Рет қаралды 43,107
Suy giãn tĩnh mạch là một bệnh khá phổ biến, xảy ra ở cả nam và nữ, chủ yếu ở những người trên 30 tuổi, tỷ lệ nữ mắc nhiều hơn nam. Suy giãn tĩnh mạch có thể gặp ở nhiều cơ quan trong cơ thể nhưng hay gặp nhất là suy giãn tĩnh mạch chân.
Có thể nhận biết suy giãn tĩnh mạch bằng cách quan sát phía ngoài bằng mắt thường: màu sắc da thay đổi, tĩnh mạch nổi rõ phồng lên hoặc có hình mạng nhện hoặc nổi li ti tại vùng chi… Khi dùng tay ấn, sờ vào vị trí tổn thương có thể thấy cứng và đau tức…
Giai đoạn đầu, dấu hiệu thường mơ hồ, không rõ ràng, dễ bị bỏ qua. Sau đó xuất hiện triệu chứng ở chi dưới như tê, nặng, mỏi, phù, chuột rút ban đêm… Nặng hơn là tắc mạch máu do huyết khối, loét, chảy máu, hoại tử chi…
Theo tây y, đây là dấu hiệu của sự suy giảm chức năng hệ thống tĩnh mạch vùng chi dưới. Điều này dẫn đến tình trạng ứ đọng máu, lâu dài sẽ làm biến đổi huyết động cũng như biến dạng tổ chức mô xung quanh khu vực tổn thương. Tây y cũng cho rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến suy giãn tĩnh mạch: phụ nữ mang thai, sinh đẻ nhiều lần, người lớn tuổi, béo phì, khối lượng cơ thấp, ảnh hưởng của hệ hormone… làm tĩnh mạch chi dễ tổn thương; những người làm việc ngồi lâu, đứng nhiều, mang vác vật nặng… cũng dễ mắc suy giãn tĩnh mạch; Chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ, vitamin, lười vận động… cũng là nguyên nhân dẫn đến suy giãn tĩnh mạch.
Đông y mô tả bệnh giãn tĩnh mạch chi trong chứng cân lựu, mạch tý…Trong đó: Cân lựu: Là tình trạng mạch máu xoắn lại thành từng búi, nổi lên ở vùng mắt cá chân, bụng chân… Mạch tý: Cảm giác đau nhức mạch máu, da nóng rát lên, tê dị cảm… Đông y xác định, nguyên nhân thường do mạch lạc bị nghẽn tắc, khí huyết không lưu thông thuận lợi, ứ trệ dẫn đến triệu chứng khó chịu như đau, mỏi, tê… Về lâu dài, khí huyết kém dần, không nuôi dưỡng đủ tổ chức bì phu cơ nhục mà gây bệnh.
Với quan niệm như trên, các thầy thuốc Đông y cho rằng, cùng với châm cứu hay dùng thuốc, bấm huyệt cũng là một phương pháp hiệu quả để đánh tan ứ trệ, kích thích tuần hoàn, khí huyết lưu thông thuận lợi hơn… Thông kinh lạc, đẩy lùi ngoại tà xâm nhập, lợi thủy… Cân bằng rối loạn của tạng phủ, thúc đẩy sản sinh khí huyết, nuôi dưỡng mạch, cơ nhục…
Từ những lợi ích trên, các thầy thuốc Đông y quan niệm, bấm huyệt sẽ hỗ trợ giải quyết những vấn đề của bệnh suy giãn tĩnh mạch như giảm phù, giảm tê, giảm đau, nặng mỏi chân, chuột rút…
#suygiãntĩnhmạch #bấmhuyệt