Hành trình khám phá hệ tiêu hóa của cơ thể| BS Phạm Thị Thu Hương, BV Vinmec Times City

  Рет қаралды 76,974

Bệnh viện ĐKQT Vinmec

Bệnh viện ĐKQT Vinmec

2 жыл бұрын

#vinmec #tieuhoa
Ăn một quả táo chín mọng mỗi ngày sẽ giúp bạn không cần đến gặp bác sĩ. Nhưng làm thế nào để cơ thể bạn có thể sử dụng nguồn dinh dưỡng quan trọng của trái táo này? Hãy hình dung một trái táo nhỏ trong tay và ThS. BS Phạm Thị Thu Hương, Trưởng Đơn nguyên Nội Tiêu hóa - Gan mật, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City sẽ dẫn bạn đi theo hành trình của quả táo trong hệ tiêu hóa của cơ thể bạn nhé.
Dù miệng là cửa ngõ để quả táo có thể tiếp cận đến hệ thống tiêu hóa của cơ thể bạn nhưng thực chất quá trình tiêu hóa có thể đã bắt đầu ngay khi bạn nhìn, ngửi hoặc nghĩ đến thức ăn. Các tuyến nước bọt sẽ bị kích thích và tiết ra nước bọt rất giàu men tiêu hóa là amylase giúp phân giải tinh bột, mỗi ngày có khoảng 1.5l nước bọt được bài tiết ra. Mỗi người tiêu thụ trung bình 1-2,7kg thức ăn mỗi ngày và tiêu thụ lớn hơn 28.800 kg thức ăn trong cả cuộc đời. Tất cả đồ ăn đó đều đi vào hệ tiêu hóa. Hệ tiêu hóa được cấu tạo từ 10 cơ quan và có thể dài 9-10m.
Khi cắn một miếng táo chín mọng, hoạt động nhai sẽ chia nhỏ miếng táo thành những phần nhỏ, dễ nuốt. Sau khi những mảnh táo nhỏ được nhai và trộn với nước bọt, sự chuyển động của lưỡi sẽ gom thức ăn thành một miếng ngậm và dẫn nó đến phía sau cổ họng. Khi bạn nuốt, miếng táo sẽ được đẩy qua họng và vào thực quản. Tuy nhiên, phía sau cổ họng là khí quản, nơi cho phép không khí ra vào cơ thể, nên để thức ăn không lạc đường khiến bạn bị sặc hoặc ho, nắp thanh khoản sẽ đóng lỗ mở khí để giúp miếng táo đi tới thực quản.
Thực quản giống như một đường ống co giãn dài khoảng 25cm, là cầu nối dẫn thức ăn tới dạ dày. Các cơ ở thành thực quản sẽ di chuyển gợn sóng để ép thức ăn đi qua con đường này. Đồng thời, các tuyến của thực quản sẽ tiết ra các chất nhầy làm ẩm đường dẫn để miếng táo có thể đi xuống dạ dày một cách dễ dàng hơn.
Dạ dày được gắn với phần cuối của thực quản, nằm trong khoang bụng phía bên trái. Dạ dày là một bao co giãn có hình giống chữ J và gồm 3 phần tâm vị, thân vị và môn vị.
Sau khi miếng táo rơi xuống bộ phận này, dạ dày sẽ co bóp để nghiền nát miếng táo và trộn lẫn cùng axit và enzyme, tạo thành một hỗn hợp lỏng. Dịch vị còn giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn có trong thức ăn.
Sau đó, miếng táo ban đầu hiện dưới dạng chất lỏng sẽ được đưa tới ruột non.
Ruột non là một quãng đường dài 6m. Khi đến ruột non, thức ăn tiếp tục bị phá vỡ bằng các enzyme từ tuyến tụy và mật từ gan. Nhu động ruột giúp di chuyển thức ăn chạy dọc chiều dài khoảng 6 mét của ruột non và trộn thức ăn với các dịch tiêu hóa.
Tại đây, thức ăn sẽ trở thành một hỗn hợp rất loãng và nhiều nước. Đây chính là đích đến của cuộc hành trình, khi mà các chất dinh dưỡng có trong thức ăn như carbohydrate, các loại vitamin, chất khoáng và protein, chất béo sẽ được hấp thụ qua thành ruột, thấm vào máu để đi nuôi cơ thể.
Điểm dừng chân tiếp theo cho những chất dinh dưỡng này là gan
Gan là cơ quan lọc máu của cơ thể
Những giọt máu giàu dinh dưỡng được hấp thụ từ ruột non sẽ được đưa đến gan để xử lý. Gan lọc ra các chất độc hại chuyển hóa thành chất không độc hoặc ít độc hơn, biến một số chất thải thành dịch mật và dự trữ một số loại vitamin và đường glucid dưới dạng glycogen mà cơ thể bạn sử dụng để tạo năng lượng.
Phần bã thức ăn mà cơ thể bạn không thể sử dụng sẽ được đẩy xuống ruột già
Ruột già là một chiếc xe chở rác của hệ tiêu hóa: Ruột già dài khoảng 1.5m và gần như là điểm dừng cuối cùng của hệ tiêu hóa. Đáy ruột già có một ống nhỏ với một đầu khép lại được gọi là ruột thừa - đôi khi nó bị nhiễm trùng và cần được loại bỏ.
Ruột già là nơi tiêu hóa các chất thải còn sót lại mà cơ thể không tiếp nhận được. Trước khi kết thúc cuộc hành trình của mình, các chất thải này sẽ có một cơ hội cống hiến lần cuối, để cơ thể hấp thụ lại nước và một số khoáng chất vào máu qua ruột kết. Sau khi nước được loại bỏ, chất thải sẽ đặc lại và tạo thành khuôn và được gọi là phân.
Ruột già đẩy phân vào trực tràng, điểm dừng cuối cùng của đường tiêu hóa. Chất thải rắn vẫn ở đây cho đến khi bạn sẵn sàng đi vệ sinh, loại bỏ chất thải bằng cách đẩy nó qua hậu môn.
Và hành trình đến đây là kết thúc.
Đăng ký để theo dõi các video mới nhất về sức khỏe tại: / @vinmechospital
Liên hệ với Vinmec:
Fanpage: / vinmec
Website: www.vinmec.com
TikTok: / benhvienvinmec
Hệ thống Bệnh viện Vinmec trên toàn quốc:
vinmec.com/vi/danh-sach/ca-nu...
------------------------
Bản quyền thuộc về Vinmec
Copyright by Vinmec ☞ Do not Reup

Пікірлер: 15
@luxurywatchcenter
@luxurywatchcenter 7 күн бұрын
hay quá
@mrshang7373
@mrshang7373 Ай бұрын
Cám ơn Bác sĩ giúp cho người dân hiểu.
@user-yq5qc6wt7t
@user-yq5qc6wt7t 26 күн бұрын
Tôi xin được nói lên đều này với tâm ý tốt . Nên minh hoạ các thứ ăn lành manh hàng ngày , tránh các hình ảnh thức ăn nhánh nhiều chất béo chuyển hoá độc hại cho cơ thể
@linhhai1470
@linhhai1470 9 ай бұрын
Cảm ơn kiến thức của bạn
@wanwanjian
@wanwanjian Жыл бұрын
dễ hiểu dễ thương
@Thscanthuhanh
@Thscanthuhanh Жыл бұрын
cảm ơn ạ
@thihiennguyen8372
@thihiennguyen8372 5 ай бұрын
Cảm ơn bạn những kiến thức vô cùng tuyệt vời
@huephan1358
@huephan1358 3 ай бұрын
Hay quá
@MinhHoang-xt1lo
@MinhHoang-xt1lo 5 ай бұрын
hay quá ạ
@user-vg1op5ti8d
@user-vg1op5ti8d 3 ай бұрын
Cô hương ơi, em xem clip rồi nhé:)
@YenXuan-oo2zv
@YenXuan-oo2zv 3 ай бұрын
Mik cũng xem rồi nha😊
@DDC200yt
@DDC200yt 3 ай бұрын
mình cũng xem rồi nha =)
@trieuhuynh1821
@trieuhuynh1821 10 ай бұрын
@lyvanluyen2406
@lyvanluyen2406 6 ай бұрын
Thế còn nước thì đi như thế nào?
@tranthitrang4564
@tranthitrang4564 3 ай бұрын
Giải phẫu và sinh lý hệ tiêu hóa
16:05
ECEP
Рет қаралды 175 М.
Khám Phá Hệ Thống Tiêu Hóa : Cơ Thể Người Ký Sự | Phim hoạt hình Khoa học Hay Nhất 2020
3:51
Hoạt Hình Khám Phá Khoa Học Cùng Dr.Binocs
Рет қаралды 128 М.
Super gymnastics 😍🫣
00:15
Lexa_Merin
Рет қаралды 94 МЛН
New Gadgets! Bycycle 4.0 🚲 #shorts
00:14
BongBee Family
Рет қаралды 17 МЛН
Чай будешь? #чайбудешь
00:14
ПАРОДИИ НА ИЗВЕСТНЫЕ ТРЕКИ
Рет қаралды 2,9 МЛН
100❤️
00:20
Nonomen ノノメン
Рет қаралды 70 МЛН
Bạn có biết: Cách hệ miễn dịch chiến đấu để bảo vệ cơ thể
5:22
Cơ thể bạn được nâng đỡ từ bao nhiêu chiếc xương?
6:56
Bệnh viện ĐKQT Vinmec
Рет қаралды 36 М.
Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa nhiễm vi khuẩn HP
5:11
Hệ Tiêu Hóa - Sinh Học - tập 28 | Tri thức nhân loại
14:34
Tri Thức Nhân Loại
Рет қаралды 36 М.
7 Thực phẩm giải độc gan tốt nhất
9:06
KIẾN THỨC THÚ VỊ Official
Рет қаралды 731 М.
Super gymnastics 😍🫣
00:15
Lexa_Merin
Рет қаралды 94 МЛН