Рет қаралды 3,055
Chương trình Tơ lòng trên phím nhạc đã thực hiện rất nhiều chương trình trong suốt thời gian qua. Xin vào link bên dưới để theo dõi toàn bộ những chương trình đã đăng: • TƠ LÒNG TRÊN PHÍM NHẠC
Mong bạn sẽ thưởng thức và tiếp tục theo dõi, ủng hộ cho nhóm thực hiện chương trình.
Trân trọng.
Chương Trình Tơ Lòng Trên Phím Nhạc # 135 - Bắc Sơn (1931 - 2005)
1-Cha - Hương Lan
2-Bông bưởi hoa cau - Phương Dung
3-Em đi trên cỏ non - Hoàng Oanh
4-Còn thương góc bếp chái hè - Phi Nhung
5-Ngủ bên chân mẹ - Quang Lê & Hương Lan
6-Gió đưa bông sậy - Phượng Mai
7-Sa mưa giông - Thanh Lan
8-Tháng mấy em về - Hương Lan
9-Về Thăm quê ngoại - Phi Nhung
10-Còn thương rau đắng mọc sau hè - Như Quỳnh
Nhạc sĩ Bắc Sơn tên thật là Trương Văn Khuê. Ông chào đời tại làng Cầu Xéo, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, vào năm 1931. Năm Bắc Sơn được 14 tuổi, thân phụ của ông đã hy sinh khi tham gia vào công cuộc kháng chiến chống Pháp. Từ khoảng năm 1952 đến năm 1977, Bắc Sơn là một giáo viên dạy học. Những năm trước biến cố 1975, Bắc Sơn đã nổi tiếng tại Sài Gòn khi thực hiện chương trình "Quê ngoại" trên màn ảnh truyền hình. Bắc Sơn sáng tác một số ca khúc nổi tiếng như "Còn thương rau đắng mọc sau hè", "Sa mưa giông", "Em đi trên cỏ non", "Bông Bí vàng", "Đêm nghe bài vọng cổ", "Qua nhịp cầu tre"… Trong số những sáng tác của Bắc Sơn, có lẽ ca khúc phổ biến và được yêu chuộng nhất là "Còn thương rau đắng mọc sau hè". Đây là một nhạc phẩm Bắc Sơn viết năm 1974, và được dùng làm nhạc nền cho vở kịch "Bếp lửa hồng" trên đài truyền hình Sài Gòn. Ca sĩ Hoàng Oanh là người đầu tiên trình diễn ca khúc này, nhưng với một thể điệu mới lạ, nhạc phẩm đã không được phổ biến cho lắm, cũng như không để lại một tiếng vang nào đáng kể trong giới thưởng ngoạn. Sau năm 1975, khi rất nhiều người Việt phải rời xa quê hương, thì với tiếng hát của Hương Lan, "Còn thương rau đắng mọc sau hè" bỗng trở thành rất thân thương và quen thuộc. Ca khúc đã nói lên được tiếng lòng của người Việt Nam xa xứ, mà nỗi nhớ ấy được Bắc Sơn diễn tả một cách thần kỳ trong vài câu hát tuy đơn sơ, nhưng chứa biết bao tình: Ai cách xa cội nguồn, ngồi một mình Nhớ lũy tre xanh dạo quanh khung trời kỷ niệm Chợt thèm rau đắng nấu canh… Mặc dù "Còn thương rau đắng mọc sau hè" đã đưa tên tuổi Bắc Sơn đến thật gần với giới thưởng ngoạn, nhất là với những người sống lưu vong, nhưng Bắc Sơn lại tâm đắc với "Đêm nghe tiếng vọng cổ". Ca khúc này và những sáng tác về người mẹ thân yêu của ông, được ông viết vào năm 1999. Bắc Sơn cống hiến vào kho tàng âm nhạc một số lượng sáng tác khá nhiều. Ông cũng sáng tác một số nhạc bán cổ điển, nhạc không lời, và cả những bài tình ca như "Em và nỗi nhớ", "Nghe tiếng piano trên đời", "Lặng lẽ"… Tổng số nhạc của ông ước đoán khoảng 500 ca khúc, trong đó thì nổi bật nhất vẫn là giòng nhạc mang âm hưởng dân ca đặc thù của miền Nam. Thể loại nhạc này được Bắc Sơn sáng tác hơn 300 ca khúc. Ông từng tâm sự: "Tôi thích viết bởi tôi là dân Nam Bộ. Thể loại này lạ lắm, tân không ra tân, cổ không ra cổ. Tôi cùng với các nhạc sĩ Thanh Sơn, Vũ Đức Sao Biển đã có một thời gian nghiên cứu cổ nhạc và cùng... thẩm thấu". Sau năm 1975, ngoài việc sáng tác Bắc Sơn còn tham gia vào lãnh vực điện ảnh. Ông góp mặt trong khoảng trên dưới 50 bộ phim, và từng được giải diễn viên xuất sắc. Bắc Sơn cho biết với ông, điện ảnh là niềm đam mê, còn âm nhạc là duyên nợ. Nhạc sĩ Bắc Sơn vẫn còn rất nhiều dự định, như sẽ bắt tay vào việc viết truyện ngắn dựa trên ca khúc, mà ông gọi là "nhạc truyện". Thật đáng tiếc vì ông qua đời vào năm 2005, khi chưa thực hiện được dự tính này.