No video

Dòng Họ NGÔ ĐÌNH, Ước Mơ Chưa Đạt, Tập 2

  Рет қаралды 46,743

VIỆT NAM CỦA TÔI

VIỆT NAM CỦA TÔI

Күн бұрын

Ngay từ khi chủ nghĩa cộng sản, một chủ nghĩa chủ trương vô thần xuất hiện tại Việt Nam (1930), không chỉ riêng ông Ngô Đình Diệm, mà tất cả các anh em ông đều đã chú tâm đến việc nghiên cứu tìm một sách lược đối phó với chủ nghĩa vô cùng tai hại này. Họ quan niệm rõ ràng rằng. Niềm tin tôn giáo là sức mạnh vô địch trong cuộc chiến chống lại chủ thuyết vô thần nguy hiểm ấy.
Nguồn: vnthuquan.net/...

Пікірлер: 42
@vietlo1142
@vietlo1142 Жыл бұрын
Trời 😧 ơi. Oan thương quá Cho đất nước việt …
@NguyenRb68
@NguyenRb68 Жыл бұрын
Nghe lại hồi ký - nhớ lại 3 cái chết đau thương của 3 anh em ruột nhà Ngô Đình mà lòng thấy xót xa tê tái cho 1 thời khắc lịch sử...Cám ơn tác giả và người đọc !
@MIENNAMCUATOI
@MIENNAMCUATOI Жыл бұрын
Vâng, Thưa ông. Thật khốn nạn cho dân tộc mình, chỉ vì một bọn không tài cán, mà thích làm tướng. Để hối tiếc thì quá muộn. Tôi đọc mà dạ tê tái, nhưng phải đọc, để mọi người thấy sự thực....
@piken4257
@piken4257 Жыл бұрын
​@@MIENNAMCUATOILũ tướng tá phường chèo (thích làm dáng làm đỏm cho giông giống 1 ông tướng, còn tài năng, tâm và tầm của 1 vị tướng thì không có): Dương Văn Minh, Đôn, Khiêm, Mậu, Kỳ, Thiệu, Trí....đã tạo nên 1 chế độ quân phiệt, 1 chế độ ngụy quyền đúng nghĩa. Đây là tiền đề của kết cục 30.4.
@TuanTuPham-mb1tt
@TuanTuPham-mb1tt Жыл бұрын
Ước mơ đã đạt được rồi chứ . Sớm về với chúa.
@honganlam2036
@honganlam2036 10 ай бұрын
@@TuanTuPham-mb1ttước mơ bây giờ là đêm đêm khuya Ngài hiện hồn về vặn cổ mày !
@TuanTuPham-mb1tt
@TuanTuPham-mb1tt 10 ай бұрын
@@honganlam2036 Hãy đợi đấy
@thuantran9579
@thuantran9579 Жыл бұрын
Thương tiếc dòng họ Ngô Đình…
@yenzeinc
@yenzeinc 10 ай бұрын
Ngày 2.11.63 dân Sài Gòn vui mừng như lễ hội. Khiêm Đính Đôn là những anh hùng:))
@prokhiem1990
@prokhiem1990 Жыл бұрын
Sư thầy Trí Quang chẳng sáng chút nào như cái tên hiệu của thầy , ngọn lửa Quảng Đức thiêu rụi luôn sự nghiệp của giáo hội Phật giáo Thống nhất .
@vandinh143
@vandinh143 10 ай бұрын
nhìn nền phật giáo và các vị sư xái việt nam hôm nay mới nhận ra tầm nhìn của a e tổng thống ngô đình diệm thời đấy luôn đi trước cả nửa thế kỷ..khâm phục
@nguyenmai807
@nguyenmai807 2 ай бұрын
@@vandinh143để tụi vô thần quản đất nc là vậy
@quangdang5216
@quangdang5216 Жыл бұрын
Việt Binh Đoàn và Lính Khố Xanh: Trong tập hồi ký này, tác giả nhắc lại nhiều lần xuất thân lính khố xanh của một số sĩ quan quân đội Việt Nam Cộng Hoà. Xin được nói rõ rằng trước năm 1940, dưới thời Pháp thuộc, Pháp lập ra các loại đơn vị gọi là lính khố xanh ( khố quần màu xanh), lính khố đỏ ( khổ quần màu đỏ). Lính khố xanh lá các đơn vị địa phương, lính khố đỏ là các đơn vị chủ lực. Cũng vào thời đó, quân đội Pháp chỉ mở các trường huấn luyện hạ sĩ quan, ra trường với cấp bậc trung sĩ. Sau 1940, mới mở các trường đào tạo chuẩn úy ( hạ sĩ quan cao cấp). Thời gian trước 1940, muốn theo học các trường hạ sĩ quan, khóa sinh có bằng Thành Chung ( thời gian học là 6 năm tiểu học + 4 năm cao đẳng tiểu học) được miễn thi; nếu không có văn bằng này, thì phải có trình độ văn hóa năm thứ ba cao đẳng tiểu học. Vào thời kỳ Pháp thuộc, có trình độ văn hóa như thế là đã khá. Sau khi Pháp trở lại Việt Nam ( theo quân đội Anh giải giới quân đội Nhật tại miền Nam, bộ chỉ huy quân đội Pháp đã cho mở các khóa đào tạo sĩ quan cho các đơn vị quân đội quốc gia, trong đó có trường sĩ quan Việt Nam tại Huế ( năm 1948), sau hai khóa, trường chuyển lên Đà Lạt và đổi tên thành Trường Võ Bị Liên quân. Đến năm 1951, Quốc gia Việt Nam gọi nhập ngũ các thanh niên có bằng Trung học trở lên theo học các khóa sĩ quan trừ bị tại Nam Định và Thủ Đức ( từ khóa 2 tập trung tại Thủ Đức. Từ năm 1950, do nhu cầu, tại các quân khu có mở các trường đào tạo hạ sĩ quan cho các đơn vị địa phương, tại miền Trung có lực lượng Việt Binh Đoàn( lực lượng này không phải là chính quy ( giồng như lính khố xanh trước năm 1945), điều kiện văn hóa là năm thứ hai trung học ( lớp Đệ Lục-lớp 7), riêng các quân nhân tại ngũ chỉ cần bằng tiểu học. Qua phân tích như thế, tôi muốn nói rằng trình độ văn hóa và xuất thân binh nghiệp của tác giả Nguyễn Văn Minh không hơn xuất thân của các ông Lê Văn Nghiêm, Đỗ Mậu, thế nhưng tác giả quên mất điều đó và cứ chê bai. Thế hệ chúng tôi nhập ngũ khi chiến tranh bùng phát, trình độ văn hóa tối thiểu là Tú tài. Khi ra trường, nhiều cấp chỉ huy của chúng tôi đã nhập ngũ từ trước 1955, có người trình độ văn hóa không cao, nhưng chúng tôi vẫn kính trọng và học hỏi nhiều điều ở các bậc đàn anh. Tôi rất thích nghe một số đoạn trong tác phẩm của ông Nguyễn Văn Minh, nhưng rất thất vọng khi nghe các đoạn ông chỉ trích và mạt sát một số sĩ quan đi lính từ thời Pháp thuộc. Trong khi ông cũng là những quân nhân xuất thân từ hàng hạ sĩ quan và trình độ văn hóa dưới mức trung bình.
@ThanhMinh-qo4zl
@ThanhMinh-qo4zl 10 ай бұрын
11
@harryjones12
@harryjones12 3 ай бұрын
"Tôi rất rõ tác giả. Ông theo học khóa 1 Võ bị quân khu 2( ra trường được mang cấp từ trung sĩ đến chuẩn úy) vào năm 1952. Ông tốt nghiệp hạng khá nên được mang cấp chuẩn úy. Ở cấp trung úy rồi đại uý, ông là Chánh văn phòng cho Ông Cố vấn Ngô Đình Cần. đại úy, ông giữ chức Chánh văn phòng Cố vấn Chỉ đạo các đoàn thể miền Trung" "Trong khi ông cũng là những quân nhân xuất thân từ hàng hạ sĩ quan và trình độ văn hóa dưới mức trung bình." Tôi thấy có mâu thuẫn chổ này.
@quangdang5216
@quangdang5216 Жыл бұрын
Ông Nghiêm là vị tư lệnh thứ 4 của Đệ Nhị Quân Khu ( Vùng 1 Chiến thuật) sau các đại tá Nguyễn Ngọc Lễ, Trương Văn Xương, Nguyễn Quang Hoành, không phải là Tư lệnh thứ hai.
@quangdang5216
@quangdang5216 Жыл бұрын
ĐÔI ĐIỀU VỀ TÁC GIẢ NGUYỄN VĂN MINH QUA 4 TẬP VIDEO Tôi đã nghe trọn 4 video của tập hội kỳ này. Tôi xin được chia sẻ đôi điều: trước hết là nguôi đọc đã chuyển tải thuyết phục tài liệu lịch sử này. Tuy nhiên về nội dung, tác giả Nguyễn Văn Minh đã ghi nhận ( theo trí nhớ) rất nhiều sự kiện không chính xác về thời gian, về nhân vật, về địa điểm xảy ra sự kiện. Tác giả đã dẫn ra lời kể sai và bịa đặt của một số người mà tác giả cho là nhân chứng để chứng minh điều tác giả muốn nói. Qua sự việc này, chúng tôi xỉn được góp ý rằng mức độ chính xác của một nhân chứng tuỳ thuộc vào trình độ và nhân cách, sự trung thực. Trong thực tế đã có nhiều người bịa đặt sự việc khi kể lại sự việc cho người khác nghe. Ghi nhận của cá nhân, tác giả Nguyễn Văn Minh đã viết tập sách này để biện minh cho gia đình họ Ngô. Tôi tôn trọng quan điểm và việc làm của tác giả, chung tôi cũng nhận ra được nhiều điều tốt của cố TT Ngô Đình Diệm và anh em ông, Nhưng có nhiều điều tác giả đã thổi phồng lên để tôn vinh những điều mà trong thực tế không có. Ngoài ra tác giả đã để cao cá nhân một cách thái quá.
@harryjones12
@harryjones12 3 ай бұрын
"Tôi rất rõ tác giả. Ông theo học khóa 1 Võ bị quân khu 2" tự nhận biết RẤT RÕ vậy chú em cho biết tác giả giờ ở đâu, vợ tên gì, có mấy con v.v... Nếu không thì đúng là "qua sự việc này, chúng tôi xỉn được góp ý rằng mức độ chính xác của một nhân chứng tuỳ thuộc vào trình độ và nhân cách, sự trung thực." Học vấn chỉ tú tài tức là lớp 11,12 chú em bằng cấp gì mà chê bai "trình độ văn hoá" người khác. Mà cụm từ "trình độ văn hoá" cũng không có trong tiếng Việt đâu nhé (Wiktionary, VDict không có, trang Thư Viện Pháp Luật thì cho biết - 1. Trình độ văn hóa là gì? Trình độ văn hóa có khác trình độ học vấn? Hiện hành, chưa có văn bản giải thích như thế nào là trình độ văn hóa.) Điều này cho thấy trình độ học vấn của chú em ở dưới lớp 11,12 ! Và một người có giáo dục, sống có văn hoá thì phải biết đáp lễ (Tiên học lễ. Hậu học văn. Có ai dạy chú em điều này chưa ?) khi chủ kênh/ chủ nhà là VIỆT NAM CỦA TÔI lên tiếng cám ơn lời bình của mình thì phải biết hồi đáp lại chứ không im lặng phớt lờ. Đúng là "tuỳ thuộc vào trình độ, nhân cách, và sự trung thực"
@quangdang5216
@quangdang5216 Жыл бұрын
Thượng toạ Thích Trí Quang và Lính mục Hoàng Quỳnh: Trong cuốn sách này, tác giả đã để cập rất nhiều đến Thượng tọa Thích Trí Quang, nhưng có một chi tiết mà tác đã dựa vào lời một nhân chứng kể rằng sau vụ biến động tại miền Trung vào mùa hè 1966, Thượng tọa Trí Quang được đưa vào Sài Gòn và do tình trạng sức khỏe, được điều trị tại bệnh viện tư, dưới sự giám sát của cảnh sát. Một hôm Linh mục Hoàng Quỳnh đến thăm Thượng tọa Trí Quang và sau đó Linh mục Hoàng Quỳnh cùng TT Trí Quang lên xe đi thăm Thượng tọa Thích Thiện Mình ở gần đó. Trên xe LM Hoàng Quỳnh hỏi TT Trí Quang tại sao phong trào Phật giáo có nhiều Cộng Sản len vào . TT Trí Quang trả lời ban đầu là lợi dụng sau đó không kiểm soát được. Đây là một lời BỊA ĐẶT vì rằng TT Trí Quang bị giám sát không được phép rời bệnh viện đang điều trị. Thứ hai, TT Trí Quang luôn phủ nhận ông l Không Thân Cộng, ông đấu tranh vì ông cho rằng Phật Giáo bị đàn áp, do đó ông không bao giờ có những câu nói như ông đã nói với LM Hoàng Quỳnh. Hơn nữa, ông Trí Quang không bao giờ thân thiện với bất cứ một linh mục nào, khác với các hòa thượng, thượng tọa khác. Từ những phân tích trên, chúng tôi khẳng định rằng câu chuyện của một nhân chứng kể lại cho tác giả nghe về cuộc đối thoại giữa LM Hoàng Quỳnh và TT Trí Quang là bịa đặt.
@quangdang5216
@quangdang5216 Жыл бұрын
Vụ xung đột tại Thanh Bố, Đức Lợi thành phố Đà Nẵng:vụ bạo động xảy ra vào tháng 8/1964 , khí đó ông Nguyễn Chánh Thi là chuẩn tướng ( không phải là đại tá ), tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh, đang lo giải quyết các vụ biểu tình tại Huế, không liên quan gì đến vụ biểu tình ở Đà Nẵng. Lúc bấy giờ, tại Đà Nẵng, có đại tá Nguyễn Thanh Sằng, tư lệnh Sư đoàn 2 Bộ binh ( bộ tư lệnh Sư đoàn lúc bấy giờ chưa di chuyển vào Quảng Ngãi , được giao nhiệm vụ phối hợp với Thị trường Đà Nẵng để giải quyết vụ bạo động ở thành phố này. Về Hoàng Văn Giàu thì lúc đó là giảng nghiệm viên Đại học Văn Khoa Huế, đang lo điều hợp các vụ biểu tình của sinh viên và thanh niên ở Huế, không có thời gian vào Đà Nẵng, còn nhắn vật cầm đầu vụ biểu tình là Phan Xuân Huy, không phải là Phạm Xuân Huy. Về các nhân vật ở Sài Gòn, ông Đặng Xuân Khôi vào thời gian xảy ra vụ đầu tranh Phật Giáo là phó tổng giám đốc Tổng nha Thông tin ( từ năm 1961-tháng 10/1961, Bộ Thông tin bị giải tán và trở thành Tổng nha Thông tin). Ông Khôi không phải là thứ trưởng bộ Thông tin. Xin được bổ sung một số sự kiện mà theo tôi tác giả đã ghi không chính xác do các nhân chừng không nhớ đúng sự việc do thời gian quá lâu.
@MIENNAMCUATOI
@MIENNAMCUATOI Жыл бұрын
Cám ơn ông.
@harryjones12
@harryjones12 3 ай бұрын
"Tôi rất rõ tác giả. Ông theo học khóa 1 Võ bị quân khu 2" tự nhận biết RẤT RÕ vậy chú em cho biết tác giả giờ ở đâu, vợ tên gì, có mấy con v.v... Nếu không thì đúng là "qua sự việc này, chúng tôi xỉn được góp ý rằng mức độ chính xác của một nhân chứng tuỳ thuộc vào trình độ và nhân cách, sự trung thực." Học vấn chỉ tú tài tức là lớp 11,12 chú em bằng cấp gì mà chê bai "trình độ văn hoá" người khác. Mà cụm từ "trình độ văn hoá" cũng không có trong tiếng Việt đâu nhé (Wiktionary, VDict không có, trang Thư Viện Pháp Luật thì cho biết - 1. Trình độ văn hóa là gì? Trình độ văn hóa có khác trình độ học vấn? Hiện hành, chưa có văn bản giải thích như thế nào là trình độ văn hóa.) Điều này cho thấy trình độ học vấn của chú em ở dưới lớp 11,12 ! Và một người có giáo dục, sống có văn hoá thì phải biết đáp lễ (Tiên học lễ. Hậu học văn. Có ai dạy chú em điều này chưa ?) khi chủ kênh/ chủ nhà là VIỆT NAM CỦA TÔI lên tiếng cám ơn lời bình của mình thì phải biết hồi đáp lại chứ không im lặng phớt lờ. Đúng là "tuỳ thuộc vào trình độ, nhân cách, và sự trung thực" - sửa lại cho đúng chữ và phải nằm trước danh từ cuối trong loạt danh từ liệt ra.
@quangdang5216
@quangdang5216 Жыл бұрын
Thông tin sai lệch về một số sự kiện xảy ra trong giai đoạn 1945-1947: Trong phần này, tác giả đã ghi không chính xác một số sự việc : khi cuộc chiến tranh Pháp Việt bùng nổ vào tháng 12/1946, dân ở Huế tản cư. Đến giữa năm 1947, quân Pháp chiếm Huế và thành lập chính quyền quốc gia tại Huế và miền Trung: ông Trần Thanh Đạt được bổ nhiệm làm Tổng trấn Trung Việt. Không có chức vụ Thống đốc vụ khanh do ông Trần Văn Lý. Còn ông Hà Văn Lang là tỉnh trưởng Thừa Thiên, không phải là thứ ủy. Khi xảy ra vụ ông Lang bị giết, ông Lê Văn Ngiêm là Thiếu úy Quân đội Pháp, không phải là hạ sĩ quan. Năm 1936, ông Nghiêm theo học khoá sĩ quan đặc biệt, ra trường được mang cấp chuẩn úy, và được cử giữ chức vụ Trung đội trưởng An ninh Tòa Khâm sứ Pháp. Đến năm 1939, tòng chinh sang Pháp . 1947 về nước với cấp bậc Thiếu úy. Tác giả không biết dựa vào tài liệu nào mà đã viết sai về một số sự kiện lịch sử và đời binh nghiệp của một số sĩ quan. Tôi rất quý trọng công trình nghiên cứu của tác giả nhưng tôi phát giác nhiều chi tiết không chính xác, xin ghi lại. Tôi rất rõ tác giả. Ông theo học khóa 1 Võ bị quân khu 2( ra trường được mang cấp từ trung sĩ đến chuẩn úy) vào năm 1952. Ông tốt nghiệp hạng khá nên được mang cấp chuẩn úy. Ở cấp trung úy rồi đại uý, ông là Chánh văn phòng cho Ông Cố vấn Ngô Đình Cần. đại úy, ông giữ chức Chánh văn phòng Cố vấn Chỉ đạo các đoàn thể miền Trung
@nguyenmai807
@nguyenmai807 2 ай бұрын
Chú có cuồng Viên sỏi trắng của bà Trần Lệ Xuân ko chú? Cháu mong đc nghe
@MIENNAMCUATOI
@MIENNAMCUATOI 2 ай бұрын
Để chú lấy lại. Người bạn chú mượn..
@nguyenmai807
@nguyenmai807 2 ай бұрын
@@MIENNAMCUATOIdạ cháu mong đc nghe cuốn này lắm ạ. Cháu cám ơn chú
@quangdang5216
@quangdang5216 Жыл бұрын
Có hai ý kiến khác nhau về hồi ký của ông Minh: những người Công Giáo đã từng sống ở Huế nhận định rằng tác giả rất khách quan, trong khi đó những người Phật giáo quốc gia nhận định rằng ông Minh đã cố gắng biên minh cho gia đình ông Ngô Đình Diệm. Về Tướng Lê Văn Nghiêm, theo một số quân nhân đã từng phục vụ dưới quyền chỉ huy của vị tướng này thì một số nhận định của tác giả Nguyễn Văn Minh không được chính xác: Tướng Nghiêm bị giải ngũ vào cuối năm 1964, và sau đó tham gia Hiệp hội Cựu chiến sĩ Tự Do, sau 1975, ông có ra trình diện cùng với một số cựu tướng lãnh đã về hưu tri, và ông là một trong vài trường hợp hiếm hoi không bị đi tù, trong đó có Tướng Nguyễn Văn Vỹ. Về vị tình trường Thừa Thiên vào thời gian xảy ra vụ Phát Giáo tên là Nguyễn Văn Đẳng, không phải là Đảng, ngạch Tham sự hành chính. Về đại uý Nguyễn Duy Nghệ ma tác giả nhắc đến là chánh văn phòng của Tướng Tôn Thất Đính, không phải là tuỳ viên hành quân, trong quân đội Việt Nam Cộng Hoà chỉ có chức vụ sĩ quan tùy viên, không có chức vụ tùy viên hành quân, mà có các chức như phụ tá hành quân, tham mưu phó hành quân. Ghi nhận của cá nhân của tôi, hồi ký này có nhiều dữ liệu có giá trị lịch sử, có nhiều phân tích khách quan, bên cạnh đó vẫn có những ghi nhận không khách quan.
@quangdang5216
@quangdang5216 Жыл бұрын
Xin ghi rõ: Trong các cuộc tranh đấu của Phật Giáo, Thượng tọa Thích Trí Quang luôn phủ nhận các cáo buộc ông là Đảng viên Cộng Sản hay là Thân Cộng. Do đó câu chuyện ông trao đổi với LM Hoàng Quỳnh rằng trong các cuộc tranh đấu, Phật Giáo đã lợi dụng Cộng Sản là một điều bịa đặt, và nhân chứng cũng như tác giả không hiểu về mưu lược của ông Trí Quang.
@quangdang5216
@quangdang5216 Жыл бұрын
Lúc xảy ra vụ Phật Giáo tại Huế trong thời gian từ tháng 5-10/1963, ông Nguyễn Chánh Thi đang lưu vong tại Cao Miên. Và Thiếu tá Đặng Sĩ, chỉ bị bắt sau ngày 1/11/1963, sau đó bị đưa vào Sài Gòn. Còn đại tá Thi sau khi từ Cao Miên về được bổ nhiệm làm Tư lệnh phó Quân đoàn 1 tại Đà Nẵng, rồi tiếp đó là Tư lệnh Sư đoàn 1, khi tòa án quân sự xét xử vi Vụ ông Đặng Sĩ thì ông Thi là Tư lệnh Quân đoàn 1 không liên quan gì đến các vụ án này. Tài liệu của tác giả ghi về sự việc ông Thi vào gặp ông Sĩ là không chính xác.
@dmvc8738
@dmvc8738 8 ай бұрын
Dung nghe vc noi ..hay nhin cs lam ?
@vanhaihuynh3102
@vanhaihuynh3102 2 ай бұрын
Đừng nghe Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ, các tướng nói ..... chạy mất dép, chạy ra nước ngoài để yên thân.
@quangdang5216
@quangdang5216 Жыл бұрын
Xin ghi lại: Từ năm 1961 đến tháng 10/1963, Bộ Thông tin bị giải tán và đổi thành Tổng nha Thông tin. Ông Đặng Đức Khôi là Phó Tổng giám đốc Thông tin không phải là thứ trưởng
@MIENNAMCUATOI
@MIENNAMCUATOI Жыл бұрын
Trân trọng những tin tức quý giá của ông.
@harryjones12
@harryjones12 3 ай бұрын
"Tôi rất rõ tác giả. Ông theo học khóa 1 Võ bị quân khu 2" tự nhận biết RẤT RÕ vậy chú em cho biết tác giờ ở đâu, vợ tên gì, có mấy con v.v... Nếu không thì đúng là "qua sự việc này, chúng tôi xỉn được góp ý rằng mức độ chính xác của một nhân chứng tuỳ thuộc vào trình độ và nhân cách, sự trung thực." Học vấn chỉ tú tài tức là lớp 11,12 chú em bằng cấp gì mà chê bai "trình độ văn hoá" người khác. Mà cụm từ "trình độ văn hoá" cũng không có trong tiếng Việt đâu nhé (Wiktionary, VDict không có, trang Thư Viện Pháp Luật thì cho biết - 1. Trình độ văn hóa là gì? Trình độ văn hóa có khác trình độ học vấn? Hiện hành, chưa có văn bản giải thích như thế nào là trình độ văn hóa.) Điều này cho thấy trình độ học vấn của chú em ở dưới lớp 11,12 ! Và một người có giáo dục, sống có văn hoá thì phải biết đáp lễ (Tiên học lễ. Hậu học văn. Có ai dạy chú em điều này chưa ?) khi chủ kênh/ chủ nhà là VIỆT NAM CỦA TÔI lên tiếng cám ơn lời bình của mình thì phải biết hồi đáp lại chứ không im lặng phớt lờ. Đúng là "tuỳ thuộc vào trình độ, nhân cách, và sự trung thực" - sửa lại cho đúng chính tả, chử và phải nằm trước danh từ cuối trong loạt danh từ liệt ra.
Dòng Họ NGÔ ĐÌNH, Ước Mơ Chưa Đạt, Tập 3
3:42:54
VIỆT NAM CỦA TÔI
Рет қаралды 20 М.
Bảo Đại - Vị vua cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn ở Việt Nam
10:20
The Joker kisses Harley Quinn underwater!#Harley Quinn #joker
00:49
Harley Quinn with the Joker
Рет қаралды 40 МЛН
Magic or …? 😱 reveal video on profile 🫢
00:14
Andrey Grechka
Рет қаралды 54 МЛН
Stalin: Waiting for Hitler, 1929-1941
1:26:22
American Historical Association
Рет қаралды 578 М.
Hồi ký Đỗ Mậu (Tập 4 - Tập cuối) | Duy Ly đọc truyện
4:16:06
Duy Ly đọc truyện
Рет қаралды 177 М.
CUỘC THÁO CHẠY BI THẢM CỦA QUÂN ĐỘI SÀI GÒN | TRIỆT THOÁI CAO NGUYÊN 1975
1:07:31
Lăng mộ ông Ngô Đình Khả, cha của tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm.
23:33
The Joker kisses Harley Quinn underwater!#Harley Quinn #joker
00:49
Harley Quinn with the Joker
Рет қаралды 40 МЛН