No video

Công ty Synopsys hợp tác ĐHQG-HCM đào tạo thiết kế vi mạch

  Рет қаралды 98

Đại học Quốc gia TPHCM

Đại học Quốc gia TPHCM

Күн бұрын

Sáng 15/3, tại Nhà Điều hành ĐHQG-HCM đã diễn ra Lễ ký kết Biên bản hợp tác giữa ĐHQG-HCM và Công ty công nghệ Synopsys (Hoa Kỳ) nhằm tăng cường năng lực đào tạo và nghiên cứu lĩnh vực thiết kế vi mạch tại ĐHQG-HCM, đóng góp vào sự phát triển của ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam.
Theo PGS.TS Vũ Hải Quân - Giám đốc ĐHQG-HCM, để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam nói chung và hoạt động đào tạo, nghiên cứu trong lĩnh vực thiết kế vi mạch tại ĐHQG-HCM nói riêng, cần giải quyết 5 thách thức quan trọng: (1) Thu hút sinh viên giỏi; (2) Phát triển đội ngũ giảng viên; (3) Xây dựng chương trình đào tạo mới; (4) Đầu tư phòng thí nghiệm và phần mềm; (5) Hợp tác nghiên cứu và phát triển (R&D) giữa các doanh nghiệp và đại học.
Hiện nay, các trường đại học Việt Nam bắt đầu mở mới những ngành học liên quan công nghệ vi mạch bán dẫn. Để thu hút được học sinh giỏi theo học, cần thêm nhiều thông tin về cơ hội việc làm, triển vọng phát triển nghề nghiệp, và đặc biệt là cam kết mạnh mẽ của các doanh nghiệp.
Đội ngũ giảng viên giỏi là điều kiện cần để duy trì chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, các trường tại Việt Nam hiện có rất ít giảng viên được đào tạo bài bản về công nghệ vi mạch bán dẫn. Mặt khác, các chuyên gia giỏi trong lĩnh vực này thường lựa chọn ở lại nước ngoài, làm việc cho các tập đoàn lớn với mức lương cao.
Việc mở mới các ngành đào tạo về công nghệ bán dẫn - vi mạch đòi hỏi các trường đại học phải xây dựng chương trình đào tạo vừa đảm bảo kiến thức nền tảng, vừa đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh của công nghệ và phù hợp với yêu cầu thực tiễn của doanh nghiệp. Ngoài ra, cần đảm bảo đủ chỗ cho sinh viên được thực tập trong quá trình đào tạo.
Về cơ sở vật chất, các trường còn thiếu hệ thống phòng thí nghiệm và phần mềm thiết kế vi mạch chuyên dụng để sinh viên có thể thực hành. Chi phí đầu tư cho hệ thống này rất cao, thường vượt quá khả năng của các trường.
Về hợp tác R&D giữa các doanh nghiệp và đại học, có rất ít các tập đoàn công nghệ nước ngoài đầu tư trung tâm nghiên cứu phát triển tại Việt Nam, trong đó có lĩnh vực công nghệ vi mạch bán dẫn. Điều này hạn chế năng lực nghiên cứu, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của các trường đại học.
Thành lập vào năm 1986, Synopsys là một trong số ít các công ty Hoa Kỳ hàng đầu thế giới về phần mềm tự động hóa thiết kế điện tử (EDA), trong đó có các phần mềm chuyên dụng thiết kế chip. Việt Nam là một trong những điểm đầu tư chiến lược tại châu Á - Thái Bình Dương của Synopsys. Hiện nay, Synopsys Việt Nam đã mở rộng văn phòng tại hai thành phố lớn là TP.HCM và Đà Nẵng, thu hút hơn 500 kỹ sư có năng lực tại hai trung tâm công nghệ hàng đầu cả nước.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực cho ngành vi mạch bán dẫn, ĐHQG-HCM và Synopsys đã có những trao đổi hợp tác nhằm phát triển chương trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực này. Theo đó, ĐHQG-HCM và Synopsys xác định sẽ cùng triển khai các giải pháp để giải quyết 5 thách thức nói trên.
Synopsys sẽ chia sẻ giáo trình đào tạo và cấp phép sử dụng các bộ công cụ, phần mềm thiết kế chip cho sinh viên ĐHQG-HCM, giúp giải quyết thách thức về chương trình đào tạo và công cụ thực hành. Synopsys cũng sẽ tiếp nhận sinh viên ĐHQG-HCM đến thực tập và giới thiệu cơ hội việc làm cho kỹ sư thiết kế vi mạch được đào tạo tại ĐHQG-HCM với doanh nghiệp trong và ngoài nước. Qua đó, giúp giải quyết thách thức về nơi thực tập thực tế, cơ hội việc làm cho sinh viên khi tốt nghiệp.
Ngoài ra, Synopsys còn hỗ trợ ĐHQG-HCM bồi dưỡng đội ngũ giảng viên trẻ về lĩnh vực thiết kế vi mạch thông qua chương trình đào tạo ngắn hạn “Train-the-Trainer”, giúp giải quyết thách thức về đội ngũ giảng viên, nhất là trong bối cảnh khó thu hút, giữ chân các chuyên gia giỏi. Cụ thể, giảng viên của ĐHQG-HCM sẽ làm việc tại Synopsys trong thời gian 4 tháng để bồi dưỡng kiến thức thực tiễn. ĐHQG-HCM đã cử 3 giảng viên từ Trường ĐH Bách khoa, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Trường ĐH Công nghệ Thông tin tham gia khóa đầu tiên.
Hai bên sẽ phối hợp phát triển Viện Nghiên cứu Bán dẫn ĐHQG-HCM (VNUHCM Semiconductor Research Institute - VSRI), trở thành nơi cung cấp các trang thiết bị phục vụ đào tạo và nghiên cứu dùng chung cho các trường đại học, các công ty khởi nghiệp. Đây cũng sẽ là trung tâm kết nối, phát triển hợp tác về lĩnh vực bán dẫn giữa ĐHQG-HCM với doanh nghiệp, viện, trường đại học trong và ngoài nước. Điều này giúp giải quyết thách thức về phòng thí nghiệm thực hành, không chỉ trong phạm vi của ĐHQG-HCM mà cho các trường đại học trong khu vực.
Để giải quyết thách thức về cơ hội việc làm cho sinh viên, cơ hội hợp tác nghiên cứu, phát triển giữa ĐHQG-HCM với các doanh nghiệp, Synopsys hỗ trợ kết nối để ĐHQG-HCM cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các đối tác toàn cầu của Synopsys. Đồng thời, Synopsys sẽ trao đổi, thúc đẩy các đối tác này xây dựng trung tâm R&D tại ĐHQG-HCM.

Пікірлер
Hát về Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
4:25
Đại học Quốc gia TPHCM
Рет қаралды 828
In giấy báo dự thi Đánh giá năng lực ĐHQG-HCM năm 2024 như thế nào?
0:44
Parenting hacks and gadgets against mosquitoes 🦟👶
00:21
Let's GLOW!
Рет қаралды 11 МЛН
小蚂蚁被感动了!火影忍者 #佐助 #家庭
00:54
火影忍者一家
Рет қаралды 52 МЛН
ĐHQG-HCM tiếp tục bồi dưỡng nguồn nhân lực cho tỉnh Tây Ninh
1:02
Đại học Quốc gia TPHCM
Рет қаралды 71
Trang phục khi dự thi Đánh giá năng lực ĐHQG-HCM năm 2024
0:52
Đại học Quốc gia TPHCM
Рет қаралды 470
TRANSFORMATION | Danh Bui - RMIT MIB Alumni | RMIT Vietnam
0:46
RMIT University Vietnam
Рет қаралды 731 М.
Creatory Culture | Môi Trường Làm Việc tại CREATORY
3:19
Parenting hacks and gadgets against mosquitoes 🦟👶
00:21
Let's GLOW!
Рет қаралды 11 МЛН