Bài Giảng ĐỂ ĐỜI Của TS Thích Nhất Hạnh Về HIỂU và THƯƠNG, Nghe Rất Thấm | Ts Thích Nhất Hạnh Giảng

  Рет қаралды 3,856

Thanh Tịnh Lạc

Thanh Tịnh Lạc

Күн бұрын

Bài Giảng ĐỂ ĐỜI Của TS Thích Nhất Hạnh Về HIỂU và THƯƠNG, Nghe Rất Thấm | Ts Thích Nhất Hạnh Giảng
Kênh: THANH TỊNH LẠC
- Trân trọng cảm ơn quý Phật Tử và Đạo Hữu đang nghe thuyết pháp của Thầy Thích Nhất Hạnh trên kênh.
- Kênh THANH TỊNH LẠC chuyên cập nhật những video hay nhất của Thầy Thích Nhất Hạnh
------------------------
- Hoan hỷ đăng ký kênh và chia sẻ video ủng hộ chúng tôi nhé.
* Đăng ký miễn phí: / @thanhtinhlac-tg3jh
* Xem video theo chủ đề ở đây: / playlist
--------------------------
#thanhtinhlac #thichnhathanh #thaynhathanh
--------------------------
* Vài Nét vè Thầy Thích Nhất Hạnh
Thầy Thích Nhất Hạnh (thế danh là Nguyễn Đình Lang, sau đổi thành Nguyễn Xuân Bảo, 11 tháng 10 năm. 1926 - 22 tháng 1 năm 2022) là một thiền sư, giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội và nhà hoạt động hòa bình người Việt Nam. Ông đồng thời cũng là người sáng lập tông phái Truyền thống Làng Mai, được lịch sử công nhận là nguồn cảm hứng chính và là người đưa ra khái niệm Phật giáo dấn thân. Thầy Thích Nhất Hạnh là người có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của Phật giáo phương Tây. Được một số tờ báo đánh giá là nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn thứ hai ở phương Tây chỉ sau Đạt-lại Lạt-ma.
Ông sinh ra ở Thừa Thiên Huế, miền Trung Việt Nam, xuất gia theo Thiền tông vào năm 16 tuổi, trở thành một nhà sư vào năm 1949. Từ những năm 1960 khi bày tỏ thái độ phản đối chiến tranh, ông bị lưu đày khỏi lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa thời đó. Sau khi Hiệp định Paris được ký kết vào năm 1973, ông đã sống lưu vong tại Pháp hơn 40 năm. Tại đây, ông thành lập hàng chục tu viện và trung tâm tu tập và gắn bó phần lớn cuộc đời mình tại Tu viện Làng Mai ở miền tây nam nước Pháp gần Thénac; đồng thời đi khắp nơi trên thế giới để diễn thuyết và trò chuyện. Ông là người đưa ra khái niệm "Phật giáo dấn thân" (Engaged Buddhism) trong cuốn sách Việt Nam: Hoa sen trong Biển lửa (Vietnam: Lotus in a Sea of Fire) do chính ông xuất bản năm 1967. Ông đã về nước vào năm 2005 và sống tại Tổ Đình Từ Hiếu, Huế kể từ tháng 11 năm 2018 cho đến khi qua đời vào năm 2022 ở tuổi 95.
-----------------------
- Những nội dung trên kênh mang tính giáo dục cao và thấm đẫm triết lý nhân sinh, phật giáo
- Kính chúc Quý vị và Gia Đình luôn an lành trong chánh pháp

Пікірлер: 18
@user-eo3gb9ws4z
@user-eo3gb9ws4z 4 ай бұрын
❤❤❤
@user-qv1yo3qe1q
@user-qv1yo3qe1q 4 ай бұрын
Cao Tăng Phật Giáo Lịch Sử - Ngài Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang ( 596 sau Tây Lịch - 05 / 02 / 664 sau Tây Lịch, Hưởng thọ : 69 tuổi ) : ( đoạn 1 ) : Chúng con thành tâm tri ân công đức của Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Các Vị Thầy Cố Trưởng Lão Hòa Thượng : Thượng Chơn Hạ Thiện, Thượng Thiện Hạ Siêu, Thượng Tuệ Hạ Sỹ, Thượng Thanh Hạ Kiểm, Thượng Thiện Hạ Hoa, Thượng Minh Hạ Châu; Thầy Đại Lão Hòa Thượng Thượng Trí Hạ Quảng, Đại Sư Tăng Bổn, Kumārajīva, Thầy Sa Môn Thượng Tịnh Hạ Hạnh, Thầy Thượng Tọa Thượng Trung Hạ Định, Sư Cô Thích Nữ Như Hạnh, Thầy Đoàn Trung Còn, Thầy Thích Tâm Nhãn; Các Vị Dịch Giả, Học Giả, Cư Sĩ Ngài Viên Trí, Nguyễn Minh Tiến, Hạnh Cơ, Cư Sĩ Tuệ Khai, Mai Trọng Giới, Nguyễn Hiến Lê, Trần Hà, Nguyễn Huy Khánh, Minh Minh, Nhị Tường; Ban Biên Tập : website : thuvienhoasen.org, quangduc.com, giacngo.vn, NXB Tổng Hợp Thành Phố Sài Gòn - Thành Phố Hồ Chí Minh, NXB Tôn Giáo, NXB Lao Động, NXB Phương Đông, NXB Dân Trí, NXB Văn Hóa - Thông Tin, Hội Văn Hoá Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, Thành Phố Sài Gòn - Thành Phố Hồ Chí Minh, Thư Viện Đại Học Vạn Hạnh và Các Qúy Tôn Đức Khác : 1 / Đường Tam Tạng Pháp Sư : Thật may mắn trong đời được thầy Thích Trung Định - Tiến sỹ Phật học, cả thầy đã học ở Ấn Độ nhiều năm cho về với Đức Phật kính yêu. Đoàn chúng tôi có 29 người đã đến nhiều nơi, từ Nê Pan nơi cha mẹ Phật sống đến nơi Phật sinh ra rồi về Ấn Độ đến Bồ Đề Đạo tràng, núi Linh Thứu, Đại học Nalanda, Vườn Lộc Uyển, Câu Thi Na, Tháp Mahaparanirvana ..v..v.. Mỗi nơi đến đãnh lễ và chiêm bái đều cho tôi những ấn tượng tốt đẹp, bình an, hạnh phúc. Phật Tổ thật là vĩ đại. Bây giờ biết và hiều về Đức Phật thật là thuận lợi; này nhé: Vài giờ bay là đến đất Phật, những sư thầy, sư cô có kiến thức uyên thâm được đào tạo bài bản, biết giao dịch, nói tiếng bản địa rất tốt...Chính thầy Thích Trung Định đã kể cho tôi nghe và biết nhiều về cha mẹ Đức Phật, Phật sinh, Bồ Đề Đạo tràng, núi Linh Thứu, Đại học Nalanda, Vườn Lộc Uyển, Câu Thi Na, Tháp Mahaparanirvana... Ngày xưa thì khó vô cùng ví như lên trời hái sao. Chúng ta cứ tưởng tượng xem: Đi bộ, đi bè, đi mảng, đi thuyền... Ấn Độ thì quá xa, chúng ta lại không biết tiếng việc giao dịch với những người nước ngoài thế nào? Lấy Trung Quốc ( một đất nước sớm có nền văn minh ) làm thí dụ: Vào đầu thế kỉ 07, các kinh sách Phật giáo của Trung Quốc có rất nhiều bản dịch, văn bản chữ Hán; đại diện và làm nền tảng cho nhiều quan điểm đối chọi nhau. Các sách đó đều tự nhận mình là " Phật giáo ". Có thể nói Phật giáo Trung Quốc của thế kỉ thứ sáu là một trường tranh cãi giữa của các trường phái Duy thức tông ( tức là giáo phái được ghi lại trong các tác phẩm của Vô Trước và Thế Thân ). Các điểm chi tiết của hệ thống này, cả về mặt cơ bản lẫn luận giải, luôn là đối tượng của những cuộc tranh cãi triền miên. Là một con người vĩ đại, có thật trong lịch sử thời nhà Đường, Sư Trần Huyền Trang có tên cúng cơm là Trần Vỹ, sinh vào năm thứ 16 đời Tùy Văn Đế Dương Kiên ( 596 sau TL ) tại huyện Câu Thi (hiện là Huyện Yêm Sư) Tỉnh Hà Nam. Đã sớm kết luận rằng: mọi tranh cãi, diễn dịch khác nhau trong Phật giáo Trung Quốc là hậu quả của sự thiếu thốn kinh sách chủ chốt viết bằng tiếng Hán. Đây là điều bất ổn lớn nên Sư Trần Huyền Trang đã lên đường đi Thiên Trúc để tự mình tìm hiểu. Khi xem phim “ Tây Du ký ” Chúng ta ai cũng đều thấy trên màn ảnh Vua Lý Thế Dân ( Đường Thái Tông ) kết nghĩa anh em, tiễn ông đi Thiên Trúc lấy kinh... Đây là phim theo tiểu thuyết thôi. Thực tế thời đó vua đã ra lệnh cấm đi du hành qua Ấn Độ. Năm 629 nhà Sư Trần Huyền Trang đã liều mình ra đi để hành hương và chiêm bái quê hương Đức Phật, hi vọng sẽ tìm kiếm và nghiên cứu kinh điển mà hồi đó Trung Quốc chưa biết tới. Chuyến đi của Ông đơn độc, một hành trang đơn sơ với một con ngựa già làm bạn đồng hành. Bước trên vạn dặm đường, suốt 2 năm, qua nhiều quốc gia lớn nhỏ. Trải qua nhiều khó khăn từ vật chất lẫn tinh thần. Có lúc Sư Trần Huyền Trang phải nhịn đói nhịn khát suốt bảy tám ngày ròng rã giữa một biển cát mênh mông, trời nắng thiêu đốt, không một bóng cây, cũng không một bóng người qua lại, chỉ thấy đống xương trắng của người và vật để lại, nhưng Huyền Trang vẫn không thay ý chí. Với trình độ uyên bác xuất chúng của mình, lại có tiếng tăm vang dội khi nhà Sư Trần Huyền Trang học ở trường Đại học Nalanda ( khi ông học pháp sư Giới Hiền - Shilabhadra là chủ trì ) - Ấn Độ. Tại trường Đại học Nalanda có hơn mười ngàn tín đồ tu học, đây cũng là nơi tập trung đầy đủ tất cả những kinh điển của phái Đại Thừa, Tiểu Thừa, Kinh Phệ đà ( Veda ), các sách thuốc sách thiên văn, địa lý, kỹ thuật v v rất tiện nghi trong việc tham khảo cho những Tăng sinh. Ở đây nhà Sư Trần Huyền Trang chuyên học về Thập Thất Địa Luận và Du già Luận. Sau sáu năm Ông đã có được những kiến thức về Đức Phật sâu rộng, nhà Sư Trần Huyền Trang trở thành một trong ba người học trò giỏi nhất của vị cao tăng Giới Hiền - Shilabhadra. Huyền Trang lại từ giã Na Lan Đà để đi du học ở các miền Đông, Nam và Tây của Ấn Độ. Sư Trần Huyền Trang vượt sông Hằng, đi về phía Đông, ra vịnh Băng Gan ( Bengale ) đến cửa bể Tâm Ra Li Ti ( bây giờ là Tamluk ) rồi đi sang đảo Xri LanKa. Đến nước nào, nghe có vị Cao Tăng có thể chỉ giáo cho mình về các môn Đạo học, Triết học, Thiên văn, Địa lý v.v... thì Sư Trần Huyền Trang liền đến xin thụ giáo và ghi chú chính xác các địa thế, sinh hoạt, phong tục của người dân bản xứ. Khi trở về Đại học Nalanda, Sư Trần Huyền Trang cũng đã đi qua những nước Yết Lăng Già ( Nam Ấn Độ ), Nam Kiền Tất La ( Trung Ấn Độ ), Lang Yết Là ( cực Tây Ấn Độ ) v.v... Sau mấy năm chu du và học hỏi khắp xứ Ấn, nhà Sư Trần Huyền Trang kính yêu đã được toàn thể Tăng đồ Đại học Nalanda tiếp đón rất nồng hậu nhà Sư cũng được Ngài Giới Hiển - Shilabhadra vô cùng trọng nể. Ngài Giới Hiển - Shilabhadra đã giao cho nhà Sư Trần Huyền Trang chủ trì các khóa giảng, ngoài ra Ngài Giới Hiển - Shilabhadra còn bảo nhà Sư Trần Huyền Trang giảng về Nhiếp Đại Thừa Luận, Duy Thức Quyết Trạch Luận cho Tăng chúng cả trường Đại học Nalanda nghe. Khi ở Ấn Độ nhà Sư Trần Huyền Trang đã được nhiều lòng mến mộ của những người dân cho đến Vua quan trong các vùng khác nhau. Nhưng lòng nhớ quê hương, các tranh cãi giữa của các trường phái nhắc nhà Sư phải lên đường Từ giả tất cả trở về Trung Hoa với một hành trang mà nhà Sư Trần Huyền Trang đã thu thập được ở Ấn Độ : 150 Xá Lợi tử. 02 tượng Phật gỗ đàn tô ngân. 03 Tượng Phật bằng đàn hương. 657 bộ Kinh, chia làm 520 hiệp và mộ số bảo vật khác được các nhà Vua ban tặng. Khi đi qua sông Tín Độ ( Indus ), nhà Sư Trần Huyền Trang cưỡi con voi lội qua, còn Kinh sách, hành lý và đoàn hộ tống thì đi bằng thuyền lớn. Một cơn bão lớn nổi lên, thuyền bị lay động mạnh sắp chìm, Kinh sách trong thuyền bị rơi mất hết 50 bộ, những hạt giống, hoa quả lạ ở Ấn Độ cũng rơi theo. Tai nạn này làm nhà Sư Trần Huyền Trang buồn rầu nhất trong chuyến Tây du của Ông. Nhưng cũng thật may là khi ấy, nhà Vua nước Già thấp di la ( Kapica ) nghe tin Ông sắp đến, đã đem quân ra đón Ông ở trên bờ sông, giúp nhà Sư Trần Huyền Trang thoát nạn, đồng thời Vua còn cho người chép lại những bộ kinh bị mất. Ngày 24 tháng 1 năm 645 ( sau TL ) nhà Sư Trần Huyền Trang về tới Trường An, Ông đã được Vua ( khi đó vẫn là Đường Thái Tông - Lý Thế Dân ) phái các quan đại thần ra nghênh đón rất trọng thể. Dân chúng vừa ngạc nhiên, vừa khâm phục, vừa hiếu kỳ trước một cuộc đi vô cùng mạo hiểm mà họ chưa bao giờ tưởng tượng được, nên đã đổ xô ra các ngõ đường để được chiêm ngưỡng dung nhan của một bậc vĩ nhân đã làm vẻ vang cho nước nhà và cho nền Đạo Pháp. ......
@yenhong1807
@yenhong1807 5 ай бұрын
♥️♥️♥️🙏🙏🙏🪷🪷🪷A Di Đà Phật
@user-qv1yo3qe1q
@user-qv1yo3qe1q 4 ай бұрын
Phật Pháp và Cuộc Sống : Tất cả các Pháp đều là Phật Pháp : ( đoạn 129 ) : 375 / Biệt nghiệp & cộng nghiệp Theo giáo lý Nghiệp của đạo Phật, mỗi người đều thừa tự nghiệp của chính mình. Nghiệp là những tạo tác, hành động có tác ý. Nghiệp do mình tạo ra và trở lại chi phối chính mình. Nghiệp có biệt nghiệp ( nghiệp riêng ) và cộng nghiệp ( nghiệp chung ). Hai loại nghiệp này có liên hệ mật thiết, tương tác lẫn nhau. Xét về biệt nghiệp thì dĩ nhiên ai làm nấy chịu, không ai có thể chịu thế cho ai. Khi cha mẹ làm ác thì chính họ sẽ chịu quả báo. Sở dĩ “ cha mẹ làm ác và hậu quả thì con cái lại gánh ” là do cộng nghiệp. Con cái có liên hệ cộng nghiệp với cha mẹ, nên những nghiệp thiện hay ác mà cha mẹ tạo ra sẽ tác động tốt hay xấu lên con cái. Và ngược lại, những nghiệp thiện hay ác mà con cái tạo ra sẽ tác động tốt hay xấu lên cha mẹ. Trường hợp “ cha mẹ giàu mà con cái lại nghèo, và ngược lại con cái giàu mà cha mẹ lại nghèo ” là trong cộng nghiệp có biệt nghiệp. Cộng nghiệp là cả gia đình nhưng mỗi người có một biệt nghiệp khác nhau. Thế nên trong cùng một gia đình nhưng mỗi người lại có một đặc điểm giàu nghèo khác biệt nhau. 376 / Sám hối tội lỗi đưa người đi phá thai Ai cũng biết phá thai là việc tội lỗi. Tuy vậy, theo như bạn trình bày, tội lỗi ấy chủ yếu thuộc về chính bản thân cô gái ấy. Bạn vì thương cảm với hoàn cảnh bi đát của họ mà giúp đưa đến bệnh viện mà thôi. Nếu lúc ấy bạn không giúp thì chắc chắn họ cũng sẽ tự làm lấy. Xét về nguyên lý tạo nghiệp giết hại thì trong trường hợp này bạn không tạo nghiệp. Chính cô gái đang mang thai quyết định bỏ thai, mẹ của cô gái cũng đồng thuận với việc ấy, nhân viên y tế nạo phá thai mới là người trực tiếp tạo nghiệp ác. Bạn tuy không có ý ác, miệng cũng không xúi bảo họ làm ác nhưng vì có tham gia nên chỉ có cộng nghiệp ( nghiệp chung ) liên quan đến đến việc phá thai ấy mà thôi. Như vậy, bạn tuy có cộng nghiệp mà không nghiêm trọng lắm, không vì việc ấy mà chịu đọa lạc. Biết rõ như thế rồi bạn nên nhẹ lòng vì phước đức của mình vẫn còn, tạo tội không lớn, có thể sám hối khiến cho tội lỗi tiêu trừ, thân tâm trở nên thanh tịnh. Việc bạn “ nghĩ lại thấy mình quá tàn nhẫn ” là điều nên có. Vì nếu như hiện tại, ắt hẳn bạn sẽ có cách giải quyết hợp lý hơn, bớt tạo ác nghiệp hơn. Bạn chỉ cần thành tâm ăn năn, sám hối tội lỗi, nguyện không tái phạm. Cụ thể là phát nguyện lễ sám chư Phật theo các nghi thức Hồng danh bửu sám, Thủy sám, Lương hoàng sám. Phát tâm làm các việc thiện lành trong khả năng để vun bồi phước đức. Chỉ cần làm như vậy thì tội lỗi của bạn được tiêu trừ 377 / Phước trí nhị nghiêm Phước trí nhị nghiêm là danh hiệu của chư Phật, bậc Toàn giác, bậc Lưỡng túc tôn, viên mãn phước đức và trí tuệ. Đức Phật Thích Ca và chư Phật trong mười phương ba đời còn được gọi là bậc “ Phước trí nhị nghiêm ”, trí tuệ và phước đức đều tròn đầy. Các bậc Thánh ( trong Tứ thánh như A la hán, A na hàm, Tư đà hàm, Tu đà hoàn ) thì chưa được gọi là bậc “ Phước trí nhị nghiêm ”. Ngay như các bậc Thánh A la hán đại đệ tử của Đức Phật ( Ngài Xá lợi phất, Ngài Mục kiền liên…), về mặt tâm giải thoát, tuệ giải thoát thì được xem ngang với Đức Phật nhưng về mặt công hạnh thì không bằng, nên chưa thể gọi là bậc “ Phước trí nhị nghiêm ”. Bốn chúng đệ tử Phật ( Tỳ Kheo, Tỳ kheo ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ ) chỉ là những người đang thực hành phước trí ( huệ ) song tu. Nếu tu tập đúng Chánh pháp thì chắc chắn chúng ta có phần trí tuệ và phước đức. Cứ thế liên tục tu tập vun bồi phước đức và trí tuệ cho đến ngày “ Phước trí nhị nghiêm ”. 378 / Cõi Cực lạc có vĩnh hằng ? Vạn pháp vô thường là một trong những giáo lý căn bản của đạo Phật. Các pháp hữu vi, có hình tướng, duyên sinh thì đều tuân theo quy luật vô thường, biến hoại, sinh diệt. Nếu nói vĩnh hằng, thường còn mãi là không đúng với Tam pháp ấn, sai với giáo lý đạo Phật. Vì thế, cảnh giới Cực lạc tuy là y báo của Đức Phật A Di Đà cùng chư Thánh chúng, có vô lượng công đức cũng như sự thù thắng vi diệu trang nghiêm nhưng thực chất vẫn không vĩnh hằng, không ngoài quy luật vô thường. Bởi “ Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng ” ( Kinh Kim cang ), bất cứ pháp nào có tướng ( do duyên sinh ) thảy đều hư vọng, vô thường, vô ngã. Sở dĩ giáo điển Tịnh độ ( Phật giáo Bắc tông ) ca ngợi Cực lạc với vô lượng thù thắng trang nghiêm là nói thiên về mặt Tướng và Dụng. Thế giới Cực lạc là y báo do vô lượng công đức đồng thời là phương tiện quyền xảo của Đức Phật A Di Đà nhằm tạo thắng duyên cho chúng sinh Ta bà về nương để tu tập cho đến ngày thành Phật. Nói một cách dễ hiểu, khi chưa thành Phật, các Thánh giả ở Cực lạc có được một môi trường tu tập tuyệt hảo, hội đủ mọi thắng duyên tiến tu thành Phật, bất thoái chuyển. Tuy nhiên, đến khi các Thánh giả ở Cực lạc tu tập thể nhập “ Tự tánh Di Đà ”, thành bậc Giác ngộ rồi thì chính các Ngài trực nhận rõ ràng nhất, Cực lạc chỉ là phương tiện độ sinh của Phật A Di Đà. Nên phàm đã có “ tướng ”, cho dù là Cực lạc thì cũng theo quy luật duyên sinh, vô thường, vô ngã. 379 / Bức xúc về việc phủ nhận kinh điển Đại thừa Thời Phật Thích Ca còn tại thế, hơn 45 năm thuyết pháp, những lời Phật dạy không được ghi lại bằng văn bản. Sau khi Đức Phật nhập Niết bàn, kinh điển được các vị Thánh tăng ghi nhớ, truyền miệng lại cho các thế hệ tiếp theo. Hơn 300 năm ( khoảng từ 300 đến 500 năm ) sau khi Đức Phật nhập diệt, kinh điển mới bắt đầu được ghi chép. Kinh tạng Pàli ( kinh điển Nguyên thủy ) hình thành trong giai đoạn này, được xem là gần với thời Đức Phật nhất. Kinh điển Đại thừa, ngoài một phần tương đương với Kinh tạng Pàli ( bốn bộ A Hàm ), thì phần lớn được hình thành muộn hơn. Điều cần thẳng thắn nhìn nhận là, trong kho tàng kinh điển Đại thừa rất đồ sộ, ngoài các bộ kinh có nguồn gốc từ Ấn Độ còn có một số kinh được trước tác tại Trung Quốc rất muộn về sau. Các nhà nghiên cứu kinh điển bằng phương pháp văn bản học đã xác định điều này. Và ngay trong Kinh tạng Đại thừa, các nhà kết tập kinh điển tuy vẫn cho nhập tạng nhưng lưu ý một số kinh và xếp vào Nghi tợ bộ. Rõ ràng, trong Kinh tạng Đại thừa, tuy có một số kinh được trước tác tại Trung Quốc, nhưng phủ nhận toàn bộ kinh điển Đại thừa không phải do Phật Thích Ca thuyết là một sự thiển cận và hẹp hòi. Người học Phật hiện nay cần phát huy chánh kiến để hội nhập với Phật giáo thế giới. Đứng trên lập trường truyền thống, tông phái của mình để phê phán hay công kích các truyền thống, tông phái khác là điều không nên. Hiện tại, chúng tôi chưa có tư liệu cụ thể về quan điểm của GHPGVN đối với vấn đề này. Tuy vậy, theo quan điểm của chúng tôi, Phật giáo thế giới có hai truyền thống lớn Nguyên thủy và Đại thừa là sự phong phú và đa dạng, làm giàu có thêm cho gia tài tuệ giác mà Đức Phật để lại cho nhân loại. Cả hai truyền thống này đều đồng nhất ở giáo lý căn bản như Tứ diệu đế, Bát chánh đạo, Duyên khởi, Vô ngã… Ngoài ra, hai truyền thống này còn có những luận điểm về giáo lý khác nhau. Cần thấy rõ là, dù khác nhau nhưng không hề đối nghịch và phủ nhận lẫn nhau. Người học Phật thuộc bất cứ truyền thống nào, khi nghiên cứu kinh điển cần nêu cao chánh kiến, vận dụng ba ( hoặc bốn ) dấu ấn Chánh pháp, còn gọi là Tam pháp ấn hay Tứ pháp ấn, để soi rọi và kiểm chứng. Nếu bản kinh nào, nhân danh truyền thống nào mà không có các dấu ấn của Chánh pháp thì xác định kinh đó không phải do Phật thuyết. ......
@user-qv1yo3qe1q
@user-qv1yo3qe1q 4 ай бұрын
Phật Pháp và Cuộc Sống : Tất cả các Pháp đều là Phật Pháp : ( đoạn 134 ) : 394 / Nhận lộc chùa có mang tội ? Theo tinh thần Giới luật của đạo Phật, các món tài vật khi được mời hoặc được cho một cách chính đáng là tài vật hợp pháp. Khách được mời hoặc người được cho tùy duyên thọ dụng mà không hề mang tội. Sau những cuộc lễ, các chùa thường có chút quà bánh trái gửi biếu thập phương bá tánh, gọi là lộc Phật. Bà con Phật tử và quý khách rất trân quý, hoan hỷ với lộc Phật này. Hoặc sau lễ mà dư thừa vật thực, nhà chùa cũng kêu gọi các Phật tử thân cận, bà con xung quanh “ ủng hộ ” dùm, vì nếu dùng không hết để hư hỏng thì mang tội. Thật rõ ràng, không hề có lỗi trong việc thọ dụng này, nói chi đến đọa địa ngục. Thậm chí ngược lại, nhận lộc Phật rồi gieo duyên lành với Tam bảo mà hướng thiện là điều hay, được phước. Liên hệ đến một phương diện khác, tài vật cho những chuyến từ thiện do nhà chùa chủ trương đều là của thí chủ, các nhà hảo tâm ủng hộ. Chẳng lẽ những người nhận sự giúp đỡ, sẻ chia từ nhà chùa lại mang tội “ không tu mà nhận của tín thí ” sao ? Do vậy cần phân biệt rõ việc thọ dụng vật thực nhà chùa mời hay nhận lộc nhà chùa cho, hoàn toàn khác với lạm dụng của đàn na tín thí cúng dường Tam bảo. Đành rằng vật thực ở chùa là của tín thí, không phải người tu thì không nên tự tiện thọ dụng. Nhưng khi được nhà chùa mời hay cho, lộc Phật thì mình cứ dùng. 395 / Chọn pháp môn tu, nên như thế nào ? Sau khi quy y Tam bảo, ban đầu người Phật tử tu tập thông thường như giữ năm giới, thọ Bát quan trai, tụng kinh, sám hối, niệm Phật, tọa thiền, làm thiện… theo sự hướng dẫn của bổn sư hoặc các chùa mình có nhân duyên. Sau một thời gian, dần dần mình phát hiện có nhân duyên với một pháp nào đó như tọa thiền hay niệm Phật chẳng hạn, từ đó mới tu tập chuyên sâu theo pháp môn ấy. Để nhận biết có căn duyên với pháp môn nào, trước hết tự mình cảm thấy thích, ưa muốn tìm hiểu, đến khi thực hành thấy dường như đã quen thuộc, khá dễ dàng giới định tuệ ngày càng tăng trưởng. Đây là dấu hiệu cho thấy mình có căn duyên với pháp tu ấy trong quá khứ. Trong tu tập, trạch pháp có vai trò quan trọng, nếu chọn đúng pháp môn mình có căn duyên thì sự tu tập sẽ thuận lợi và dễ dàng tu tiến hơn. 396 / Nhà chùa sử dụng gỗ quá nhiều liệu có hợp lý ? Đúng như bạn nhận định, đạo Phật với giáo lý từ bi, tôn trọng và bảo vệ sự sống của mọi người cùng mọi loài. Với tuệ giác duyên khởi, người Phật tử luôn thấy rõ sự liên hệ, gắn bó mật thiết giữa sự sống với môi trường nên luôn tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên. Vẫn biết, việc xây dựng các công trình kiến trúc nói chung, dù bằng bất cứ vật liệu nào ( gỗ, bê tông, đất, đá ) đều có phần tổn hại đến thiên nhiên. Tuy nhiên, nếu không xây dựng thì xã hội không phát triển. Do đó, những công trình xây dựng nào được các cơ quan có thẩm quyền cho phép, người xây dựng tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật thì đó là sự góp phần cho phát triển xã hội. Hiện nay, gỗ xây dựng các công trình phần lớn đều nhập khẩu. Các nước xuất khẩu gỗ đã tính toán kỹ lưỡng trong việc khai thác cũng như tái tạo tài nguyên rừng phù hợp với sự cân bằng và ổn định của môi trường sinh thái. Vì thế khi xây chùa hay các công trình kiến trúc khác sử dụng gỗ hợp pháp ( không dùng gỗ khai thác phi pháp ) làm vật liệu, là điều bình thường. 397 / Phật A Di Đà có thật không ? Đức Phật A Di Đà không phải là vị Phật lịch sử ở Ấn Độ như Đức Phật Thích Ca. Phật A Di Đà là giáo chủ cõi Tây phương Cực lạc, cách xa chúng ta đến “ mười muôn ức cõi ”. Theo kinh A Di Đà, chính Đức Phật Thích Ca, với tuệ giác siêu việt của bậc Giác ngộ, thấy nhân duyên lớn của chúng sinh ở Ta bà với Đức Phật A Di Đà và cõi Tây phương Cực lạc nên đã giới thiệu pháp môn Tịnh độ để người hữu duyên tu tập. Chúng ta là người phàm, không có tuệ giác lớn để biết về hằng hà sa số thế giới trong vũ trụ cũng như các tịnh độ chư Phật trong mười phương ba đời. Do vậy, vấn đề “ Đức Phật A Di Đà và cõi Tây phương Cực lạc có thật không ? ”, các Phật tử Tịnh tông tin sâu kinh A Di Đà, xác quyết lời Phật Thích Ca dạy vốn không hư vọng, còn lại thì tùy thuộc nhân duyên của mỗi người. Tịnh độ hiện là một tông phái lớn của Phật giáo Đại thừa ( Bắc tông ), pháp môn Niệm Phật cầu vãng sinh Cực lạc được không ít người tu tập, thọ trì. Dù thuộc Phật giáo Phát triển nhưng vẫn dựa trên những tiền đề về các cõi Tịnh độ, pháp tu Niệm Phật, phát nguyện sinh thiên vốn bàng bạc trong kinh điển Phật giáo Nguyên thủy ( Nam tông ). Đạo Phật có vô lượng pháp môn tu nên tùy nhân duyên của mỗi người mà chọn cho mình một pháp môn thích hợp. 398 / Phạm giới - hóa giải thế nào ? Phật tử phát tâm vâng giữ năm giới quý báu ( không sát sinh, không trộm cướp, không tà hạnh, không nói dối, không say nghiện ) nhằm trau dồi nhân cách đạo đức, thiết lập bình an cho bản thân, góp phần xây dựng hạnh phúc cho toàn xã hội. Người Phật tử phát nguyện thọ giới để răn mình, nương vào giới nhằm rèn luyện đạo đức, kiểm soát bản thân, tránh xa các điều xấu ác. Vì tâm vô thường, đời sống luôn biến động, không phải lúc nào chúng ta cũng kiểm soát được bản thân nên việc phạm giới hay khuyết giới luôn có khả năng xảy ra. Vấn đề là người Phật tử cần hiểu rõ về giới luật, khi nào thì phạm giới, khi nào thì chỉ bị khuyết giới. Như giới không sát sinh, giết người là phạm giới, còn vì hoàn cảnh hay vô tình làm tổn hại các loài nhỏ thì bị khuyết giới. Trộm cướp tài sản lớn, gây ra sự tổn hại đến mức bị pháp luật truy tố là phạm giới, còn vì hoàn cảnh bức ngặt hay thói quen cắp vặt thì bị khuyết giới. Các giới còn lại cũng như vậy. Nếu phạm giới thì chịu quả báo nặng nề, đọa vào ba đường ác ( địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh ); mọi sự ăn năn sám hối về sau vẫn có giá trị nhưng vì tạo ác nghiệp quá nặng nên khó thoát quả báo xấu. Còn phạm khuyết giới mà thành tâm sám hối, nguyện chừa bỏ và khắc phục lỗi lầm thì sẽ giảm hoặc hết tội. Đơn cử, phạm giới giết người bị đọa vào địa ngục, đến khi trả hết nghiệp địa ngục, sinh làm người tiếp tục chịu quả báo bị người khác đoạt mạng, đột tử, bất đắc kỳ tử. Còn khuyết giới làm tổn hại chúng sinh, nếu không sám hối thì bị quả báo sức khỏe không tốt, ốm đau liên tục v.v... Ngược lại, nếu biết sám hối và phóng sinh thì khuyết giới tổn hại chúng sinh được chuyển hóa. Trong thực tiễn đời sống của người Phật tử, nếu biết tu học thì rất ít người phạm giới mà đa phần bị khuyết giới; có vi phạm mà nhẹ, không nghiêm trọng. Để hóa giải sự khuyết giới, phải thành tâm sám hối lỗi lầm, ăn năn chừa bỏ và nguyện không tái phạm. Song hành với sám hối là tích cực làm các việc lành để vun bồi thêm cội phước. Thực hành chánh niệm để luôn tự chủ bản thân trước các cám dỗ tội lỗi, luôn biết tàm quý, sám hối và làm việc thiện, là hành trang tu học của những người Phật tử nhằm hoàn thiện và thăng hoa cuộc sống. ......
@user-qv1yo3qe1q
@user-qv1yo3qe1q 4 ай бұрын
Phật Pháp và Cuộc Sống : Tất cả các Pháp đều là Phật Pháp : ( đoạn 142 ) : 423 / Cúng sao có thực sự giải được hạn không ? Cầu an đầu năm là một nghi lễ quan trọng trong Phật giáo. Điều tâm niệm của người con Phật là “ nguyện ngày an lành, đêm an lành ”. Do vậy, đầu năm đến chùa lễ Phật, thành tâm cầu nguyện Tam bảo gia hộ, soi sáng cho tư duy, lời nói và việc làm theo nghiệp thiện để ân hưởng phước quả lành là điều cần làm. Vào dịp đầu năm, hầu hết các chùa đều tổ chức cầu an cho hàng Phật tử, trong đó có những khóa tu như hành hương thập tự, chiêm bái Phật tích và đặc biệt là lập đạo tràng Dược Sư, đốt đèn, dâng hương, tụng kinh Dược Sư, lễ Phật, cúng dường v.v… thường bắt đầu từ ngày mùng Tám đến Rằm tháng Giêng. Sau mỗi khóa lễ, chư Tăng phục nguyện hồi hướng phước báo cho mọi thành viên trong đạo tràng đồng thời những người tham dự khóa tu hiểu được lời Phật dạy trong kinh đem áp dụng vào đời sống tu tập hàng ngày, chuyển hoá ba nghiệp mới đạt được bình an và hạnh phúc như ước nguyện. Riêng vấn đề cúng sao giải hạn đầu năm là tập tục dân gian chịu ảnh hưởng văn hóa, tín ngưỡng Trung Hoa, được một số chùa vận dụng vào nghi lễ cầu an xem như phương tiện để giáo hóa hàng sơ cơ hướng về Tam bảo. Theo Đường Thư Lịch Chí, quyển 18 thì có chín ngôi sao ( cửu diệu ) là Nhật diệu ( Thái dương ), Nguyệt diệu ( Thái âm ), Kim diệu ( Thái bạch ), Mộc diệu ( Mộc đức ), Thủy diệu ( Thủy diệu ), Hỏa diệu ( Vân hớn ), Thổ diệu ( Thổ tú ), Kế đô và La hầu. Chín vì sao này phối trí theo các phương, sắp xếp theo 12 chi và ngũ hành. Mỗi năm, một người chịu ảnh hưởng “ chiếu mạng ” của một vì sao, nếu là sao tốt thì hanh thông, phúc lộc và nếu sao xấu thì bị tai họa, hạn ách. Vì thế, những ai niên vận gặp sao xấu chiếu mạng thì phải cúng sao, cầu xin những vị thần cai quản các sao như “ đức ” Thái dương tinh quân, La hầu tinh quân… chiếu cố, phò hộ. Rõ ràng, cứ theo luật Nhân quả và Nghiệp báo thì việc cúng sao giải hạn hoàn toàn không phù hợp với Chánh pháp. Vì nghiệp nhân chúng ta gây tạo như thế nào đến khi chín muồi trỗ nghiệp quả như thế ấy. Do đó, không thể cầu xin bất cứ ai nhằm giải nghiệp cho mình, ngoại trừ nỗ lực chuyển nghiệp của tự thân. Tuy nhiên, tập tục này ăn sâu vào tâm thức mọi người, kể cả một vài Phật tử sơ cơ, nên đầu năm, nếu gặp phải sao xấu “ chiếu mạng ” thì phải cúng sao mới yên tâm. Và một vài chùa vì phương tiện nên cũng cúng sao với tinh thần tuỳ duyên, phương tiện nhằm giúp những người cúng sao có cơ hội quy hướng Phật pháp. Nếu vận dụng nhuần nhuyễn tinh thần phương tiện này, quy hướng hàng sơ cơ về chùa chiền, quy kính Tam bảo, tham dự khóa tu, bỏ ác làm lành, tụng kinh, niệm Phật, học tập giáo lý, tin sâu nhân quả, bố thí cúng dường… thì việc cúng sao giải hạn cũng là một phương tiện độ sanh tích cực. Đối với hàng Phật tử hiểu rõ Chánh pháp thì phải nỗ lực tu tập, tịnh hóa ba nghiệp, vun bồi phước báo… trong tinh thần “ Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi ” và đây là phương thức thiết thực, hữu hiệu nhất để thành tựu sự bình an trong cuộc sống. 424 / Tùy duyên chuyển hóa Gia đình là cộng nghiệp, trong đó mỗi người có một biệt nghiệp khác nhau. Nên việc nhận ra tham sân si là nguồn gốc của mọi khổ đau, chọn cách sống xả buông vì người khác như bạn, không phải ai cũng biết và làm được. Muốn chuyển hóa người thân bớt tham sân si, bạn nên tìm cách trợ duyên cho họ tiếp cận với Phật pháp. Ngoài việc thường chia sẻ những giáo pháp mà bạn đã biết, bạn nên thỉnh các băng đĩa thuyết pháp, các kinh sách về nhà để trợ duyên thêm. Bạn cần động viên mẹ và anh đi chùa, nghe pháp, tham gia các hoạt động từ thiện… Nhờ kết duyên với Tam bảo, lâu dần sẽ thấm nhuần giáo pháp khiến họ thức tỉnh, thay đổi quan niệm sống nhẹ nhàng hơn. Bạn đã sống hiếu thảo với mẹ, sẻ chia với anh em, đó là phước duyên của bạn. Nên duy trì thiện pháp này, sống có trách nhiệm, hết lòng vì gia đình, vì mẹ. Điều quan trọng nhất vẫn là tạo dựng tương lai cho chính mình. Còn chuyển hóa người thân được nhiều hay ít thì tùy duyên. 425 / Phát nguyện chép kinh Đúng như bạn nói “ việc chép kinh Phật có công đức rất lớn, có thể chuyển hóa ba nghiệp, giúp thân tâm an ổn hơn ”. Ngày xưa, khi ngành in chưa phát triển, nhờ sự phát tâm chép kinh của mọi người mà kinh Phật được bảo tồn và lưu hành đến tận ngày nay. Để việc chép kinh có công đức, trước khi khởi sự bạn cần đến trước bàn thờ Phật, dâng hương và đảnh lễ, quỳ xuống phát nguyện - nguyện chuyển hóa thân tâm, âm siêu dương thái - cầu Tam bảo chứng minh và gia hộ cho ước nguyện của bạn được thành tựu. Khi chép kinh, thân trang nghiêm cẩn trọng biên chép chính xác, miệng đọc rõ lời kinh, tâm ý tập trung suy nghiệm nghĩa lý kinh. Như vậy, trong lúc chép kinh, ba nghiệp thân miệng ý đều thanh tịnh. Trong thời gian phát nguyện chép kinh, nếu ăn chay được thì tốt, còn không bạn cứ ăn uống bình thường. 426 / Mong muốn được xuất gia Muốn xuất gia, trước bạn nên cố gắng chữa bệnh. Thời gian đầu, người tập sự xuất gia phải chấp tác, thức khuya dậy sớm kệ kinh liên tục để vun bồi công đức đồng thời cũng là để thử thách xem có kham nhẫn được đời sống xuất gia hay không ? Nếu không đủ sức khỏe thì khó vượt qua thử thách này. Sau khi điều phục bệnh tật, bạn hãy gieo duyên xuất gia. Tuổi trung niên cũng là một hạn chế lớn nhưng nếu cố gắng vẫn có thể xuất gia được. Khi cầu thỉnh xin xuất gia, bạn nên trình bày hết tất cả về bản thân để nhà chùa tùy duyên tiếp nhận. Trong trường hợp chưa đủ duyên xuất gia, bạn sống đời Phật tử mẫu mực và hộ pháp cũng rất tốt. ......
@user-qv1yo3qe1q
@user-qv1yo3qe1q 4 ай бұрын
Phật Pháp và Cuộc Sống : Tất cả các Pháp đều là Phật Pháp : ( đoạn 143 ) : 427 / Băn khoăn với việc ăn chay trường Trước hết, chưa nói đến việc ăn chay vì tôn giáo, chỉ bàn về vấn đề sức khỏe. Trong cơ thể bạn có xu hướng thích ăn chay, và khi ăn chay thì bạn cảm thấy rất khỏe mạnh, đó là bằng chứng đồng thời cũng là lựa chọn đúng đắn nhất với bạn. Hiện nay trên thế giới, số lượng người lựa chọn phương pháp ăn chay vì sức khỏe khá nhiều. Họ ăn chay một cách tự nhiên, vì đó chỉ là một xu hướng ẩm thực thích hợp với cơ thể của họ. Và điều đó hầu như không gây ra một sự khác thường, lập dị nào trong mắt người khác hoặc mặc cảm, tự ti nào trong chính bản thân của họ. Kế đến, bạn là Phật tử, việc ăn chay của bạn, ngoài vấn đề sức khỏe còn mang ý nghĩa cao cả là phương tiện để thực hành lòng từ bi.Bạn cần lưu ý đến hai chữ “ phương tiện ” vì một số người tuy ăn chay mà có rất ít lòng từ. Bởi lòng từ do tu tập về tâm từ ( thiền rải tâm từ… ) mà có. Nên ăn chay cũng là cách tu tập nhưng nếu chỉ ăn chay đơn thuần ( mà không luyện tâm ) thì đó là một trong những liệu pháp dưỡng sinh mà thôi. Đạo Phật khuyến khích thực hành ăn chay để trợ duyên cho việc tu tập, phát triển tâm từ. Người Phật tử nên ăn chay ít nhất là hai ngày trong một tháng, nhiều hơn thì càng tốt. Bạn có duyên lành thích hợp với ăn chay trường quý hóa hơn. Hiện nay, khoa học về dinh dưỡng và ẩm thực khá phát triển. Các nhà khoa học hướng dẫn chúng ta nên ăn những gì phù hợp với cơ thể để thực sự khỏe mạnh hơn là ăn những gì mình thích hay số đông ưa thích. Do đó, không có gì phải “ chạnh lòng khi mọi người nhìn mình với vẻ hơi e ngại ”, vì ăn chay là quan điểm, là xu hướng ẩm thực của riêng bạn. Ngược lại, bạn nên tự hào vì đã sáng suốt lựa chọn cách ẩm thực phù hợp với sức khỏe và thể trạng của mình. Trong các mối quan hệ xã hội như lễ giỗ tiệc tùng, khi nhận lời mời hoặc khi tham dự bạn cứ bày tỏ thẳng thắn mình là người ăn chay. Nếu lúc dự tiệc, có thức ăn chay thì tốt, còn không thì thôi, “ tham dự để mọi người cùng vui nhưng chỉ ăn ít rau trái ” là tốt rồi. Lâu dần, mọi người đều biết bạn là người ăn chay, chắc chắn khi có bạn tham dự họ sẽ chuẩn bị vài món chay cho bạn. Bởi lẽ, việc làm một vài món chay thông dụng vốn rất dễ dàng đối với các nhà hàng, quán ăn, nhà riêng hiện nay. Khi lập gia đình cũng vậy, nếu khéo thu xếp thì việc ăn chay trường cũng khá dễ dàng. Bạn cần biết rằng, người ăn chay mà cơ thể “ thấy rất khỏe mạnh ” thì việc làm “ người vợ, người mẹ ” cũng bình thường như bao người khác, không có gì trở ngại cả. Chỉ khi mang thai, bạn cần nhờ sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để bổ sung một số chất cần thiết cho em bé phát triển tốt. Trong bối cảnh ẩm thực hiện nay, các gia đình có hiểu biết về dinh dưỡng đều thiết lập thực đơn chú trọng đến việc ăn nhiều rau củ quả, hạn chế bớt thịt cá, giảm thiểu dầu mỡ, đường, muối, v.v... sẽ rất tốt cho sức khỏe. Người ăn chay trường vẫn làm việc nội trợ, nấu nướng cho gia đình bình thường. Không hề có “ tội lỗi ” khi người ăn chay phải mua sắm và nấu mặn. Khi ăn cũng vậy, bạn hãy nghĩ ăn chay như là cách “ ăn kiêng ” nên vẫn ăn chung mâm cùng chồng con như các gia đình khác. Điều quan trọng là bạn hãy loại ngay các suy nghĩ không mấy bao dung ( nếu không nói là thiên lệch ) về ăn chay như : “ Chỉ có ăn chay mới thanh tịnh, cao quý. Ăn chay mà nấu mặn sợ mang tội. Ăn chay là tu nên cần cách ly ăn mặn… ”, nghĩ như vậy rất dễ tạo ra các áp lực. Bạn nên ăn chay một cách tự nhiên, dung dị, hòa đồng. Xem việc ăn chay nhằm hỗ trợ cho việc chuyển hóa tâm. Cốt lõi của tu tập là chuyển hóa tâm chứ không phải là ăn gì ! 428 / Quy y học Phật để hoàn thiện mình Cuộc đời mình phải do chính mình quyết định lấy. Sau khi suy xét thấu đáo, cân nhắc kỹ lưỡng về một khuynh hướng tâm linh hay một đường hướng sống thiện lành thì tự mình quyết định đi theo. Người có trí và biết tự chủ thì không thể phó thác bản thân cho người khác, không tin vào phán quyết của thầy bói mà cần tin vào chính mình. Người tìm hiểu và có tâm nguyện hướng Phật cần phải thấy rằng con người vốn không nợ thần linh ( không lệ thuộc bất cứ ai ) mà chỉ nợ nghiệp cũ của mình. Nghiệp cũ do chính mình tạo ra từ quá khứ có thể tốt hoặc xấu, nhưng khi quy y học Phật chúng ta thực hành giáo pháp để hoàn toàn chủ động chuyển hóa nghiệp cũ, tạo ra nghiệp mới tốt đẹp. Đức Phật là bậc Giác Ngộ, Ngài không phải thần linh. Đi theo Phật chính là học theo công hạnh của Ngài, phát huy trí tuệ, thực hành từ bi, chuyển hóa phiền não để sống an vui, lợi mình và lợi người. Thiết nghĩ, bạn hãy phát huy tuệ giác để sáng suốt quyết định, để chủ động và trách nhiệm với bản thân nhằm vượt thoát mọi ràng buộc của thần linh mà sống an vui, tự chủ và tự tại. 429 / Lỡ thất hứa với Đức Phật thì làm sao ? Bạn đã quỳ trước Đức Phật phát nguyện ăn chay và sau đó chưa làm trọn lời nguyện của mình thì cần phải sám hối. Đối với các thiện pháp khác cũng vậy, nếu đã phát nguyện trước Tam bảo mà vì chướng duyên không hoàn thành phải chí thành sám hối. Bạn đến trước bàn thờ Phật, đốt hương đèn, cung kính lễ bái, quỳ trước Phật thành tâm phát lồ sám hối. Lòng bạn như thế nào thì cứ y như vậy mà tỏ bày. Sau khi sám hối xong, cung kính lễ Phật bái tạ. Đức Phật luôn từ bi hỷ xả cho bạn khi các điều khấn nguyện chưa được làm tròn đồng thời cũng chứng minh cho bạn những điều phước thiện mà bạn đã làm được. Nhân đây, bạn cũng nên biết thêm rằng, ăn chay là duyên lành để mình tu tâm sửa tính. Nhờ phát nguyện ăn chay mà bạn biết tự nhìn lại mình, hổ thẹn với các điều xấu đã làm, phát huy thêm các điều thiện đang và sẽ làm. Ăn chay như vậy mới thực sự có phước đức. 430 / Phải khẳng định mình là Phật tử Khi đã quy y Tam bảo rồi, nếu có người hỏi hay khai các loại giấy tờ liên quan đến tôn giáo, bạn cần khẳng định tôn giáo của mình là Phật giáo, bạn là Phật tử, với tất cả lòng hãnh diện và tự hào. Trước hết, người có đức tin tôn giáo chí ít cũng là người có xu hướng đạo đức, quan tâm thực hành các điều thiện. Kế đến, khi khẳng định mình là Phật tử, chứng tỏ bạn có lòng tự trọng, có trách nhiệm hơn với bản thân trong đời sống cá nhân cũng như các tương tác xã hội. Đức Phật là bậc từ bi và trí tuệ tròn đầy, nhân loại khắp năm châu đều tôn kính. Chúng ta là đệ tử của Đức Phật, nguyện học và làm theo Chánh pháp để hoàn thiện tự thân, sống an lạc và có ích cho cuộc đời, chắc chắn cũng được mọi người yêu thương và tôn trọng. Nên bạn hãy tự hào với tôn giáo là Phật giáo của mình. ......
@user-qv1yo3qe1q
@user-qv1yo3qe1q 4 ай бұрын
Phật Pháp và Cuộc Sống : Tất cả các Pháp đều là Phật Pháp : ( đoạn 132 ) : 386 / Bị đổ nghiệp Hiện nay, có một bộ phận Phật tử, do nhận thức về Phật pháp còn hạn chế nên hình thành quan niệm vì siêng tu nên “ đổ nghiệp “. Đây là một quan niệm sai lầm, không đúng với Chánh pháp, tà kiến, cần được chấm dứt trong suy nghĩ cá nhân Phật tử và không trao truyền đến người khác. Bởi lẽ, tu tập thì chuyển nghiệp, từ xấu thành tốt, từ dữ hóa lành, không hề có chuyện vì tu mà “ đổ nghiệp “ hay gieo nhân lành mà gặt quả ác cả. Vậy thì lý giải thế nào đối với một số trường hợp, sau một thời gian tu học, hướng thiện thì bản thân và gia đình có nhiều xui xẻo liên tiếp xảy ra ? Trước hết, người đệ tử Phật cần học tập về giáo lý Nhân quả - Nghiệp báo để hiểu đúng và tin sâu. Nhân quả - nghiệp báo do mình tạo ra trong quá khứ xa và gần, rồi tác động lên đời sống của chính mình. Tiến trình từ nhân đến quả có 03 thời : 1 - Hiện báo, nhân quả nhãn tiền, xảy ra liền hay trong đời này. 2 - Sinh báo, gieo nhân hiện đời nhưng đến đời kế sau mới thành quả. 3 - Hậu báo, gieo nhân hiện đời nhưng đến những đời sau mới thành quả. Đây là xét về mặt thời gian hình thành nhân quả. Còn về phương diện vận hành của nhân quả phức tạp hơn nhiều, không đơn thuần nhân nào quả nấy mà chính là nhân - duyên - quả. Duyên, tuy là nhân phụ nhưng tác động rất lớn đến việc hình thành quả. Chuỗi nhân - duyên-quả này lại không độc lập mà luôn tương tác, va chạm với vô số chuỗi nhân - duyên - quả khác. Trong quá trình vận hành, chúng vừa làm nhân, làm duyên, làm quả của nhau đồng thời luôn tác động chi phối lẫn nhau mãnh liệt tạo ra một mạng lưới nhân quả, nhân duyên trùng trùng điệp điệp. Người phàm chúng ta chỉ có thể biết phần nào nhân quả nhãn tiền ( hiện báo ) mà không thể biết về nhân quả của sinh báo và hậu báo. Cụ thể, chúng ta không biết được trong những đời trước mình đã gieo nghiệp nhân nào, thiện hay ác. Nhân quả - Nghiệp báo hay dòng chảy Nghiệp cũ ( thiện hoặc ác ) từ quá khứ đang xuôi về hiện tại với tất cả sức mạnh của nó. Năng lực của Nghiệp cũ rất mạnh mẽ, nếu gặp lúc đã chín muồi thì không gì có thể ngăn cản nổi sự hình thành quả. Việc tu tập, làm thiện của bạn mấy năm gần đây dĩ nhiên tạo ra Nghiệp mới tốt lành. Nghiệp mới ( thiện ) này, nếu đủ mạnh thì có khả năng tương tác với Nghiệp cũ ( xấu ác ), chi phối lên Nghiệp cũ để khiến cho nó lệch hướng, tạo thành quả bình an. Cụ thể, Nghiệp mới ( thiện ) giống như đắp đê, Nghiệp cũ ( xấu ác ) như nước lũ thượng nguồn dội xuống. Đê nhỏ và yếu, thì dù có cố công xây đắp nhưng không cản được sức tàn phá của lũ. Bạn nhờ tu tập, làm phước thiện, đã kiến tạo được Nghiệp mới tốt lành nhưng chúng không đủ lớn mạnh để chống chọi, chi phối lên dòng Nghiệp cũ xấu ác đang tràn về. Khi dòng vận hành Nhân quả - Nghiệp báo của bạn đến đúng thời điểm như vậy thì những việc không như ý, xui xẻo xảy ra. Cần phải thấy sự việc trong tiến trình Nhân quả ( 03 thời ) chứ không phải do hiện tại tu tập mà đổ nghiệp. Quan trọng nhất là, phải thấy rõ nhờ hiện tại có tu tập, tích lũy được một số công đức phước báo nên tuy bị tác động bởi Nghiệp cũ nhưng hậu quả ít nặng nề hơn. Nếu không tu tập và làm thiện, không tích lũy được chút phước báo nào thì hậu quả sẽ thảm khốc hơn rất nhiều. Để giải nghiệp xấu, trước phải hiểu rõ dòng vận hành Nhân quả - Nghiệp báo. Nhận ra Nghiệp cũ vốn không thay đổi được nhưng Nghiệp mới thì hoàn toàn do mình chủ động kiến tạo. Nghiệp mới thiện lành trong hiện tại chắc chắn sẽ cho quả tốt về sau. Nghiệp mới này còn tương tác, chi phối lên Nghiệp cũ xấu ác để tạo ra quả báo nhẹ nhàng hơn. Vì thế, bạn hãy nỗ lực tu học, sám hối tội chướng, tích cực làm thiện, tạo ra Nghiệp mới thiện lành nhiều hơn nữa, sau một thời gian quả lành sẽ đến với bạn. 387 / Tu tập để trọn hiếu Chuyện bố của bạn hay “ công kích, lên án, cằn nhằn ” việc tu học, ăn chay của gia đình bạn có thể do một số nguyên nhân sau : Bố chưa hiểu nhiều về đạo Phật, bố thấy con cháu ăn chay “ kham khổ “ quá trong sinh hoạt đoàn tụ gia đình nên không đành, và điều quan trọng cần lưu ý là, bố nhận thấy có “ khoảng cách “ và không mấy hòa hợp trong biểu hiện của chính bạn nên lòng không vui. Giải pháp cụ thể cho vấn đề của bạn : Trước hết, nếu bố chưa hiểu nhiều về đạo Phật thì bạn cứ tùy duyên. Bạn đã “ vài lần giải thích nhẹ nhàng ” về việc tu học và ăn chay của bạn mà bố chưa hiểu thì thôi, cần tôn trọng quan điểm của bố. Không nên tranh luận nhiều về điều này, khi tâm tình cùng bố bạn cần khéo léo dẫn dắt câu chuyện sang một hướng khác về gia đình, về những người thân, những kỷ niệm thời thơ ấu v.v… Khi nhân duyên để bố hiểu đúng về đạo Phật, về giá trị tu tập của người Phật tử chưa hội đủ thì bạn cần kham nhẫn. Kế đến, bạn cần chọn thời điểm về thăm bố. Người Phật tử được khuyến khích thực hành ăn chay một tháng ít nhất là hai ngày, nhiều hơn thì càng tốt. Vì thế, bạn nên về thăm bố vào những ngày không ăn chay. Bữa cơm gia đình rất quan trọng, nếu được cùng con cháu quây quần bên mâm cơm, vừa ăn uống vừa ôn lại kỷ niệm xưa là niềm hạnh phúc lớn của người già. Trong trường hợp bạn ăn chay trường ( ăn chay mùa Vu lan chẳng hạn ), hãy cố gắng ăn chay vui vẻ, hòa hợp với mọi người trong bữa ăn gia đình, không có biểu hiện gì khác thường như tránh né hay kinh sợ mùi thực phẩm mặn. Dù việc này cũng không dễ làm nhưng bạn cần cố gắng không để việc ăn chay trở thành tiêu điểm của bất hòa. Quan trọng nhất là, bạn đừng để sự tu tập của mình tạo ra “ khoảng cách “ với người thân. Điều này rất tế nhị, có thể trở thành nỗi khó chịu với một số người, nhất là với người chưa hiểu đạo. Nên khéo léo, linh động, nhẫn nại, tùy duyên ứng xử với bố để thể hiện trọn vẹn hiếu thuận, hiếu kính và hiếu dưỡng của người Phật tử. Thiết nghĩ, hiện bố của bạn đã ở tuổi gần đất xa trời, thời gian để bố con ông cháu gặp nhau không còn nhiều nữa, nên bạn cần thăm viếng bố nhiều hơn, làm cho bố vui và hạnh phúc là điều ưu tiên nhất. Nên dù có vài quan điểm bất đồng, bạn hãy khéo kham nhẫn vượt qua để hòa hợp và chung vui với gia đình. 388 / Tổ chức quy y tại nhà được không ? Lễ quy y cho Phật tử thường được tổ chức tại chùa. Tuy vậy, tùy theo nhân duyên và hoàn cảnh mà chư Tăng (Ni) có thể tổ chức lễ quy y vào một nơi khác, như tại tư gia của Phật tử chẳng hạn. Dù tổ chức ở đâu, lễ quy y phải có sự hiện diện của ba ngôi Tam bảo Phật-Pháp-Tăng và theo đúng lễ nghi truyền quy giới. Nên việc có thầy quy y cho nhóm của bạn tại nhà một người trong nhóm với đầy đủ ba ngôi Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo là đúng pháp. Ngôi Phật bảo ở đây chính là bàn thờ Phật trong nhà, ngôi Pháp bảo là kinh và luật, ngôi Tăng bảo thì do vị thầy ấy đại diện. Tăng bảo lý tưởng cần bốn vị Tỳ-kheo hòa hợp và thanh tịnh, tuy nhiên trong tinh thần phương tiện thì một Tỳ-kheo vẫn có thể trao truyền quy giới cho các Phật tử. ......
@user-qv1yo3qe1q
@user-qv1yo3qe1q 4 ай бұрын
Phật Pháp và Cuộc Sống : Tất cả các Pháp đều là Phật Pháp : ( đoạn 130 ) : 380 / Kết hôn với người khác đạo có tội không ? Theo quan điểm của đạo Phật, một người nữ Phật tử kết hôn với người khác đạo vốn không có tội. Vấn đề là sự kết hôn ấy phải như thế nào ? Nếu kết hôn mà bị cải đạo thì tự thân người Phật tử ấy vi phạm lỗi lầm nghiêm trọng. Bởi lẽ có nhân duyên được quy y Tam bảo, trở thành Phật tử, sống theo ánh sáng chánh kiến soi đường của Đức Phật là một phước báo lớn. Nếu vì hôn nhân mà bị ép buộc cải đạo và bạn cũng thuận theo thì chính bạn đã đánh mất lòng tự trọng; đánh mất lòng tự trọng và tự tín là mất tất cả. Niềm tin tôn giáo là điều thiêng liêng, bất khả xâm phạm, nếu bên chồng bắt buộc phải theo đạo thì họ đã xúc phạm bạn nghiêm trọng. Ngay từ đầu, bên chồng đã không tôn trọng bạn thì làm sao hôn nhân về sau có được hạnh phúc. Bởi căn bản của hôn nhân hạnh phúc, ngoài tình yêu thì cần phải có sự tôn trọng, bình đẳng và tương kính lẫn nhau. Nếu các bạn muốn tiến đến hôn nhân thì nguyên tắc đầu tiên là tuyệt đối tôn trọng lẫn nhau, đạo ai nấy giữ. Không có điều này thì tốt nhất là không đi đến hôn nhân. Nếu đạt được nguyên tắc căn bản này thì có thể tiến tới hôn nhân nhưng con cái thì cha mẹ hai bên cũng cần tôn trọng quyết định về tôn giáo của chúng. Cho con cái học tập, tiếp xúc tự nhiên với cả hai truyền thống tôn giáo của cha và mẹ. Không được ép buộc con cái phải theo tôn giáo của ai. Đợi đến khi các con trưởng thành, theo tôn giáo nào là quyết định riêng của chúng. 381 / Phát huy chánh kiến trước những luận điệu xuyên tạc đạo Phật Đạo Phật ra đời vì lợi ích, vì an lạc cho tất cả chúng sinh. Có thể nói, khi nào con người còn vô minh, tham ái, phiền não, khổ đau thì còn cần đến các giải pháp trị liệu và chuyển hóa của đạo Phật. Tùy theo tuổi tác, điều kiện, hoàn cảnh và đặc điểm riêng của mỗi người mà có cách ứng dụng Phật pháp vào đời sống khác nhau. Cụ thể, một người từ khi bắt đầu thọ thai, đến lúc sinh ra và lớn lên học tập, cho đến khi trưởng thành có sự nghiệp, lúc nghỉ hưu, già yếu và chết đi, cả đời người đều cần đến các giá trị của đạo Phật. Nên nói, “ đạo Phật chỉ thích hợp với người già, người lớn tuổi, người về hưu...” là phiến diện, không đúng. Tham gia các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, xã hội, cộng đồng là đặc điểm nổi bật của người già, vì có tác động tích cực lên đời sống tinh thần của họ. Sở dĩ người lớn tuổi, người nghỉ hưu đi chùa, tham dự các lễ hội, những khóa tu nhiều hơn những người khác, đơn giản vì họ có thời gian hơn. Không phải chỉ có người già mới “ cần một bến đỗ bình yên, tâm hồn thanh thản ” mà tất cả mọi người, nhất là tuổi trẻ đều rất cần. Có điều, người trẻ có cách tiếp cận với đạo Phật khác với người già. Vì không có nhiều thời gian nên họ chỉ tranh thủ đến chùa những lúc có thể, nên khi nhìn vào những buổi lễ ở chùa thấy người trẻ ít hơn. Trong quá trình học tập và làm việc, những người trẻ rất cần đến các giá trị đạo đức Phật giáo để tự răn và hoàn thiện mình, để làm chủ bản thân trước mọi cám dỗ. Dù không có thời gian để đi chùa nhiều nhưng giới trẻ luôn ứng dụng Phật pháp để tạo ra những “ khoảng lặng ” cần thiết nhằm nghỉ ngơi, thư giãn, thanh lọc và làm mới thân tâm, đồng thời chiêm nghiệm về các giá trị nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, để sống có ý nghĩa, lợi mình và lợi người. Kế đến, nói “ đạo Phật mang khuynh hướng từ bỏ tất cả mọi thứ như mong muốn vật chất, tình yêu...” cũng rất phiến diện và thiển cận. Đạo Phật không hề phủ định các giá trị của vật chất, tình yêu… mà chỉ phê phán sự tham lam, khát khao sở hữu chúng một cách mù quáng, vô độ mà thôi. Buông xả vì tham lam, vun vén cho riêng mình nhiều quá sẽ không tạo ra hạnh phúc, thậm chí ngược lại chỉ tạo ra đau khổ. Vật chất, tình yêu…, hay mọi thứ cần cho cuộc sống nói chung đều được đạo Phật trân trọng nhưng chỉ xem đó là phương tiện. Luôn vận dụng sự tỉnh thức, dùng trí tuệ để soi sáng nhằm đem vật chất phục vụ đời sống, không để mình phải phụ thuộc, bị vật chất sai khiến. Với tình yêu cũng vậy, tham ái và chiếm hữu sẽ giết chết tình yêu, thành ra yêu nhiều thì đau khổ nhiều. Muốn tình yêu mang đến hạnh phúc thực sự thì thay thế tham ái bằng từ ái, không chiếm hữu mà trân trọng và hiến dâng, yêu người như yêu mình. Đạo Phật kêu gọi tu tập buông xả, chuyển hóa tâm tham ái và chiếm hữu chứ không phủ nhận hay chối bỏ các phương diện của đời sống. Nên quy kết “ giới trẻ đến với đạo Phật sẽ không năng động, không mang tinh thần cầu tiến, cống hiến, từ đó sẽ làm cho xã hội không phát triển được, nói chung là mang ý nghĩa tiêu cực nhiều hơn ” là một sự xuyên tạc có dụng ý riêng. Nói “ cho con trẻ đi chùa, ăn chay, học Phật thì dần dần tính cách của chúng sẽ điềm đạm, hiền từ, chỉ biết buông xả... nên lớn lên vào đời sẽ rất khó thành công ” lại càng sai lầm. Ai cũng biết, đạo đức vốn cần thiết hơn cả tài năng, “ có tài mà không có đức là người vô dụng ”. Đạo đức cần dạy dỗ từ khi còn tấm bé, như măng được uốn nắn thì tre mới thẳng. Nên cần nói ngược lại, nếu trẻ mà không được dạy dỗ cho hiền từ, điềm đạm, biết xả buông… đến khi lớn khôn vào đời chắc chắn sẽ thất bại. Để thành công trong cuộc sống, con người cần có nhân cách đạo đức, trầm tĩnh và nghị lực, thông minh và khéo léo ( đạo Phật gọi là Giới - Định - Tuệ ) chứ không phải nhờ tranh đoạt, mạnh được yếu thua, khôn ranh lõi lọc, lợi mình mà hại người. Hiện nay, mọi người đều sống trong sự bất an, chất lượng cuộc sống ở mọi phương diện bị suy giảm nghiêm trọng, đặc biệt là sự xuống cấp đạo đức xã hội, nhất là trong giới trẻ. Đây là quả báo xấu có nhân duyên một phần từ việc chối bỏ, thậm chí hủy hoại các giá trị đạo đức và tâm linh truyền thống mà tổ tiên đã dày công tạo dựng. Trong các mối nguy thì tà kiến ( quan điểm sai lầm, nhận thức không đúng ) sẽ khiến cho nhiều thế hệ bị ảnh hưởng và hệ lụy. Mặt khác, người Phật tử cần cảnh giác, phát huy chánh kiến trước những luận điệu xuyên tạc từ những phần tử xấu, cố tình bóp méo nhận thức về đạo Phật để tiến hành cải đạo. Hiện nay, các giá trị đạo đức, nhân văn của đạo Phật được các bậc trí thức trên thế giới tôn vinh, họ hy vọng giáo lý từ bi và trí tuệ của Phật giáo sẽ cứu vãn cho các xung đột, bất an trên thế giới. Bạn đã có duyên lành quy y rồi thì cố gắng học tập, nghiên cứu giáo pháp. Đạo Phật chủ trương “ đến để thấy ”. Một khi đã nhận thức đúng đắn về Chánh pháp ( chánh kiến ) ắt sẽ có hành động đúng và giúp bạn kiến tạo cuộc sống với đầy đủ thành công, cống hiến, hạnh phúc và an vui. ......
АЗАРТНИК 4 |СЕЗОН 2 Серия
31:45
Inter Production
Рет қаралды 763 М.
English or Spanish 🤣
00:16
GL Show
Рет қаралды 16 МЛН
Самое неинтересное видео
00:32
Miracle
Рет қаралды 677 М.
WILL IT BURST?
00:31
Natan por Aí
Рет қаралды 41 МЛН
CUỘC HỢP TAN.HT THÍCH PHƯỚC TỊNH
53:17
HT Thích Phước Tịnh
Рет қаралды 4,4 М.
MẸO! Làm Chủ CUỘC ĐỜI Bằng HƠI THỞ ... Rất Hay | Thầy Thích Nhất Hạnh
1:21:24
Thầy THÍCH NHẤT HẠNH Giảng
Рет қаралды 1,8 М.
Đường Xưa Mây Trắng (Phần 5/6) - Thiền Sư Thích Nhất Hạnh
3:48:03
Lời khai thị vàng ngọc  hay nhất của hòa thượng Tuyên Hóa
3:55:09
TV Quảng Đức - Thích Nguyên Tạng
Рет қаралды 319 М.
АЗАРТНИК 4 |СЕЗОН 2 Серия
31:45
Inter Production
Рет қаралды 763 М.