Dạy chỉ huy, đánh nhịp - Bài 2: Các nét tay căn bản (Linh Triều)

  Рет қаралды 8,864

Hoà âm NS Tiến Ân

Hoà âm NS Tiến Ân

3 жыл бұрын

#Dạychỉhuy, #Dạyđánhnhịp
Các nét tay căn bản: Có những điều rất quan trọng mà tôi phải dặn dò trước
- Cổ tay và bàn tay: Đầu tiên là khi chỉ huy không được lắc cổ tay và quạt các ngón tay. Vì khi lắc cổ tay, mu bàn tay và cẳng tay ko nằm trên một mặt phẳng. Từ cánh tay đến cẳng tay không thể tham gia vào động tác chỉ huy, mà ca trưởng chỉ tập trung vào cổ tay và bàn tay. Nhiều người nghĩ làm động tác lắc cổ tay để nét tay được mềm mại, nhưng không phải. Nếu đánh các nét tay căn bản thật chuẩn chỉnh như sẽ trình bày bên dưới thì anh chị sẽ thấy là không lắc cổ tay nhưng nét tay vẫn rất đẹp và uyển chuyển.
- Cánh tay và cẳng tay: Nên giữ cánh tay và cẳng tay vuông góc hoặc mở rộng ra một chút trong quá trình chỉ huy.
- Lòng bàn tay: Lòng bàn tay không hướng về ca đoàn mà nên nghiêng tầm 45 độ là ổn. Bàn tay không quá xa mặt của ca trưởng, để có cảm giác gom sự chú ý của ca đoàn vào ca trưởng. Nếu để bàn tay hơi xa thì sẽ làm giảm đi sức hút đó, giảm đi hiệu quả của việc chỉ huy.
- Các ngón tay: Các ngón tay đừng cách xa và thả lỏng một chút. Ngón tay giữa sẽ giữ vai trò vẽ nét trên không gian nên rất quan trọng, nên có thể hạ ngón giữa xuống một chút. Nhưng không vì thế mà hạ ngón giữa quá khi vẽ nét, làm cho việc chỉ huy trở nên cường điệu, mất chất.
* Bây giờ tôi sẽ nói về các nét của các loại nhịp căn bản và phổ thông là 2/4, 3/4, 4/4 và 6/8…
Trước khi hướng dẫn dùng tay vẽ nét trên không gian thì chúng ta sẽ phải tập vẽ nét nhịp trên giấy. Không nên xem thường việc vẽ trên giấy vì khi anh chị vẽ trên giấy làm sao thì sẽ vẽ trên không gian như vậy. Nên cần phải vẽ trên giấy các nét thật chuẩn, sau đó mới có thể tập vẽ trên không gian.
Hướng dẫn nét căn bản của bốn loại nhịp: Với các loại nhịp gọi là nhịp đơn như 2/4, 3/4, 4/4, 6/8… thì quan trọng phách mạnh là phách đầu tiên đánh đi xuống, và phách cuối cùng đánh nét ngắn - nghiêng cổ tay đi lên.
- 2/4: Đánh xuống phách 1 là phách mạnh rồi cong ra ngoài, đi lên, nghiêng cổ tay và gom vào đánh phách 2 là phách cuối. Nhịp C chẻ là nhịp 2/2 đánh như nhịp 2/4.
- 3/4: Đánh xuống phách 1 là phách mạnh rồi cong vào trong, nghiêng mu bàn tay ra ngoài đánh phách 2, cong lên, nghiêng cổ tay và gom vào đánh phách 3 là phách cuối. Nhịp 3/8 cũng đánh như nhịp 3/4 nhưng thường là tốc độc nhanh và nét tay ngắn hơn chút.
- 4/4: Đánh xuống phách 1 là phách mạnh rồi cong ra ngoài một chút rồi lượn vào trong, cong lên đánh phách 2, nghiêng mu bàn tay ra ngoài đánh phách 3, cong lên, nghiêng cổ tay và gom vào đánh phách 4 là phách cuối.
- 6/8: Bản chất nhịp này là nhịp 2/4 chia ba nên đánh như nhịp 2/4. Đây là kiến thức nhạc lí căn bản nên có lẽ tôi sẽ không giải thích cặn kẽ. Hoặc nếu vài chỗ trong bài đi đủ 6 nốt móc đơn thì có thể đánh hai lần nhịp 3/4 nét ngắn, hoặc là tiết tấu như một nốt đen, một nốt móc đơn rồi một nốt đen và một nốt móc đơn thì đánh kiểu nhịp 2/4 biến cách như sau: Đánh xuống phách 1 rồi cong ra ngoài đếm 1-2 rồi vòng một vòng thật nhỏ đánh phách 3, rồi đi lên, nghiêng cổ tay đếm phách 4-5 rồi lại vòng một vòng thật nhỏ đánh phách 6.
Giải thích rõ về mối tương quan giữa nhịp 6/8 và nhịp 2/4:
Nhịp 6/8 bản chất là nhịp 2/4 chia ba chứ không phải là nhịp 3/4. Thông thường với cách tính phân số toán học, ta hay lầm tưởng 6 phần 8 tương tự 3 phần 4. Nhưng đây là vấn đề của âm nhạc.
- Nhịp 2/4 nghĩa là một ô nhịp có 2 phách, mỗi phách là một nốt 1/4. Nốt 1/4 nghĩa là nốt đen.
- Nhịp 6/8 nghĩa là một ô nhịp có 6 phách, mỗi phách là một nốt 1/8. Nốt 1/8 nghĩa là nốt móc đơn.
Ta thấy, nếu nhịp 2/4 với hai phách là hai nốt đen ở dạng nốt móc đơn liên ba như hình, thì tương đương hoặc nói cách khác là phát sinh ra nhịp 6/8 với sáu phách là sáu nốt móc đơn.
Như vậy, nhịp 6/8 với sáu phách được phân mạnh nhẹ với phách mạnh là phách 1 và phách nhẹ là phách 4, chứ không như nhiều người coi nhịp 6/8 như nhịp 3/4 rồi đệm bùm - chát - chát, bùm - chát - chát... được.
Xét về tính chất thì khi viết nhịp 6/8, nhạc sĩ diễn tả một loại giai điệu tâm tình, nhẹ nhàng... như cách nói của nhạc sĩ Nguyễn Bách gọi nhịp 6/8 là nhịp "võng đưa".
Ví dụ bài "Còn tình yêu nào" của tác giả Vương Diệu, tức linh mục Giuse Đỗ Văn Tự. Bài hát này ở nhịp 6/8, nếu xướng âm hoặc đàn theo tư duy là nhịp 3/4 sẽ sinh ra những chỗ đảo phách vô lý, cũng như mất đi tính chất tâm tình mà tác giả muốn diễn tả.
Còn đây mới các cách hiểu đúng của bài nhịp 6/8 với hai phách của nhịp 2/4:
Một điều rất quan trọng là ca trưởng phải tập luyện chỉ huy trước một tấm gương đủ để thấy phần thân trên của mình đến quá đầu. Mục đích là để người chỉ huy đó tìm ra tư thế ưng ý nhất, hợp với cơ thể của bản thân, cũng như điều chỉnh nét mặt, dáng người trở nên dễ nhìn với ca viên.

Пікірлер: 15
@khanhhoanguyen3006
@khanhhoanguyen3006 Жыл бұрын
Cảm ơn thầy
@user-fc7qv6ik7z
@user-fc7qv6ik7z 10 күн бұрын
Cảm ơn Thầy ạ
@dayhoaam
@dayhoaam 10 күн бұрын
@@user-fc7qv6ik7z vâng cảm ơn đã quan tâm. Lựa chọn COMBO SÁCH P&A theo nhu cầu của bạn (Nhạc công, Nhạc sĩ hoặc Nhà soạn nhạc): bit.ly/ComboCacKhoaHocPandA
@oanhdinh2523
@oanhdinh2523 12 күн бұрын
❤❤❤❤❤
@dayhoaam
@dayhoaam 10 күн бұрын
@@oanhdinh2523 hihi cảm ơn đã quan tâm. Lựa chọn COMBO SÁCH P&A theo nhu cầu của bạn (Nhạc công, Nhạc sĩ hoặc Nhà soạn nhạc): bit.ly/ComboCacKhoaHocPandA
@thumy2244
@thumy2244 2 жыл бұрын
Cám ơn thầy
@dayhoaam
@dayhoaam 2 жыл бұрын
Bạn cần học khoá nào thì cứ đăng ký nhé như hoà âm bit.ly/hochoaam
@dayhoaam
@dayhoaam 2 жыл бұрын
Link đăng ký khoá Đệm hát cấp tốc với hoà âm nhạc nhẹ: bit.ly/demhatcaptoc
@dayhoaam
@dayhoaam 2 жыл бұрын
Link học khoá Sáng tác cấp tốc: bit.ly/sangtac9TienAn
@anvinh5549
@anvinh5549 3 жыл бұрын
Em thấy trường phái đánh nhịp của cô Ái Cầm ở nhà thờ Đức Bà hơi lạ nên anh có thể phân tích được không ạ ?
@dayhoaam
@dayhoaam 3 жыл бұрын
Cách đó hơi nhiều "chi tiết" thôi bạn. Quan trọng vẫn là tạo được hiệu quả khi ca đoàn, dàn nhạc hát đúng cách mà ca trưởng đó muốn. Còn khi show ra cho bạn và mọi người thấy và nghe thì mỗi người có một cách cảm nhận riêng, như phản cảm, thích thú, hợp rơ, khó chịu...
@dayhoaam
@dayhoaam 3 жыл бұрын
Cách của tôi đề nghị trước là căn bản, sau là đơn giản nhất có thể khi lược bỏ tối đa động tác thừa. Chúc bạn tìm ra cách mà bạn thấy thích hợp cho bạn và người khác.
@dayhoaam
@dayhoaam 3 жыл бұрын
Cần gì cứ chat ở tk facebook nhé. Https://facebook.com/tranngoclinhtrieu
@hoangduc1353
@hoangduc1353 3 жыл бұрын
Mình cũng thắc mắc giống bạn á hihi. Mấy lúc xem lễ trực tuyến của nhà thờ Đức Bà mà cứ căng mắt ra xem cô ấy đang đánh kiểu nhịp gì mà nhìn ko ra kkk
@dayhoaam
@dayhoaam 10 күн бұрын
@@anvinh5549 Lựa chọn COMBO SÁCH P&A theo nhu cầu của bạn (Nhạc công, Nhạc sĩ hoặc Nhà soạn nhạc): bit.ly/ComboCacKhoaHocPandA
아이스크림으로 체감되는 요즘 물가
00:16
진영민yeongmin
Рет қаралды 58 МЛН
Red❤️+Green💚=
00:38
ISSEI / いっせい
Рет қаралды 73 МЛН
Slow motion boy #shorts by Tsuriki Show
00:14
Tsuriki Show
Рет қаралды 2,4 МЛН
Incredible magic 🤯✨
00:53
America's Got Talent
Рет қаралды 80 МЛН
✅ #3| Cách Luyện Tập 6 Hợp Âm Đệm Hát Cho Tất Cả Các Bài Hát | Tuấn Lưu Piano |
17:36
Một tiết học ca trưởng với thầy Ngọc Linh
58:39
Thánh Ca Hàng Tuần
Рет қаралды 7 М.
Nhạc Tây Du Ký  phiên bản giao hưởng
4:08
Linh Chilinh
Рет қаралды 1,1 МЛН
Bài 4. Tư thế và các nốt bấm cơ bản trên sáo điện tử Akai
6:42
Sáo Điện Tử Việt Nam
Рет қаралды 56 М.
Teach Yourself a Language in 15 Minutes a Day: Step-by-Step Demonstration
31:43
Alexander Arguelles
Рет қаралды 2,3 МЛН
TẤT TẦN TẬT VỀ GIAI ĐIỆU NHỊP 6/8
6:06
Hoà âm NS Tiến Ân
Рет қаралды 4,3 М.
HƯỚNG DẪN CHỈ HUY HỢP XƯỚNG - NHỊP 3/4
14:57
BK MUSIC CENTER
Рет қаралды 2,8 М.
Chuyên Đề Piano: LÀM SAO ĐỂ ĐỌC NỐT NHANH NHẤT???
6:38
Chromatic Music Center
Рет қаралды 55 М.
Tập Nhịp có Khó ? Ai yếu nhịp Cần xem ngay nhé
27:37
Trần Khánh Producer
Рет қаралды 59 М.
아이스크림으로 체감되는 요즘 물가
00:16
진영민yeongmin
Рет қаралды 58 МЛН