Thầy ơi, cho em hỏi, Df mình lấy chiều cao từ mặt đất tự nhiên xuống hay có cộng thêm lớp đất san lấp và tôn nền vào không thầy? Em xin cảm ơn!
6 күн бұрын
Nếu có thì phải kể đến.
@truclinhnguyen6216 күн бұрын
dạ, em cảm ơn thầy!
@tringuyen77239 күн бұрын
Thầy ơi cho em hỏi, em chỉ được giao 1 HK thôi, trong đó có một vài lớp đất mỏng chỉ có 1 đến 3 mẫu thì mình thống kê như thế nào ạ. Nếu chỉ có 1 mẫu thì thống kê gama hàm excel "stdev" bị lỗi do chia cho 0 ạ. Mong thầy giải đáp. Em cảm ơn thầy.
9 күн бұрын
Nếu 2 mẫu thì lấy trung bình, một mẫu thì lấy chính nó (không thống kê). Ba mẫu thì thống kê bình thường
@tringuyen77239 күн бұрын
Dạ em cảm ơn thầy rất nhiều ạ
@truongcongluong119 күн бұрын
thầy cho em xin slide bài giảng cơ học đất và nền móng với ạ
18 күн бұрын
Check email
@hoang-phucАй бұрын
Cho em hỏi là 1 Station thì mục Location excel để có 2 giá trị before after là thế nào em vẫn chưa hiểu, em google tìm tài liệu và video mà vẫn không thấy đề cập đến nó là gì để biết lọc hết.
Ай бұрын
Tại một vị trí, chương trình sẽ xét nội lực bên trái mặt cắt (before) và bên phải mặt cắt (after). Nếu không có tải tập trung tại vị trí đang xét thì giá trị nội lực của before và after là giống nhau. Dó đó, khi lọc nội lực thì chỉ lấy một cái hoặc after hoặc before. Nếu có sự khác biệt do tải tập trung gây ra thì lấy giá trị lớn theo trị tuyệt đối.
@quangnguyenhoang2786Ай бұрын
Mình kiểm tra phản lực đầu cọc trực tiếp trong safe được không ạ thầy hay tính tay chính xác hơn ạ. Em mô hình chạy phản lực đầu cọc thì khi xét đến combo có tải động đất thì xảy ra phản lực đầu cọc âm(chịu kéo) ạ. Mong thầy giải đáp thắc mắc
Ай бұрын
Nếu chiều cao đài đảm bảo đài làm việc gần như móng cứng thì kết quả tính thủ công và tính bằng phần mềm Safe là giống nhau. Trường hợp tổ hợp có tải động đất gây ra phản lực kéo có thể bạn khai báo sai tải động đất hoặc bố trí đài móng chưa hợp lý.
@ThoNguyen-jj4tlАй бұрын
thầy có thể cho e xin slide bài giảng của môn này được không ạ? Trên ytb bị cấm chia sẻ email ạ
Ай бұрын
Bạn nên gửi email.
@TrườngTrầnMinh-o7iАй бұрын
Thầy ơi tại sao Lực ngang Hx lại thấy lại không xét đến vậy ạ?
Ай бұрын
Thông thường, khi thiết kế cọc đài thấp, chiều sâu chôn đài được lựa chọn để triệt tiêu lực ngang tác động lên cọc. Do đó, lực ngang này thường không được xét tới.
@ThoNguyen-jj4tlАй бұрын
dạ em chào thầy. thầy cho e hỏi với ạ !! cái dung trọng mà có dấu phẩy là mìn tra bảng hay sao v ạ ? em cảm ơn
Ай бұрын
Đó là dung trọng đẩy nổi. Bạn phải tính trong bảng thống kê địa chất. Thông thường, nó bằng dung trọng bão hoà trừ đi dung trọng nước.
@ThoNguyen-jj4tlАй бұрын
dạ. e cảm ơn thầy
@ThànhNhânNguyễn-s7fАй бұрын
Vùng chống xuyên thủng chỉ tạo thành đa giác lòi cái này là dựa vào thực nghiệm phải k ạ , hay có căn cứ gì để giải thích vùng chống xuyên thủng này k ạ , vậy nếu k có căn cứ thì mình có thể vẽ đường chọc thủng là đường dích dắc thì từ đó diện tích chống xuyên thủng sẽ nhỏ đi , vùng chọc thủng sẽ nhiều hơn từ đó dẫn đến mình sẽ kiểm tra ở mức an toàn nhất điều này có hợp lí không thầy nhỉ , rất mong được thầy giải đáp ạ !
Ай бұрын
Đa giác lồi đó là vùng dựa vào thực nghiệm.
@ThànhNhânNguyễn-s7fАй бұрын
Dạ em cảm ơn thầy ạ
@anhucta9038Ай бұрын
59:19 Em chào thầy! Thầy có thể share cho em video thầy nói về hiện tượng HOÁ LỎNG ĐẤT và tác động của nó lên kết cấu đc ko? Em đang ko tìm đc trên mục video KZbin của thầy.
Ай бұрын
Bạn có thể xem video sau, nó liên quan đến phần tính toán hd: NMNCT - KIỂM TRA CỌC CHỊU TẢI TRỌNG ĐỘNG ĐẤT THEO TCVN 10304:2014 kzbin.info/www/bejne/m6Szh4CrZd2Irqs
@anhucta9038Ай бұрын
em cảm ơn thầy nhé, chúc thầy sức khỏe và thêm nhiều video chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm ạ
@nhannguyenthanh86092 ай бұрын
Cảm ơn bác nhiều ạ. Hay quá
@thanhbinhpham76132 ай бұрын
Em cảm ơn Thầy ạ, thầy cho em hỏi tại sao cái đường bao chống xuyên kia không được ziczac ạ, em thấy nó cũng bo kín mà nhỉ
2 ай бұрын
Vùng xuyên thủng chỉ tạo thành vùng đa giác lồi, nên vùng xuyên thủng như hướng dẫn trong video là gần đúng nhất khi so sánh với các mô hình thí nghiệm. Trong khi đó, phần đường ziczac là đa giác lõm, do đó không mô tả chính xác nhất so với mô hình thu được từ thí nghiệm.
@vietmixetertainment89062 ай бұрын
dạ thầy có thể cho em xin slide bài giảng được không ạ E m-ail : k/o/n/o/i/h/e/t/./h/t/@/g/m/a/i/l/./c/o/m
@VũĐăngTrình-u2r2 ай бұрын
bài giảng hay quá thầy ơi. cho em xin file bài giảng được không ạ
2 ай бұрын
Bạn để lại email
@thucpham60213 ай бұрын
khi quy hình chọp cụt vê lăng trụ tương đương thì véc tơ ứng suất trên mặt bên chóp chút trước đó nó sẽ có phương ngang chứ ạ (vì nó vuông góc với bề mặt lăng trụ tương tương), vậy phương của nó không cùng phương với phản lực nền lên đáy móng? như thế không đúng ạ?
3 ай бұрын
Khi kiểm tra xuyên thủng, ứng suất tương đương ứng suất cắt, nghĩa là nó nằm trong mặt phẳng chống xuyên, chứ không vuông góc với mặt chống xuyên. Do đó, nó cùng phương (đứng) với lực xuyên thủng do áp lực đất ở dưới đáy móng gây ra.
@vu_tri_tuan3 ай бұрын
Cảm ơn thầy đã chia sẻ kiến thức chi tiết và dễ hiểu. Mong thầy ra nhiều video hơn nữa, như về Cơ học kết cấu ..để giúp mọi người có thêm kiến thức và hiểu rõ hơn
@vu_tri_tuan3 ай бұрын
Cảm ơn thầy, có chỗ em không hiểu mong thầy giải đáp giúp. Tại sao lại không kể tới momen khi tính áp lực đáy móng vậy thầy, theo như bài giảng, thầy chỉ kể tới lực dọc và momen lệch tâm hình học do lực dọc gây ra, em nghĩ nếu momen do ngoại lực gây ra cũng ảnh hưởng đáng kể tới áp lực đáy móng.
3 ай бұрын
Mô men cục bộ tại chân cột không thể làm làm toàn bộ bản móng xoay được, tức nó không đóng góp vào độ lệch tâm của móng. Do đó, không thể kể đến nó khi tính đến áp lực dưới đáy móng.
@tiennjrr80533 ай бұрын
Anh ơi cho e hỏi 1 cái đc ko ạ
3 ай бұрын
Bạn muốn hỏi vấn đề gì?
@giangnguyenquoc40193 ай бұрын
Tính sức chịu tải cọc theo tiêu chuẩn móng cọc sao không thấy đề cập đến mực nước ngầm có xét đẩy nổi vậy thầy
3 ай бұрын
Tuỳ phương pháp tính toán. Nếu phương pháp nào có liên quan đến ứng suất do trọng lượng bản thân của đất thì phải kể đến ảnh hưởng của đẩy nổi khi có sự xuất hiện mực nước ngầm.
@huynhucai29953 ай бұрын
Cảm ơn thầy
@huynhucai29953 ай бұрын
Cảm ơn thầy
@16inhkhanh763 ай бұрын
Chào thầy. em là sinh viên K22 của trường đang học môn TTUDTHTXD, thầy có thể cho em xin slide bài giảng môn này của thầy được không ạ ? Em xin cảm ơn thầy .
3 ай бұрын
Để lại email
@ngoclexuan71774 ай бұрын
@lexuanngoc1991 Thầy cho e xin file excel được không ạ.
@giangnguyenquoc40194 ай бұрын
Cát pha thì tính lún áp dụng công thức hệ số rỗng hay modul biến dạng vậy thầy
4 ай бұрын
Tính theo hệ số rỗng
@toanpham34724 ай бұрын
Thầy cho em xin file hướng dẫn làm đồ án với file excel của thầy ạ, em cảm ơn thầy
4 ай бұрын
Để lại email
@quybang26804 ай бұрын
Nhờ Thầy chỉ dùm: 1. Vậy trong tính ổn định của tường chắn cả 2 phía đèu có đất đắp, thì phân biệt bên nào chịu AL chủ động bên nào chịu AL bị động, cảm ơn thầy nhiều
4 ай бұрын
Phải xét sự dịch chuyển của tường so với đất. Nếu đỉnh tường dịch chuyển ra khỏi khối đất thì áp lực sau lưng tường là áp lực chủ động. Ngược lại là áp lực bị động. Thông thường, khi đào đất thì bên nào có đất cao hơn là tường sẽ chịu áp lực chủ động, phía ngược lại là áp lực bị động.
@mrnam37524 ай бұрын
cọc king cắm vào đất cố oke k a nhỉ? tính SCT cọc thép hình > tải nén cột ; ép cọc thép hình xuống dưới đất tốt.
4 ай бұрын
Nếu đảm bảo thiết kế vẫn được. Tuy nhiên, khi tính cần bù trừ phần đất bị lở gần đáy hố đào, do quá trình đào làm đất ở khu vực này bị kém ổn định.
@mrnam37524 ай бұрын
oke a. ngoài ra còn ý này nữa móng a giải đáp, khi dùng phần mềm GEo5 tính sẽ cho ta các giá trị của đất tác dụng lên thanh chống ở mỗi phase thi công; thì khoảng cách các thanh chống để là 1m đúng k nhỉ; như vậy giá trị xuất ra sẽ tính cho 1m dài ; và ta đem tải trọng này - là tải trọng áp lực đất phân bố trên mét dài để gán vào dầm bo trong sơ đồ etab như video anh hướng dẫn đúng không nhỉ?
4 ай бұрын
Đúng rồi
@mrnam37524 ай бұрын
Oke.a ả hướng dẫn khá minh bạch dễ hiểu
@othanh71974 ай бұрын
cho e hỏi móng 600x600 cọc đứng tâm với cột thì trường hợp này biểu đồ momen sao ạ.
4 ай бұрын
Cái này móng không xuất hiện mô men. Chỉ bố trí thép cấu tạo. Bên cạnh đó, cần kiểm tra điều kiện móng chịu nén cục bộ. Có thể xem cách kiểm tra cấu kiện chịu nén cục bộ trong tiêu chuẩn TCVN 5574:2018.
@phongnguyen-vp5jt5 ай бұрын
Em xin chào Thầy ạ ! Em làm Đồ án tốt nghiệp và đang thắc mắc về vấn đề cắt thép dọc trong cọc khoan nhồi và em có tìm nhiều tài liệu về vấn đề này thì thấy trong giáo trình nền móng của Thầy Nguyễn Văn Quảng có viết là nếu cọc chịu nén đúng tâm thì chỉ cần bố trí đến 1/3 chiều dài ở phía đầu cọc . Thầy có thể giúp em giải thích việc cắt thép này cũng như là hướng dẫn về cách cắt thép dọc trong cọc khoan nhồi này giúp em được không ạ !!! Em rất mong được Thầy giải đáp giúp em ạ ! Em xin cảm ơn Thầy
5 ай бұрын
Thép trong cọc được dùng để kháng lại mô men và lực dọc gây ra trong cọc. Khi cọc chịu tải ngang, mô men sẽ tắt dần theo độ sâu cọc (phải vẽ biểu đồ mô men khi cọc chịu tải ngang). Khi cọc chịu tải đứng, lực dọc trong cọc cũng giảm dần theo độ sâu do ảnh hưởng của ma sát cọc (phải vẽ biểu đồ lực dọc trong cọc để thấy rõ). Vị trí cắt thép dọc trong cọc là vị trí ở đó, mô men tắt dần và lực dọc đủ bé. Tuy nhiên, vì cọc khoan nhồi có chất lượng bê tông thường không đảm bảo ở phần gần mũi cọc nên nếu không kiểm soát chắc chắn chất lượng bê tông cọc thì không nên cắt thép dọc trong cọc.
@phongnguyen-vp5jt5 ай бұрын
Dạ em chào Thầy ạ ! Em xin cảm ơn bài giảng của Thầy nhiều ạ ! Em có 1 câu hỏi là tính thép cho đài móng 2 cọc thì thép theo phương cạnh dài mình tính với sơ đồ mặt ngàm tại cạnh cột còn với thép theo phương cạnh ngắn thì mình bố trí cấu tạo đúng không thưa Thầy ! Em mong được Thầy trả lời câu hỏi giúp em ạ ! Em xin cảm ơn Thầy !!!
5 ай бұрын
Thép cạnh ngắn mình bố trí cấu tạo thôi.
@lequocan32565 ай бұрын
Dạ thầy cho em hỏi về sách tham khảo thiết kế móng băng được không ạ
5 ай бұрын
Bạn có thể mua sách Nền và móng của tác giả Lê Anh Hoàng
@thaimonster42525 ай бұрын
trong độ cứng chống uốn của cọc D và d là gì vậy thầy ?
5 ай бұрын
Vì đây là cọc ly tâm nên D là đường kính ngoài và d là đường kính trong của cọc ly tâm
@thaimonster42525 ай бұрын
dạ nếu là cọc vuông thì tính độ cứng như thế nào ạ ?
5 ай бұрын
Cũng tính ngư vậy chỉ thay diện tích cọc tròn thành cọc vuông thôi
@thaimonster42525 ай бұрын
em cảm ơn !
@trungpham118-ce465 ай бұрын
Dạ cảm ơn Thầy đã chia sẽ kiến thức rất bổ ích. Thầy cho em hỏi là mình có thể quy đổi diện tích thang máy thành diện tích hình tròn tương đương (diện tích tổng không thay đổi) để tính toán được không ạ? Mong thầy phản hồi. Cảm ơn Thầy!
5 ай бұрын
Khi kiểm tra xuyên thủng, không thể quy về dạng hình tròn tương đương được. Lý do, mặt chống xuyên là mặt đứng được đại diện bởi đường bao và chiều cao móng. Không được nhầm lẫn mặt này với hình phẳng trên mặt bằng được giới hạn bởi các đường bao.
@trungpham118-ce465 ай бұрын
Dạ em cảm ơn Thầy đã phản hồi. Em hiểu ý Thầy hướng dẫn ạ, tuy nhiên theo em nghĩ là thay vì mình đi tính từng đường bao 1, 2, 3, 4, 5 thì mình đi tính 1 đường tròn còn chiều cao ho thì vẫn như cũ ạ. Đây là suy nghĩ cá nhân vì em cũng đang bị vướng chỗ này nên mong Thầy hướng dẫn thêm ạ. Cảm ơn Thầy!
5 ай бұрын
Mô men quan tính của đường bao phụ thuộc vào trục quán tính đi qua trọng tâm của đường bao. Do đó, việc quy về đường tròn dẫn đến trục quán tính bị thay đổi. Do vậy, kết quả cuối cùng không chính xác.
@trungpham118-ce465 ай бұрын
Dạ em cảm ơn Thầy
@baohuynh23165 ай бұрын
bạn cho hỏi thép lớp trên đài cọc làm sao để tính. Cảm ơn
5 ай бұрын
Đối với móng cọc dưới cột, thường mô men âm sẽ không xuất hiện trong đài cọc. Do vậy, thép lớp trên chỉ bố trí cấu tạo để chống co ngót của bê tông.
@ThanhHuyTPTEntertainment6 ай бұрын
Dạ cho em xin hỏi là sao trọng tâm của đường bao em xác định theo công thức nó ra không trùng với trọng tâm xác định bằng Autocad ạ? Em cảm ợn ạ!
5 ай бұрын
Autocad chỉ tính trọng tâm cái hình bao bởi các đường phá hoại chứ không tính được trọng tâm của các đường bao. Vì mặt phá hoại theo phương đứng chứ không phải phương ngang.
@thanhson95296 ай бұрын
Dạ em chào Thầy! Thầy cho em hỏi tính chọc thủng móng đơn lệch tâm có giống như đúng tâm không ạ? em cám ơn ạ!
6 ай бұрын
Tính tương tự nhưng kể đến ảnh hưởng của mô men. Xem trong video có hướng dẫn.
@ThanhHuyTPTEntertainment6 ай бұрын
Cho em xin hỏi là cách tính này có tính được cho móng dưới vách cứng L ko ạ? Em cảm ơn ạ!
6 ай бұрын
Tính được chứ bạn. Nó là cách tính tổng quát áp dụng cho bất kỳ hình dạng nào.
@ThanhHuyTPTEntertainment6 ай бұрын
Thép đài móng cọc dưới vách cứng L thì mình xác định như thế nào ạ? Em cảm ơn ạ!
6 ай бұрын
Tính như đài dưới cột nếu có thể thiết lập sơ đồ tính đơn giản. Còn không thì mô hình safe. Vào danh sách phát chọn khoá học thiết kế nhà cao tầng để xem video hướng dẫn mô phỏng móng trên phần mềm safe.
@giangnguyenquoc40196 ай бұрын
trường hợp ứng suất tại đại móng quy ước ( tại mũi cọc) có xét đến hệ số điều chỉnh tùy theo loại móng không thầy
6 ай бұрын
Ứng suất gây lún tại các độ sâu khác nhau (tất nhiên là dưới đáy khối móng quy ước) sẽ bằng ứng suất gây lún tại đáy khối móng quy ước nhân cho hệ số gây lún. Hệ số này phụ thuộc vào hình dạng đáy móng quy ước. Thông thường hai hình dạng phổ biến là hình chữ nhật và hình tròn. Tra hệ số theo phụ lục C TCVN 9362:2012.
@XDCS866 ай бұрын
Theo tiêu chuẩn nếu móng 1 hoặc 2 cọc chịu tải trong ngang lớn như vậy thì phải làm giằng nên ta kết hợp chịu tải trong ngang luôn. Mà làm giằng nên làm nhỏ thôi và không nên nằm trong móng.
@giangtv14326 ай бұрын
Thầy hướng dẫn kiểm tra sức chịu tải đỉnh lớp đất yếu khi có lớp đất tốt ở trên đi thầy
@danto65556 ай бұрын
Em có 1 thắc mắc hơi ngáo ngơ 1 tí. Tại sao gió td theo Px và PY với khung không gian thì chúng ta lại tính Dầm theo M3-3. Gió tác động phân phối nội lực về dầm như nào. Em chưa rõ ở chỗ này. Anh có thể giải thích giúp em với ạ. Cảm ơn Anh
6 ай бұрын
Câu hỏi của bạn chưa rõ ràng. Cần phải trình bày lại. Chẳng hạn, bạn muốn hỏi về cách gán tải hay việc xét đến nội lực tính toán của dầm.
@danto65556 ай бұрын
Dạ xét nội lực. Củ thể Tải trọng truyền theo phương ngang. Tại sao gây ra moomen uốn M3-3 đó ạ. Cách truyền tải trong etabs nó như nào đó Anh
@viet32476 ай бұрын
Cho em xin file excel và file bài giảng với thầy, cảm ơn thầy
6 ай бұрын
Bạn để lại email
@phongtran-pg6bx6 ай бұрын
Cảm ơn thầy vì những bài giảng hay và rõ ràng ạ. Mong thầy ra video về tính toán móng cọc ạ. Em xin cảm ơn❤
6 ай бұрын
Bạn vào khoá học Nền và móng, sẽ có đầy đủ thiết kế móng cọc.
@Pha1nHo4ngKh47 ай бұрын
Dạ thưa thầy, thầy cho e hỏi: khi so sánh ứng suất bản thân của Zl với Zm, thì Zl=chiều sâu từ mặt đất tự nhiên đến giới hạn của Zl của lớp đất cần tính phải không ạ?
6 ай бұрын
ZL là xét từ mặt lớp đất rời có đặt mũi cọc. Vì ZL và Zm khác gốc toạ độ (Zm tính từ mặt đất) nên cần phải quy ZL về mặt đất. Sau đó tiến hành so sánh và chọn cái bé hơn.
@Pha1nHo4ngKh46 ай бұрын
Dạ em cảm ơn thầy, chúc thầy thật nhiều sức khỏe.
@guyfromnowhere99057 ай бұрын
Thầy ơi, bài của em gồm có hai bảng, một là bảng thống kê kết quả thí nghiệm chỉ tiêu các lớp đất, còn một bảng là tổng hợp kết quả thí nghiệm chỉ tiêu các lớp đất, em nên lấy bản nào ạ.
7 ай бұрын
Nên lấy bảng tổng hợp vì bảng này đã gom sẵn các mẫu trong cùng lớp rồi
@XDCS867 ай бұрын
Âm thanh nhỏ quá. Bố trí thép dạng rọ tức có một lồng phía trên là lãng phí, khó cho thi công, nên bỏ. Thép vỉ cũng không cần bẻ neo lên. Nếu thầy giáo dạy sai thì cả một lô kỹ sư làm lãng phí biết bao.
6 ай бұрын
Cảm ơn bạn về lời góp ý. Video chỉ được cắt ra trong lúc giảng trực tuyến lúc dịch covi cao điểm nên chất lượng âm thanh không được tốt. Về thép lớp trên của đài cọc: Khi chiều cao đài không quá lớn, thường cho các công trình bé, thép lớp trên là không cần thiết. Tuy nhiên, khi đài cọc lớn, dùng trong các công trình tải lớn, khối móng khá dày và cần thép lớp trên để cấu tạo chống nứt khi đổ bê tông khối lớn. Bài giảng chỉ giảng cái tổng quát. Tuỳ tình huống mà sẽ có hay không có thép lớp trên này. Về định lượng chiều cao đài lớn bao nhiêu thì cần thép cấu tạo này thì có thể tham khảo các quy định của tiêu chuẩn thiết kế bê tông cốt thép.
@XDCS866 ай бұрын
Khi giảng bài bạn cũng nên nói rõ. Chứ bản vẽ bạn đưa ra như vậy thì sinh viên và người xem cứ đinh ninh là phải làm như vậy. Rất lãng phí thép và khó thi công với cái rọ đó.
@khai_8967 ай бұрын
Dạ Thầy cho em hỏi, trong video phút thứ 8:49 có nội dung giá trị lực ngang không cần dời về đáy đài cọc do đã cân bằng áp lực chủ động của đất. Vậy điều kiện cân bằng áp lực chủ động, bị động của đất để triệt tiêu lực ngang là công thức chọn chiều sâu chôn móng “D-f=0.7*tan(45….. “phải không ạ?
7 ай бұрын
Đúng rồi
@khai_8967 ай бұрын
Dạ, em cảm ơn Thầy
@TuanReviewVlog7 ай бұрын
cảm ơn thầy
@phongnguyen-vp5jt7 ай бұрын
em chào thầy !!! em có nghe các ý kiến cho rằng khi kiểm tra võng, nứt trên 1 mặt bằng sàn thì chỉ cần kiểm tra ô to nhất , nếu ô to nhất đã thoả thì các ô nhỏ còn lại sẽ thoả ? Thưa thầy ý kiến này có đúng không ạ ? Và nếu ý kiến này chưa chuẩn thì trong thực tế có trường hợp nào khi kiểm tra ô sàn to nhất thì thoả nhưng có 1 vài ô sàn nhỏ hơn không thoả điều kiện không thưa thầy ? Em xin cảm ơn và mong được thầy giải thích ạ !!!
7 ай бұрын
Kiểm tra độ võng dài hạn tại ô bản có độ võng đàn hồi lớn nhất thoả thì thường các vị trí khác sẽ thoả với điều kiện đảm bảo hàm lượng cốt thép tối thiểu trong điều kiện chống nứt.
@phongnguyen-vp5jt7 ай бұрын
em cảm ơn thầy và em xin hỏi thêm 1 câu nữa là nếu ô sàn đó là 2 phương thì mình sẽ kiểm tra võng theo 2 phương L1 và L2 luôn đúng không thầy !!!
7 ай бұрын
Theo đk tương thích chuyển vị thì hai phương phải có độ võng lớn nhất như nhau. Do đó, chỉ cần kiểm tra theo phương có mô men lớn nhất.
@danto65557 ай бұрын
Em có chút góp ý về tải đất lên móng. Đối với bài toán biến dạng - chuyển vị(TTGH2) thì ta kể đến tải đất. Còn đối với tính cường độ (TTGH1) thì bỏ qua do phản ứng suất đáy móng triệt tiêu với tải đất lên móng. Cảm ơn Anh đã xem
7 ай бұрын
Về nguyên tắc là không kể đến tải đất ở trên đáy móng. Tuy nhiên, vì muốn kinh tế, chiều cao móng thường chọn rất bé so với các cạnh đáy móng nên móng không ứng xử hoàn toàn tuyệt đối cứng. Vì vậy, phản lực dưới đáy móng không hoàn toàn tuyến tính và có xu hướng tập trung lớn ở biên. Do đó, việc kể đến ảnh hưởng của tải đất như một thủ thuật để kể đến sự gia tăng của áp lực đất ở gần biên móng do ảnh hưởng ứng xử phi tuyến của móng.
@danto65557 ай бұрын
Cảm ơn Anh. Vấn đề này em chưa gặp và chưa nắm được cái ứng xử phi tuyến này. Nhưng rất hay - thủ thuật để giải quyết công việc