CỘNG SẢN TƯƠNG TÀN 2/3 CUỘC CHIẾN VIỆT HOA MIÊN

  Рет қаралды 3,325

PARIS TRÀ ĐÀM OFFICIAL - ĐÌNH ĐẠI

PARIS TRÀ ĐÀM OFFICIAL - ĐÌNH ĐẠI

Күн бұрын

Tủ Sách Tiếng Quê Hương vừa cho ra đời tác phẩm “Cuộc Chiến Việt-Hoa-Miên, 1979-1989” của tác giả Hoàng Dung.
Việt Nam, Lào và Campuchia là ba nước có biên giới sát kề nhau, cùng chia xẻ dòng sông Mekong trù phú, cùng từng chịu ách thống trị của Pháp, và rồi cùng bị nhuộm đỏ sau Tháng Tư 1975. Cả ba đảng cộng sản cùng chung cái-gọi-là “tình đồng chí anh em” luôn được các cán bộ ĐCSVN tuyên truyền là “sức mạnh liên minh chiến đấu bền vững và lâu dài”(1).
Vậy tại sao bỗng dưng có việc Lào xé lẻ xây dựng một đập thủy điện (và dự tính còn xây thêm nhiều đập khác trong tương lai) có nguy cơ đẩy Việt Nam vào tình trạng cạn kiệt nguồn nước?(2)
Và việc người Miên căm hận người Việt có phải đơn thuần chi qua vài vụ cưỡng chiếm đất đai, hay, sự căm thù ấy đã có một nguồn cội sâu xa hơn?
Để trả lời hai câu hỏi trên, cần đọc toàn bộ “Cuộc Chiến Việt-Hoa-Miên, 1979-1989”. “Cuộc Chiến Việt-Hoa-Miên, 1979-1989” gồm có 3 Phần và 16 Chương.
Phần Thứ Nhất - Chiến Trường Biên Giới Tây Nam (từ Chương 1 đến Chương 9)
Phần này chú trọng đến mối liên hệ Việt Nam-Campuchia. Sự tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước đã có từ lâu đời, bắt đầu từ cuộc Nam tiến mở rộng bờ cõi. Trớ trêu thay, người Việt ghét Tàu vì bị Tàu đô hộ nhưng cũng chính người Việt (cùng với người Thái) lại xâm chiếm vùng Chân Lạp vốn của người Miên. Và cũng trớ trêu thay, tuy người Pháp đặt ách thực dân lên Campuchia nhưng đồng thời lại giúp đất nước nhỏ bé này không bị các nước láng giềng xâm phạm nữa.
Khi Liên Xô và Trung Cộng ngày càng tỏ ra đối nghịch nhau, Khơme Đỏ Campuchia được Trung Cộng yểm trợ còn Việt Nam lại ngả về phía Liên Xô. Quân đội CSVN sau 1975 có quân số đứng hàng thứ tư trên thế giới (nhiều hơn quân số của sáu nước ASEAN cộng lại). Năm 1978, CSVN đã tiến quân thẳng vào lãnh thổ Campuchia và đánh đuổi được Pol Pot trong một thời gian ngắn. Thế nhưng, sau đó CSVN đã bị tố cáo là kẻ xâm lược và phải rút quân ra khỏi Campuchia.
Phần Thứ Hai - Mặt Trận Biên Giới Phía Bắc (từ Chương 10 đến Chương 13)
Sau 1970, CSVN dần dần thiên về phía Liên Xô. Khi Trung Cộng muốn cho Liên Xô biết thái độ không tương nhượng, đồng thời cũng cho các nước Đông Nam Á thấy có thể tin cậy Trung Cộng ngăn chặn tham vọng bành trướng của CSVN, Trung Cộng đã chuẩn bị cuộc tấn công VN. Sáng 17-2-1979, hơn tám chục ngàn quân Trung Cộng vượt biên giới Việt-Hoa tấn công vào VN.
Đêm 4-3-1979, Trung Cộng hoàn toàn làm chủ thị xã Lạng Sơn và tuyên bố đã đạt mục đích “dạy cho các lãnh đạo VN một bài học”, rồi đơn phương ngưng bắn và rút quân sau khi đã phá hủy tất cả cầu đường, nhà cửa, trường học, nhà máy… ở các thị xã đã chiếm đóng, kể cả hang Pác Bó, “suối Lênin”, núi Các Mác”. (3)
Phần Thứ Ba - Cuộc Chiến Đợt II, Trận Chiến Tiêu Hao (từ Chương 14 đến Chương 16)
Tuy rút quân và tuyên bố “không lấy một tấc đất nào của VN”, Trung Cộng đã giữ lại một số địa điểm trọng yếu và lấn thêm một phần đất VN sát Hữu Nghị Quan, nhưng CSVN đã không dám phản kích chiếm lại và cũng không dám cho người dân biết. Ngay sau trận chiến, trong khi Hà Nội vẫn một lòng sùng bái Liên Xô thúc đẩy cả nước tiến lên XHCN khiến tình trạng kinh tế ngày một lụn bại thì Bắc Kinh thực hiện một cuộc “chiến tranh đa diện” nhằm mục đích đẩy VN vào thế “chảy máu” đến chỗ suy kiệt.
Vết thương nhỏ Trung Cộng khơi ra để VN âm thầm chảy máu là một khoảng núi đồi hoang vu sát biên giới Việt-Hoa thuộc quận Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Trong năm năm, những trận đánh ở đây đã làm tiêu hao nhân lực và kinh tế VN. Đến năm 1985-1986, cùng với đà suy sụp của Liên Xô, CSVN dần dần yếu thế, Trung Cộng bắt đầu mở chiến dịch chiếm các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, lực lượng hải quân hùng hậu của Liên Xô ở Cam Ranh không hề phản ứng. Năm 1989, khi Hoa Lục bị khủng hoảng nội bộ và bị thế giới lên án qua cuộc thảm sát tại Thiên An Môn, Bắc Kinh đã cho Hà Nội tái lập bang giao và rút khỏi một số vị trí chiếm đóng tại biên giới. Thế nhưng Trung Cộng đã khiến cho nhà cầm quyền CSVN phải thần phục hoàn toàn.
“Cuộc Chiến Việt-Hoa-Miên, 1979-1989”với những chi tiết tường tận về các cuộc chiến tranh biên giới xảy ra từ 1979-1989 đã làm nổi bật rõ những tính chất sau của các Đảng Cộng Sản dù đó là Việt, Miên, Lào hay Hoa:
1 - Cái-gọi-là “tình đồng chí anh em” giữa các nước theo chế độ cộng sản là điều hoàn toàn dối trá. Họ không ngừng lợi dụng nhau, tìm mọi cách để chỉ cai trị, bắt chẹt nhau; khi kẻ nào chiếm được ưu thế thì sẽ ra tay không khoan nhượng với kẻ kém thế hơn.
2 - Những cam kết, quy tắc, công ước, đều không được tôn trọng. Hôm nay hứa, mai phản bội; nếu có chăng một nguyên tắc chung thì đó là chỉ là hành vi đểu cáng và tráo trở!
3 - Chủ nghĩa Cộng Sản không hề tạo ra sự ổn định lâu bền, trái lại luôn gây ra chiến tranh và bất ổn xã hội.
4 - Cuối cùng, chỉ có người dân phải gánh chịu hậu quả từ các hành vi ngông cuồng và tàn ác của bọn lãnh đạo cộng sản.
trích từ bài viết của Trịnh Bình An

Пікірлер: 11
@minhluonghong1017
@minhluonghong1017 9 ай бұрын
Hay quá! Cám ơn.
@HIENNGUYEN-t5m
@HIENNGUYEN-t5m 9 ай бұрын
Cam.on.A.HAY.lam👍👍👍👍👍👍👍👍💛💛
@minguyen0909
@minguyen0909 8 ай бұрын
Bác Mạc Huy giọng hay quá!!!! Cho tôi hỏi Bác là người đọc cuốn "kẻ bị khai trừ" phải không? ❤❤❤🎉🎉🎉🎉
@paristradamofficial
@paristradamofficial 8 ай бұрын
Đúng vậy ạ !
@Ctv771
@Ctv771 9 ай бұрын
rất hay!
@myle5736
@myle5736 9 ай бұрын
ÂM THANH TỆ QUÁ KHÔNG HIỂU GÌ CẢ
@VanHoangieu
@VanHoangieu 6 ай бұрын
Viết tiêu đề đúng là bắc kỳ, Hoa, Miên .
CỘNG SẢN TƯƠNG TÀN 3/3    CUỘC CHIẾN VIỆT HOA MIÊN
31:57
PARIS TRÀ ĐÀM OFFICIAL - ĐÌNH ĐẠI
Рет қаралды 4,4 М.
How Strong Is Tape?
00:24
Stokes Twins
Рет қаралды 96 МЛН
Trận chiến đèo Phượng Hoàng tháng 3-1975.
25:03
Tung Tăng Khắp Miền
Рет қаралды 745 М.
Phỏng Vấn Nhà Văn Phan Nhật Nam | Lịch Sử Qua Chuyện Kể | VHM
1:25:13
Mộ Tổng đốc Hoàng Diệu, người tuẫn tiết theo thành Hà Nội.
13:09
Sân bay Phượng Hoàng ở căn cứ Đắc Tô - Tân Cảnh nay còn gì.
11:53
Tung Tăng Khắp Miền
Рет қаралды 119 М.