Nguyễn Thế Nam-10.7- năm học 2024-2025 21:02 Trung thể cấu tạo từ hai trung tử xếp thẳng vuông góc với nhau, gồm protein, RNA và carbohydrate. Mỗi trung tử là một ống hình trụ dài và rỗng, cấu tạo từ các bộ ba vi ống xếp thành vòng. Thành phần đóng vai trò quan trọng trong sự phân chia vật chất của tế bào là thoi phân bào, có vai trò kéo các nhiễm sắc thể về hai cực của tế bào và gắn kết các nhiễm sắc thể tại tâm động,đảm bảo sự phân chia đều vật chất di truyền cho hai tế bào con.
@-PhucNguyen-A18 күн бұрын
Phan Phúc Nguyên -10.7-Năm học 2024-2025 1. Vì thực vật có thành cellulose có chức năng bảo vệ và quy định hình dạng của tế bào 2. Hệ thống nội màng làm cho tế bào nhân thực phức tạp và hoạt động hiệu quả hơn so với tế bào nhân sơ.
@NamNguyenn0918 күн бұрын
Nguyễn Thế Nam-10.7-năm học 2024-2025 1. Vì thực vật có thành cellulose vững chắc giúp giữ vững hình dạng của tế bào và bảo vệ các bào quan bên trong 2. Giúp tế bào nhân thực đảm nhiệm được nhiều chức năng chuyên hóa ví dụ như vận chuyển các chất nội bào và tổng hợp và sửa đổi các phân tử
@xuankhang744721 күн бұрын
Con rất ấn tượng và cảm động khi xem video mà thầy đã tạo ra về môn Sinh học. Video không chỉ đơn thuần truyền đạt kiến thức một cách dễ hiểu mà còn thể hiện sự sáng tạo và tâm huyết của thầy đối với việc giáo dục. Cách thầy kết hợp hình ảnh sinh động, âm thanh hài hòa và những ví dụ thực tiễn giúp người xem không chỉ hiểu mà còn nhớ lâu những kiến thức quan trọng. Điều đặc biệt nhất là thầy đã đưa những khái niệm khoa học khô khan vào cuộc sống một cách dễ tiếp cận, khiến cho môn Sinh học trở nên gần gũi và thú vị hơn bao giờ hết. Những hình ảnh mô phỏng các quá trình sinh học, sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tế giúp người học dễ dàng hình dung và áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Bên cạnh đó, thầy còn lồng ghép thông điệp giáo dục về bảo vệ môi trường và sức khỏe, điều này thể hiện sự sâu sắc và ý thức trách nhiệm của thầy trong việc truyền tải tri thức đến cộng đồng. Con tin rằng video này sẽ không chỉ giúp ích cho học sinh, sinh viên mà còn truyền cảm hứng cho nhiều người yêu thích nghiên cứu về sinh học và khoa học tự nhiên. Chắc chắn rằng công sức và sự sáng tạo mà thầy bỏ ra để tạo ra video này sẽ góp phần lớn vào việc nâng cao nhận thức và tình yêu với môn Sinh học, cũng như khơi gợi niềm đam mê khám phá thế giới tự nhiên rộng lớn. Một lần nữa, con xin chúc mừng thầy vì đã có một sản phẩm xuất sắc và ý nghĩa như vậy!
@nguyenhoangtuankhoi983721 күн бұрын
Quao, thật là một video bổ ích, sau khi con xem xong thì con nhận thấy điểm sinh con đã cải thiện hơn rất nhiều (Từ 3đ lên 7đ). Mặc dù con là bang A nhưng con cảm thấy những video của thầy thật bổ ích. Con cảm ơn thầy vì đã tạo ra những sản phẩm mang tính giáo dục và nhân văn như vậy
@Minhhayplay21 күн бұрын
Có chữ ở đó rồi đọc chứ có j đâu nhể
@SinhhocHVNT21 күн бұрын
Lúc mình trả bài mình che lại ấy ạ, làm video để các bạn tự ôn tập thêm thôi ạ
@onezorr117222 күн бұрын
Phạm Hữu Thiên Tường trả lời câu hỏi nha thầy : trong trường hợp lượng đường trong máu tăng : tế bào tiết là tế bào beta tuyến tụy phân tử tín hiệu là Insulin tế bào đích là tế bào mỡ đáp ứng là tế bào mỡ hấp thụ Glucose làm cho lượng đường trong máu giảm trong trường hợp lượng đường trong máu giảm : tế bào tiết là tế bào alpha tuyến tụy phân tử tín hiệu là Glucagon tế bào đích là tế bào gan đáp ứng là gan phân giải Glycogen thành Glucose giúp tăng lượng đường trong máu
@ClauseTP25 күн бұрын
### 1. **Quang hợp** - **Định nghĩa**: Là quá trình tổng hợp chất hữu cơ (như glucose) từ khí CO₂ và nước nhờ năng lượng ánh sáng mặt trời. - **Nguồn năng lượng**: Năng lượng ánh sáng mặt trời. - **Cơ chất tham gia**: - CO₂ (carbon dioxide). - H₂O (nước). - Ánh sáng. - **Sản phẩm**: - O₂ (oxy). - Chất hữu cơ (glucose hoặc các hợp chất khác). - **Ví dụ sinh vật thực hiện**: Thực vật, tảo, vi khuẩn lam. --- ### 2. **Quang khử** - **Định nghĩa**: Là quá trình khử các chất vô cơ hoặc hữu cơ (như H₂S, NO₃⁻) bằng năng lượng ánh sáng mặt trời. - **Nguồn năng lượng**: Năng lượng ánh sáng mặt trời. - **Cơ chất tham gia**: - Chất vô cơ hoặc hữu cơ (H₂S, NH₃, NO₃⁻, CH₄). - Ánh sáng. - **Sản phẩm**: - Các hợp chất khử như lưu huỳnh (S), nước (H₂O) hoặc chất hữu cơ khác. - **Ví dụ sinh vật thực hiện**: Vi khuẩn lưu huỳnh màu tía, vi khuẩn không lưu huỳnh màu xanh. --- ### 3. **Hóa tổng hợp** - **Định nghĩa**: Là quá trình tổng hợp chất hữu cơ từ khí CO₂ nhờ năng lượng từ các phản ứng hóa học oxy hóa khử, không sử dụng ánh sáng. - **Nguồn năng lượng**: Năng lượng hóa học từ phản ứng oxy hóa các chất vô cơ (như H₂, H₂S, NH₃, Fe²⁺). - **Cơ chất tham gia**: - CO₂. - Các chất vô cơ như H₂S, NH₃, H₂. - **Sản phẩm**: - Chất hữu cơ (glucose hoặc hợp chất tương tự). - Sản phẩm phụ như H₂O, S₂,... - **Ví dụ sinh vật thực hiện**: - Vi khuẩn nitrat hóa (Nitrosomonas, Nitrobacter). - Vi khuẩn oxi hóa lưu huỳnh. - Vi khuẩn metan hóa. --- ### **Bằng chứng về sự phụ thuộc của sinh vật trên Trái đất 1. **Nguồn cung cấp O₂ cho khí quyển** - Quá trình quang hợp do thực vật, tảo, và vi khuẩn lam thực hiện tạo ra khoảng **70% lượng oxy** trong khí quyển. Oxy là cần thiết cho hầu hết các sinh vật sống thực hiện hô hấp. 2. **Cung cấp năng lượng và vật chất** - Quang hợp sản sinh ra các chất hữu cơ như **glucose**, là cơ sở của chuỗi thức ăn. Các sinh vật tiêu thụ (động vật, vi sinh vật) trực tiếp hoặc gián tiếp phụ thuộc vào thực vật hoặc các sinh vật quang hợp. 3. **Duy trì chu trình cacbon** - Quang hợp giúp hấp thụ CO₂ từ khí quyển, điều hòa lượng khí nhà kính, và duy trì khí hậu ổn định - yếu tố quan trọng cho sự sống. 4. **Bằng chứng hóa thạch** - Các hóa thạch thực vật cổ đại và quá trình tích tụ của năng lượng từ quang hợp (ví dụ, hình thành than đá, dầu mỏ) là nguồn năng lượng chính con người khai thác. 5. **Hệ sinh thái biển** - Sinh vật phù du quang hợp (phytoplankton) cung cấp thức ăn và oxy cho toàn bộ hệ sinh thái đại dương, từ sinh vật nhỏ đến cá voi lớn. 6. **Suy giảm quang hợp dẫn đến khủng hoảng sinh thái** - Những vùng bị phá rừng, ô nhiễm hoặc chết biển (vùng chết do thiếu oxy) cho thấy sự suy giảm quang hợp gây mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh vật sống. **Kết luận**: Quang hợp là nền tảng của sự sống trên Trái Đất vì nó cung cấp năng lượng, oxy, và duy trì cân bằng sinh thái cần thiết cho mọi sinh vật.
@nhiman2425 күн бұрын
1/ - Quang hợp: Là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng để chuyển hóa các chất vô cơ thành các chất hữu cơ và giải phóng oxy. Đại diện sinh vật thực hiện: cây xanh, tảo, vi khuẩn lam,.. - Quang khử: Là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng để khử CO2 thành chất hữu cơ mà không thải O2. Đại diện sinh vật: vi khuẩn lưu huỳnh tím, vi khuẩn lưu huỳnh xanh,.. - Hóa tổng hợp: Là quá trình tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ nhờ năng lượng lấy từ các phản ứng hóa học (không phụ thuộc ánh sáng), chuyển hóa hóa năng trong các chất vô cơ thành hóa năng trong hợp chất hữu cơ. Đại diện sinh vật: vi khuẩn nitrat hóa, vi khuẩn oxi hóa lưu huỳnh, vi khuẩn oxi hóa sắt,... 2/ - Cá ở đại dương sâu (nơi không có ánh sáng) sống nhờ ăn xác cá voi chết. Cá voi khi sống ăn sinh vật phù du, mà sinh vật phù du lại phụ thuộc vào quang hợp của tảo. - Oxy mà con người và động vật thở đến từ quá trình quang hợp của thực vật và tảo. Nếu không có quang hợp, không có oxy trong khí quyển để chúng ta hô hấp. - Cây lớn lên nhờ hấp thụ ánh sáng mặt trời và quang hợp.
@Trucb_ng26 күн бұрын
Hay quá thầy ơiiiiiii, e chờ video này lâu lắm r🥹
@SinhhocHVNT25 күн бұрын
Cám ơn em nhiều nè
@PhươngLihNguyễn26 күн бұрын
1. Tổng hợp các chất trong tế bào là sự hình thành hợp chất phức tạp từ các chất đơn giản và tiêu tốn năng lượng. Trong tế bào và cơ thể sống, quá trình tổng hợp giúp tạo ra các hợp chất phức tạp xây dựng nên tế bào và cơ thể sống, đồng thời cung cấp cho các hoạt động sống khác. Các phân tử nucleic acid được hình thành từ đơn phân nucleotide. 2. Nếu không có ánh sáng thì pha tối không thể diễn ra vì: Pha tối sử dụng nguyên liệu là các sản phẩm hình thành từ pha sáng - pha cần có sự tham gia trực tiếp của ánh sáng (ATP và NADPH) đồng thời một số enzyme thực hiện pha tối chỉ được hoạt hóa khi có ánh sáng. Do đó, trong điều kiện không có ánh sáng kéo dài, pha tối sẽ không thể diễn ra. 3. Glucose được tạo ra từ quá trình quang hợp có công thức hóa học là C6H12O6 sẽ cung cấp carbon trong tổng hợp nhiều chất hữu cơ khác cho tế bào như amino acid, acid béo,…
@10legiahung21Ай бұрын
Hay quá ạ
@PhươngTrần-f2mАй бұрын
thầy giảng hay quá ạ ❤❤❤
@ThuyLinhNguyen-wb1ogАй бұрын
Thầy không ra bài giảng chương trình 12 nữa à thầy .
@SinhhocHVNTАй бұрын
@@ThuyLinhNguyen-wb1og Dạ trong tuần mình tranh thủ ạ, do mình làm không kịp á
@NguyễnKhôi-w7rАй бұрын
Em tu mat goc coi xong bai giang cua thay em nhu duoc khai sang a. Em cam on thay rat nhieu ❤❤❤❤
@annavooАй бұрын
Thầy cho em xin tài liệu trắc nghiệm không
@Trucb_ngАй бұрын
Thầy ơi thầy dạy hay lắm, ra tiếp video ikk ạ🥹
@sang9152Ай бұрын
thầy ra tiếp video đi ạ
@SinhhocHVNTАй бұрын
Oke em nha
@ThuyLinhNguyen-wb1ogАй бұрын
Thầy cho em xin ppt được không ạ
@SinhhocHVNTАй бұрын
Học liệu số cô Hà Bio, bạn có thể tìm facebook cô nhé
@HuyLe-lc8ccАй бұрын
thầy ơi đăng hết bài giảng luôn đừng cắt video chi thầy
@thiutnguyen5965Ай бұрын
Có phần 2 k thầy?
@SinhhocHVNTАй бұрын
@@thiutnguyen5965 Dạ em chưa kịp quay ạ ×.× Sẽ có trong vài ngày tới ạ
@onezorr1172Ай бұрын
Phạm Hữu Thiên Tường: Theo con nghĩ quang hợp là đồng hóa còn hô hấp là dị hóa.
@SinhhocHVNTАй бұрын
1 cộng
@nghiathanh52342 ай бұрын
hay qua
@Trucb_ng2 ай бұрын
Hay quá thầy ơiiiiii
@HạQuyênTrần-x2u2 ай бұрын
Qtqđ, thầy Trường lên video liên tục 😂
@SinhhocHVNT2 ай бұрын
Quyết tâm mà =))
@thuong-kv8db2 ай бұрын
thầy ơi con mất gốc Sinh roi
@SinhhocHVNT2 ай бұрын
Con lớp mấy bé
@dxnhut002 ай бұрын
Giỏi quá! Đăng kí thôi.
@TríNguyễnĐức-v6d2 ай бұрын
clip hay qua
@KhueNguyen-bu2mx2 ай бұрын
Dạ đáp án luyện tập 2 (22:20) là: Việc bôi dầu ở đây giả lập lớp màn cutin trên lá, hạn chế việc thoát hơi nước ở lá nên: - Lá D sẽ khô đầu tiên vì không được bôi dầu ở 2 bề mặt lá. - Lá A sẽ khô sau cùng vì được bôi dầu đều ở 2 bề mặt lá.🍃
@QuỳnhAnhPhan-z8n2 ай бұрын
❤
@ThayHaChuyenSinh2 ай бұрын
Thầy Trường dạy cuốn hút quá ạ <3 <3 <3
@SinhhocHVNT2 ай бұрын
Học sinh em x2 để coi á anh, cuốn dữ chưa =))
@ThayHaChuyenSinh2 ай бұрын
@@SinhhocHVNT anh cũng tua x2 :v
@hutieubokhoo2 ай бұрын
thầy nói song song với vid tiếng anh làm con vừa k nghe đc vid nói gì (nghe đc con cg k hiểu) mà chủ yếu là cũng k nghe đc thầy luôn😅
@SinhhocHVNT2 ай бұрын
@@hutieubokhoo Cái video con đường vận chuyển á phải hem, để lần cập nhật sau thầy sửa nha
@hutieubokhoo2 ай бұрын
@@SinhhocHVNT dạ thầy😆
@cyaa0002 ай бұрын
1h kém gv ngta ngủ mai có sức đi dạy thầy tôi vẫn phải lên vid vì những đứa học trò thân thương mến🥲❤️🔥😻😻
@SinhhocHVNT2 ай бұрын
Vậy mà không coi =))
@itsntdriel3 ай бұрын
Video hay quá thầy ơi❤❤❤
@mingaming40243 ай бұрын
Thầy ơi mốt làm video đừng ghép nhạc nữa,não em bị nhiễu😇
@SinhhocHVNT3 ай бұрын
Oke nhaaaa
@NguyenManhLongFESchoolBTL3 ай бұрын
Thầy cho em hỏi là mình tiếp cận nguồn học liệu số này ở đâu ạ? Em thấy bài này hay quá
@SinhhocHVNT3 ай бұрын
Dạ mình có ghi nguồn ạ (Visible Biology)
@Moriarty-s3f3 ай бұрын
Dễ hiểu quá thầy ơi, 10đ luôn
@SinhhocHVNT2 ай бұрын
Cố lên
@vietphuongbui3 ай бұрын
Thầy dạy hay ạ
@SinhhocHVNT3 ай бұрын
Khi nào sử dụng kỹ thuật chuyển gene bằng vector virus và khi nào sử dụng phương pháp vi tiêm? 1. Chuyển gene bằng vector virus: Khi nào sử dụng: Kỹ thuật này thường được sử dụng khi cần chuyển gene vào một số lượng lớn tế bào hoặc vào các tế bào khó tiếp cận, như tế bào thần kinh hoặc tế bào gốc. Virus có khả năng xâm nhập và đưa vật liệu di truyền vào tế bào một cách hiệu quả, nên rất hữu ích cho các thí nghiệm cần lượng tế bào lớn hoặc trong các nghiên cứu gene trị liệu. Ưu điểm: Khả năng đưa gene vào số lượng lớn tế bào. Hiệu quả cao trong việc chuyển gene vào các tế bào khó tiếp cận. Khả năng chỉnh sửa gen ổn định trong một số trường hợp, nhờ khả năng tích hợp vào genome của virus. Nhược điểm: Nguy cơ kích hoạt hệ miễn dịch của vật chủ, dẫn đến phản ứng miễn dịch mạnh. Khó khăn trong việc kiểm soát hoàn toàn việc chèn gene, đôi khi dẫn đến chèn gene vào các vị trí không mong muốn trên genome. Nguy cơ tái hoạt động của virus gây bệnh nếu không được kiểm soát tốt. 2. Chuyển gene bằng vi tiêm (microinjection): Khi nào sử dụng: Vi tiêm thường được sử dụng trong các thí nghiệm yêu cầu chuyển gene vào từng tế bào cụ thể, như tế bào trứng hoặc phôi giai đoạn sớm. Kỹ thuật này cho phép kiểm soát trực tiếp và chính xác việc đưa gene vào một tế bào duy nhất. Ưu điểm: Cho phép kiểm soát chính xác tế bào mục tiêu. Tránh được các phản ứng miễn dịch vì không có vector virus. Độ chính xác cao trong việc định vị và đưa gene vào tế bào. Nhược điểm: Yêu cầu kỹ thuật cao và công cụ phức tạp. Thường không hiệu quả đối với số lượng lớn tế bào. Quá trình tiêm có thể gây tổn thương cho tế bào, đặc biệt là khi tiêm vào phôi. Kiểm soát gene gốc của virus khi chuyển gene bằng vector virus Khi sử dụng vector virus để chuyển gene, việc kiểm soát gene gốc của virus là một thách thức lớn để tránh những tác động không mong muốn lên vật chủ. Có một số biện pháp có thể được áp dụng để kiểm soát điều này: Sử dụng các virus đã được bất hoạt hoặc đã bị loại bỏ khả năng sao chép: Các virus này chỉ có thể xâm nhập vào tế bào và chuyển gene mong muốn mà không thể tự sao chép hoặc tái tạo, do đó giảm nguy cơ gây bệnh cho vật chủ. Sửa đổi gene của virus: Loại bỏ hoặc vô hiệu hóa các gene gây bệnh của virus trong quá trình tạo vector. Điều này thường được thực hiện bằng cách thay thế các gene gây bệnh bằng gene mục tiêu hoặc gene điều hòa an toàn. Sử dụng hệ thống điều hòa biểu hiện gene: Gene chuyển vào có thể được gắn với các yếu tố điều hòa đặc biệt để chỉ được biểu hiện dưới các điều kiện cụ thể hoặc trong các loại tế bào nhất định, nhằm giảm thiểu tác động lên các tế bào khác. Tích hợp có định hướng: Sử dụng các hệ thống như CRISPR/Cas9 để đảm bảo gene mới chỉ tích hợp vào những vị trí xác định trước trên genome, tránh việc chèn vào các vùng quan trọng hoặc gây đột biến không mong muốn. Việc lựa chọn phương pháp phụ thuộc vào mục tiêu cụ thể của thí nghiệm, loại tế bào hoặc mô cần nhắm tới, và mức độ kiểm soát mong muốn đối với quá trình chuyển gene.