt Đa bắt đầu cuộc sống vô gia cư như người tu sĩ. Từ thành Ca Tỳ La Vệ, chàng đi về hướng nam đến Rajagaha, thủ đô vương quốc Ma Kiệt Đà. Vua xứ này là vua Bình Sa Vương. Một buổi sáng sau khi Tất Đạt Đa đến, chàng vào thành phố, xin bữa ăn trong ngày bằng cách đi từ nhà này qua nhà khác với một cái bình bát. Tất Đạt Đa đi lang thang theo dòng sông Hằng tìm các thầy tâm linh. Alara Kalama và Uddaka Ramaputta được xem là hai người thầy hay nhất về thiền định thời đó, vì thế chàng đến xin thọ giáo. Trước nhất chàng học với Uddaka Ramaputta, sau đó với Alara Kalama. Chàng thấu triệt mọi lời giáo huấn rất nhanh, nhưng vẫn không học được cách để chấm dứt khổ đau. Chàng tự nhủ: “Ta phải tự tìm chân lý”. Cùng với năm người bạn, Tất Đạt Đa vào rừng sống gần ngôi làng Ưu Lâu Tần Loa . Ở đây có nhiều bậc thánh tu cư ngụ, tự hành hạ thân xác bằng sự khổ hạnh khắc nghiệt. Họ tin rằng nếu cơ thể họ phải chịu đau khổ vật chất khắc nghiệt thì họ sẽ hiểu được chân lý. Một số ngủ trên giường chông. Tất cả đều ăn rất ít đến nỗi chỉ còn da bọc xương. Tất Đạt Đa tìm một nơi yên tĩnh trên bờ sông gần đó. Nơi đây chàng tập khổ hạnh khắc nghiệt nhất. Nằm trên giường gai. Chàng chỉ ăn mỗi ngày một hạt lúa mì, một hạt mè. Những lúc khác càng không ăn gì cả. Cơ thể héo mòn đến khi chỉ còn lớp da mỏng manh bao phủ xương. Những loài chim làm tổ trên mái tóc bện dày, các lớp đất bao phủ cơ thể khô hốc. Tất Đạt Đa hoàn toàn ngồi yên tĩnh, thậm chí không xua đuổi loài côn trùng. ......
@LienNguyen-jx7bt
@LienNguyen-jx7bt Күн бұрын
giọng nói của thầy hôm nay giống như muốn bị ốm rồi
@user-xq2ue9ex1p
@user-xq2ue9ex1p Күн бұрын
Nam mô biinr sư thích ca mâu ni phật
@meizheng5426
@meizheng5426 Күн бұрын
Con xin cảm tạ thầy chia sẻ phật pháp qúa hay .chúc cho đại chúng nghe pháp nghiệp chướng tiêu trừ tai qua nạn khỏi bồ đề tâm tăng trưởng Con xin kính thầy luôn mạnh khỏe 🙏
@nghiepvo5995
@nghiepvo5995 2 күн бұрын
bỏ cha mẹ đi tu bất hiếu rồi , cha mẹ sanh ra minh để nối giỏi tôn đường , nếu không có con trai ông bà nội , đi nói vợ hai cho cha mình , tôi bất hiếu trong đạo thờ cúng ông bà .
@user-vp1pm3xi8j
@user-vp1pm3xi8j 2 күн бұрын
Thật hay
@MaiTruong-td4ex
@MaiTruong-td4ex 2 күн бұрын
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT .
@nghiepvo5995
@nghiepvo5995 2 күн бұрын
ma loại nào có nhiều loại ma , trước 75 không có ma quốc danh , sau 75 có ma quốc danh , loại ma nầy có lúc hóa quỷ , nếu ma nữ trẽ mình ôm nó nó chạy . còn ma đói mình cho ăn nó theo mình. mình bảo nó phá sư quốc danh . bỏ chùa chạy về nhà có vợ ma hết theo phá .