Рет қаралды 102
Ca cảnh: “Lá đơn tình nguyện”được nhạc sỹ Doãn Nho viết năm 1965 trên đường đi biểu diễn các địa phương tại Quân khu 4(chủ yếu trên đất Nghệ An- Hà Tĩnh).
Cốt chuyện dựa trên một câu chuyện có thật tại huyện Hưng Nguyên- Nghệ An: Có một gia đình có bố đã tham gia phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh năm 1930, có người con mới nhập ngũ ít lâu đã bỏ về nhà vì không chịu được gian khổ. Ông bố đã kể lại những gian khó hy sinh to lớn của thời Xô Viết Nghệ Tĩnh, giúp con nhận ra truyền thống yêu nước và niềm tự hào của quê hương mình-Chính là nơi đã diễn ra sự kiện Xô Viết Nghệ Tĩnh! Người con đã nhận ra sự non yếu của mình và đã trở lại đơn vị chiến đấu.
Khi tìm ra cốt chuyện cho tác phẩm “Lá đơn tình nguyện”, nhạc sỹ Doãn Nho đã viết ngay cả nhạc và lời với sự góp ý của ca sỹ Quốc Bảo và biên đạo múa Kim Tiến. Hai nghệ sỹ này cũng tham gia trực tiếp vào việc dàn dựng ca cảnh.
Ngay từ những buổi biểu diễn đầu tiên ca cảnh “Lá đơn tình nguyện” đã rất được hoan nghênh tại các điểm diễn với đối tượng khán giả là người dân địa phương cùng các cán bộ chiến sỹ trên đường hành quân vào Nam.
Diễn viên chính là nghệ sỹ Lam Sơn vai ông bố-giọng nam trầm
Nghệ sỹ Thành Ngọc Tích vai con trai-giọng nam cao
Nghệ sỹ Hoài Thu vai vợ của con trai- giọng nữ cao
Dàn nhạc chỉ có một cây Nhị, một ghita và một violon cùng hợp ca nam nữ Đoàn Ca múa TCCT trình bày
So với câu chuyện thật thì nội dung kịch bản của vở ca cảnh phong phú hơn vì nhạc sỹ Doãn Nho đã thêm chất hài khi ông để anh con trai trêu vợ, cất quân hàm, quân hiệu đi và nói dối là nhớ vợ quá mà về! Thật ra anh và đơn vị đang trên đường rời quê hương vào Nam chiến đấu.
Ps: ảnh các nữ diễn viên đoàn Ca múa TCCT trước Dinh Độc Lập năm 1975