Рет қаралды 108,999
Vũ Khí Thời Tiết: Có Phải Mỹ Đã Tạo Ra Đại Hồng Thủy 1971???
#vfacts, #suthatnonao, #quansu,
Nhằm ngăn chặn khả năng chi viện của Quân đội Nhân dân Việt Nam cho chiến trường miền Nam thông qua đường mòn Hồ Chí Minh, từ năm 1967 đến năm 72, Không quân Mỹ đã triển khai một chiến dịch quân sự tuyệt mật có tên gọi Chiến dịch Popeye - Operation Popeye.
Chúng đã thực hiện hơn 2.600 phi vụ rải hạt trên mây (cloud seeding), phun iodua chì và iodua bạc (lead iodide và silver iodide) vào những đám mây phía trên dãy Trường Sơn ở Việt Nam và Hạ Lào và Campuchia để gây mưa nhân tạo.
Với khả năng thao túng thiên nhiên trong tay, Mỹ đã kéo dài thời lượng mùa mưa từ 30 đến 45 ngày, tạo nên những cơn mưa dai dẳng hàng tuần lễ dọc tuyến đường Trường Sơn, biến suối thành sông, biến đường đất thành đầm lầy, cuốn trôi các cây cầu, gây sạt lở dọc các tuyến đường, mục đích cuối cùng là cản trở việc hành quân và tiếp vận vào Nam của bộ đội ta.
Những cơn mưa trái mùa còn khiến lũ từ thượng nguồn đổ về bất ngờ ngay trong mùa khô, khiến bộ đội ta chịu thương vong lớn khi đang tắm hoặc cắm trại quanh những dòng suối mà đáng lẽ ra, vào mùa khô nước cao chưa tới đầu gối.
Đây không phải lần đầu tiên Mỹ nghĩ tới việc cải tạo thời tiết thành vũ khí.
Năm 1872, Quốc hội Hoa Kỳ ủy quyền cho Bộ trưởng Chiến tranh và Hải quân xác thực khả năng tạo mưa bằng hỏa lực pháo binh, một ý tưởng được đề xuất trong cuốn sách Chiến tranh và thời tiết (War and the weather - 1871) của Edward Powers.
Nhưng gần 100 năm sau đó, Không quân Mỹ mới có thể hiện thực hóa ý tưởng đó. Chiến trường Việt Nam là lần đầu tiên một hoạt động địa kỹ thuật (geoengineering), tức là việc kiểm soát khí hậu Trái Đất trên quy mô lớn, được triển khai cho mục đích quân sự.
Và đây cũng là lần duy nhất trên thế giới xuất hiện loại chiến tranh thời tiết này.
Sau khi chiến dịch Popeye được giải mật vào năm 1974, Liên Hợp Quốc đã cấm việc vũ khí hóa thời tiết (weaponization of weather), tức là cấm chỉnh sửa và biến đổi thời tiết trên một khu vực rộng lớn để gây bất lợi thông qua Hiệp ước Sửa đổi Môi trường (ENMOD) năm 1977.
Nhưng liệu đó có thật sự là dấu chấm hết cho chiến tranh thời tiết?
Liệu Mỹ nói riêng và các nước có khả năng thao túng thời tiết nói chung có nghiêm chỉnh chấp hành Hiệp ước mà họ đã ký?
Nếu Mỹ có thể bí mật điều khiển thời tiết tại chiến trường Việt Nam trong suốt 6 năm mà cả thế giới không hay biết, dù thời điểm đó đã bắt đầu có các vệ tinh bay trên quỹ đạo, lấy gì để chắc chắn rằng Mỹ không âm thầm lặp lại thủ đoạn đó, ở đâu đó khác nữa…
Đó là suy nghĩ của không ít người.
Có nhiều người thậm chí còn thuyết âm mưu rằng trận Đại Hồng Thủy 1971 cướp đi sinh mạng của 100.000 đồng bào ta tại 13 tỉnh thành phía Bắc cũng có bàn tay gieo mưa của người Mỹ đứng đằng sau, như một phần trong nỗ lực làm suy yếu khả năng tiếp tế cho miền Nam của đồng bào miền Bắc.
Vậy thực hư thế nào?
Có thật là Mỹ đã gây ra trận đại hồng thủy năm 1971. Hay nói rộng ra, khả năng của những món vũ khí thời tiết này đến đâu, có phải cứ thích là có thể hô mưa, gọi bão, gieo đại hồng thủy hay không? Câu trả lời sẽ có trong video này.
Nhưng trước hết, hãy cùng nhìn lại xem Mỹ đã vãi hạt trên mây và tạo mưa như thế nào nhé.
- -
Có thể bạn sẽ thích xem:
► Sự Thật Nổ Não Season 1: bit.ly/2Njpiau
► Sự Thật Nổ Não Season 2: bit.ly/2ElsgIK
► Sự Thật Nổ Não Season 3: bit.ly/2SPH2gQ
► Series Vũ Trụ by VFacts: bit.ly/2E3AROP
► VFacts Travel (Du Lịch 0đ): bit.ly/2tuTbvp
► VFacts Top 5/Top 10: bit.ly/2Va7HEQ
► Thế Giới Và Những Cái Nhất: bit.ly/2LQ2HoT
► Bạn Hỏi VFacts Trả Lời: bit.ly/2Pkqi35
► Súc Động Vật: bit.ly/372XnFu
► Con Người Fun Facts: bit.ly/2CDIXNQ
► Thông Não Series: bit.ly/3o3Umzj
📣 Giúp VFacts đạt 2.000.000 Subscribers: bit.ly/DKVFacts
📣 Fan Page chính thức: bit.ly/2VFacts
📣 Group chính thức: bit.ly/VFactsC...
Mời ACE đăng ký VFacts Shorts: / @vfactskyan
Một số tư liệu được sử dụng trong video thuộc về các chủ sở hữu đáng kính. Mọi vấn đề liên quan đến bản quyền, vui lòng liên hệ: ads@vfacts.net
Some of the materials used in the video belongs to the rightful owners. All Copyrights related issues should be sent to ads@vfacts.net