Nếu chợ truyền thống muốn hồi sinh thì có 2 vấn đề cần làm, thứ 1 dẹp ngay cái văn hóa nâng giá vô tội vạ để người ta phải mặc cả, thứ 2 kiểm soát chất lượng hàng hóa của mình cho kỹ vào, nếu không người ta thà vô siêu thị có niêm yết giá đàng hoàng, có chất lượng rõ nguồn gốc hơn hàng chợ!!
@EveryBuddy292 ай бұрын
Vâng, cám ơn bạn đã chia sẻ thêm!
@petenguyen11312 ай бұрын
Ai hay đi chợ sẽ thấy cảnh trước chợ xuất hiện rất nhiều những người buôn bán nhỏ lẻ từ bán rau, bán thịt đến cả bán quần áo. Những tiểu thương buôn bán trong chợ thì đóng tiền cho ban quản lý chợ còn những người buôn bán bên ngoài thì không biết đóng tiền cho ai mà vẫn ngang nhiên buôn bán giành khách của tiểu thương chợ. Gia đình tôi vẫn hay đi chợ, nhưng tuyệt nhiên không bao giờ mua đồ từ những người bán bên ngoài. Vì sao? Vì bị chặt chém, vì ghét cảnh buôn bán lấn chiếm đường đi và vì gia đình tôi muốn ủng hộ những tiểu thương làm ăn đàng hoàng bên trong chợ. Nhìn sang các nước xung quanh, chợ của họ đúng nghĩa là chỉ được kinh doanh trong khu vực chợ chứ không phải kiểu nhà gần chợ là mở sạp ra buôn bán rồi lấn chiếm đường đi. Quy hoạch thiếu bài bản và nặng lợi ích nhóm dẫn đến việc người đi chợ vô cùng khó chịu do đi lại khó khăn, người ít đi chợ thì mua hàng bên ngoài bị chặt chém giá cao, còn tiểu thương buôn bán chân chính thì mất khách mất doanh thu. Tóm lại, ban quản lý chợ nhận tiền thì phải đảm bảo quyền lợi cho tiểu thương, dùng tiền đó mà nâng cấp cơ sở hạ tầng của chợ, thu hút người tiêu dùng đi đến chợ. Còn hiện tại thì ban quản lý chợ vẫn nhận tiền nhưng cứ đem con bỏ chợ. Dễ hiểu tại sao tiểu thương trả sạp, người tiêu dùng quay lưng.
@minhtuyen91422 ай бұрын
Tôi không biết giải thích sao cho dễ hiểu nhưng cụ thể chổ tôi ở là ở TX Cai Lậy đơn giản có 2 loại hình ở đó tên là Chợ Cũ và Chợ Mới. _Chợ cũ là nơi đó tập trung các gian hàng ở trước cửa nhà dân được phép kinh doanh buôn bán theo kiểu hình thức chợ( không chắc 100% nhưng khoảng 95%) và các gian hàng nhỏ lẻ của bà con nông dân lấn chiếm lồng lề đường và vỉa hè, công viên. Theo chia sẻ và cũng là 1 người có mẹ buôn bán ở đó thì đặc biệt hơn là người lấn chiếm bán không đóng thuế buôn bán thì kiểu 1 phần là do lâu lâu mới ra bán có vài món đồ như rau cũ (mấy đồ nhà vườn lâu lâu dư ăn không hết thì đem ra bán) nếu thuê mặt bằng buôn thì không đáng và không bán lâu dài đúng là tiểu thương trong chợ chính thống có thu mua lại những đồ này nhưng giá rẻ hơn và do 1 phần là tham 1 vài đồng bạc lẻ mà cũng đôi khi ngta không thu do bán ế thì cũng phải tự chịu vác ra ngồi bán. Và trong các thể loại lấn chiếm đó thì cũng có 1 vài thành phần bán lâu rồi mặt dày : " Triều đình xuống bắt thì ta chạy, Triều đình đi thì ta lại bài bán tiếp". cũng đúng 1 phần là do mình nghèo nhưng lòng tham thì nhiều hơn. Bonus mẹ tui và mấy người ở đó bị 1 bà bán ở đó quỵt tiền _ Chợ mới thì như chợ chính thống bình thường thôi với lại chổ tui thì quan điểm của tui thấy quy hoạch phát triển khá tốt để kéo lượng khách tới chợ cũng như khu vực đó. _ Mà giờ đúng thật là chợ sẽ ế nếu nó chỉ đơn giản là chợ, tại giờ đa phần sẽ chọn mua sắm online hơn càng gần thành phố thì chợ kiểu đó càng khó bán( tình huống tôi gặp là thấy chợ càng ế thì thường nếu có khách sẽ bán những mặt hàng đó mắc hơn giá mua trên mạng đa phần là nhiều ). Với thay đổi thối quen tiêu dùng lẹ quá nên chợ khó xoay kịp theo chiều. Nước mình thì tự do buôn bán mưu sinh dễ không gánh nặng thì cũng sẽ phát sinh nhiều cái không hay cho ổn định người buôn bán có đầu tư nhiều
@EveryBuddy292 ай бұрын
Vâng, cám ơn bạn đã chia sẻ thêm !
@EveryBuddy292 ай бұрын
@@minhtuyen9142 Vâng, cám ơn bạn đã chia sẻ thêm !
@NguyenVanuc-fk8fz2 ай бұрын
Mj có cơ hội đi nhiều quốc gia, nhiều nơi ngta xen kẽ giữa ẩm thực đường phố và chợ truyền thống địa phương như Hàn Quốc hay Thái Lan. Mj cũng ra Đà Nẵng và rất ấn tượng với cách làm tương tự, rất bài bản ở Chợ Cồn và Chợ Hàn. Mấy chợ ở đây rất đông khách du lịch nước ngoài cũng như địa phương, và bạn có thể xem Khoa Pug hay các vlogger làm du lịch về nơi đó. Thật sự rất buồn vì Hà Nội và TPHCM lẽ ra có thể làm tốt hơn nhưng họ lại ko làm và để các chợ này cứ thế chết đi.
@donam52 ай бұрын
Điều đầu tiên là tiểu thương phải thay đổi văn hoá nói thách / trả giá đã, rồi chính quyền, xã hội có thể kích cầu, quảng bá, hỗ trợ họ. Chứ quảng bá xong họ lại "chặt chém" thì ai dám quảng bá giúp họ.
@duchungmai91352 ай бұрын
Tôi chẳng bao giờ đi những cái gọi là chợ truyền thống nổi tiếng, càng nổi tiếng càng không dám đi. Chặt chém và khó chịu ra mặt khi không mua, thậm chí chửi xéo chua cay
@TuLamMr2 ай бұрын
Mấy nước đó khí hậu mát mẻ, người dân vừa đi chợ vừa phơi nắng việc đó khiến họ thấy hạnh phúc. Còn Việt Nam quá nóng, nên mọi người ngại đi ra ngoài như vậy. Cho dù có kích cầu cỡ nào thì thói quen tiêu dùng của người Việt là sự tiện nghi và thoải mái.
@caoao5541Ай бұрын
Thái Lan nào mát mẻ, bên đó còn nóng hơn miền Nam Việt Nam. Chợ Việt Nam bao năm vẫn hoạt động vào buổi sáng và buổi chiều tối khi nhiệt độ giảm Cái luận điểm nắng nóng là sai hoàn toàn
@DuPru2 ай бұрын
Chợ truyền thống giá quá cao,sản phẩm ko đc đảm bảo
@htvb991Ай бұрын
Đơn giản những chuyện này ko phải chuyện của nhà nước, nó bận chống phản động, thế lực thù địch r
@QuyenNguyen-rb8qj2 ай бұрын
chợ truyền thống chuyên chặt chém, quản lý yếu kém