NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT Xin chân thành cảm ơn. Thư Viện.PGHH thật nhiều ạ...
@nhinguyen-cc4cr Жыл бұрын
😂n cảm ơn ba đa sinh cho q g đưc tháy mam mô a di đa phât
@KieuNguyen-pq8sq Жыл бұрын
Nam mô a di đà phật Nam mô kim sơn phật
@legiai9056 Жыл бұрын
Nam mô bổn sư thích ca mâu ni phật Nam mô a di đà phật
@thanhnga8584 Жыл бұрын
Nam mô a di đà phật
@Minhthanhbi7 Жыл бұрын
Cám ơn các Anh Chị và các bạn chia sẻ, chúc các Anh Chị và các bạn thân tâm thường an lạc, tâm bồ đề kiên cố, viên mãn cát tường !!!
@hoanvu5130 Жыл бұрын
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.🙏🙏🙏
@thehungluong171 Жыл бұрын
Cầu chúc, cho linh hồn của đức bà,nho ơn trên đức Phật tổ đức Phật thầy, từ bi cứu độ cho linh hồn của đức bà được vãng sanh về miền Tây phương cực lạc, Nam mô a Di Đà Phật
@ngoquyen4115 Жыл бұрын
Em trai tui nằm mơ thấy Đức Huỳnh Giáo Chủ 2 lần
Жыл бұрын
Lời Đức Thầy dạy : Duyên lành rõ được Khùng Điên , Chẳng qua kiếp trước thiện duyên hữu phần . Hoặc là : Hữu phần thì cũng hữu duyên , Sửa tâm hiền đức cõi Tiên cũng gần . Và : Duyên lành sẵn có ơn trên hóa , Bồi đắp lòng nhơn đức lại sâu.
@thanhthaothanh1740 Жыл бұрын
Nam Mô Đại Từ Kim Sơn Phật. Nam Mô A Di Đà Phật
@danao3198 Жыл бұрын
Nammobonsuthichcamauniphat! Nammoadidaphat!!!
@deduong3991 Жыл бұрын
hình ngôi nhà đầu video ở đâu vậy ad . tôi từng có giấc mơ như thật cũng rất lâu nhưng nhớ mãi ngôi nhà màu xanh sân gạch tàu bên hông có vài mộ và vào nhà có bàn tròn và vài người lớn tuổi râu dài bạc chào đón và trước cửa có người đàn ông đô con ngồi xếp bằng mặc đồ đỏ xanh canh giữ có phép . vía nói như tôi đã về thăm nhà và sau giấc mơ đó tôi muốn theo đạo pghh . tôi muốn vào đạo và được đi đến ngôi nhà đó . ad có thể giúp tôi được không
Жыл бұрын
Xin chào Bạn Duong De ! Ngôi nhà này là của Thân sinh ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ Phật Giáo Hòa Hào . Hiện giờ Ngôi nhà này gọi là Tổ Đình PGHH . Địa chỉ : Thị Trấn Phú Mỹ , Huyện Phú Tân , Tỉnh Ang Giang . Nghe Bạn kể như vậy Bạn có nhân duyên với PGHH rồi , Chúc mừng Bạn . Xin hỏi Bạn ở tỉnh nào ? có thể chúng tôi giúp và hướng dẫn để bạn toại nguyện .( Liên lạc thẳng vào phần bình luận VIDEO này nhé . NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT .
@deduong3991 Жыл бұрын
@ long xuyên an giang . Tôi muốn qua đó và tu luôn nhưng thời gian qua còn vướn bận nhiều việc nên tới nay vẫn chưa di tìm ngôi nhà đó
(Phần1) SƠ GIẢI VỀ TỨ-DIỆU-ĐỀ. 1.- Khổ đề: Gồm các sự khổ trong đời. 2.- Tập đề: Gồm có các tập-nhơn sanh ra quả khổ. 3.- Đạo đề: Gồm có tám đường chánh. 4.- Diệt đề: Phương-pháp diệt khổ, hưởng quả Niết-Bàn. SƠ GIẢI: A.- KHỔ ĐỀ: Đức Phật nói rằng tất cả chúng-sanh trong cõi trần nầy chịu muôn ngàn điều khổ-não, kể chẳng xiết, nhưng có thể tóm tắt lại làm tám điều, vì trong tám điều khổ ấy nó có thể nảy ra muôn ngàn sự khổ-não kia. LƯỢC GIẢI I- KHỔ ĐỀ: Gồm có các sự khổ trong đời. Xưa, Đức Phật cho biết mỗi chúng sanh luân chuyển trong cõi Ta bà, không một ai thoát khỏi sự đau buồn sầu khổ. Đức Thầy nay cũng xác định “Ta bà khổ, Ta bà lắm khổ”. Ý nói mỗi chúng sanh sống trong cõi trần, đều gánh vác muôn ngàn sầu khổ, nhưng tất cả nỗi khổ ấy gồm nhiếp trong tám phần: Đức Thích Ca từ xưa dạy bảo, Khổ Ta bà nhiếp lại tám phần. Bởi chúng sanh mang lấy xác thân, Khổ thứ nhứt sự sanh là gốc”. CHÁNH VĂN 1.- Sự sanh khổ - Vì linh-hồn chưa được hoàn-toàn tròn đạo hạnh mà đắc quả vị nên còn phải đầu thai làm con người thế-gian. Khi nhập vào thai trong bụng người đàn-bà thì phải chịu sự tối-tăm tồi-túng, chẳng thấy trời trăng. Bị bao-bọc ràng-rịt, thai-nhi bị sự nuôi dưỡng bằng tinhhuyết của mẹ, lúc mẹ đau ốm thì thai-nhi yếu ớt; lúc mẹ làm-lụng mệtnhọc, thai-nhi chẳng yên; lúc mẹ đói cơm, thai-nhi dường như cái túi bị treo chẳng vững; lúc mẹ ăn uống no bụng, thai-nhi bị sự lấn-ép của bao-tử và ruột rất nhọc-nhằn. Khi đúng ngày giờ phải chun ra cửa sản-môn ô-uế như hai viên đá ép mình, khi ra khỏi mình mẹ, cảm thấy hơi gió cắt da, đau nhức khó chịu nên cất lên tiếng khóc để tỏ ý chẳng bằng lòng với cảnh cực nhọc. Xét như vậy nên Phật mới cho sanh là khổ; mà chúng ta là người học đạo, xét cho chí lý đều cũng phải công-nhận sự nhận xét của Phật rất đúng vậy. LƯỢC GIẢI: 1-Khổ thứ nhứt là sự sanh, tức là các nỗi khổ của mỗi chúng sanh từ khi đầu thai vào bụng mẹ cho đến thuở sanh ra. Lúc ở trong đó bị bào thai bao bọc bịt bùng, như người bị nhốt trong ngục thất. Thai nhi bắt đầu chịu sự nuôi dưỡng bằng chất tinh huyết ô uế của mẹ. Những khi mẹ đau yếu, tinh huyết không đầy đủ, thai nhi phải ốm thon lại. Lúc mẹ đói lòng, bào thai như cái túi treo lơ lửng thường hay chới với. Ngược lại, khi mẹ được ăn uống no bụng thì thai nhi bị sự chèn ép của bao tử và ruột rất chật chội khó khăn. Suốt thời gian ở trong bào thai, thai nhi phải chịu bao lần khổ đau sầu cảm vì ảnh hưởng nơi người mẹ. Chẳng thế, khi đúng ngày khai nở, thai nhi phải ép mình chui ra sản môn ô uế, thật là đau đớn vô cùng, như một con voi chun qua kẹt đá nhỏ. Cho nên lúc ra khỏi mình mẹ đứa bé phát ra tiếng khóc “Khổ a !” Chứng tỏ đã nếm lấy cái hương vị cõi đời đầy ô trược. CHÁNH VĂN 2.- Sự già khổ - Hễ sanh ra thì lớn, lớn rồi tất phải già; xét nghĩ trong lúc tuổi xuân xanh, đời sống cứng-cỏi, hoạt-động hăng-hái, đi đứng lẹ-làng, nói năng bặt-thiệp, xác thịt mạnh-mẽ, học-hỏi dễ-dàng, tỏ tai sáng mắt, thấy biết nhiều điều. Ô hô ! Mà nay sao lại răng rụng mắt lờ, ù tai, choán óc, da nhăn má cóp, gối mỏi, lưng khòm, nằm ngồi chậm-chạp, đi đứng xéo-xiên, uống ăn đổ tháo, bọn trẻ dể khinh, già đành nhờ cậy, đi tay nương gậy, phế việc dân quan, tinh-thần hao kém; khí lực hầu tàn, thoạt nhớ thoạt quên, nhiều khi lầm-lẫn, tóc bạc da mồi, lắm điều lao nhọc. Vậy nên Phật mới cho sự già là khổ, mà chúng ta cũng không thể nào không công nhận. LƯỢC GIẢI 2- Đến giai đoạn thứ hai là sự già khổ. Từ khi cất tiếng chào đời đến thân hình mạnh khỏe, vui tươi của tuổi xuân đầy nhựa sống, như đóa hoa đang cười nụ khoe hương. Phút chốc bị thời gian cướp mất, với tấm thân quắc thước hiên ngang, với bao vẻ yêu kiều diễm lệ, giờ đây chỉ còn trong mộng tưởng. Một nhà thơ đã cất tiếng than: “Bao vẻ hào hoa đâu thấy nữa, Một thân khô kiệt nghĩ buồn tênh !” Thật vậy, bấy giờ chỉ còn lại một thân già nua, gầy đét; gối mỏi lưng còm, mắt lờ tai điếc và mỗi khi đi, đứng, nằm, ngồi rất chậm chạp khó khăn. Xét qua thể trạng ấy, thử hỏi khách trần gian, ai mà chẳng công nhận sự già là một nỗi khổ khôn cùng ! CHÁNH VĂN 3.- Sự đau khổ - Nghĩ vì thân thể con người sanh ra cõi trần, có lớn già thì tất nhiên yếu đuối; nếu đã yếu đuối ắt ăn ngủ chẳng được điều-hòa, thêm ngoài thì bốn mùa thay đổi tám tiết xây vần, do nơi thân già yếu đuối, cảm những tà khí mà sanh ra bịnh tật. Ôi ! Hễ thân huyễngiả nầy mang lấy bịnh tật rồi, nào là cơn tỉnh, cơn mê, tay chơn nhứcnhối gan ruột quặn đau, phổi héo tim khô, da teo huyết cạn, kẻ mang lao mang tổn, phương đàm ho suyễn, người thì đui cùi lở-lói, bại xuội sưng tê, thang thuốc chẳng an, khẩn nguyền chẳng giảm, cầu sống chẳng đặng, cầu chết chẳng xong. Vậy thử hỏi khách trần-gian ai mà không muốn xa muốn tránh, mà nào ai được khỏi ? Muốn tránh, tránh chẳng được, lại đa mang; như còn khổ-não về bịnh tật, bút nào mà tỏ ra cho hết. LƯỢC GIẢI 3-Đến thứ ba là sự đau khổ. Có nhiều nguyên nhân làm cho con người phải vương mang bệnh tật: một là thời tiết bất hòa, gió mưa thay đổi, khiến tạng phủ trong người chuyển theo không kịp mà sanh bịnh. Hai là do sự ăn uống, ngủ nghỉ thiếu chừng mực, vệ sinh, hoặc ăn phải món không hạp cơ thể, mà sanh ra đau yếu. Ngoài ra cũng còn (tham, sân, si) làm ra bịnh. Khi một người đã mang bệnh thì cả thân xác tinh thần lẫn quyến thuộc đồng chịu khổ: thân thì mất ăn bỏ ngủ, đau nhức khó chịu, tâm trí từ lo sợ đến bấn loạn hôn mê. Còn thân quyến thì lo thuốc thang chạy chữa đủ cách. Nhiều bệnh nhân không được lành hẳn, lại còn phải mang tật suốt đời, thật là khổ thảm muôn phần. “Cơn bịnh hoạn càng không tránh khỏi, Còn mang thêm tật nọ tật kia”.( ĐT)
Жыл бұрын
(Phần 2) CHÁNH VĂN 4.- Sự chết khổ - Vật chi mà sanh trong cõi trần-gian theo các công-lệ tự-nhiên, hễ có sanh ra thì phải có ngày tiêu-diệt. Còn cái thân con người của ta đã do nơi tứ-đại (đất, nước, gió, lửa) mà hiệp thành, có bền chắc chi đâu mà tránh khỏi ngày tan rã ? Tại sao mà gọi thân tứ đại hiệp thành ? Xét rằng tuy là ta thấy có sự cấu tạo của cha mẹ mà thành thân của ta, nhưng mà cái thân nầy suy gẫm cho kỹ lại: thịt và xương cốt là chất đặc nên thuộc về đất; máu huyết chất lỏng nên thuộc về nước; hơi thở của ta thuộc về gió; sự ấm áp của ta thuộc về lửa. Nhờ bốn món ấy chung hợp lại mới thành cái xác thịt của ta. Nếu hễ đến ngày tàn hạ rồi thì xương thịt rã ra huờn lại đất, máu huyết chảy ra huờn lại nước, hơi thở dứt đi thì trở lại với gió, sự ấm áp dứt đi thì nó trở lại cái nóng của mặt trời. Như vậy tại làm sao gọi rằng khổ ? Vì lúc sống linh hồn nhờ xác thịt mà học hỏi, kinh-nghiệm việc đời, xử sự tiếp vật, đeo đắm theo lợi lợi, danh danh, tài tài, sắc sắc, không có chịu tra cứu phân biệt cho rõ giả chơn, ý thức sai lầm, nhận không rằng có, nhận có rằng không, thấy tà nói chánh, gặp chánh tưởng tà, rồi cũng do sự sai lầm ấy mà nhận huyễn thân nầy làm thiệt thân của mình, mãi lo o-bế sửa-sang, dồi mài cạo gọt, cưng nó dưỡng nó như: tích trữ cơm tiền, dành cho nó ăn, dành để thuốc thang cho nó uống, kiếm tìm thanh sắc để cho nó vui, xây dựng cửa nhà cho nó ở (vẫn biết rằng ở trong đời ai cũng phải lo thân, nhưng mà người hiểu Đạo, biết rõ cái thân của mình tạm mượn trong thời-gian để học-hỏi nên lo vừa chừng, chẳng có ích-kỷ mà lo cho mình vừa giúp ích cho đời, chừng bỏ xác thì có cái khác, còn người không hiểu Đạo thì bo-bo giữ nó bằng lối ích-kỷ mê lầm) ấy là muốn cho nó được trường-tồn; kịp đến khi tử-thần gõ cửa, số vô-thường đã tới, sanh ra muôn ngàn kinh-hãi, thần-trí hôn mê rất triếu mến cõi đời, cửa nhà con vợ, mà không làm sao sống được nữa, nên lúc ấy kẻ phùng mang, trợn mắt, người chắt lưỡi, nghiến răng, lăn lộn giật (vật) mình, kêu than thảmthiết. Xét coi lúc ấy khổ sở là dường nào. LƯỢC GIẢI 4-Thứ tư là các nỗi khổ về sự chết. Khi con người lâm cơn bịnh nặng, gia đình hết phương chạy chữa và thân xác không còn chịu đựng nổi, đành đi lần vào cõi chết. Phàm sanh ra cõi đời, hễ cái gì có hình tướng đều phải hư hoại. (Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng). Thế nên con ngưòi hễ có sanh ra tất phải đi theo định luật già, bịnh, rồi chết mất, chớ không một ai thoát khỏi. Những nỗi khổ ấy sâu dày như bể rộng, chẳng biết đâu là bờ bến: “Bể hồng trần lao lý diệu vơi”.( ĐT) Thử ôn lại quảng đời con người từ sanh ra đến khi chết, sự lao khổ không sao kể xiết. Sanh ra đã khổ, bệnh tật lại còn khổ hơn, thêm nỗi phải lo sao cho có cơm ăn, áo mặc, dầm mưa dãi gió, xuôi ngược bao lần. Vì mãi tháo vác việc đời mà phải sức cùng lực tận, để rồi một ngày kia cái thân giả hợp nầy, phải theo định luật đào thải mà tan nát và trả về cho tứ đại. Xét ra còn cảnh trạng nào đau khổ bằng, khi nhìn thấy con người lúc hấp hối; mắt trừng lên, môi giựt, răng nghiến lại, tâm thần bấn loạn, kinh sợ tiếc thương đều phô diễn, rồi dần dần lịm đi để giã biệt cõi đời ảo mộng. Vả lại trong đời biết bao vị Đế Vương khanh tướng, thế lực tiền tài, danh y bác học; họ tìm đủ cách ngăn ngừa cứu chữa để kéo dài tuổi thọ, nhưng rồi cũng phải chịu khuất phục trước luật tuần huờn. Dầu cho ai có học phép trường sanh hay ẩn mình nơi hang cùng, núi thẩm cũng không thoát khỏi tử thần. Như xưa kia có bốn Phạm Chí (Phạm Chí là người có chí tu đạt thần thông để về cõi Trời Phạm Thiên) tu hành đã đắc ngũ thông, biết rõ bảy ngày nữa bốn người cùng chết một lượt. Họ bèn hợp nhau bàn luận: “Anh em chúng ta tu hành đã chứng ngũ thông, lẽ nào chẳng tìm kế thoát khỏi vòng hái của tử thần sao?” Anh thứ nhứt liền nói:“Tôi sẽ nhảy vào trong biển lớn, trên chẳng ló đầu lên mặt nước, chân không đụng đáy biển, làm gì tử thần thấy được để bắt tôi”. Anh thứ nhì bảo:“Tôi chẻ núi Tu Di chui vào trong đó, rồi khép kín lại; thử hỏi tử thần làm sao thấy được mà tầm bắt tôi”. Anh thứ ba thốt:“Tôi sẽ tàng hình vào hư không, chẳng còn ai thấy tăm dạng, quỉ vô thường biết đâu mà theo bắt”. Anh thứ tư cho biết kề hoạch:“Phần tôi sẽ đến chợ đông, đi lẫn lộn vào trong đó, dầu tử thần có đến kiếm cũng không ra !” Bàn tính xong, bốn anh đắc ý lắm, mỗi người đều chuẩn bị đi đến chỗ mình đã định. Song đúng bảy ngày, nghiệp quả đã đến, bốn Phạm Chí đều bất lực trước tử thần (chết), họ đều chết một lượt. Bấy giờ, Đức Phật biết rõ chuyện ấy, bèn kêu các đệ tử kể cho nghe và nói lên bài Kệ” “Phi không, phi hải trung, Phi nhập sơn thạch gian. Vô hữu địa phương sở, Khả thoát bất thọ tử”. (Chẳng không chẳng biển cả, Chẳng vào trong núi đá. Không có miếng đất nào, Thoát được cái chết cả). Ngày nay Đức Thầy cũng xác định: “Dầu ẩn nơi cùng cốc thâm sơn, Chẳng trốn lánh tử thần cho khỏi”. 5- MƯU CẦU BẤT ĐẮC KHỔ: CHÁNH VĂN “Đoạn thứ năm nghĩ-suy tìm-tõi, Cầu Chẳng Thành những việc thích-ham. Người trên đời ai cũng lòng tham, Muốn phước, thọ, phẩm, hàm, tiền của. Nào vợ đẹp, hầu xinh, là-lụa, Không được thì bực-tức ưu-phiền. Cả tâm thần điêu-đứng đảo-điên, Vậy có phải khổ hay là chẳng ?” LƯỢC GIẢI 5-Thứ năm là những nỗi khổ: mưu tính, tham cầu mà chẳng thành đạt. Khởi nguyên từ lòng ham muốn chúng sanh mới luân hồi vào cõi dục, nên khi sanh ra, con người sẵn có hột giống tham lam. Ai cũng muốn cho mình được ở lầu các cao sang, nào ruộng cả tiền nhiều, uy quyền thế lực, nào vợ đẹp con ngoan, bạc vàng nhung lụa. Cả gia đình đều sống cuộc đời hạnh phúc triền miên. Ngược lại, nếu sự ham muốn ấy không đạt thành, thì con người phải bức rức xốn xang, u buồn dã dượi, cả tâm trí bị quay cuồng đảo lộn, không lúc nào yên tĩnh, có khi phải liều mình tự sát. Trưóc cảnh trạng ấy, ai trông vào mà chẳng công nhận đấy là một nỗi khổ ? 6- ÁI BIỆT LY KHỔ: CHÁNH VĂN “Đoạn thứ sáu Biệt Ly cay đắng, Người mình thương bỗng lại chia-lìa. Khi khóc-than nước mắt đầm-đìa, Lúc trông nhớ ruột tằm chua xót. Ở thế-gian mấy ai thoát lọt, Nợ gia-đình đeo đắm căn-duyên. Cơn nguy nghèo thân-thể truân-chuyên, Kẻ lưu-lạc người chờ trông mãi. Cuộc tan hiệp, hiệp tan ân-ái, Đến xong đời để lại sầu-ưu. Cái khổ này dầu lắm trí mưu, Cũng chung chịu như người tăm-tối”. LƯỢC GIẢI 6-Thứ sáu là các nỗi khổ của những người thân yêu nhau mà phải chia lìa. Ở đời ai cũng có thân bằng quyến thuộc, tình thương yêu thân mến nhau rất mực, nên muốn sống mãi bên nhau, nhưng khó mong toại nguyện. Trong lúc cảm thương khắn khít, bỗng gặp cuộc phân ly, kẻ lệ sầu khôn ráo, người ruột thắt từng cơn; bao nỗi nhớ thương vô cùng chua xót mà cả thế giới loài người có mấy ai vượt khỏi. Phàm hễ có gia đình tất phải có sợi dây ân ái ràng buộc, nợ duyên chằng chịt, gốc bởi tiền căn vọng tưởng. Giữa tình cha con chồng vợ lúc nào cũng đậm đà gắn bó, song vì mưu cầu cho cuộc sống, hoặc vì tình cảnh éo le khiến phải chia tay. Lúc ấy kẻ phiêu bạt chơn trời, ôm mối buồn đau, thương xót, người ở lại chờ đợi nhớ nhung. Thì ra cuộc đời chỉ là một trường bi hoan ly hiệp, đau khổ triền miên, ít khi nào được an vui thư thái. Sanh ly đã khổ, tử biệt lại còn khổ hơn. Hết hồi tan hiệp, hiệp tan; kế đến nếu có một người chấm dứt cuộc đời thì bao kẻ còn lại đành ôm mối sầu miên viễn. Cái khổ nầy dầu cho bực cao sang, tài trí cũng phải chung chịu như hàng hạ tiện: “Cái khổ nầy dầu lắm trí mưu, Cũng chung chịu như người tăm tối”.( ĐT)
Жыл бұрын
(Phần 3 hết TÁM ĐIỀU KHỔ ) .7- ÓAN TẮNG HỘI KHỔ CHÁNH VĂN “Đoạn thứ bảy khổ Oan-Tắng-Hội, Hễ thương nhau tất có ghét nhau. Thường tranh-đua tiếng thấp lời cao, Chẳng nhẫn-nhịn thành ra cừu oán. Muốn tránh xa đừng trông tâm dạng, Cứ gặp nhau mắt tựa kim châm. Làm cho người đau-đớn âm-thầm, Khổ như thế diễn ra mãi mãi”. LƯỢC GIẢI 7- Thứ bảy là các nỗi khổ giữa những người oán thù hận ghét với nhau lại thường gặp gỡ. Phàm người ở đời hễ có thương tất có ghét, nguyên do là sự hơn thua cao thấp, tranh chấp giữa nhau, chẳng ai chịu nhường nhịn ai. Từ đó đôi đàng đâm ra oán hờn thù hận, rồi dẫn đến chỗ ấu đả chém giết lẫn nhau” “Thường tranh đua tiếng thấp lời cao, Chẳng nhẫn nhịn thành ra cừu oán”( ĐT) Một khi đã thành cừu địch thì không ai còn muốn nghe thấy tăm hơi, hình thể nhau nữa; vì khi gặp nhau lòng rất xốn xang khó chịu, như kim châm vào mắt. Nhưng khổ nỗi càng muốn tránh xa, lại càng thường gặp gỡ. Nên khi giáp mặt nhau đôi đàng đều ôm ấp nơi lòng bao sự giận hờn, thù ghét. Nỗi khổ nầy cứ thế mà tiếp tục diễn ra như một truyền thống của nhân loại. 8- ƯU SẦU LO NGẠI KHỔ : CHÁNH VĂN “Đoạn thứ tám Ưu Sầu lo ngại, Cuộc tang-thương dâu bể cảnh trần. Nghèo thì lo một nỗi nợ-nần, Lo đau-đói liệu cơn nhà rách. Buồn duyên-số phận mình nhơ sạch, Rầu gia-đình chúng bạn khinh cười. Giàu thì lo chen lấn với người, Miễn cho đuợc đầy rương đầy tủ. Của dương-thế góp tom bảo-thủ, Sợ gian-phi trộm cướp rình-mò. Lo tước-quyền cho được thơm-tho, Sợ kẻ khó thiếu tiền chẳng trả. Ôi ! cả sang hèn chẳng ai thong-thả, Sao nhơn sanh cứ mãi đắm say”. LƯỢC GIẢI 8-Thứ tám là các nỗi khổ lo sợ buồn rầu mà trong đời ít ai tránh khỏi. (Khổ thứ tám, Kinh xưa giải là Ngũ ấm xí thạnh) Bởi cảnh hồng trần là cuộc bể dâu, nay dời mai đổi: “Cuộc tang thương dâu bể cảnh trần”.( ĐT) Cảnh vật còn phải nay bồi mai lở thì kiếp sống con người đâu tránh sự giàu nghèo thay đổi. Ôi ! Bao nỗi vui buồn lo nghĩ tràn ngập tâm tư, bởi lòng người còn nhiều tham vọng và chưa nhận được đời là ảo mộng. Kẻ nghèo thì lo chạy sớm chạy chiều, tảo tần vất vả, nhưng vẫn thiếu trước hụt sau, nào nợ nần chồng chất, đau không thuốc uống, cơm bữa đói bữa no; nào cửa nhà xiêu dột, quần áo rách rưới lang thang. Thật là: “Nhà nghèo dạ tợ như bào, Vợ đau con yếu phương nào cho an”.( ĐT) Thêm nỗi bị người khinh chê cười nhạo, khiến lòng càng đau buồn tủi nhục cho kiếp sống quá vô phần bạc phước. Đến như hạng giàu sang cũng chẳng mấy ai được an vui thư thái. Vì khi đã dư ăn, lại muốn giàu thêm cho hơn thiên hạ, nên tâm con người chẳng dứt lo nghĩ tính toan. Muốn sao cho mình có ruộng đất thật nhiều, vàng bạc, tiền của đầy ắp cả nhà, bất kể hành động xấu tốt miễn bao gồm tiền của trong thế gian về cho mình là thỏa dạ. Chẳng thế, họ còn lo chạy cho mình được có tước quyền danh vọng, để ăn trên ngồi trước hơn người. Hằng đêm còn nơm nớp lo âu, vì sợ trộm cướp đào tường phá cửa. Thế cũng chưa hết, họ còn phải lo tính đến số người thiếu nợ, lời vốn ra sao, hoặc đòi cho được hay cốn chồng lên, để rồi ít lâu có dỡ nhà lấy đất mà trừ. Xét như trên: từ hạng nghèo khổ, đến bực cao sang quyền quí, đều phải chung chịu cái khổ “ưu sầu lo ngại” như nhau. Đã hiểu qua các sự khổ, giờ đây chúng ta phải làm sao ? - Sợ hãi hay buồn rầu chán nản ? - Chạy trốn hoặc tìm cách chết đi cho hết khổ ? Không ! Buồn rầu chán nản vẫn bị khổ thêm, còn chạy trốn hoặc tự sát đâu phải hết, như người trốn nợ làm sao hết được. Nếu còn nghiệp nợ tất phải sanh trở lại để trả. Nghĩa là phải tiếp tục chịu khổ nữa. Đó là định luật: tử sanh, già bịnh, đáo đầu tử sanh, cứ thế mà chúng sanh luân hồi từ vô lượng kiếp tới giờ không có lối thoát. Vậy ai muốn thoát khổ, Đức Thầy dạy hãy tìm nguồn gốc của nó mà diệt trừ : “Khuyên chúng sanh khuya sớm chuyên cần, Tìm nguồn cội diệt trừ tứ khổ”. Để kết luận phần Khổ đề, chúng tôi xin kể lại câu chuyện: Xưa, thời Đức Phật còn trụ thế, có bốn vị Tỳ Kheo cùng ngồi lại bàn luận về các sự khổ trong thế gian, cái nào là hơn cả ! Tỳ Kheo thứ nhứt nói : - Theo tôi thì sự sợ hãi là khổ hơn hết ! Vị thứ nhì trình bày : - Sự nóng giận mới là khổ cao độ hơn cả ! Ông thứ ba bảo : - Chỉ có sự đói khát là khổ hơn hết ! Tỳ Kheo thứ tư cãi lại: - Theo tôi thì chỉ có sự ái dục là khổ đệ nhứt ! Mỗi Tỳ Kheo đều tranh luận theo ý mình, may đâu Đức Phật vừa đi đến, các ông ấy liền đứng lên thi lễ và trinh bày sự nhận xét của mỗi người để nhờ Phật phân định coi lý nào là đúng ? Phật liền phán dạy: - Các ngươi luận đều phải cả, song các người chỉ biết cái ngọn ngành của các sự khổ, chớ chưa hiểu tận nguồn gốc của nó. Gốc khổ là do xác thân, nếu không có thân, các nỗi khổ do đâu mà có ? - Song sở dĩ có thân là bắt nguồn từ “vô minh phiền não”. Căn cứ theo đây chúng ta có thể hiểu: vô minh phiền não ví như hạt giống, xác thân như thân cây, còn các sự khổ như bông, trái. Từ hạt giống (vô minh) mọc lên cây (thân xác) rồi kết bông trái (khổ). Trong trái lại có hạt giống tiếp tục lên cây khác; một vòng nhân duyên tương tục mà dẫn đầu là tập nghiệp vô minh. Vậy ai muốn diệt tận gốc khổ (vô minh) phải quán xét qua Tập đề, tức là gốc khổ. (hết1,2,3) NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT . Chúc bạn xem hết Phẩm Kinh này sẽ hiểu và chuyển Tâm để hết khổ .
@NUOITOM2021 Жыл бұрын
@Hay quá❤
@lamvuinh41954 ай бұрын
Vẫn bị đời là bể khổ Nhiều khi nghĩ lẩn thẩn Vậy con người sinh ra để làm gì, có con người để làm gì. Sao không là MỌI THỨ KHÔNG KHÔNG
@phongduong9306Ай бұрын
Đức huỳnh giáo chủ có vợ không ae...
Ай бұрын
Để trả lời Bạn Dương Phong ! Đức Thầy không có vợ . Đức Thầy là cổ Phật lâm phàm . Danh hiệu KIM SƠN PHẬT . chúng tôi có thể tóm lược mục-đích lâm-phàm của Ngài kỳ nầy gồm có chín việc làm trọng-yếu : - Việc làm thứ nhứt, Ngài ra đời trước là mở cơ giáo-độ để chấn-hưng chánh-pháp của Đức Phật thích-Ca, vì từ ngày bặt truyền y-bát đến nay, chơn-pháp của Phật bị người đời làm sai-lạc tinh nghĩa mà thành ra một ngày một suy-đồi. Do đó mà hôm nay Ngài xuống trần để hoàn-thành cái sứ-mạng chấn-hưng Phật-pháp như Ngài đã cho biết: Ta thương đời len-lỏi xuống trần, Đạo vô-vi của Phật ân-cần, Nối theo chí Thích-ca ngày trước. Hay là: Phận tớ xác-phàm tớ sẽ vưng, Cúng-dường cho Phật, Phật đành ưng; Dù cho phải chịu ngàn cay-đắng, Cũng nguyện đạo-mầu sẽ chấn-hưng. - Việc làm thứ hai là Ngài dùng nhiều phương-tiện để gây vào lòng chúng-sanh một niềm tin-tưởng vững-chắc nơi Phật-pháp hầu thoát khỏi sông mê bể khổ, như Ngài thường tuyên-thuyết: Thuyền bát-nhã Ta cầm tay lái Quyết đưa người khỏi bến sông mê. Hay là: Lòng từ bi chẳng quản nắng mưa, Xông thuyền giác rước đưa sanh-chúng. - Việc làm thứ ba của Ngài là chỉ đường cho chúng-sanh về Tây-phương Cực-lạc hưởng quả bất sanh bất diệt mà Ngài đã hằng tỏ bày : Nghe Điên dạy sau nầy thơi-thảnh, Đây chỉ đường Cực-lạc vãng-sanh. Hoặc là: Tìm Cực-lạc đây rành đường ngỏ, Hãy mau mau tu tỉnh mới mầu; Tận thế-gian còn có bao lâu, Mà chẳng chịu làm tròn nhơn-đạo. - Việc làm thứ tư của Ngài là đào luyện hạng người hiền-đức để dự hội thi sang qua thời-kỳ Thượng Nguơn là điều mà Ngài thường nhắc-nhở : Khoa tràng lịnh mở hội thi, Nên Ta xuống bút dạy thì trần-gian. Chớ mình hồn dự lâm-san, Thảnh-thơi còn xuống thế-gian làm gì? Ước mơ Thượng-cổ hồi qui, Thế trần no ấm phú thi an nhàn. Quân thần phụ tử vinh-vang, Hết lo cay-đắng Khùng an phận Khùng. - Việc thứ năm của Ngài là trừ con long ác nghiệt để cứu họa-hại cho nhân-sanh trong những ngày biến-động âm-dương thê-thảm do con thú ấy gây ra mà trong Sấm-giảng của Ngài cho biết trước, như : Con sông nước chảy vòng cầu, Ngày sau có việc thảm sầu thiết-tha. Chừng ấy nổi dậy phong-ba, Có con nghiệt thú nuốt mà người hung. Đến chừng thú ấy phục-tùng, Bá gia mới biết người Khùng là ai? Hay là: Thâu cho được con long ác-nghiệt, Thì khắp nơi mới biết mến yêu. - Việc làm thứ sáu là Ngài vưng sắc-chỉ lập bảng Phong-Thần để phong những người có lòng trung-nghĩa với đất nước, như Ngài đã thổ- lộ trong những câu : Thân bần-tăng mặc bộ sồng nâu, Cuộc thiên-lý một bầu đều hản. Đến kỳ thi danh Thầy chạm bảng, Trên đài cao gọi các linh-hồn. - Việc làm thứ bảy của Ngài là đại-diện công-lý trong ngày lập hội để cầm cân thưởng phạt kẻ lành dữ đúng theo luật nhơn-quả báo- ứng, như Ngài báo tin trước trong câu : Lão đây vưng lịnh Phật-tôn, Lãnh cân thưởng phạt chư môn dữ lành. Hay là: Chờ con đầy đủ nghĩa nhân, Ra tay tế-độ dắt lần về ngôi. Có ngày mở rộng qui-khôi, Non Thần vang chuyển Khùng ngồi xử phân. - Việc làm thứ tám là Ngài qui-hội những người có thiện-căn hiền-đức đến Hội Long-Hoa đặng phò chơn Chúa, gây lập cõi Thượng-Nguơn an-lạc. Ngài đã cáo-thị trong câu: Khùng vâng lịnh Tây-phương Phật-Tổ, Nên giáo truyền khắp cả Nam-Kỳ; Hội Long-Hoa chọn kẻ tu-mi, Người hiền-đức đặng phò chơn Chúa. Hay là: Trở chơn cho kịp Long-Hoa, Long-Hoa có mặt ấy là hiền-nhơn. - Việc làm thứ chín là ngoài các điều đã kể trên, Ngài còn lãnh một trọng-trách tá-quốc an bang gây dựng sơn-hà tạo nền hạnh-phúc cho đồng-bào nhơn-loại trong ngày Thượng-Nguơn hồi-phục, như Ngài đã tiết-lộ: Một tay tá quốc an bang, Nước nhà vững đặt Hớn-đàng hiển-vinh. NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
@thetran345411 ай бұрын
Truyện tôi tin có nguồn gốc, nhưng người đọc không truyền cảm , không cảm tình
@lekimong296110 ай бұрын
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
@mylanduong5439 Жыл бұрын
Nam mô a di đà phật 🙏 Nam mô phật tổ phật thầy 🙏
@trungphuoc9465 Жыл бұрын
Nam mô a di đà phật❤❤❤❤😊😊😊😊
@moichaongay1028 Жыл бұрын
Nam mô a di đà phật
@KimnganDt-v6w2 ай бұрын
Nam mô a Di Đà Phật...
@NUOITOM2021 Жыл бұрын
Nam Mô A Di Đà Phật Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mô Ni Phật
@vuvo37244 ай бұрын
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
@thehungluong171 Жыл бұрын
Nam mô a Di Đà Phật. Nam mô a Di Đà Phật. Nam mô a Di Đà Phật