Đời Sống Phạm Hạnh Trong Thời Hiện Đại - Sư Tánh Thuận - Ngày 14 Tháng 4 Năm 2020

  Рет қаралды 759

Trung Tâm Thiện Đức

Trung Tâm Thiện Đức

Күн бұрын

Sư Tánh Thuận chia sẻ pháp thoại "Đời Sống Phạm Hạnh Trong Thời Hiện Đại" cùng với sự cảm nhận và góp ý của Hoà Thượng Giới Đức vào ngày 14 tháng 4, 2020, tại Huyền Không Sơn Thượng.
Nguồn: KZbin Ngoạ Tùng Am
Chia sẻ của Hoà Thượng Giới Đức:
Tuy đề tài cũ nhưng có những điểm mới cần phải nhấn mạnh, nên thời pháp này quan trọng, Thầy gọi là hay & góp ý thêm.
1. Brahmacariyā
Brahma là phạm thiên, và cariyā là hạnh. Phạm hạnh được lấy từ thuật ngữ của Bà La Môn. Tại sao đức Phật lấy lại những thuật ngữ của BLM nhưng nội hàm thì khác? Bởi vì đời sống phạm hạnh rất tốt, rất đẹp, rất hay như là 4 giai đoạn của một đời người được dạy trong kinh Vệ Đà cổ xưa của truyền thống BLM. Ngay cả 1 vị vua khi thấy tóc mình có sợi bạc cũng bỏ ngai vàng & lên non xuất gia. Giai đoạn phục vụ & giai đoạn tu tập trong rừng sâu là đời sống phạm hạnh rất tốt đẹp được lưu giữ trong truyền thống BLM. Tuy nhiên, trong thời đức Phật lại xuất hiện rất nhiều vị BLM hành trì sai lạc & rất ít người sống đúng phạm hạnh theo kinh Vệ Đà, như là có các đạo sĩ tư tế (ghi chú thêm: các đạo sĩ này phụ trách, trông coi việc tế tự, lễ nghi cúng tế, thờ phụng) suốt đời thờ thần lửa, và có các đạo sĩ tu tập khổ hạnh quá cực đoan làm cho người đời hiểu sai uyên nguyên của từ ngữ phạm hạnh. Vì vậy, đức Phật mới dùng thuật ngữ cũ và chính danh lại với nội hàm có khác đi.
2. Giới
Thật đúng, giới là nền tảng căn bản. Trong Thanh Tịnh Đạo, Ngài xác nhận là nơi nào có giới, nơi đó có trí, và nơi nào có trí thì nơi ấy có giới. Thọ giới thì phải có trí nữa mới được, và Thầy nhắc lại 2 trường hợp có giới mà không có trí:
Thời nào đó, bên Tích Lan mà kinh điển ghi là có vị tỳ khưu đi trì bình khất thực về và phải ngang qua dòng nước lũ dâng cao & chảy xiết thì sợ chiếc ghe bị lật, nên vị này nắm nhúm cỏ trên bờ để giữ ghe yên lại. Nhúm cỏ đứt trên tay, vị này nghĩ mình có tội rồi nhưng trong vùng đó không tìm ra vị tỳ khưu cao hạ hay đồng hạ nào để sám hối. Vị tỳ khưu này ăn năn hối quá & chết bị đoạ thành long vương. Vậy thì trong trường hợp này, mình đặt tượng Phật trước mặt & tự sám hối là được rồi.
Khi thấy người gánh củi đi ngang qua mà mặt xanh như tàu lá thì Thầy thấy tội quá nên đem khoai sắn trộn lẫn chút muối có sẵn cho người này dùng, thì ông tỳ khưu trong chùa nói với Thầy là sao tu hành mà không giữ giới gì cả. Thầy hỏi, giới chi ở đây? Ông tỳ khưu này nói, Sư có biết là tỳ khưu không thể cho thế chủ gì cả dù là 1 cây tăm hay cọng cỏ. Thầy nói là biết nhưng mà không phải vậy đâu. Ông tỳ khưu nói, đức Phật dạy về giới là khi có thức ăn thừa thì đổ ở chỗ nước không có côn trùng hoăc chôn xuống chỗ không có chúng sanh. Nếu đạo Phật mà dạy thà bỏ không cho như thế này thì thật là ích kỷ, và Thầy sẽ không theo đạo Phật. Thầy kể cho ông tỳ khưu này nghe là thời đức Phật có vị Trụ Trì kêu gọi xây chùa rất là hoành tráng và có thừa 3 khối gỗ quý. Ông để đó rồi ông xem trong số thiện nam tín nữ ai là người có máu mặt (giàu có) thì ông kêu đến ông cho. Chư Tăng thấy thế bất bình, rồi chuyện này tới tai đức Phật. Và đức Phật đã giải thích là tất cả tài sản ở chùa là của cải chung của mọi người, không ai được quyền lấy, dù là vị Trụ Trì, mà cho thế chủ dù là cây tăm cọng cỏ. Khi xử lý tài sản của chùa thì phải họp Tăng, và Tăng quyết định chứ không phải vị Trụ Trì quyết định.
Chúng ta giữ giới phải có trí, quan sát, xem xét lại điều đó có đúng không, có hợp lý không, có lẽ phải không, có thuận với lòng người không, thì như vậy mới là có giới & có trí. Rất nhiều giới chỉ còn là ước lệ. Giới quan trọng nhất là thân, khẩu của chúng ta ngay bây giờ đây, chừng đó đủ tốt đẹp lắm rồi.
3. Thọ dụng vật thực như kẻ trộm, như người mắc nợ, như người thừa kế, và như ông chủ
May mắn thay, chưa có ai trong chùa này thọ dụng vật thực như kẻ trộm. Không ai đi lang thang chỗ này qua chỗ nọ để kêu gọi mà tất cả sống được là nhờ phước của Tăng.
Thọ dụng vật thực như là tứ vật dụng có thể mắc nợ đàn na tín thí nếu như không tu tập. Thầy nhắc nhở mọi người kể cả Thầy vì Thầy sợ mắc nợ, nên nay tuổi già rồi mà Thầy vẫn làm nhiều việc cho đạo pháp.
Điều may mắn là chúng ta thọ dụng vật thực như người thừa kế. Dù sao đi nữa, chư Tăng trì bình khất thực vào Chủ Nhật Vàng là rất tốt. Nuôi dưỡng hạnh trì bình khất thực như vậy có rất nhiều phước báu. Cũng nhờ chúng ta có đời sống tương đối tốt đẹp nên Phật tử cúng dường liên tục & chúng ta không bị thiếu thốn, trong đó chúng ta cũng được hưởng một phần thừa kế.
Cuối cùng thì không dám nói thọ dụng vật thực như ông chủ, cho nên Thầy xin nhắc lại là đừng có mắc nợ mà hãy cố gắng sống đời như thế nào để thọ nhận vật thực như người thừa kế là tốt đẹp.
4. Thầy đề nghị chủ đề cho pháp thoại này, đại khái là "Đời Sống Phạm Hạnh Trong Thời Hiện Đại". Sư Tánh Thuận chuyển lời đến mọi người là đời sống giới hạnh giữ gìn thân khẩu cho tốt là đem lại sự hài hoà, yên lặng, thanh bình trong đời sống của Tăng chúng. Đồng thời cũng quan sát & chiêm nghiệm lại mình qua câu chuyện cô chủ hiền thiện trở thành người độc ác.

Пікірлер
Это было очень близко...
00:10
Аришнев
Рет қаралды 3,4 МЛН
Don't look down on anyone#devil  #lilith  #funny  #shorts
00:12
Devil Lilith
Рет қаралды 46 МЛН
Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo (Rất hay)
1:18:10
Phật Pháp Thiện Tâm
Рет қаралды 519 М.
Nhân quả không phụ người tốt -  Sư Toại Khanh - Sư Giác Nguyên Giảng New
58:20
Cuộc Sống Vạn Điều Tinh Hoa
Рет қаралды 2,1 М.