No video

CHÂU NGỌC ẨN TÍNH TOÁN MÓNG CỌC

  Рет қаралды 30,768

CHÂU NGỌC ẨN CƠ HỌC ĐẤT - NỀN MÓNG

CHÂU NGỌC ẨN CƠ HỌC ĐẤT - NỀN MÓNG

4 жыл бұрын

Giới thiệu nội dung tính toán móng cọc

Пікірлер: 101
@tongao2898
@tongao2898 4 жыл бұрын
em xin cảm ơn thầy ạ, em chúc thầy nhiều sức khỏe
@kysumientay9405
@kysumientay9405 4 жыл бұрын
Bài giảng rất hay. Em cảm ơn thầy
@kenhxaydung7362
@kenhxaydung7362 4 жыл бұрын
Rất hay ạ. Cảm ơn thầy đã dành thời gian chia sẻ các kiến thức bổ ích
@trungkhanhpham1611
@trungkhanhpham1611 4 жыл бұрын
THẦY ƠI, EM CHỜ ĐỢI BÀI DẠY MỚI CỦA THẦY ĐÃ RẤT LÂU. MONG THẦY NHIỀU SỨC KHỎE
@cuongnguyen-px8jb
@cuongnguyen-px8jb 3 жыл бұрын
Em chúc thầy giữ gìn sức khoẻ.
@tuananh-pb9mk
@tuananh-pb9mk 3 жыл бұрын
Chào Thầy. Em cám ơn Thầy giúp em có cơ hội nghe lại bày giản rất là cần thiết. em cám ơn Thầy và kính chúc sức khỏa Thầy( Bk k96 )
@kysutrung9416
@kysutrung9416 2 жыл бұрын
Thầy giảng rất là hay và dễ hiểu, mãi yêu thầy Ẩn
@tonthang0109
@tonthang0109 2 жыл бұрын
dạ con cảm ơn thầy, video rất hay và hữu ích !
@canhhuynhthanh2323
@canhhuynhthanh2323 3 жыл бұрын
Hơn 10 năm trời, mới nghe lại lời giảng của Thầy. Vẫn rất ấm và nhiều nhiệt huyết. Em Cảnh KSTN-05
@Rip_luffygear1
@Rip_luffygear1 Жыл бұрын
Cảm ơn thầy, những chia sẻ thật sự bổ ích ạ.
@QuanNguyen-uc9gm
@QuanNguyen-uc9gm 3 жыл бұрын
Rất hay ạ ,cám ơn thầy .
@DLDLDaiLoan
@DLDLDaiLoan 4 жыл бұрын
:D hôm nay videos 1 tiếng luôn, quá đã. Cảm ơn thầy đã chia sẽ
@chaungocancohocat-nenmong4369
@chaungocancohocat-nenmong4369 4 жыл бұрын
Cám ơn Em, Tôi luôn cố gắng làm ngắn gọn vì sợ các Em nghe dài quá sẽ chán. Từ nhận xét của Em, tôi sẽ dành thời gian giải thích kỷ hơn trong các vidéo sau. Thầy Ẩn
@xuannguyenthanh9980
@xuannguyenthanh9980 3 жыл бұрын
Em cảm ơn Thầy!
@ThaiNguyen-pz5kk
@ThaiNguyen-pz5kk 4 жыл бұрын
Cám ơn Thầy. Chúc thầy nhiều sức khỏe
@chaungocancohocat-nenmong4369
@chaungocancohocat-nenmong4369 4 жыл бұрын
Cám ơn Em đã chúc sức khỏe. Tôi đang cố gắng giữ gìn sức khỏe trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Mặc khác, tôi đang soạn phần Cơ học đất cổ điển và tới hạn nhằm giúp các bạn hiểu sâu các số liệu của đất nền khi đưa vào các phần mềm tính tự động. Nếu có đề nghị gì cứ nêu ra, để tôi có thể tăng thêm phần hiệu quả bài giảng của mình.
@huynhucai2995
@huynhucai2995 4 жыл бұрын
Em cảm ơn Thầy
@hienphan8097
@hienphan8097 2 жыл бұрын
Mong thầy ra thật nhiều video ạ
@huutien4791
@huutien4791 4 жыл бұрын
Cảm ơn thầy.
@thuanhuynh6634
@thuanhuynh6634 2 жыл бұрын
Cám ơn chú rất nhiều
@phongnguyenxuan8681
@phongnguyenxuan8681 3 жыл бұрын
Cám ơn thầy nhiều
@nguyenxuanphuong122
@nguyenxuanphuong122 4 жыл бұрын
Kính chúc thầy vui khỏe ạ.
@chaungocancohocat-nenmong4369
@chaungocancohocat-nenmong4369 4 жыл бұрын
Cám ơn nhiều. Từ tuần sau chắc sẽ vui nhiều. Thầy Ẩn
@VienTruongNgoc
@VienTruongNgoc 3 ай бұрын
Cám ơn thầy!
@trongtrixd
@trongtrixd 4 жыл бұрын
Em chúc thầy sức khỏe và nhiều niềm vui
@chaungocancohocat-nenmong4369
@chaungocancohocat-nenmong4369 4 жыл бұрын
Cám ơn Em, Thầy Ẩn
@thienlamvlog2312
@thienlamvlog2312 4 жыл бұрын
Em cảm ơn thầy
@thanhtung8957
@thanhtung8957 2 жыл бұрын
Cảm ơn thầy!!!
@noname12990
@noname12990 Жыл бұрын
Bài giảng hay quá thầy ạ. Cảm ơn thầy nhiều. Chúc thầy thật nhiều sức khỏe.
@chaungocancohocat-nenmong4369
@chaungocancohocat-nenmong4369 Жыл бұрын
Cảm ơn Em. Khá lâu tôi không hồi âm tin nhắn vì bận rộn với hai đứa cháu nhỏ. Lúc này đứa nhỏ đã đi cứng rồi. Tôi sẽ soạn bài tiếp và trả lời các câu hỏi. Thầy Ẩn
@hoangiepao8457
@hoangiepao8457 2 жыл бұрын
cảm ơn thầy
@tuananh-pb9mk
@tuananh-pb9mk 3 жыл бұрын
Chào Thầy' Khi nghe lại bày giản giúp em hiểu sâu hơn địa cơ nền móng . Cám ơn thầy. Thầy có hể giúp mấy em phương pháp tính toán cơ bản cọc vây, có thể cọc nhồi d300,d400, d500( thi công tầng hầm, có thể 2,3 tầng hầm)
@viettuananhtran5396
@viettuananhtran5396 Жыл бұрын
Em cảm ơn thầy ạ, em chúc thầy nhiều sức khoẻ. Sinh viên Trần Việt Tuấn Anh, PFIEV K17 (28/4/2023)
@dee.tran102
@dee.tran102 4 жыл бұрын
Bài giảng hay, cảm ơn Thầy
@quycanh7825
@quycanh7825 2 жыл бұрын
Thank thay
@toolshnt478
@toolshnt478 3 жыл бұрын
Thầy cho em hỏi là tháp trọc thủng của đài dưới hệ vách thang máy tính như nào ạ? Em cảm ơn thầy!!!
@giangtv1432
@giangtv1432 3 жыл бұрын
Thầy cho hỏi lực gây nhổ cọc là phản lực tại mũi cọc phải không thầy
@quangphan544
@quangphan544 3 жыл бұрын
thầy ơi , thầy cho em hỏi, tại sao sắt đài nằm trên cọc lại có phương dài đi trước không phải phương ngắn đi trước ạ
@tienphan5083
@tienphan5083 2 жыл бұрын
Thưa thầy, khi tính thép đài cọc có cần xét moment uốn đỉnh cọc vào moment tại mặt cắt ngàm hay không? (trong bài giảng của thầy chỉ lấy phản lực đầu cọc nhân cánh tay đòn đến mặt cắt ngàm?) Cảm ơn thầy!
@phucconstruction5250
@phucconstruction5250 Жыл бұрын
THẦY CÓ THỂ LÀM VIDEO NÓI THÊM VỀ VẤN ĐỀ MOMEN TRONG ĐÀI CỌC LỆCH TÂM VÀ MOMEN TRONG GIẰNG MÓNG KHÔNG Ạ
@annguyentruong5112
@annguyentruong5112 Жыл бұрын
Thầy cho em hỏi là tại hiệu ứng nhóm, có n2 số cọc trong một hàng nó ko giống nhau thì mình sẽ tính như thế nào, vd như là 1 bản đáy hình thang cân
@hauthanh2133
@hauthanh2133 4 жыл бұрын
THẦY ƠI CHO CON XIN GIÁO TRÌNH NÀY ĐƯỢC KHÔNG THẦY !
@oantrancong2121
@oantrancong2121 3 жыл бұрын
tại phút số 7:08' thì theo tiêu chuẩn mới 10304 mục 8.13 quy định khoản cách tim cọc không được bé hơn 3d (d là đường kính cọc tròn hoặc cạnh của cọc vuông). e thấy có quy định vậy có phải bắt buộc vậy không?
@tranloi136
@tranloi136 4 жыл бұрын
cảm ơn thầy, hy vọng thầy sẽ ra video về móng cọc lệch tâm trong nhà liền kề
@chaungocancohocat-nenmong4369
@chaungocancohocat-nenmong4369 4 жыл бұрын
Tôi sẽ post các bài giảng tiếp theo trong khoảng cuối tháng 2, cố gắng sẽ có một bài ngắn về móng cọc lệch tâm cho nhà xây chen.
@tranloi136
@tranloi136 4 жыл бұрын
@@chaungocancohocat-nenmong4369 dạ, em cảm ơn thầy ạ, chúc thầy sức khỏe
@phuvo711
@phuvo711 3 жыл бұрын
@@chaungocancohocat-nenmong4369 Thầy làm bài nói về móng bè- cọc đi thầy, em thấy ít ai nói về nó, nhất là kiểm tra TTGH2 đi thẩm tra bị bắt bẻ hoài thầy ơi. Cảm ơn thầy
@hauthanh2133
@hauthanh2133 4 жыл бұрын
Thầy cho con xin giáo trình bài giảng được không thầy
@TrungNguyen-mh3qh
@TrungNguyen-mh3qh 2 жыл бұрын
Dạ thầy có file tài liệu PDF không cho em xin với.
@hieupham6630
@hieupham6630 4 жыл бұрын
Kính chào Thầy, xin được chúc Thầy mạnh khỏe ạ. Thưa thầy, em đã xem các video sức chịu tải cọc của Thầy. Thầy có thể sửa lại tên các video theo thứ tự từ 1, 2 ,3... để các bạn có thể theo dõi thứ tự nhằm tiếp thu tốt hơn không ạ? 2. Các công thức tính SCT cọc cho giá trị chênh lệch nhau nhiều ạ? Vậy Thầy có thể chia sẻ thêm với loại đất nào thì nên áp dụng công thức tính nào để cho kết quả gần chính xác với nén tĩnh không ạ? Em xin cảm ơn Thầy ạ
@chaungocancohocat-nenmong4369
@chaungocancohocat-nenmong4369 4 жыл бұрын
Cám ơn lời chúc sức khỏe. Thứ tự các bài giảng đến hiện nay là theo thứ tự thời gian post bài lên, theo thứ tự đó dễ hiểu nhất.
@truonglap5359
@truonglap5359 4 жыл бұрын
Em xin cảm ơn về bài giảng rất hay của thầy, thưa thầy thầy có thể làm một video về việc tính toán giằng móng cho móng cọc lệch tâm không ạ! em xin chân thành cảm ơn!
@chaungocancohocat-nenmong4369
@chaungocancohocat-nenmong4369 4 жыл бұрын
Cảm ơn Em đã khích lệ. Bạn có thể xem lại KZbin 4 cho móng lệch tâm lớn. Móng lệch tâm nhỏ mà nền thỏa độ lún lệch (độ xoay móng) nhỏ hơn 2 phần ngàn, tham khảo KZbin 6,7. Dầm đặt ngay mặt móng hoặc ăn sâu vào móng. Lúc này phản lực nền phân bố khu vực móng lớn hơn khu vực dầm theo diện tích tiếp xúc với đất.
@truonglap5359
@truonglap5359 4 жыл бұрын
@@chaungocancohocat-nenmong4369 Em cảm ơn thầy nhiều ạ.
@phungthiet7485
@phungthiet7485 4 жыл бұрын
Em chào thầy ạ. Thầy ơi cho em hỏi là khi mình tính toân sức chịu tải của cọc theo đất nền thì ý nghĩa của bước này có phải là tải trọng mà lớp đất nền dưới cọc chịu được phải không ạ, mong thầy giải đáp thắc mắc của em ạ. Em cảm ơn thầy nhiều và chúc thầy sức khỏe ạ
@chaungocancohocat-nenmong4369
@chaungocancohocat-nenmong4369 4 жыл бұрын
Gần đúng như bạn nghĩ. Bước này là tìm lớp đất đủ sức gánh đỡ toàn bộ trọng lượng của công trình và tất cả tải trọng tác động tác động một cách an toàn trong suốt quá trình tồn tại và vận hành công trình. Tuy nhiên các kích thước của cọc có được từ bước này phải được kiểm lại bằng thí nghiệm thử cọc tại hiện trường nhằm tìm sức chịu tải TĨNH của cọc, bước này là bước quyết định sự chính xác của phép tính cọc. Phải có bước tính trước để có kích thước và số lượng cọc sơ bộ. Bạn nên nghe lại các bài giảng về các cách tính SCT cọc mà tôi đã post lên. Chào bạn
@bangpham2953
@bangpham2953 3 жыл бұрын
Thầy ơi ở phút 38:48 thầy có nói độ lún móng cọc cho phép hiện nay là 12cm , nó có áp dụng cho công trình khung BTCT k ạ, nếu có thì nó quy định trong tiêu chuẩn nào ạ. Em cảm ơn thầy !
@chaungocancohocat-nenmong4369
@chaungocancohocat-nenmong4369 3 жыл бұрын
Tiêu chuẩn mới nhất !
@nguyencanhtuan
@nguyencanhtuan 3 жыл бұрын
Em chào thầy, thầy có thể làm video cách tính toán và thiết kế đài cọc chịu lệch tâm lớn (đài cọc kiểu chân vịt) không ạ?
@chaungocancohocat-nenmong4369
@chaungocancohocat-nenmong4369 3 жыл бұрын
Em có thể xem Nóng nông phần 4
@chaungocancohocat-nenmong4369
@chaungocancohocat-nenmong4369 3 жыл бұрын
Em cần phải đặt câu hỏi chi tiết hơn nhiều mới có thể hiểu Em đang vướng, không hiểu hay cần việc gì? lêch tâm hay do tải ngang?
@kelvinpham1440
@kelvinpham1440 2 жыл бұрын
Thưa thầy Ẩn. Rất cảm ơn những video bổ ích của thầy. Xin phép thầy có thể giải thích cách tính diện tích mà một cọc có thể gánh được không ạ. Cụ thể là ví dụ 8phút 31' trong video. cho em hỏi bài toán đó làm sao mình tính ra được 2.74m và bằng 6.8D thưa thầy. Em rất cảm ơn thầy
@chaungocancohocat-nenmong4369
@chaungocancohocat-nenmong4369 2 жыл бұрын
khá lâu tôi không phản hồi các câu hỏi? Vì hầu hết các câu hỏi đều không cần trả lời!! vì quá đơn giản hoặc do thầy hướng dẫn đồ án môn học nền móng hỏi mà trả lời điểm không được cao! Nói vui vậy thôi, nhưng tôi mất khá nhiều thời gian đọc các tài liệu về dịch tễ để hiểu biết về virus Corona để giúp cho gia đình và bạn bè già tránh SARS COVI 2, cũng phải đọc về vật lý lượng tử và mRNA. Khó quá nên mất rất nhiều thời gian.... Nếu bạn cần làm một sàn kho rông 15m dài 60m chứa gạo cao 6m trong vùng đất có lớp sét yếu dầy 20m. nhà bao che và mái bắng tole tráng kẽm thì sàn trên nền đất có cần gia cố không? và gia cố thế nào? suy nghĩ và trả lời, thì bạn sẽ hiểu câu hỏi của bạn.!!
@buievans6600
@buievans6600 4 жыл бұрын
Thưa thầy, Có nên chọn chiều cao đài sao cho không cần kiểm tra xuyên thủng?
@chaungocancohocat-nenmong4369
@chaungocancohocat-nenmong4369 4 жыл бұрын
Nên hay không nên? khó khẳng định! Tùy quy định từng quốc gia, khả năng đổ bê tông khối lớn đảm bảo chất lương hay không? nhằm tránh khả năng phát nhiệt trong quá trình ninh kết làm nứt bê tông khối lớn, ảnh hưởng đến tuổi thọ của móng do thấm nước làm rỉ sét cốt thép. Nói chung, nếu giảm bề dày thép móng thì cần thép chống uốn nhiều, tốn tiền. Nhưng nhiều bê tông thì móng nặng, lún nhiều!! Tóm lại, nhà cao tầng thì nên xài móng dày cứng bê tông chịu xuyên chính, vẫn phải kiểm tra lương thép chống cắt cần thiết, và thép chịu nhiệt trong giai đoạn ninh kết. Móng nhà thấp tầng có thể chọn móng mảnh mai, chịu uốn, chịu cắt bởi thép nhiều hơn.
@buievans6600
@buievans6600 4 жыл бұрын
Dạ, cảm ơn thầy!
@nguyenmanhtuong6803
@nguyenmanhtuong6803 4 жыл бұрын
hay quá Thầy ạ!
@chaungocancohocat-nenmong4369
@chaungocancohocat-nenmong4369 4 жыл бұрын
Cám ơn Em. Luôn cố gắng! Thầy Ẩn
@baoquoc2673
@baoquoc2673 4 жыл бұрын
thầy ơi thầy có khỏe không vậy thầy..em mong thầy luôn luôn thật nhiều sức khỏe ạ..em cảm ơn thầy rất nhiều ạ..
@chaungocancohocat-nenmong4369
@chaungocancohocat-nenmong4369 4 жыл бұрын
Cảm ơn bạn rất nhiều về lời thăm hỏi sức khỏe của tôi. Tôi vẫn khỏe. Tôi đang "nghỉ Đông" ở Sài gòn và Long an. Mặt khác có gặp các học trò cũ, trò chuyện về các vidéos mà tôi đã post lên. Nhằm định hướng các bài giảng mới hữu hiệu hơn. Khá nhiều học trò gần gủi tôi nhất; cũng nghĩ các bài giảng của tôi giống như đã giảng trên lớp trước đây ở Bách khoa nên cũng chưa nghe hết các bài giảng mới!! Các bài khó nặng về lý thuyết thì số người xem rất ít như stanamic, PDA, !?. Nên tôi cần suy nghĩ thêm về cách soan các vidéos mới. Với bạn, bạn cần hiểu vấn đề gì về Cơ học đất? hiểu sâu hay vừa vừa thôi?
@baoquoc2673
@baoquoc2673 4 жыл бұрын
@@chaungocancohocat-nenmong4369 dạ thưa thầy về cơ học đất cũng như nền móng thì em rất muốn thầy làm chi tiết hơn phần móng cọc ạ..móng cọc này thật sự là cũng có 1 chút khó khăn với sinh viên năm 3 nghành xây dựng như tụi em ạ..em chúc thầy thật nhiều sức khỏe ạ..
@12tingtong
@12tingtong 3 жыл бұрын
Chào Thầy, em chúc thầy có nhiều sức khỏe, em có câu hỏi này mong thầy giải đáp giúp. Trong thực tế khi thiết kế và tính toán cọc khoan nhồi, gặp nhiều trường hợp khi khoan khảo sát địa chất sẽ gặp lớp đá phong hóa nứt nẻ mạnh (RQD = 0%-15%) chiều dày hơn chục mét sau đó mới gặp được lớp đá tốt - ít nứt nẻ. Thực tế nếu dừng cọc ở lớp đá phong hóa nứt nẻ mạnh thì tính sức chịu tải chống mũi rất thấp bởi vì RQD thấp, hiệu quả kinh tế không cao, khi đó cần phải đưa cọc sâu hơn để tăng sức chịu tải cọc. Vậy em muốn hỏi thầy là nếu coc sâu hơn, xuyên qua lớp đá phong hóa thì có được tính thành phần ma sát của cọc qua lớp đá phong hóa này không và công thức tính toán sức chịu tải ma sát như thế nào, bởi vì trong tiêu chuẩn chỉ có công thức tính ma sát của cọc qua đất dính hoặc đất rời, không có công thức tính ma sát cho cọc xuyên qua đá. Em cảm ơn thầy
@chaungocancohocat-nenmong4369
@chaungocancohocat-nenmong4369 3 жыл бұрын
Có một số ý trao đổi cùng Bạn - chưa rõ đất nền sao đã chọn cọc nhồi? - cọc nhồi trong nền đá nứt có nước chảy không? - Vẫn có thể thí nghiệm SPT cho đá nứt, nếu không phải lấy mẩu nguyên dạng (đá không nứt) về nén, từ đó vẫn có thể tính được sức chịu tải - Sau cùng, dù nền đá vẫn phải nén tĩnh để xác định SCT hoặc cần phải nhổ để tính sức chịu nhổ. Chào Bạn. Cần suy nghĩ thêm!
@12tingtong
@12tingtong 3 жыл бұрын
@@chaungocancohocat-nenmong4369 Cảm ơn thầy vì các thông tin phản hồi: Công trình thực tế ở Đà Lạt, địa hình sườn dốc hiểm trở, rất khó khăn nếu chất tải thi công cọc ép (cũng như rất khó khăn cho công tác chất tải thử tĩnh sau này cho cọc), đồng thời ở trên lớp đá phong hóa nứt nẻ mạnh này có lớp đất sét cứng độ dày điểm móng nhất 5-7m cho đến điểm dày nhất 30m (do địa hình dốc). Quy mô công trình cấp 2, khá lớn nên phương án cọc (cọc nhồi) được chọn thay cho móng nông. Thí nghiệm SPT của lớp đá phong hóa nứt nẻ mạnh đều là > 50. Hiện tại em vẫn đang tính toán sức chịu tải cọc theo đất nền theo spt. Xem như lớp đá phong hóa này như đất rời và tính theo công thức của đất rời (đất cát). Thông tin nền đá có nước chảy hay không thì trong hs khảo sát thiếu sót, không kết luận. Cảm ơn thầy và chúc thầy sức khỏe
@chaungocancohocat-nenmong4369
@chaungocancohocat-nenmong4369 3 жыл бұрын
@@12tingtong Đất đá ở Đà lạt phần lớn là basalt (có màu đỏ) khi có nước nhiều, đất bão hòa hoàn toàn thì giảm chịu cắt khá mạnh (có thể giảm hơn 3 đến 4 lần) cần khảo sát và thí nghiệm đất cẩn thận! Có thể tính sơ bộ theo SPT. Công trình trên mái dốc phải tính ổn định toàn công trình theo phương pháp mặt trượt cung tròn. Cần thí nghiệm nén tĩnh hoặc tương đương như stanamic, mới tin cậy được. Chúc thành công.
@12tingtong
@12tingtong 3 жыл бұрын
@@chaungocancohocat-nenmong4369 Cảm ơn các thông tin của thầy, chúc thầy nhiều sức khỏe và sẽ đăng tải thêm nhiều bài giảng.
@buievans6600
@buievans6600 4 жыл бұрын
Thưa thầy, khối lượng đất trọng móng khối quy ước, trong hình là trong hình chóp cụt hay trong khối hình hộp chữ nhật?
@chaungocancohocat-nenmong4369
@chaungocancohocat-nenmong4369 4 жыл бұрын
là khối
@buievans6600
@buievans6600 4 жыл бұрын
Dạ, cảm ơn thầy.
@linhh7649
@linhh7649 3 жыл бұрын
Thưa Thày, ở phút thứ 64, mô men do gió mới chuyển đến chân cột, chưa tính đổi chuyển xuống đáy đài 3m đúng ko ạ?
@chaungocancohocat-nenmong4369
@chaungocancohocat-nenmong4369 3 жыл бұрын
Chào Em. Tôi nghĩ Em nên xem lại Cơ lý thuyết. Tôi không thể trở lại Cơ lý thuyết với Em được! Mong Em thông cảm.
@linhh7649
@linhh7649 3 жыл бұрын
@@chaungocancohocat-nenmong4369 vâng ạ.
@phungthiet7485
@phungthiet7485 3 жыл бұрын
Dạ thưa thầy, ở phút 4:46 công thức tính số lượng cọc, Qa là sức chịu tải cho phép của 1 cọc, Qa lúc này chính bằng sức chịu tải của cọc theo vật liệu phải ko ạ
@chaungocancohocat-nenmong4369
@chaungocancohocat-nenmong4369 3 жыл бұрын
Sức chịu tải cho phép Qa khi đang tính chưa thử tĩnh, thì lấy là sức chịu tải của đất nền đã có hệ số an toàn, sức chịu tải này khoảng 80% của vật liệu làm cọc. Khi kiểm lại trước khi làm giải pháp thi công, Qa là sức chịu tải cho phép từ thí nghiệm nén tĩnh, lúc này nó là sức chịu tải thật tại hiện trường của cọc bao gồm cả vật liệu, vì phải không có hiện tượng hư hỏng cọc khi thử tĩnh, tức là không có tụt cọc bất thường.
@tuitui5825
@tuitui5825 3 жыл бұрын
Dạ thưa thầy, cho em hỏi rằng chiều dài cọc mình có công thức nào cụ thể để xác định ko ạ, hay mình chỉ dựa vào địa chất có lớp đất có chỉ số SPT bằng 20 trở lên để mình đặt mũi cọc v ạ
@chaungocancohocat-nenmong4369
@chaungocancohocat-nenmong4369 3 жыл бұрын
Câu hỏi của Em khó cho KS mới tiếp cận với nghề, càng khó hơn khi ta tính toán chọn cọc xong, cho đóng thử lại không xuống hết cọc, hoặc xuống hết cọc rồi mà không thấy chối! Nghề KS cần phải có kinh nghiệm, khởi đầu là hỏi đàn anh cùng cơ quan, rồi tích lũy dần kinh nghiệm bản thân và tự trả lời câu hỏi của mình. Có thể có một vài công thức đâu đó để tính chiều dài cọc được cho là chắc chắn đúng, nhưng không ai dám sử dụng mà bỏ qua thử cọc . Vì mọi cách tính đều dẫn đến thử cọc tĩnh, ngay thử cọc vẫn còn tranh cải mà!! Hiện nay, các thế hệ kỹ sư xây dựng có kỹ năng khác nhau, thế hệ lớn tuổi 50-60 sử dụng máy tính và các phần mềm không tốt, nhưng kinh nghiệm thực tế hiện trường nhiều. Thế hệ trẻ thì sử dụng máy nhanh nhưng với đất thì số liệu đầu vào không đơn giản chút nào!! Khổ nổi là đưa bộ số liệu nào vô nó cũng chạy, kết quả sai không biết hỏi ai! thế hệ già thì chỉ giỏi tính tay. Tóm lại, nhận công trình phải khảo sát đủ, thí nghiệm đúng, thống kê đầy đủ, suy nghĩ các giải pháp nền móng cần lựa chọn. Xây nhà 3tầng, đất yếu 60m thì không nên dùng cọc, phải nghĩ đến giải pháp gia cố nền hay cân bằng áp lực bằng tầng hầm. Chào Em
@tuitui5825
@tuitui5825 3 жыл бұрын
Dạ vì em đang làm đồ án tốt nghiệp đến phần móng cọc nhưng không biết dựa vào cơ sở nào để chọn chiều dài cho hợp lý, hồi xưa làm đồ án nền móng thì thầy cô chỉ hướng dẫn nên để mũi cọc ngàm vào lớp đất có chỉ số SPT >20 rồi tìm chiều dài cọc th ạ
@chaungocancohocat-nenmong4369
@chaungocancohocat-nenmong4369 3 жыл бұрын
@@tuitui5825 Nếu làm đồ án tốt nghiệp nên theo quy phạm VN vì sẽ dễ khi bảo vệ. Chọn mũi cọc đặt trong đất tốt, có module biến dạng đủ lớn để móng cọc lún ít hơn độ lún cho phép. chọn chiều dài cọc sao cho số cọc tương đối nhỏ để khi bố trí cọc không chiếm diện tích đáy công trình, vì như vậy đài cọc sẽ thành bè trên cọc.
@vuongnguyen-cq8ri
@vuongnguyen-cq8ri 4 жыл бұрын
Em chào thầy. Thầy cho em hỏi nếu móng mình bố trí cọc có chiều dài khác nhau thì móng quy ước tính như thế nào ạ?
@chaungocancohocat-nenmong4369
@chaungocancohocat-nenmong4369 4 жыл бұрын
Đây là câu hỏi khó và rất hay. Nếu Em cố ý bố trí cọc có chiều dài khác nhau tức là đã có lời giải của mình rồi! Tôi không có ý kiến. Còn cọc nhồi hoặc khoan rồi hạ cọc như cọc basic thì thường người chủ trì thiết kế luôn chọn dưới mỗi cột các cọc có chiều dài giống nhau. Còn nếu do điều kiện khách quan tức là đóng hay ép cọc không đạt đủ chiều dài thiết kế mà trên công trình tôi có nghe một số bạn dùng từ "cọc nổi" phải cắt bỏ thì lại là chuyên khác, là chuyện lớn rồi. Việc này phải được ghi rõ vào nhật ký đóng cọc, nhật ký công trường. Tư vấn thiết kế phải chịu trách nhiệm bản quyền, Tư vấn giám sát phải trình chủ đầu tư. Cùng nhau bàn bạc tìm giải pháp, đương nhiên phải đảm bảo tuyết đối an toàn cho công trình sau này. Tư vấn thiết kế phải giải trình đưa ra cách giải quyết. Trình bày cách tính đầy đủ tại sao có chuyện này, đôi khi chủ đầu tư phải nhờ một đơn vị khác thẩm tra lại. Vì đây dính đến kỹ thuật và tài chính nữa. Kề kỹ thuật tôi thấy cần chú ý: 1. phải chỉnh chiều dầy đài đài thật cứng để buộc các cọc lún đều, khi chịu tải. 2. Tính lún cho từng cọc riêng lẻ. 3. Tính chiều dài trung bình và áp cách tính lún dời áp lực tác động ở đài xuông 2/3 chiều dài trung bình (kiểu tính của Mỹ được quy phạm VN sử dụng). Đương nhiên đây là vấn đề lớn phải tận tay đọc hồ hơ chi tiết, tính toán cụ thể mới tin cậy được. Không đơn giản như Bạn nghĩ đâu. Tôi chưa đọa được sách nào viết về vấn đề này. Nếu là bài tập hoặc đồ án thì dễ. Còn nếu là công trình thực phải hết sức thận trọng giải quyết. Chào Bạn.
@vuongnguyen-cq8ri
@vuongnguyen-cq8ri 4 жыл бұрын
Hiện em chưa tìm được tài liệu hay tiêu chuẩn nói về vấn đề này. Trường hợp móng lệch tâm lớn, bố trí cọc 1 vế cọc dài (Ld) 1 vế cọc ngắn (Ln), theo ý em hiểu thì chiều sâu tính móng quy ước vẫn tính với chiều sâu của loại cọc dài, tuy nhiên kích thước móng quy ước khi đó phụ thuộc vào Ld/3*tan30 và Ln/3*tan30. Em muốn tham khảo ý kiến của thầy!
@chaungocancohocat-nenmong4369
@chaungocancohocat-nenmong4369 4 жыл бұрын
Ý của Em là muốn phân tải vào 2 nhóm cọc, nó là 2 nhóm đặt sát nhau. Nên khi tính ứng suất gây lún nhóm này, thì xét ảnh hưởng của nhóm kia trên cùng biểu đồ ứng suất sigma z đang tính. Lúc này giải pháp dùng tải tập trung của Boussinesq dễ làm. Hy vọng Em hiểu được ý của Thầy.@@vuongnguyen-cq8ri
@vuongnguyen-cq8ri
@vuongnguyen-cq8ri 4 жыл бұрын
Em cảm ơn Thầy. Chúc Thầy và Gia đình thật nhiều sức khỏe!
@phungthiet7485
@phungthiet7485 4 жыл бұрын
Câu hỏi không liên quan đến nội dung video, mong được thầy và các anh chị giải đáp giúp em là ĐÀ Kiềng và Giằng Móng(dầm móng) khác nhau như thế nào ạ. Em đã đọc trên mạng nhiều bài mà họ noia giống nhau và lộn xộn nên e k thể phân biệt đc
@XDCS86
@XDCS86 4 жыл бұрын
Đà kiềng chức năng chính là đỡ tường tầng trệt. Một số chức năng phụ là tấn đất (trên đó có xây tường chắn đất cho nền không bị trôi ra), giảm chiều cao tính toán cho cột trệt, tăng độ cứng cho khung. Giằng móng chức năng chính là giằng các móng lại để cân bằng lực xô ngang (lực cắt). Thường người thiết kế cho nó kiêm nhiệm thêm chức năng khác như kéo dài làm consol đỡ các cột khi cọc không ép sát ranh đất được, làm dầm cho móng bè, đỡ thành tường hầm, tăng độ cứng cho khung .... . Thường đà kiềng không nằm trong móng, còn giằng móng nằm trong móng. Tôi chỉ biết có vậy mong các bậc cao minh chỉ giáo thêm
@phungthiet7485
@phungthiet7485 3 жыл бұрын
Vậy ý của a có phải giằng móng là dầm móng liên kết các đài móng lại với nhau phải không ạ
@tuyetnhungnguyenthi6661
@tuyetnhungnguyenthi6661 3 жыл бұрын
Mình ở BRVT, làm nhà 1 lầu, 1 trệt, 1 tum. Nhà thầu nói làm móng băng tính phí 50% diện tích sàn, giờ đào móng thấy nền đất nhão, nhà thầu nói gia cố thêm 28 cọc bê tông và mình đã gọi bên ép cọc làm chi phí thêm 120trieu nữa. Mình chịu 100% chi phí ép cọc. Vậy là phương án móng băng đã bỏ vậy mình hỏi nhà thầu có phải tính lại chi phí làm móng cho mình k? Hay họ vẫn tính 50% diện tích sàn như bạn đầu a?Xin Cảm ơn ban!
@chaungocancohocat-nenmong4369
@chaungocancohocat-nenmong4369 3 жыл бұрын
Chào Chị Nhung. Rất tiếc câu hỏi của Chị không thuộc vấn đề "kỹ thuật nền móng" mà nó thuộc về thỏa thuận "dân sự" nên tôi không thể góp ý được. Mong Chị thông cảm
@HUCE-NUCE
@HUCE-NUCE 4 ай бұрын
thầy ơi thầy có thể hướng dẫn tính toán thép, kiểm tra đâm thủng chọc thủng của đài cọc 3 cọc và 2 cọc được không ạ thầy !
CHÂU NGỌC ẨN - TÍNH TƯỜNG CỌC BẢN TRONG CÁT KHÔNG NEO
55:55
CHÂU NGỌC ẨN CƠ HỌC ĐẤT - NỀN MÓNG
Рет қаралды 1,4 М.
Slow motion boy #shorts by Tsuriki Show
00:14
Tsuriki Show
Рет қаралды 8 МЛН
Stay on your way 🛤️✨
00:34
A4
Рет қаралды 13 МЛН
🤔Какой Орган самый длинный ? #shorts
00:42
10. CHI TIẾT CẤU TẠO VÀ THI CÔNG THÉP DẦM.
12:01
DUCHUYCONS
Рет қаралды 339 М.
Thi Công Ép Cọc Ly Tâm Công Trình Villa Cao Cấp | Dự án Cường's Villa
37:45
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUẨN CÔNG TRÌNH 15 TẦNG NỔI 1 TẦNG HẦM 1 TẦNG MÁI
2:26
Đồ án tốt nghiệp xây dựng
Рет қаралды 88
Tính toán móng cọc nhà phố xây chen bằng phần mềm Etabs V19
50:28
Bảo vệ đồ án tốt nghiệp ĐHXD ( MVC )
29:04
LEARN NUCE A+
Рет қаралды 13 М.
CHÂU NGỌC ẨN - THỦY HỌC ĐẤT P1
1:26:03
CHÂU NGỌC ẨN CƠ HỌC ĐẤT - NỀN MÓNG
Рет қаралды 1,2 М.
Các câu hỏi hay gặp khi bảo vệ đồ án: Nền Móng
41:01
Lê Quang Tiếp
Рет қаралды 23 М.
Slow motion boy #shorts by Tsuriki Show
00:14
Tsuriki Show
Рет қаралды 8 МЛН