#598

  Рет қаралды 335,784

VFacts

VFacts

Күн бұрын

Điện Hạt Nhân Nguy Hiểm Cỡ Nào? Việt Nam Có Nên "Liều"?
#VFacts, #dienhatnhan,
The Dream Tourbillon - Mô hình đồng hồ cơ khí cực chất "made in Vietnam"
Nhanh tay sở hữu tại đây: tnemodels.com/products/the-dr...
Quy trình hoạt động của nhà máy điện hạt nhân, nói đơn giản thì nó đơn giản, mà nói phức tạp, thì cũng vô cùng phức tạp. Về bản chất, Nhà máy điện hạt nhân là một nhà máy nhiệt điện trong đó nguồn nhiệt là lò phản ứng hạt nhân. Nhiệt sinh ra trong quá trình phân hạch hạt nhân trong lõi lò phản ứng được sử dụng để đun sôi nước thành hơi nước, làm quay các cánh quạt của tuabin hơi. Khi các cánh tuabin quay, chúng chạy các máy phát điện tạo ra điện. Hơi nước sau đó được làm mát để ngưng đọng thành nước và tái sử dụng để tạo ra hơi nước.
Công việc chính của lò phản ứng là chứa và kiểm soát phản ứng phân hạch hạt nhân. Nhiên liệu uranium được ép và nung tại nhiệt độ từ 1.600 đến 1.700 độ C thành các viên gốm. Mỗi viên gốm đường kính khoảng 1cm và dài khoảng 1,6 cm, nặng khoảng 10 gram, tạo ra lượng năng lượng tương đương với 568 lít dầu hay khoảng 480 mét khối khí thiên nhiên.
Những viên giàu năng lượng này được xếp chồng lên nhau trong các thanh nhiên liệu kim loại dài khoảng 4 mét. Thông thường, hơn 200 thanh nhiên liệu này được bó lại với nhau để tạo ra một cụm nhiên liệu - fuel assembly. Lõi lò phản ứng thường được tạo thành từ vài trăm cụm nhiên liệu như thế, tùy thuộc vào công suất thiết kế của từng nhà máy.
Bên trong thùng lò phản ứng, các thanh nhiên liệu được ngâm trong nước.
Lò phản ứng sử dụng nước thông thường để vừa là chất làm mát vừa là chất điều tiết neutron được gọi chung là Lò phản ứng nước nhẹ.
Một loại lò khác dùng carbon dưới dạng than chì làm chất điều tiết gọi là Lò phản ứng được điều tiết bằng than chì.
Chất điều tiết làm chậm các nơtron mới được sinh ra trong quá trình phân hạch, khiến chúng mất năng lượng và trở thành neutron nhiệt. Neutron nhiệt di chuyển chậm hơn nhưng lại có khả năng gây ra phân hạch cao hơn các neutron di chuyển nhanh, giúp duy trì dây chuyền phản ứng.
Dây chuyền phản ứng phân hạch được tạo ra khi các neutron được giải phóng trong quá trình phân rã của hạt nhân ban đầu tạo ra thêm ít nhất một phản ứng phân hạch trong một hạt nhân khác. Đến lượt hạt nhân này tạo ra neutrons và quá trình lặp lại.
Nếu mỗi neutron ban đầu giải phóng thêm hai neutron, thì số lượng phân hạch tăng gấp đôi sau mỗi thế hệ. Trong trường hợp đó, trong 10 thế hệ có 1.024 phân hạch và trong 80 thế hệ có khoảng 6 × 10^23 phân hạch.
Nếu quá trình này được kiểm soát, ta sẽ có một nhà máy điện hạt nhân, hoặc nếu không được kiểm soát, một quả bom hạt nhân.
Để tăng hoặc giảm tốc độ phân hạch một cách nhanh chóng hơn, người ta sử dụng các thanh điều khiển - Control rod. Thành phần của chúng bao gồm các nguyên tố hóa học như boron, cadmium, bạc, hafnium hoặc indium, có khả năng hấp thụ nhiều neutron mà không tự phân rã.
Các thanh điều khiển chèn vào giữa các thanh nhiên liệu ăn cắp neutron từ chuỗi phản ứng, từ đó kiểm soát tốc độ phân hạch, thứ quyết định sản lượng nhiệt của lò phản ứng, tốc độ sản xuất hơi nước và cuối cùng là sản lượng điện của nhà máy điện nguyên tử.
Về nguyên tắc, để tăng tốc độ phân hạch, tăng sản lượng điện, người ta sẽ rút bớt các thanh điều khiển ra khỏi lò. Ngược lại, để giảm công xuất, người ta sẽ cắm các thanh điều khiển sâu hơn vào lõi lò phản ứng, đơn giản vậy thôi.
Việc quản lý kém hoặc trục trặc trong quá trình vận hành các thanh điều khiển có thể gây ra các thảm họa hạt nhân. Và trên thực tế, nó đã góp phần gây ra thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử.
- - -
Những người thực hiện:
Kịch bản: Đạt Nguyễn
Thu âm: Đạt Nguyễn
Biên tập video: Huệ Tây, Thúy Kiều
Nội dung chính:
00:00 Intro
00:39 Điện hạt nhân là gì?
05:27 Thảm họa Chernobyl
09:39 Thảm họa Fukushima
11:22 Ưu điểm của điện hạt nhân
13:19 Nhược điểm của điện hạt nhân
Có thể bạn sẽ thích xem:
► Sự Thật Nổ Não Season 1: bit.ly/2Njpiau
► Sự Thật Nổ Não Season 2: bit.ly/2ElsgIK
► Sự Thật Nổ Não Season 3: bit.ly/2SPH2gQ
► Series Vũ Trụ by VFacts: bit.ly/2E3AROP
► VFacts Travel (Du Lịch 0đ): bit.ly/2tuTbvp
► VFacts Top 5/Top 10: bit.ly/2Va7HEQ
► Thế Giới Và Những Cái Nhất: bit.ly/2LQ2HoT
► Bạn Hỏi VFacts Trả Lời: bit.ly/2Pkqi35
► Súc Động Vật: bit.ly/372XnFu
► Con Người Fun Facts: bit.ly/2CDIXNQ
► Thông Não Series: bit.ly/3o3Umzj
📣 Giúp VFacts đạt 2.000.000 Subscribers: bit.ly/DKVFacts
📣 Fan Page chính thức: bit.ly/2VFacts
📣 Group chính thức: bit.ly/VFactsCommunity
Một số tư liệu được sử dụng trong video thuộc về các chủ sở hữu đáng kính. Mọi vấn đề liên quan đến bản quyền, vui lòng liên hệ: ads@vfacts.net
Some of the materials used in the video belongs to the rightful owners. All Copyrights related issues should be sent to ads@vfacts.netMời ACE đăng ký VFacts Shorts: / @vfactskyan

Пікірлер: 1 200
@VFacts
@VFacts Жыл бұрын
The Dream Tourbillon - Mô hình đồng hồ cơ khí cực chất "made in Vietnam" Nhanh tay sở hữu tại đây: tnemodels.com/products/the-dream-tourbillon
@_shanemi_6813
@_shanemi_6813 Жыл бұрын
Ok
@baoan4327
@baoan4327 Жыл бұрын
😊
@thopham8679
@thopham8679 Жыл бұрын
Ad ơi làm sao người ta có thể đo được nhiệt độ ở hàng trăm triệu độ C ạ
@DuyBadminton
@DuyBadminton Жыл бұрын
Có nên
@ngocnguyenx5415
@ngocnguyenx5415 Жыл бұрын
cái gì hợp lý thì làm, lúc làm đường giây 500kV cũng khối ông nói này nọ 🥴🥴🥴
@phamhungcuong6619
@phamhungcuong6619 Жыл бұрын
Tôi được đào tạo bài bản về Hạt Nhân. Vấn đề tiền thì ko phải ko có, vấn đề nhân lực đã được đào tạo ko thiếu thậm chí đã được Nga hỗ trợ chuyên gia và kĩ thuật rồi. Điện hạt nhân vận hành thì chi phí ng dân bỏ ra sẽ rất rẻ và điện hạt nhân an toàn hơn thuỷ điện nhiệt điện hay điện mặt trời nhiều. Tiếc là mấy năm trước có nhiều vụ việc cả do khách quan cả do chính trị mà ko triển khai.
@VFacts
@VFacts Жыл бұрын
Cảm ơn chia sẻ của người trong cuộc ạ.
@namanh2585
@namanh2585 Жыл бұрын
Vấn đề tiền VN giải quyết như nào vậy bác ?
@nguyenhoan4352
@nguyenhoan4352 Жыл бұрын
​@@namanh2585 trả góp bác. Thấy bảo Nga hỗ trợ khoản vay trả góp
@KurosakiSaito0
@KurosakiSaito0 Жыл бұрын
@@namanh2585 tôi có học về đối ngoại thì việt nam vẫn còn những hợp đồng với nga về việc đầu tư tài lực để xây dựng, tuy nhiên do chính trị và người dân nên tạm hoãn, về việc nó khởi động trở lại chắc cần sự ổn định từ khác khối kinh tế, lúc đấy mình mới không chịu sự ảnh hưởng về mặt chính trị như hiện nay.
@garden6911
@garden6911 Жыл бұрын
Do mấy bạn fan Phương Tây kêu và Phương Tây gây sức ép chứ không giờ chúng ta được dùng điện giá rẻ rồi. Và cái giá là cắt liên tục. Nhà máy hạt nhân khi đó đã có kế hoạch, có vốn, nghiên cứu tiền khả thi xong hết rồi, cử người đi học để vận hành. Nhưng phút cuối thì hủy. Nói chung nước nào dính hạt nhân đều sẽ bị phương Tây lên án và coi là mối đe dọa với họ thôi. Nên các bạn trẻ đừng cuồng phương Tây quá. Họ có mặt giỏi nhưng nhiều thứ họ cực đoan lắm
@ratatrs
@ratatrs Жыл бұрын
Đáng buồn là một số đại biểu quốc hội chỉ vì mong muốn nhận được sự ủng hộ của dư luận ( rõ ràng là tầm nhìn không qua được ngọn cỏ) mà đánh đổi lợi ích quốc gia lợi ích dân tộc, ủng hộ chính sách khuyến khích sản xuất điện mặt trời điện gió. Nên nhớ tất cả các nhà máy thủy nhiệt điện đều phải thiết kế ở công suất tối đa không bao gồm công suất của đmt(vì giờ cao điểm cần điện nhất nó có phát được đâu) giữa trưa nắng khỏe thủy nhiệt điện phải hạ công suất để "mua" lại điện mặt trời với giá cao. Có khác gì tự mua dây buộc mình không? Chẳng hiểu sao dư luận vẫn ôm mộng hóa rồng bằng điện mặt trời, nực cười
@tvmanhwa1814
@tvmanhwa1814 Жыл бұрын
Bạn nói đúng. Châu Âu đã triển khai điện gió và điện mặt trời mấy chục năm nay, nhưng giờ vẫn phải sản xuất điện từ nhiệt điện là chính bởi vì năng lượng gió và mặt trời cực kỳ thiếu ổn định, chưa kể rác thải pin mặt trời hiện không có cách xử lý hiệu quả. Những kẻ đề xuất điện gió và mặt thời thực sự là vô trách nhiệm khi thiếu sự nghiên cứu, tìm hiểu những quốc gia đã đi trước.
@tornadohavy9012
@tornadohavy9012 Жыл бұрын
Lúc trưa nó nóng hay đêm nó nóng ?nói như đặc cầu
@tranvu435
@tranvu435 Жыл бұрын
​@@tornadohavy9012 cao điểm là trong khoảng 18h00 đến 20h00 nhé, lúc mọi người đi làm đi học về nhà. Lúc đó thì mặt trời đã lặn, điện mặt trời vô dụng. Hiểu chưa đặc cầu
@AnNguyen-nq1ds
@AnNguyen-nq1ds Жыл бұрын
Ngây thơ, tưởng VN làm đmt là do VN muốn à 😃
@lekien245
@lekien245 Жыл бұрын
Ngụy biện thôi. Ban ngày không dùng điện nhiều hả? Ban ngày là giờ làm việc! Dân văn phòng mở máy lạnh, nhà xưởng mở hết công suất... mà xài ít à? Láo lếu! Điện gió - điện mặt trời nào bán giá cao? Mở gói thầu công khai cho người Dân nhảy vào đi xem giá có rẻ như cho không nào. Cứ âm thầm ký hợp đồng với đám công ty "con ông cháu cha" để jua giá điện cao, tiền lời nhiều đem đi bao "em út", mua bò dát vàng mà đớp xong lại kêu ca, lại thả dư lợn viên lên viết comment bày tỏ lý do lý trấu... Giờ cho Dân làm hết đi, tiền Ngân Sách lo mà xây dựng hạ tầng truyền tải điện cho tốt. Lúc đó thiếu điện thì hãy đổ thừa. Bây giờ anh độc quyền làm hết thì anh phải chịu hoàn toàn trách nhiệm, cấm lý do lý trấu.
@VFacts
@VFacts Жыл бұрын
Theo ACE, Việt Nam có nên xây nhà máy điện hạt nhân không?
@xumy2073
@xumy2073 Жыл бұрын
Theo mình nếu ko còn biện pháp nào hoặc những biện pháp ấy đắt hoặc khó hơn thì nên xây a, nhưng thấy chúng ta xây sẽ nhờ bên nào hỗ trợ thôi.
@manhcuonghoang1962
@manhcuonghoang1962 Жыл бұрын
@phongdo1104
@phongdo1104 Жыл бұрын
Hỏi thừa. Có muốn xây cũng ko có công nghệ mà xây
@manhcuonghoang1962
@manhcuonghoang1962 Жыл бұрын
@@xumy2073 nga với nhật sẽ là 2 đối tác tốt nhất
@HTDK2304
@HTDK2304 Жыл бұрын
@@phongdo1104 Chúng ta có Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt đó.
@sayuogiwara632
@sayuogiwara632 Жыл бұрын
Có 1 khẳng định chắc chắn là. Nếu không tìm ra 1 nguồn năng lượng mới. Khi VN phát triển hơn nữa thì sẽ sử dụng điện hạt nhân mà thôi. Chỉ đợi vào than + thủy thì không thể nào đủ năng lượng để sử dụng đâu
@anh9306
@anh9306 Жыл бұрын
Vấn đề điện Hạt nhân 1. Nguồn vốn : Nga không đài thọ mà cho trả góp thông qua xuất khẩu hàng hóa sang Nga 2. Nhân lực: VN có kinh nghiệm vận hành lò phản ứng hạt nhân từ lâu( Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt), chưa kể các chuyên gia đã được đào tạo tại Nga vào thời điểm đó 3. Địa chất: Khu vực đặt nhà máy được khảo sát rất kỹ bởi các chuyên gia trong nước và quốc tế 4. Công nghệ: Lò phản ứng công nghệ hoàn toàn mới an toàn hơn fukusima Những yếu tố này hoàn toàn có thể triển khai điện Hạt nhân, tuy nhiên có rất nhiều vấn đề về chính trị khi triển khai, lo ngại của các nước láng giềng không phải là không có. Chưa kể năng lượng sạch( bản chất cũng không sạch lắm) đã bơm gì đó cho cánh báo chí để dìm điện hạt nhân.
@NguyenThanhThai-j8y
@NguyenThanhThai-j8y 11 ай бұрын
Vấn đề chính trị chi cho nó dài ? Do dân trí !
@traluongthanh6074
@traluongthanh6074 Жыл бұрын
Điện hạt nhân hiển nhiên là mục tiêu tương lai mà mọi nước đều muốn hướng tới. Ở VN thì gặp 2 vấn đề chính là vốn và công nghệ, nếu muốn thì Nga có thể hỗ trợ về vốn và công nghệ nhưng về chính trị thì lại không cho phép. Hơn nữa trình độ nhận thức của nhân dân còn kém do đó sớm nhất thì cũng 10 năm nữa
@truonghoangha5907
@truonghoangha5907 Жыл бұрын
cái ở Ninh Thuận đang xây, dc chuyển giao công nghệ đầy đủ, tự dưng mấy bố biểu tình đòi ngưng xây nên mới ko có chứ đúng ra giờ đang vận hành rồi
@angNguyen-sl2we
@angNguyen-sl2we Жыл бұрын
​@@truonghoangha5907chính xác hơn quốc hội đã trả lời là do đà phát triển lúc thi công đã thấp hơn nhiều so với lúc đưa ra dự án (6 năm) nghĩa là số tiền bỏ ra so với nhận lại là k đáng, lại còn nguy cơ cao là vượt trần nợ công vì phải đi vay nợ quá nhiều. Dân ta thì chỉ nhìn đc cái trc mắt, xây thì la nhưng đến lúc k có điện thì lại cũng la rồi đổ lỗi cho nhà nước. Xây nhiệt điện cũng k cho nhưng đổ nhau đi mua máy phát điện thì được
@tools_tools
@tools_tools Жыл бұрын
Nga giờ làm j có vốn
@tools_tools
@tools_tools Жыл бұрын
@@truonghoangha5907 biểu tình đâu, vn cấm biểu tình mà
@truonghoangha5907
@truonghoangha5907 Жыл бұрын
@@tools_tools VN nào cấm biểu tình? Học lại luật đi rồi chém gió, VN cũng như các nước khác chỉ cấm biểu tình bạo động. Ko biết còn cào bàn phím
@XSupergameXTM
@XSupergameXTM Жыл бұрын
Tại sao nhiều vụ tai nạn hàng không thảm khốc nhưng con người vẫn sử dụng máy bay? Bởi vì nó mang lại lợi ích vô cùng lớn cho con người. Và điện hạt nhân cũng vậy. Dẫu có nguy cơ tai nạn, nhưng nguồn lợi từ đó là rất nhiều. Chúng ta có chịu chấp nhận rủi ro để phát triển hay là cứ an toàn nhưng lại tụt hậu so với các nước khác. Đó là điều đáng suy ngẫm
@dunglaixuan7135
@dunglaixuan7135 Жыл бұрын
Hàng không nào tỉ lệ tai nạn cao . Hàng không là tỉ lệ tai nạn quá thấp
@alittlelove8021
@alittlelove8021 Жыл бұрын
mình nghĩ một khi có sự cố làm cho nó phát nổ, thì hậu quả phải gánh chịu rất nặng nề, quy mô thiệt hại còn hơn cả động đất sóng thần bom nguyên tử, phải sơ tán hàng trăm thậm chí đến hàng triệu dân và tệ nhất là phải bỏ nguyên cả thành phố( nơi xây dựng nhà máy điện hạt nhân) cả trăm năm hoặc ngàn năm, và Việt Nam mình thì chưa đủ sẵn sàng để gánh chịu hậu quả đó, và dân trí VN bây giờ cũng phát triển nên họ có thể lường trước được thảm họa, nên họ phản đối là đúng. Đấy là mình nói bây giờ, còn trong tương lai thì khi đã sẵn sàng có thể xây dựng được nè
@Kiu87922
@Kiu87922 Жыл бұрын
​@@dunglaixuan7135thì cx là tỉ lệ, thứ j mang lại lợi ích thì cx có tỉ lệ thất bại, ông kia nói hàng không thảm khốc thì đúng r, rớt một phát là chết mất xác
@Kiu87922
@Kiu87922 Жыл бұрын
​@@alittlelove8021dân trí mà phát triển là họ ủng hộ làm điện hạt nhân rồi đấy. Làm j cx có rủi ro cả, thủy điện một lần vỡ đập nó cx như một trận đại hồng thủy càn quét. Chỉ là cái lợi ích đó có đủ lớn để chấp nhận rủi ro k thôi, tại sao Nhật Bản sau thảm họa fukushima mà họ lại k sợ mà còn tiếp tục xây dựng tiếp vì chỉ có hạt nhân mới đáp ứng đủ nhu cầu. VN hiện tại cx vậy, năng lượng để đáp ứng các nhu cầu căn bản còn chưa có thì nói j đến năng lượng để đáp ứng làm công nghiệp nặng
@jdilordd5469
@jdilordd5469 Жыл бұрын
Hàng không là an toàn nhất đấy :))
@firelarge
@firelarge Жыл бұрын
Sau này, công nghệ giúp con người khống chế chất phóng xạ ngày càng chặt chẽ và chủ động hơn, điện hạt nhân có thể được dùng phổ biến trên các nước tiên tiến. Việc sử dụng điện hạt nhân cũng chỉ là vẫn đề thời gian vào thởi điểm thích hợp mà thôi, Các bạn thấy đó, công nghệ nào cũng có ưu và nhược điểm, vì vậy cần lựa chọn công nghệ điện hạt nhân vào thời điểm thích hợp
@neogp4212
@neogp4212 Жыл бұрын
đợi đến lúc rẻ vs an toàn tuyệt đối thì phát triển xong công nghệ tái tạo sóng biển rồi bạn ơi :)))
@khoahoang3871
@khoahoang3871 Жыл бұрын
Nhiệt hạch đó, gần như là sạch tuyệt đối, có điều con người chưa kiểm soát được.
@bangtruong8598
@bangtruong8598 Жыл бұрын
​@@neogp4212khi nào thép không bị rỉ sét bởi nước biển thì Việt nam mới đủ tài Chính để xây nha ông. Nghèo mà cứ thèm cái viễn vông 😂.
@neogp4212
@neogp4212 Жыл бұрын
@@bangtruong8598 ôi bạn ơi ngta đang nghiên cứu rồi...vn hướng tới dùng năng lượng biển vì đường bờ biển vn rất dài chứ vn ko hướng tới năng lượng hạt nhân...còn tiền thì bạn ko phải lo...bạn nghèo thôi chứ vn giờ ko phải nc nghèo thậm chí còn chuẩn bị là nền kinh tế nổi bật của đna cơ bạn ạ...nhìn điện mặt trời đi năm 2010 toàn 1xtr 2xtr giờ có 4tr/1 tấm công nghệ nó phát triển theo ngày rồi
@bangtruong8598
@bangtruong8598 Жыл бұрын
@@neogp4212 điện mặt trời đó đang đắt có được nối đâu. Điện hạt nhân người ta pt cả gần trăm năm rồi không theo đi theo máy cái viển vông.
@vuongdinh4306
@vuongdinh4306 Жыл бұрын
Mình từng học và tốt nghiệp ngành kỹ thuật hạt nhân. Theo quản điểm về điện hạt nhân mình cho rằng vấn đề vẫn là nguồn tiền và vn chưa thiếu điện đến mức phải xây. Về tai nạn thì đúng là khốc liệt đến nỗi mng phải sợ nhưng xác suất xảy ra thì vô cùng thấp. Lịch sử hàng trăm năm cũng mới chỉ xảy ra 4 vụ tai nạn lớn. Cũng giống như tai nạn máy bay hiếm xảy ra nhưng đã xảy ra là ngỏm. Còn tai nạn xe máy ô tô thì nhiều vô kể nhưng ít đc chú ý tới.
@VFacts
@VFacts Жыл бұрын
Mấy khi gặp được người trong ngành. Cảm ơn chia sẻ của bạn.
@huyquang4615
@huyquang4615 Жыл бұрын
tai nạn phần lớn do thiên tai và con người. Nhưng mà bây giờ phát triển công nghiệp và cam kết cắt giảm khí CO2 thì chỉ có điện hạt nhân mang lại thoi
@vietanhnguyen8159
@vietanhnguyen8159 Жыл бұрын
Vấn đề lớn nhất là chính trị chứ vấn đề về tiền hoặc tai nạn thì đơn giản thôi
@ailocnguyen5534
@ailocnguyen5534 Жыл бұрын
Riêng vụ chernobyl khiến cả một vùng rộng lớn k thể canh tác sinh sống đã quá đủ để khiến bất cứ ai đều phải lạnh gáy rồi. Nên các nước đang phát triển như VN k cần điện hạt nhân.
@huyquang4615
@huyquang4615 Жыл бұрын
@@ailocnguyen5534 đó là công nghệ hồi xưa và lỗi do con người. Bây giờ công nghệ cực kì an toàn. Các nước phát triển hầu như điều dùng điện hạt nhân
@SeaNart8
@SeaNart8 Жыл бұрын
10:57 Câu trả lời cho việc VN có cần nhà máy điện hạt nhân hay không có ngay trong cái bản đồ này, nhìn vào đây bạn có thế dễ dàng nhận ra: Trừ những nước nhỏ có nhu cầu điện thấp, chả có đất nước phát triển nào không có nhà máy điện hạt nhân cả, nói cách khác, nếu muốn trở thành một đất nước phát triển, phải xây nhà máy điện hạt nhân...
@boahamofficial6659
@boahamofficial6659 Жыл бұрын
Nước mình là nước đang phát triển còn thiếu nhiều vốn để xây dựng nhà máy. Nhiều ông quan chức đớp lên đớp xuống thì còn lâu mới xây được cái nhà máy điện hạt nhân
@nguyenan9181
@nguyenan9181 Жыл бұрын
@@boahamofficial6659 nước mình đã từng có kế hoạch xây dựng xây, đã cử người sang học tập để vận hành nhà máy nhưng dân mình ngu, sợ tai nạn nên buộc phải dừng chứ không liên quan gì tới quan chức tham nhũng cả
@phile8664
@phile8664 Жыл бұрын
Đúng rồi, càng đầu tư thì quan chức càng thích vì càng đc chấm phẩy, ko đầu tư thì lấy gì mà tham nhũng
@sonbe9307
@sonbe9307 Жыл бұрын
​@@phile8664nếu nó mà hoạt động thì chẳng ai có thể nói gì. Sợ người xây dựng, vận hành không có thôi.
@ohoang856
@ohoang856 Жыл бұрын
@@phile8664mf cũng lạ, càng tham nhũng nước lại càng giàu thế mới đau.
@thenamelessscientist9370
@thenamelessscientist9370 Жыл бұрын
Theo mình tìm hiểu thì khi lõi hạt nhân tan chảy thì tốc độ phản ứng tăng nhưng ko phải là tới trạng thái có thể tạo ra được một vụ nổ hạt nhân cỡ mini, vì: + Một vụ nổ hạt nhân là kết quả của việc một lượng năng lượng lớn được giải phóng trong thời gian cực ngắn. + Thêm nữa thiết kế của lò phản ứng trong vụ tai nạn chernobyl là RBMK-1000, thiết kế này giúp cho nhiên liệu Urani không cần trải qua quá trình làm giàu mà một lò phản ứng nước nhẹ (LWR) thông thường cần, điều này làm cho khi lõi lò tan chảy thì phản ứng cũng bắt đầu giảm dần. Trong báo cáo chính thức thì vụ nổ thứ hai là một vụ nổ khí hydro vì khi lò phản ứng hoạt động nó phân tách các phân tử nước ra thành oxi và hydro khi nắp lò bị bung ra vì vụ nổ hơi nó làm cho khí oxi từ bên ngoài tràn vào và bùm, cái mà vfact nói thật chất có nhưng chỉ là phỏng đoán được đưa ra. Trong bộ phim Chernobyl 2019 của HBO có đề cập tới chi tiết này. . Chú thích: + Mức làm giàu Urani của một quả bom hạt nhân là 95%, của một LWR là 10% và của RBMK-1000 là cỡ 3% + Khí hydro và Oxi sinh ra trong lò sẽ tự hợp lại thành nước mà ko phản ứng nổ trong lò vì khi đó nó đang được kiểm soát và không phản ứng quá mãnh liệt như khi ở bên ngoài môi trường bình thường. + Thiết kế của lò RBMK-1000 ko cần làm giàu U-235 vì nó sẽ còn tạo ra Pu-239 từ U-238 và tự phản ứng hoặc được lấy ra sài, khi lõi lò hoạt động mạnh, các neutron sinh ra không được điều tiết sẽ có xu hướng không phản ứng với các hạt nhân nên than chì sẽ điều tiết nó giúp tăng cơ hội phản ứng phân hạch xảy ra. Điều có xảy ra ở LWR nhưng nước không thể điều tiết bằng than chì nên vì thế U-235 trong nhiên liệu cần được làm giàu cao hơn so với với nhiên liệu của RBMK-1000. Hy vọng vfact cho lên tv, mình chỉ tìm hiểu được tầm này thôi, có thể có sai sót hoặc là khác so với những tài liệu khác (ai mà ko biết được vụ này nó tệ tới cỡ nào, nên là cũng phải ... :D ) mong mọi người thông cảm :D
@locbui4914
@locbui4914 Жыл бұрын
Cảm ơn vì thông tin nhé, xem phim nói khá nhiều nhưng không hiểu lắm
@anhtunguyen240
@anhtunguyen240 Жыл бұрын
Một vài tài liệu nói về thảm họa chenobyl thì nguyên nhân chủ quan có liên quan tới gián điệp mỹ cài vào gây nổ lò
@user-op8bg2lp5j
@user-op8bg2lp5j 11 ай бұрын
sai 1 cái 1 vé miễn phí chào đón bạn
Жыл бұрын
điện hạt nhân có chi phí vốn / MW cao, nhưng phải nhớ rằng công suất thiết kế và công suất thực tế trong 1 năm của đhn là bằng nhau vì không phụ thuộc thời tiết, khí hậu, còn công suất thiết kế của đmt, đg, thuỷ điện có thể cao nhưng tuỳ vào từng mùa, mùa nắng, mùa mưa, mù khô, mùa gió nhiều, mùa ít gió... vì thế nên công suất thực tế trung bình năm sẽ thấp đi nhiều
@SUNNYSTARSCOUT365
@SUNNYSTARSCOUT365 Жыл бұрын
VN đang trong quá trình công nghiệp hóa và phát triển kinh tế mạnh mẽ nên rất cần 1 nguồn năng lượng mật độ cao, ổn định và dài hạn để phát triển. Điện hạt nhân có lẽ là thứ duy nhất đáp ứng được các tiêu chí đó
@HaHa-lh2mr
@HaHa-lh2mr Жыл бұрын
VN trở thành nước công nghiệp từ 2020 rồi
@DuongPham-bj9zh
@DuongPham-bj9zh Жыл бұрын
Cái này tao nhất trí nhưng đặt nhà máy ở đâu đặt ở tỉnh của m nhé hay ở xã mày hay gần nhà m luôn xem dám ko
@boyk4te9x
@boyk4te9x Жыл бұрын
@@HaHa-lh2mr rất châm biếm haha
@LoveCHINA_666
@LoveCHINA_666 Жыл бұрын
​@@DuongPham-bj9zh100% đặt ở ven biển ít dân cư
@cham4886
@cham4886 Жыл бұрын
@@DuongPham-bj9zh trước khi xây nhà máy điện hạt nhân thì cũng tính toán đủ đường về vị trí lẫn việc di dân, đền bù giải phóng mắt bằng rồi!!! Đâu phải cứ muốn xây ở đâu cũng được đâu.
@lixi404
@lixi404 Жыл бұрын
đỉnh quá Vfact ơi 👏
@hoanghai4043
@hoanghai4043 Жыл бұрын
Thiếu điện chỉ có tăng chứ không bao giờ giảm Bao giờ mà toàn dân thiếu điện khắc phải làm Giờ mới chỉ có miền Bắc bị thiếu nên còn nhiều phản đối là phải
@Phrkhanh
@Phrkhanh Жыл бұрын
Cứ tăng trưởng kinh tế đều đều 7%/năm, thêm mùa hè nào cũng đôi ba cái tuần nóng 40 độ, thủy điện hết nước là đủ combo yêu cầu xây điện hạt nhân 😂😂😂😂
@tigertran2551
@tigertran2551 Жыл бұрын
Hơi động chạm 1 tý, nhưng dân ta thường có tính nhiều mặt. Điện nhiệt, điện nước: kêu phá rừng, bụi, không bảo vệ môi trường. Điện gió, điện mặt trời: 2 cái này có đặc điểm là nhiên liệu gần như vô hạn, nhưng chi phí xây dựng, bảo trì, xử lý chất thải (panel, dầu, đồ hỏng) rất tốn kém. Tốn kém thì phải thu thêm = đắt = chửi. Chưa tính là cần diện tích lớn cho khả năng cấp điện thấp, không ổn định, muốn lưu trữ điện thì còn tốn kém hơn. Mất gió hay trời âm u tý là biết mặt nhau ngay. Điện hạt nhân: xây dựng đắt, chi phí vận hành rẻ (như vfact nói) nhưng dân ta lại xem phim hạt nhân nhiều quá, xây cái là sợ chết, sợ nổ. Chưa tính VN là nước dễ bị ngoại bang xâm lược (lịch sử cho thấy rõ), thử nghĩ có cái nhà máy điện hạt nhân ở dãy Trường Sơn thời mẽo ném bom rải thảm xem, chắc tầm này đi bắc nam phải quá cảnh nước bạn.
@jonathanevans3170
@jonathanevans3170 Жыл бұрын
Bị ngáo à. Mỹ nó ném bom nhà máy điện hạt nhân thì mặt mũi đại ca thế giới vứt đi đâu. Nga nó nó ném bom Uk ầm ầm kia mà nó còn né nhà máy điện ra
@Zonecode15
@Zonecode15 Жыл бұрын
Cũng như vận tải hàng không, đã có tai nạn thì thảm khốc hơn rất nhiều so với các ngành vận tải khác, nhưng nó lại an toàn và tiết kiệm về lâu dài hơn. Bỏ qua vấn đề lợi và hại của điện hạt nhân, thì 2 vấn đề thiết yếu nhất để một quốc gia trở nên lớn mạnh chính là lương thực và năng lượng. Mà năng lượng hạt nhân hiện tại là loại năng lượng dồi dào, rẻ và cung cấp đủ nhất mà con người có. Cái gì cũng có đánh đổi, nghe con số vài trăm năm để tránh ô nhiễm thì ghê gớm, nhưng xét về ô nhiễm thì điện mặt trời còn vấn đề pin, tuy ít thời gian hơn nhưng số lượng pin thải thì lớn. Còn gió thì từ chi phí xây dựng đến chi phí vận hành đều cao, mà mức tạo ra năng lượng bù trừ hao hụt lại không nhiều. Nên xét nhiều mặt, ta nên chấp nhận năng lượng hạt nhân
@senkuishigami4318
@senkuishigami4318 Жыл бұрын
Đây rồi, chờ mãi vd này
@kis8883
@kis8883 Жыл бұрын
a Đạt ơi, a giải thích dùm em về lý thuyết nón ánh sáng đc ko ah, em đọc mà ko hiểu j hết 🧐🧐
@Minus-One-san
@Minus-One-san Жыл бұрын
xem Vfacts ko chỉ để biết để hiểu mà còn học cách trình bày, dẫn dắt, cách tìm kiếm thông tin. Cô e có giao một bài thuyết trình có nội dung tương tựng nhưng nể Vfacts ở chỗ e lục tung cái internet cũng không thể tìm đầy đủ thông tin như Vfacts được
@Fielechaos
@Fielechaos Жыл бұрын
tìm bằng tiếng anh hoặc lên mấy web cung cấp thông tin uy tín thường tìm dc nhiều nội dung cần thiết và đầy đủ hơn đấy bạn
@Minus-One-san
@Minus-One-san Жыл бұрын
@@Fielechaos ok bn
@ZxLEMxZ
@ZxLEMxZ Жыл бұрын
Làm gì mà đến nỗi khó tìm thấy hãy thử học tìm kiếm trên internet bằng nhiều ngôn ngữ đi, nhiều kiến thức của vfacts đưa lên mình cũng biết vì hầu hết nó khá phổ thông trên internet
@Minus-One-san
@Minus-One-san Жыл бұрын
@@ZxLEMxZ biết với hiểu nó khác nhau lắm bạn, riêng mình thuyết trình là phải diễn giải tất cả những chủ đề nhỏ xung quanh chủ đề chính, hiểu để giải thích cho những ng trong lớp chứ ko lấy giấy đọc nên mình phải đảm bảo mọi thông tin mình tìm được đều đã được kiểm chứng hoặc có từ nhiều nguồn khác nhau, mình đang cố gắng học cách tra cứu nội dung bằng tiếng anh với gg dịch.
@BuiTrunguc-zw4ni
@BuiTrunguc-zw4ni Жыл бұрын
​@@ZxLEMxZ Cái này thì tôi công nhận là khó thật .
@alinh90
@alinh90 Жыл бұрын
Nếu mình ko làm thì nước khác họ làm. TQ họ xây nhà máy điện hạt nhân tại gần biên rồi bán qua ta. Điện là một dạng năng lượng, là thứ thiết yếu để sản xuất và phát triển. Nếu ko có đủ điện để sx sẽ kéo theo cả nền kinh tế đi xuống, các Cty cũng sẽ rời khỏi VN. Đến lúc đó thất nghiệp đói nghèo, cướp bóc loạn lạc. Về lâu dài ta vẫn phải đi theo con đường của các nước phát triển, vẫn phải xây dựng nhà máy điện hạt nhân nếu ko muốn bị bỏ lại phía sau.
@Kiu87922
@Kiu87922 Жыл бұрын
Rồi ta lại bị lệ thuộc vào TQ
@Thanhang-wi2zn
@Thanhang-wi2zn Жыл бұрын
@@Kiu87922 chả cái châu âu nó còn phải phụ thuộc vào năng lượng của Nga nữa là cái Việt Nam bé tẹo này
@Kiu87922
@Kiu87922 Жыл бұрын
@@Thanhang-wi2zn k thấy châu âu bh khốn đốn thế nào à, trong khi VN có tranh chấp chủ quyền trực tiếp vs TQ, nó đóng cửa khẩu người nông dân khóc ròng, kinh tế lao đao. Việc j chứ, chứ năng lượng k thể phụ thuộc vào TQ
@duynhat-2004
@duynhat-2004 Жыл бұрын
Anh làm thêm về thiên nhiên, về đất nước, động vật, ô nhiễm môi trường vv đi anh
@Rua2234.8
@Rua2234.8 Жыл бұрын
Rất cần thiết
@minhhaitran6189
@minhhaitran6189 Жыл бұрын
mình là người đang làm trong evn, về vấn đề hạt nhân đơn giản thế này , có hai vấn đề cơ bản nhất ; đầu tiên là : tiền đâu? xây dưng điện hạt nhân là 1 con số khổng lồ , mà hiện nay vẫn chưa thể có được, thứ hai là trình độ , không phải là chưa có những chương trinh đào tạo về điện hạt nhân, mà là đã đào tạo rồi thậm chí còn có ý đón đầu xu thế , nhưng h đã bị dừng lại , cái này cứ check đại học bách khoa và đại học điện lực sẽ biết, nên mọi người cứ hiểu đơn giản thế này , nước ta bây h chưa sẵn sàng để sử dụng điện hạt nhân. điện tái tạo cũng chỉ có 15 % tổng mạng lưới , thức sự ko nhiều như mn vẫn nghĩ đâu
@nhathuynhanh8244
@nhathuynhanh8244 Жыл бұрын
Điện gió và mặt trời mà chiếm tới 20% là bắt đầu có vấn đề r, vận hành khó cực
@huynhduyhoang8927
@huynhduyhoang8927 Жыл бұрын
Đúng òi. Hồi trước đây có chương trình đưa người qua Nga học, xong về bàn bạc với nhau nhắm kh thực hiện được nên mấy ông đi học kia về bỏ không
@lilthanh9735
@lilthanh9735 Жыл бұрын
thiệt nhiều hơn là lợi ,thấy điện hạt nhân chỉ là giải pháp tạm thời cho con người ở thế kỷ này thôi chứ lượng phóng xạ còn sót lại để xử lý sau khi hết hạn sử dụng nhà máy điện hạt nhân là quá dài hạn để có thể chấp nhận được.
@rauthom5010
@rauthom5010 Жыл бұрын
​@@lilthanh9735 Muốn hay không thì ngoài kia vẫn có hàng tỉ quả bom nhà máy điện hạt nhân vẫn đang hoạt động, đằng nào cũng ngồi trên bếp thì tại sao lại không nướng thịt mà ăn???. Mình không làm thì mình cũng có sống được đâu?
@rauthom5010
@rauthom5010 Жыл бұрын
Truyền thông đang có xu hướng mở đường tuyên giáo cho người dân, nhà nước cũng đã có ý định đầu tư thì tại sao lại không cơ chứ.
@Syn3159
@Syn3159 Жыл бұрын
=))) việc cần làm đầu tiên là nên mở một số lớp nhận thức trước. Bằng cách giảng giải các quy trình xây dựng nhà máy điên hạt nhân, từ bước nên kế hoạch đến bước vận hành.
@duyanh610
@duyanh610 Жыл бұрын
cái này các sinh viên du học nga điên hạt nhân về đc mấy đợt rồi bác ơi, nhưng hiện tại do evn ko làm hạt nhân nên tạm thời đang làm ở các nhà máy điện khác, còn đi học để biết thì học lâu rồi
@nguyenquang6262
@nguyenquang6262 Жыл бұрын
Giải pháp trước mắt đầu tiên là cắt điện luân phiên và tiết kiệm điện. Dài hạn hơn chút nữa là đẩy nhanh tiến độ các công trình truyền tải điện vì hiện nay mạng điện truyền tải đang quá tải, dài hạn thêm chút nữa là xây dựng các công trình thuỷ điện tích năng và tích hợp tích năng lên các công trình thuỷ điện hiện có.
@QuanNguyen-cm1um
@QuanNguyen-cm1um Жыл бұрын
Ad có thể giới thiệu về các loại năng lượng điện mặt trời ở 13:40 không nhỉ? Nhìn tò mò ghê.
@thuantran6568
@thuantran6568 Жыл бұрын
Vấn đề bây giờ là đường dây có vẻ ko đủ truyền tải tất cả. Chắc chắn sẽ phải có cuộc cải cách lớn trong ngành điện. Xây dựng đường truyền tải và xây thêm các nhà máy nhiệt điện và năng lượng tái tạo. Hạt nhân thì khó vì chưa đủ kĩ thuật và yếu tố thiên nhiên. Vì Việt Nam cũng ảnh hưởng rất lớn từ thiên nhiên như bão lũ động đất
@Judgment_
@Judgment_ Жыл бұрын
Thì cứ xây ở miền bắc là dc,miền nam có thiếu điện đâu?
@tranquocd6392
@tranquocd6392 Жыл бұрын
Cơ bản vẫn là tiền ông ạ. Nước ta đang sử dụng thủy điện và nhiệt điện là chính. Hai thứ đó đều có rủi ro, đều gây hại cho môi trường mỗi khi vận hành. Điều kiện khí hậu ở nước ta vẫn ok hơn nhiều các nước sử dụng điện hạt nhân khác. Vấn đề ở đây tui muốn nói là nó không phải nằm ở lựa chọn, mà là khả năng. Dù ông có muốn thì tầm 10 năm - 20 năm nữa thì ở VN vẫn sử dụng thủy điện và nhiệt điện là chính thôi.
@uranus2808
@uranus2808 Жыл бұрын
@@Judgment_ giờ giải pháp tối ưu là chỉ có xây nhà máy hạt nhân ở phía Bắc thôi, mà chưa chắc dân ở đó chịu đâu. Ninh Thuận thưa dân vậy mà còn phản đối lên xuống nữa là ...
@Kiu87922
@Kiu87922 Жыл бұрын
​@@Judgment_thì ông trên cx đã nói rồi đó bây giờ vấn đề là đường tải, miền nam vs miền trung có thiếu điện đâu thậm chí còn thừa, hạt nhân là tương lai xa bắt buộc phải có r, còn vấn đề cần giải quyết bh chắc là đường tải
@DammeWar3
@DammeWar3 Жыл бұрын
@@Judgment_ về mặt sinh hoạt thì đúng là miền nam kh thiếu, nhưng sau này công nghiệp hóa thì sẽ càng tăng lượng điện tiêu thụ, các cty nhà máy sẽ nhiều lúc đó sẽ k đủ cung cấp điện
@HuyNguyen-rt1nc
@HuyNguyen-rt1nc Жыл бұрын
Nhìn chung, hiện tại vấn đề "tiền bạc" vẫn là mục tiêu hàng đầu để điện hạt nhân được khả thi ở VN. Có tiền thì mọi việc sẽ được giải quyết dễ dàng hơn. Vấn đề thứ 2, theo mình là sự chấp thuận của bà con. Mọi người vẫn chưa có được cái nhìn thực tế cũng như hiểu biết về điện hạt nhân thực sự tốt như thế nào, vẫn luôn lo sợ về những rủi ro mà điện hạt nhân mang lại chỉ từ 2 vụ tai nạn kinh khủng kia. Nó tương tự như kiểu... nghe tin máy bay bị tai nạn làm n người thương vong, xong mọi người sợ không dám đi máy bay nữa vậy.
@khuongvo1742
@khuongvo1742 Жыл бұрын
Theo mình do người ta thấy ít thôi. Do chưa được tiếp xúc nhiều. Nói một vấn đề nho nhỏ là việc tham gia giao thông của người mình đấy, ngày nào cũng tai nạn, riết mọi người thấy thường xuyên nên không còn ai sợ nữa. Có thể là họ sợ những gì mình không biết thôi.
@namnp1912
@namnp1912 Жыл бұрын
do chính trị thôi chứ mấy kia vn mình ko đủ thì có thể đi vay
@vothanhthien4687
@vothanhthien4687 Жыл бұрын
một video rất hay
@ducanhdoan896
@ducanhdoan896 Жыл бұрын
Like đúng thứ 1000
@Nguyenpeachiew1473
@Nguyenpeachiew1473 Жыл бұрын
@fuerstenbergvondedrik8064
@fuerstenbergvondedrik8064 Жыл бұрын
T vẫn ủng hộ điện gió NGOÀI KHƠI hơn. Toàn bộ bờ iển vn điều có tiềm năng điện gió. Chi phí thấp hơn điện HN mức độ ổn định cao hơn cả điện từ thủy điện trong khi chi phí xây dựng ngày càng giảm lại k bị phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu cũng an toàn hơn. lượng gió ngoài khơi luôn ổn định trừ khi bảo thôi nó còn k bị phụ thuộc vào giá nguyên liệu đầu vào như than với LNG nữa. ai bảo điện gió ngoài khơi k ổn định là sai lầm vì nó k giống điện mặt trời và điện gió trong đấy liều. Vấn đề chỉ là chi phí đầu tư cao hơn điện tái tạo trong đất liền và đường truyền tải thôi.
@quangthanhnguyen47
@quangthanhnguyen47 Жыл бұрын
Điện gió không ổn định. Bác có dám đặt cược cả nhà máy vs máy móc hàng ti tỉ đồng vào một hệ thống điện gió to bão về thì tăng áp đột ngột còn lặng gió thì sụt không? Máy móc luôn đứng trước nguy cơ hỏng hóc vì điện thì sao dám đầu tư?
@kimtoan8042
@kimtoan8042 Жыл бұрын
dùng quy mô gia đình còn trồi sụt thì lên quốc gia có cục shit ổn định được
@funnyanime9073
@funnyanime9073 Жыл бұрын
điện gió với điện mặt trời EVN không mua rồi đầu tư chỉ có vỡ mồm
@doquoctrieu
@doquoctrieu Жыл бұрын
Điện gió mặt trời chỉ phù hợp cho hộ gia đình chứ cho công nghiệp thì hỏng hết. Mấy ông châu âu qua thời kì công nghiewpj mới dám hô to chứ Việt Nam hiện tại đang công nghiệp hoá dùng vậy honrr về hết máy móc
@tientien6144
@tientien6144 Жыл бұрын
@@quangthanhnguyen47 nói câu đó là biết ko hiểu gì về điện r, một khi đã ở quy mô công nghiệp, nhà máy thì ngta sẽ có các biện pháp bảo vệ rồi ngta ko dùng 1 nguồn mà sẽ có những nguồn khác dự phòng. Trước khi hòa lưới phải qua cả đống thiết bị chứ có phải đấu trực tiếp đâu mà đòi trồi sụt bớt hài đi thanh niên.
@WilliamLiSci
@WilliamLiSci 11 ай бұрын
Năm nào VN mùa hè cũng thiếu điện
@trungbao8452
@trungbao8452 Жыл бұрын
Công nghệ luyện hợp kim titanium của Nga ngố đi anh
@HoangTruong-wg1nh
@HoangTruong-wg1nh Жыл бұрын
vỡ đập thủy điện thì thương vong về người và vật chất mới là kinh khủng nhất trong lịch sử thế giới. Chứ ở phương tây người ta cứ nhắc về hạt nhân thái quá cũng chỉ nhằm mục đích vận động hành lang cho các công ty điện mặt trời,điện gió... hoặc mục đích cạnh tranh chính trị.Trong khi điện hạt nhân là hiệu quả,sạch,và an toàn an ninh điện nhất nếu đáp ứng được điều kiện về kinh tế,khoa học kỹ thuật.Việt Nam hiện tại chưa đáp ứng được và chưa sẵn sàng cho điện hạt nhân.NHưng muốn đáp ứng kịp thời theo sự phát triển của nền kinh tế công nghiệp thì phải phát triển được điện hạt nhân trong tương lai hoặc chí ít là công nghệ hạt nhân
@lehominhphong439
@lehominhphong439 Жыл бұрын
Chỉ lý thuyết k có cách tạo điện nào sạch cả đều gây ô nhiễm nhất định trong quá trình xử lý sau khi phá bỏ hay trong quá trình chế tạo ra thiết bị phát điện cả điện gió hay mặt trời đều gây ô nhiễm
@raccoonwcottoncandy
@raccoonwcottoncandy Жыл бұрын
@@lehominhphong439 😮
@Dongquan2828
@Dongquan2828 Жыл бұрын
Cho mng 1 fact vui :)) Là ở Việt Nam đã có lò phản ứng thử nghiẹm nghiên cứu ở Đà Lạt r :) Chỉ là nó đc dùng khá giới hạn và chỉ để nghiên cứu khoa học thôi chứ ko phải phát điện ;)
@manhphamtien7258
@manhphamtien7258 Жыл бұрын
b tính xem từ trước đến giờ trên toàn thế giới vỡ bao nhiêu đập thuỷ điện với hỏng bao nhiêu vụ nhà máy hạt nhân r so sánh xem cái nào nguy hiểm hơn nhé
@raccoonwcottoncandy
@raccoonwcottoncandy Жыл бұрын
thảm hoạ hạt nhân tồi tệ hơn đập nhiều nhưng tôi ủng hộ xây dựng điện hạt nhân vì 10 năm nữa chắc cúp điện theo tuần quá😅
@HungNguyen-bc9xy
@HungNguyen-bc9xy Жыл бұрын
Công nghệ nào cũng thế, quan trọng là người vận hành có trách nhiệm và quy trình chặt chẽ. Mình nói thật với cơ chế sử dụng con người ở Việt Nam hiện nay thì nhiều lỗ hổng lm, rủi ro nằm ở đấy chứ đâu.
@Monokuro_Hibiki
@Monokuro_Hibiki Жыл бұрын
Điện là thứ cần nhất trong thời gian này...những thứ khác có hay không cố vẫn mua được 😅
@hunghuynh2145
@hunghuynh2145 Жыл бұрын
yeu Vfact :)
@DungNguyenvan-li4lx
@DungNguyenvan-li4lx Жыл бұрын
Càng phát triển thì nhu cầu điện năng về dân dụng và công nghiệp thì càng cao , điện chỉ trông chờ vào nguyên liệu hóa thạch và tái tạo chắc chắn sẽ ko bền vững và bị động ... Mà điện năng mà ko đáp ứng đc thì doanh nghiệp nc ngoài nó rút hết lúc ấy lại nghèo đi chứ chẳng giàu nổi nữa rồi 😅
@neogp4212
@neogp4212 Жыл бұрын
năng lượng tái tạo mới là xu hướng cả tg hướng tới...vn có hơn 8000km đường bờ biển nhà nước đang nghiên cứu phát triển nhà máy điện bằng năng lượng sóng biển nguyên liệu hóa thạch thì dùng mãi thì sẽ hết nhưng năng lượng tái tạo thì tại sao mà ko bên vững...nó đã gọi là tái tạo là tự nó tái tạo như gió mặt trời thì dùng hết kiểu gì mà ko bền vững?
@37ndk25
@37ndk25 Жыл бұрын
@@neogp4212 thế pin mặt trời chắc tự tái tạo được
@thanhbinhnguyen5127
@thanhbinhnguyen5127 Жыл бұрын
Khi mà vn sản xuất điện hạt nhân thì các nước phát triển khác sản xuất nó trên mặt trăng,sao hỏa...hoặc là đổi sang công nghệ khác. Hồi còn đi học thầy cô giảng hay lắm.Vn luôn đi tắt đón đầu ...thực chất là copy nhưng ko hiểu ko hợp lý ,bởi có tự nghiên cứu ra đâu.
@nitokagaminen9660
@nitokagaminen9660 Жыл бұрын
cho hỏi mấy lò động cơ hạt nhân trên mấy con tàu sân bay, tàu ngầm hạt nhân so với một nhà máy năng lượng hạt nhân là bao nhiêu/bao nhiêu và liệu có an toàn hơn ko
@botv958
@botv958 Жыл бұрын
Không nha. Có rất nhiều lí do và sự đánh đổi không đáng nếu xảy ra sự cố. Chi phí rất lớn từ lúc xây dựng cho tới lúc vận hành bảo dưỡng rồi tới khi dừng lại. Thà số tiền đó xây các nhà máy điện gió. Mà gió thì có rất rất nhiều trải dọc bãi biển, cao nguyên. Vừa tạo thêm cảnh đẹp, vừa không phải lo lắng quá trình vận hành. Trong khi người VN mình làm cẩu thả, ẩu quen rồi. Rất khó để có ai đó vừa giỏi chuyên môn vừa kĩ càng trong việc trông coi xử lí hoạt động. Hơn nữa VN là điểm nóng trong bàn cờ chính trị, tự tạo yếu điểm trên đất nước thì sự gìn giữ hòa bình lại thêm khó khăn. Đoàng 1 cái thôi là nguyên 1 miền di tản tới vùng còn lại. Lúc đó có cứu được cũng tàn tật vĩnh viễn. Chịu nóng chịu lạnh chút đi. Không chết được đâu. Sướng quá nó quen riết gần trở nên phế vật tới nơi rồi đó.
@alittlelove8021
@alittlelove8021 Жыл бұрын
đúng rồi bạn mình đồng ý
@chiennguyenvan4601
@chiennguyenvan4601 Жыл бұрын
quan trọng vấn đề ko phải chịu nóng chịu lạnh mà là đất nước đang có mục tiêu công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước nhưng mà ko đủ điện để vận hành
@user-op8bg2lp5j
@user-op8bg2lp5j 11 ай бұрын
@@chiennguyenvan4601 do muốn thu tiền điện cao nên họ ko muốn sử dụng năng lượng trời và năng lượng gió
@fuongnam
@fuongnam Жыл бұрын
Một loại lò khác dùng carbon dưới dạng than chì làm chất điều tiết gọi là Lò phản ứng được điều tiết bằng than chì. Chất điều tiết làm chậm các nơtron mới được sinh ra trong quá trình phân hạch, khiến chúng mất năng lượng và trở thành neutron nhiệt. Neutron nhiệt di chuyển chậm hơn nhưng lại có khả năng gây ra phân hạch cao hơn các neutron di chuyển nhanh, giúp duy trì dây chuyền phản ứng. Dây chuyền phản ứng phân hạch được tạo ra khi các neutron được giải phóng trong quá trình phân rã của hạt nhân ban đầu tạo ra thêm ít nhất một phản ứng phân hạch trong một hạt nhân khác. Đến lượt hạt nhân này tạo ra neutrons và quá trình lặp lại. Nếu mỗi neutron ban đầu giải phóng thêm hai neutron, thì số lượng phân hạch tăng gấp đôi sau mỗi thế hệ. Trong trường hợp đó, trong 10 thế hệ có 1.024 phân hạch và trong 80 thế hệ có khoảng 6 × 10^23 phân hạch. Nếu quá trình này được kiểm soát, ta sẽ có một nhà máy điện hạt nhân, hoặc nếu không được kiểm soát, một quả bom hạt nhân. Để tăng hoặc giảm tốc độ phân hạch một cách nhanh chóng hơn, người ta sử dụng các thanh điều khiển - Control rod. Thành phần của chúng bao gồm các nguyên tố hóa học như boron, cadmium, bạc, hafnium hoặc indium, có khả năng hấp thụ nhiều neutron mà không tự phân rã.
@thun1425
@thun1425 Жыл бұрын
Ô thông tin bổ ích nhỉ
@tientruong18
@tientruong18 Жыл бұрын
Cuối cùng ý của bạn là gì mà bỏ công viết lại những gì có trong video, k sót 1 từ
@TuanAnhNguyen-kx9jd
@TuanAnhNguyen-kx9jd Жыл бұрын
câu chuyện điện hạt nhân ko hề đơn giản, nó ko đơn thuần là vấn đề về kinh tế, kỹ thuật mà còn là bài toán trên bình diện hạt nhân, ngoại giao, chính trị nên là chỉ mong các bác bên trên sáng suốt, đưa ra quyết sách hợp lý thôi...
@minhuc1031
@minhuc1031 Жыл бұрын
Cam kết chỉ làm điện thì cũng k vấn đề gì. Như th Nhật thôi
@manhth90
@manhth90 Жыл бұрын
Muốn công nghiệp hoá hiện đại hoá thì phải có điện,mà giờ chỉ có điện hạt nhân là đáp ứng dc nhu cầu pt
@davidgibson3631
@davidgibson3631 Жыл бұрын
chỉ cần bảo vệ cơ sỡ an ninh mạng , hệ thống làm mát và đền bù cho bất cứ thiệt hại nào liên quan đến lò phản ứng và chất phóng xạ gây ra
@SUNNYSTARSCOUT365
@SUNNYSTARSCOUT365 Жыл бұрын
Thực tế VN đang rất cần điện hạt nhân!!!
@KHANH_
@KHANH_ Жыл бұрын
suy xét cho kĩ lương. phán như đúng rồi ấy.
@tientruong18
@tientruong18 Жыл бұрын
​@@KHANH_ đúng rồi còn gì nữa, bây giờ muốn phát triển công nghiệp hơn nữa cũng đâu có điện mà phát triển. Trong khi mọi phương pháp phát điện ở vn đã bão hòa
@DuongPham-bj9zh
@DuongPham-bj9zh Жыл бұрын
Đặt nhà máy ở đâu ai chịu khi đặt nhà máy gần mình
@DuongPham-bj9zh
@DuongPham-bj9zh Жыл бұрын
​@@tientruong18vậy đặt nhà máy ở đâu ai chịu khi đặt nhà máy ở gần mình
@angNguyen-sl2we
@angNguyen-sl2we Жыл бұрын
​​@@DuongPham-bj9zhặt ở đâu thì đó cx có phải việc của ông đâu, họ bắt đầu dự án thì phải suy xét đến mọi yếu tố rồi đến bù các thứ, bao nhiêu con người tham gia vào nữa! . việt nam từng có dự án 2 nhà máy điện hạt nhân ở ninh thuận, bạn có thể tìm hiểu thêm
@phamcong1128
@phamcong1128 Жыл бұрын
hay lắm
@user-ip1tz4hv4s
@user-ip1tz4hv4s 2 ай бұрын
❤❤❤ việt nam chúng ta lên phát triển điện hạt nhân để chống thiếu điện ❤❤❤❤
@HoanPham-Jewel
@HoanPham-Jewel Жыл бұрын
Mỗi lần nhắc điện hạt nhân lại ước VN có diện tích lớn hơn đủ để đảm bảo khoảng cách an toàn để sơ tán nếu có sự cố xảy ra
@phuocluong8083
@phuocluong8083 Жыл бұрын
Nhớ hồi xưa, chơi RA quất cái điện hạt nhân là auto full điện =))
@DMP0712
@DMP0712 Жыл бұрын
Anh cho em xin tên nhạc nền video với
@vuvanhuan6820
@vuvanhuan6820 Жыл бұрын
Ngày trước xem để có hiểu biết, giờ phải có hiểu biết mới xem được 😮
@VFacts
@VFacts Жыл бұрын
Ui, dễ hiểu mà bạn, bạn xem lần nữa hiểu 100% luôn :D
@anly7295
@anly7295 Жыл бұрын
anh vfacts cho em hỏi tachyon là gì vậy anh
@luuphamvan3077
@luuphamvan3077 Жыл бұрын
xem lại bài báo năm 2015 là 2023 nhà máy đhn đầu tiên sẽ đi vào hoạt động, đúng lúc vấn đề điện đang rất khó khăn, chỉ tiếc nó đã bị dừng lại
@aepycallgame
@aepycallgame Жыл бұрын
Nc mình là 1 nước đang pt nếu có điện hạt nhân sẽ giúp ích đc rất nhiều cho nền kinh tế
@hoangthanhsang2260
@hoangthanhsang2260 Жыл бұрын
nếu có thể thì vẫn làm được, nhưng quan trọng nhất là phải làm chủ được công nghệ, quản lý phải thật tốt mới được
@FoodBoyWithLove
@FoodBoyWithLove Жыл бұрын
ngủ ngon luôn 😆
@ucanh593
@ucanh593 Жыл бұрын
Tốt nhất nên có một cái để đảm bảo an ninh năng lượng không cần to cỡ vừa vừa là dc
@SuperRespect369
@SuperRespect369 Жыл бұрын
nguy hiểm quá
@trangplus
@trangplus Жыл бұрын
Nên xây nhà máy hạt nhân dạng module 300mw khoảng 1 tỷ usd ở Đảo Sơn Dương tỉnh Hà Tỉnh
@tnt7232
@tnt7232 Жыл бұрын
Thả ❤️
@_shanemi_6813
@_shanemi_6813 Жыл бұрын
Hi ad ❤❤❤❤❤❤❤❤❤❤❤❤❤❤❤❤❤❤❤❤❤❤❤❤
@phuocpham1468
@phuocpham1468 Жыл бұрын
Các thanh điều tiết electron đầu tiếp xúc làm bằng chì thầy mình nói nghe xong rùng mình và bỏ về VN ngay lặp tức😂😂😂
@sanghyeoktran2262
@sanghyeoktran2262 Жыл бұрын
k nên triển khai... cả về kinh tế lẫn quân sự đều không có sự đảm bảo cho việc sở hữu năng lượng hạt nhân... như AD ns, nếu quân sự k đủ mạnh thì các lò phản ứng sẽ là mục tiêu cho địch tập kích, còn về kinh tế thì gánh nặng quá lớn từ vốn đầu tư cx như vốn duy trì
@Dang_Viet
@Dang_Viet Жыл бұрын
Với sự phát triển của đất nước như hiện nay. Thì điện hạt nhân sau này VN đủ kinh tế và công nghệ xây dựng nhà máy tiên tiến, an toàn hơn ... VN cũng sẽ cân nhắc đến việc xây 1 hay vài cái. Còn h thiếu điện thì TQ bán thì mình mua dùng trc đã. Còn sau này những năm ít hạn hán thì mình có dư thì bán lại cho các nước khác như Lào nè. Vừa thắc chặc các mối quan hệ rất có lợi cho VN
@Tulee007
@Tulee007 Жыл бұрын
Nói chung là nếu có tiền và có một vị trí tốt để xây nhà máy mà ít ảnh hưởng đến người dân nhất thì cũng lên đầu tư để làm một cái
@hshtv443
@hshtv443 Жыл бұрын
Cứ như ở Nhật giờ xây nhà mới là bắt buộc phải có điện áp mái , xài điện lưới ít đi là được
@nguyenhuuvinh1572
@nguyenhuuvinh1572 Жыл бұрын
Hồi đó chơi RA2 mục tiêu ưu tiên là đánh vô cái nhà máy hạt nhân với cái rada 😅😅😅😅😅
@khingoc2481
@khingoc2481 Жыл бұрын
Phá xong nhà máy điện hạt nhân nó tan chảy cả lũ 😅😅
@Lamanhliveclip
@Lamanhliveclip Жыл бұрын
Điều cơ bản rất cơ bản là trình độ của Việt Nam chưa đủ và chưa có tiền. Mọi người cứ xem youtube thấy cấu tạo và nguyên lý hoạt động của điện hạt nhân thì dễ nhưng làm nó khó gấp vài chục tỉ lần
@VFacts
@VFacts Жыл бұрын
Ôi, tớ đã phải bỏ đi hơn 1000 chữ nội dung đoạn nhà máy điện hạt nhân vì quá hại não @@
@haivl3326
@haivl3326 Жыл бұрын
Lỗ cũng đc quan trọng là nắm bắt công nghệ nâng cao trình độ! Chưa làm đã sợ này sợ nọ! Nói chung cứ làm đi khó khăn cản trở thì giải quyết
@phamlinh-by9ql
@phamlinh-by9ql Жыл бұрын
Mày giải quyết à? Tên mày nói lên tất cả r đấy
@TrungDuc09060
@TrungDuc09060 Жыл бұрын
Nên dùng những cái mà có thể kiểm soát được
@thucduy9894
@thucduy9894 Жыл бұрын
thật ra còn vụ three miles island nữa ad ạ🐧
@phatphamngoc6509
@phatphamngoc6509 Жыл бұрын
kênh của bạn hay đó, nhưng có thể chỉnh giọng đọc lại xíu đc hông, cá nhân mình nghe chát quá. huhu
@tommythc431
@tommythc431 Жыл бұрын
hay
@linhcong114
@linhcong114 Жыл бұрын
Xem xong series dark aka đêm lặng trên nf là biết nên hay ko 😅
@quavo1990
@quavo1990 Жыл бұрын
T bỏ phiếu cho việc xây dựng , Việt Nam muốn trở thành cường quốc cong nghiệp thì năng lượng ko thể thiếu đc
@ngophima3132
@ngophima3132 Жыл бұрын
cưa cái đà cắt điện luân phiên thế này thì
@mac.kg.23
@mac.kg.23 Жыл бұрын
rồi vẫn sẽ phải làm thôi, dù muốn hay kh, kh có thì chẳng vươn đi đâu được khi điện còn kh đủ để đầu tư sx cho các doanh nghiệp =)) h chỉ đợi chính phủ và các ban ngành cùng ng dân đồng thuận th
@mixmap1039
@mixmap1039 Жыл бұрын
vfacts làm một video giải thích 'Mặt trời nhân tạo' của Trung Quốc đi
@luyenha9942
@luyenha9942 Жыл бұрын
Mik chưa làm đc thì nhờ đến nga giúp là 1 cái 1 luôn á 😂
@huonggold3083
@huonggold3083 Жыл бұрын
Trở lại nhạc nền hồi xưa đi anh
@benstandard4196
@benstandard4196 Жыл бұрын
Vấn đề lớn nhất là xử lý chất thải hạt nhân như thế nào mới khó 😄😄
@beatboxshora164
@beatboxshora164 Жыл бұрын
Mua urani nguồn nào thì nó cung cấp biện pháp xử lý, k phải lo
@namnp1912
@namnp1912 Жыл бұрын
điện hạt nhân mình thấy vẫn là sạch nhất so về năng lượng tạo ra và chất thải còn lại
@vinhsang1537
@vinhsang1537 Жыл бұрын
nên làm nhưng phải kiểm soái từ đầu
@dutran2435
@dutran2435 Жыл бұрын
Trước hình như có nói qua dự án nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận thì phải, xong k thấy gì nữa
@doanchibinh346
@doanchibinh346 Жыл бұрын
Cái quan trọng là cái dùng để kích hoạt chuỗi phản ứng hạt nhân là cái gì
@LinhSauRiengVlog
@LinhSauRiengVlog Жыл бұрын
Người ta thường sợ cái mình không hiểu biết😅😅😅
@tienthanhnguyen8948
@tienthanhnguyen8948 10 ай бұрын
Trung và dài hạn vì giảm ô nhiễm và nhiều vấn đề thì vẫn phải có điện hạt nhân, cái chính là việt nam mình cần có đội ngũ tự vận hành bảo trì vá né được các vấn đề chính trị nhậy cảm.
@blablu2475
@blablu2475 Жыл бұрын
Xây ở hs ts rồi bắt dây về 😂
@hatung1056
@hatung1056 Жыл бұрын
Nếu nguy nói nguy hiểm oto cũng nguy hiểm(được ghi trong luật nên mới có chuyện xe lớn đền xe nhỏ) nhưng lợi ích hơn xa nguy hiểm
@walkerbfa3298
@walkerbfa3298 Жыл бұрын
6:50 những khu vực bị con người xa lánh thường sẽ dần chuyển sang màu xanh lá
@vanhoanguyen9331
@vanhoanguyen9331 Жыл бұрын
Thế giới đã có nhiều kinh nghiệm để làm điện hạt nhân rồi. VN cũng rất muốn làm ấy chứ. Nhưng vấn đề chủ yếu là tiền, và chất xám để xây dựng và duy trì lò phản ứng
@tungnguyenthanh4656
@tungnguyenthanh4656 Жыл бұрын
vấn đề nan giải nhất vẫn xoay quanh chữ tiền
@manhtruongz
@manhtruongz Жыл бұрын
Xin phép được trao đổi thêm, tuy chi phí xây dựng điện hạt nhân cao gấp đôi nhiệt điện than, nhưng tuổi thọ nhà máy điện hạt nhân trung bình là 60 năm (có thể gia hạn thêm 20 năm), trong khi đó tuổi thọ nhà máy nhiệt điện than là 25 năm (cũng có thể gia hạn thêm 20 năm)
@huygaming7789
@huygaming7789 2 ай бұрын
Cách nào uranium đc lm nóng vậy
@longnguyen-ln7fc
@longnguyen-ln7fc Жыл бұрын
Vn có ko xây. Thì a hàng xóm khựa vẫn xây gần ta. Có sao thì ae ta cũng dễ niệm lắm . Nên mình vẫn ủng hộ xây. Nhất là mấy hum mất điện Vs 4k 1 số điện
@sunn3436
@sunn3436 Жыл бұрын
1 vote làm điện hạt nhân, chứ 3 cái năng lượng xanh ko ăn thua
CHERNOBYL được tạo ra như thế nào?
12:04
Phê Phim
Рет қаралды 293 М.
Женская драка в Кызылорде
00:53
AIRAN
Рет қаралды 451 М.
Red❤️+Green💚=
00:38
ISSEI / いっせい
Рет қаралды 80 МЛН
The Fastest Maze-Solving Competition On Earth
25:22
Veritasium
Рет қаралды 19 МЛН
The Man Who Accidentally Killed The Most People In History
24:57
Veritasium
Рет қаралды 32 МЛН
Why Is It So Hard to Stop Meltdowns?
13:37
AtomicBlender
Рет қаралды 773 М.
LÒ PHẢN ỨNG HẠT NHÂN ĐÀ LẠT DÙNG ĐỂ LÀM GÌ?
18:13
Những Vấn Đề Địa Lý - 5 PHÚT THÔI
Рет қаралды 720 М.
#723 Bóc Phốt Pin Hạt Nhân 50 Năm Của Trung Quốc!
13:40
The world depends on a collection of strange items. They're not cheap
18:32
Задержи дыхание дольше всех!
0:42
Аришнев
Рет қаралды 2,7 МЛН
19 июля 2024 г.
0:20
мишук круглов
Рет қаралды 9 МЛН
天使妈妈拍到了什么大家吓一跳?#火影忍者 #佐助 #家庭
0:23