Tần suất cho ăn dặm sẽ tùy theo phát triển vận động của bé Khi bé ngồi cần hỗ trợ hay tự mình ngồi được: bắt đầu bằng 1 lần/ngày, sau đó từ từ tăng lên đến 2 - 3 lần/ngày Khi bé bò được: cho ăn dặm 3 - 4 lần/ngày Khi bé đi được: lý tưởng là 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Nguyên tắc cơ bản Bắt đầu là giới thiệu từng vị thức ăn một cho trẻ. Cho trẻ ăn một loại thức ăn trong một lần ăn. Ăn theo nhu cầu - chỉ cho ăn hoặc đút khi trẻ háo hức, tự hả miệng ăn, NGƯNG CHO ĂN ngay khi trẻ quay đầu, lắc đầu, đẩy thức ăn ra! Một loại thức ăn giới thiệu trong 2 - 3 ngày liên tiếp, để tăng sự chấp nhận và ghi nhớ của trẻ. Khi đã giới thiệu từng loại thức ăn riêng lẻ xong, và thành công, thì mới nên bắt đầu trộn các thành phần thức ăn với nhau. Không thêm đường, chất ngọt, hoặc muối vào thức ăn
@dothuong6243 жыл бұрын
Rau, củ, quả khi mới tập ăn dặm cũng cho ăn riêng vài lần trước đúng không ạ. Sau đó mới cho ăn hỗn hợp cháo với củ, cháo với rau ạ.
@vinhoi89144 жыл бұрын
Bs cho e hỏi bé 5,5 tháng.e muốn cho bắt đầu ăn dặm bằng bột ngọt dilac 1 tuần rồi chuyển sang cháo trắng 3 ngày và bắt đầu thêm rau như bác nói dc k.e cảm ơn
3 жыл бұрын
7 CHÚ Ý CẦN NHỚ KHI CHO BÉ ĂN DẶM: 1. Cho con ăn ngồi hay nằm Có nhiều mẹ hay kê gối cho bé nằm ăn vì thấy dễ đút hơn. Nhưng đây là một cách cho ăn phản khoa học. Việc nằm ăn khiến bé dễ bị sặc thức ăn rất nguy hiểm. Vòi nhĩ (vòi thông giữa tai và vòm mũi họng) của bé ngắn, rộng, lại nằm ngang nên khi bị sặc, thức ăn lỏng có khả năng bị đẩy vào tai giữa gây viêm tai giữa. Dĩ nhiên không phải cứ ăn nầm là sẽ bị sặc và viêm tai, nhưng mẹ nên loại trừ các nguy cơ đối với bé. Vì thế lúc được 6 tháng mới tập ăn dặm, dù bé ngồi hơi lắc lư một chút, mẹ vẫn có thể cho bé ngồi ghế tập ăn có chế độ điều chỉnh độ dốc ở lưng. Hoặc nếu bế bé mẹ cũng để bé ngồi thẳng lưng, chỉ hơi ngả đầu bé một chút. 2. Bắt đầu ăn dặm cho con ăn bột ngọt hay bột mặn? Điều này không có nguyên tắc tuyệt đối, tuy nhiên vị ngọt sẽ quen thuộc với bé hơn là vị mặn, nên có thể tập ăn với cháo sữa, khoai lang, chuối, xoài nghiền nhuyễn bé sẽ hợp tác hơn. Vị mặn ở đây có nghĩa là vị của thịt, trứng, cá, tôm, rau xanh chứ không phải của mắm, muối, bột nêm vì các gia vị này chưa nên cho vào thức ăn của bé dưới 1 tuổi. 3. Có nên cho con ăn mì chính và các loại hạt nêm Mì chính không chứa thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mà chỉ là một gia vị tạo cảm giác “ngọt”. Hiện chưa có nghiên cứu nào về ảnh hưởng của mì chính đối với bé, nhưng nếu dùng lâu và nhiều có thể khiến bé bị “nghiện” mì chính, phụ thuộc vào loại gia vị này mà không cảm nhận được vị ngọt tự nhiên của các thực phẩm, dễ từ chối các các thức ăn có mùi vị khác. Vị giác của trẻ thời kỳ ăn dặm đang hình thành nên mẹ cần thận trọng khi nêm nếm gia vị vào đồ ăn của bé. Hiện tại hạt nêm đang thay thế mì chính trong các gia đình vì quảng cáo gây cảm tưởng rằng hạt nêm chiết xuất từ thịt thăn, xương ống, rong biển nên hơn mì chính. Kỳ thực trong hạt nêm có khoảng 30% là mì chính và một số chất điều vị “siêu ngọt”, cộng với bột sắn, bột bắp, muối, đường. Còn thành phần chiết xuất từ xương, thịt thì “siêu ít” và không chắc có đúng là chiết xuất từ xương thịt hay không. Vì thế không thể nói bột nêm “lành” hơn mì chính. Thậm chí nhiều mẹ nhầm tưởng về giá trị dinh dưỡng của hạt nêm khi nấu bột nấu cháo cho bé chỉ bỏ mỗi hạt nêm vì nghĩ trong đó có “chất” rồi, điều này hoàn toàn sai lầm. Tốt nhất mẹ không nên nêm cả mì chính và hạt nêm vào đồ ăn của bé. 4. Có nên cho con ăn thêm đường Cũng như muối, nhu cầu đường của các bé dưới 1 tuổi thường được bổ sung thông qua các thực phẩm hàng ngày, vì vậy cho đường vào thức ăn của bé là không cần thiết. Tuy nhiên nếu trong thời gian mới ăn dặm bé thích bột ngọt thì mẹ có thể chế biến hợp lý, như nấu súp bí đỏ với trứng, thêm dầu ăn và chút đường. Nhưng không nên cho bé ăn đường thường xuyên có thể hình thành thói quen ăn nhiều đồ ngọt của bé sau này. Hơn nữa đồ ăn nhiều đường cũng ảnh hưởng đến những chiếc răng sữa của bé. 5. Các thức ăn nào dễ gây dị ứng cho con khi mới tập ăn dặm Dị ứng thức ăn là một phản ứng không bình thường với thức ăn, do hệ miễn dịch của cơ thể gây ra. Trẻ em, đặc biệt các bé dưới 3 tuổi dễ bị dị ứng thức ăn do hệ miễn dịch và đường ruột còn non yếu, tính thấm của niêm mạc đường tiêu hóa cao. Bé bị dị ứng có các biểu hiện dị ứng sau khi ăn từ 30 phút đến vài giờ, với các triệu trứng nhẹ như đau bụng, nôn, nổi mẩm đỏ, ngứa khắp người, nóng ran, tiêu chảy hoặc nặng hơn như khó thở, thở rít, trụy mạch, tụt huyết áp. Một số trường hợp nặng, dị ứng thức ăn có thể gây kịch phát cơn hen phế quản hoặc sốc phản vệ, dẫn đến tử vong. Các món ăn có thể gây dị ứng cho trẻ gồm hải sản (tôm, cua, ngao, sò hoặc một số loại các có hàm lượng thủy ngân cao như cá thu, cá ngừ, lươn, cá trích...), lòng trắng trứng, lạc (đặc biệt là với bé bị hen suyễn), lúa mì, sữa bò, thực phẩm chua như dâu tây, cà chua vì có hàm lượng axit cao 6. Có nên thường xuyên cho con ăn các loại bột dinh dưỡng đóng hộp Hiện có nhiều nhà sản xuất cung cấp thức ăn đóng lọ dùng sẵn cho em bé để mẹ đỡ vất cả với cuộc sống bận rộn. Tuy nhiên thức ăn đóng lọ được chế biến công nghiệp mùi vị không thơm ngon như đồ tươi và thường chứa chất bảo quản không co lợi cho dạ dày của bé. Thêm nữa, thức ăn đóng lọ không được đa dạng bằng thức ăn tự chế biến có thể khiến bé nhàm chán. Vậy nên thỉnh thoảng mẹ có thể thay đổi thức ăn đóng lọ cho bé nhưng không nên dùng thường xuyên hãy tự nấu để bé có thể làm quen với nhiều loại thức ăn và những mùi vị tươi ngon.
@ngoantran34322 жыл бұрын
Bác sỹ bé băt đầu sang tháng thứ 7 ngày cho ăn mấy bữa bột và ăn mấy bữa sữa ạ mà bé không có sữa mẹ.ạ
@havi51323 жыл бұрын
Bác sỹ ơi mẹ e bào mới cho ăn dặm đầu tiêm cho ăn bột sắn dây uống nghệ Mong bsy tl
@ngochoang77914 жыл бұрын
Bs ơi cho e hỏi mình nấu cháo cho e bé thì nêm nhửng gì ạ
@alenalen59494 жыл бұрын
bs ơi con em 7,5 tháng lười bú mẹ và ct.hiện tại bé chỉ bú mẹ và chỉ ngậm chơi thôi.có cánh nào cho bé bú nhiều không ạh. hiện tại bé ăn dặm 2 cữ , nặng khoảng 7,4ky cao 72cm trước lúc đó bé dc 7,8ky do bé tự bỏ sữa nên tụt cân.xin bs giúp em với ạh.em cảm ơn
@nhubui65434 жыл бұрын
BS ơi bác cho mẹ hỏi bé ăn dặm thì ăn bột co dược ko bác hay là Phải ăn cháo hà bs. Sau 3 ngày ăn rau thế có ăn dược củ ko bs
@ThaoNguyenthi-rq2sj Жыл бұрын
Bác sỹ cho hỏi con em 5tháng 5 mà sữa mẹ ít có nên bé ăn dặm ko
@PhuongPham-vv3np3 жыл бұрын
Con e sinh non tuần 30 dc 1kg3 giờ 7th dc 7kg thì có dc kg ạ.e bắt đàu cho ăn dặm băg bột hipp thì có dc kg c
@nguyenhaiphong61813 жыл бұрын
Bs ơi bé nhà mình 5 tháng tập ăn bé đã ăn đc rau củ hay thịt cá chưa hay có dùng đc gia vị gì ko ạ
@TungNguyen-dm8ko4 жыл бұрын
Mới đầu cho ăn dặm có nên cho ăn mấy loại bột pha sẵn ko ạ
@huyanhvo7312 жыл бұрын
Bác sĩ ơi bé bốn tháng chỉ sáu kí có bị suy dinh dưỡng ko ạ
@vietkhanhnguyen73144 жыл бұрын
Chi ơi!e be nhà e 1 tuổi rồi .vợ chông e lỡ kế hoạch vợ e có bầu.mẹ e bé cắt sữa cho uong sữa ngoài .thấy cháu hay ói qua chi oi.có sao ko chi
@coca29874 жыл бұрын
Bác oi bé nhà em gần 3 tháng mà 7 ngày rồi chưa đi tiêu được thì có sao không ạ
@Co_Ly_mi_thuat3 жыл бұрын
Bé nhà mình nay 8 tháng rưỡi mình cho bé ăn thô ngay khi bắt đầu. Như vậy có ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé không thưa bác sĩ.
@thuhadoan1387 Жыл бұрын
bé hơn 4 tháng được 6 kí có ít quá k ạ
@VanNguyen-tf7by4 жыл бұрын
Bs ơi bé e sinh 12/6 nay đc 3 m lúc sinh 4,3 kg mà giờ đc 6 kg ah! Bé ti mẹ hoàn toàn ah! Làm sao cho bé tăng kg đc! Sữa mẹ nhiều e có vắt sữa đầu đi rồi ah ! Cách 3h e cho bé bú 1 lần
@thuvu74134 жыл бұрын
Ko cho bé ăn bột ăn dặm dc à c
@phuonglamngoc40774 жыл бұрын
Chào BS. BS cho tôi hỏi; con nhà tôi nay đc 7 tháng mà bé không chịu uống sữa ngoài, dù sữa mẹ rất it. Và cho bé uống ngay từ đầu. Và thử qua nhiều loại sữa rồi. Nay tôi được 2 bé mà bé nào cũng vậy. Cảm ơn bs
@CuongNguyen-tq6up4 жыл бұрын
bs ơi bé e 7.5kg có bị thiếu kg chậm phát triển k . lịch ăn dặm cho. bé 6 tháng như nào ak
@ChiLe-gl8ql4 жыл бұрын
💓
@ChiLe-gl8ql4 жыл бұрын
Be nha e an rat it.co cach nao giu e voi bs oi
@CuongNguyen-tq6up4 жыл бұрын
bs k trả lời e ak
@ThuNguyen-lk4zg3 жыл бұрын
S cữ ăn thì bao lâu nên cho bé bú và bú bao nhiêu là dc