Khánh Băng II - Tình khúc thời chinh chiến phần thứ nhì - Tơ lòng trên phím nhạc kỳ 180

  Рет қаралды 3,218

TƠ LÒNG TRÊN PHÍM NHẠC

TƠ LÒNG TRÊN PHÍM NHẠC

Күн бұрын

Chương trình Tơ lòng trên phím nhạc đã thực hiện rất nhiều chương trình trong suốt thời gian qua. Xin vào link bên dưới để theo dõi toàn bộ những chương trình đã đăng:
• TƠ LÒNG TRÊN PHÍM NHẠC
Mong bạn sẽ thưởng thức và tiếp tục theo dõi, ủng hộ cho nhóm thực hiện chương trình.
Trân trọng.
Chương Trình Tơ Lòng Trên Phím Nhạc # 180 - Khánh Băng II
1- Người về sau cuộc chiến - Elvis Phương
2- Người lính chung tình - Hùng Cường
3- Sáu tháng quân trường (Nhật Hà) - Chế Linh
4- Tiếng mưa rơi - Duy Quang
5- Vọng áng mây chiều - Yến Vĩ
6- Trăng thề (Nhật Hà) - Băng Châu
7- Vườn tao ngộ (Nhật Hà ) - Tuấn Vũ & Sơn Tuyền
8- Nỗi buồn đêm đông Ánh Minh) - Thiên Trang
9- Sầu đông - Vũ Khanh
10- Vọng ngày xanh - Thái Thanh
***
Khánh Băng là nhạc sĩ đi tiên phong trong việc sáng tác một thể loại nhạc mới, sống động… Ông đã đóng góp nhiều trong việc phát triển nền âm nhạc Việt Nam, bằng một loại nhạc với giai điệu mới lạ, rộn rã mà giới yêu nhạc gọi là "Kích Động nhạc".
Tên thật là Phạm Văn Minh, Khánh Băng sinh năm 1935 tại Thắng Tam, Vũng Tàu. Dùng tên của hai người bạn gái từ thời còn ở trường Tiểu học là Khanh và người kia là Băng, ông cho thêm dấu sắc vào thành Khánh Băng, làm nghệ danh trong sáng tác âm nhạc của mình.
Năm 1949, Khánh Băng về Sài Gòn học trung học tại trường Huỳnh Khương Ninh, Đa Kao. Ông và một số bạn bè như Vân Hùng, Tùng Lâm… lập ban nhạc, cùng tập dợt và trình diễn nhạc cho các đám cưới miễn phí. Năm 1954, dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ của nhạc sĩ Võ Đức Thu, Khánh Băng bắt đầu phát triển sự nghiệp âm nhạc của mình. Khánh Băng thi đậu vào chức vụ nhạc công tại đài phát thanh Sài Gòn với tài sử dụng đàn Mandoline.
Trong thập niên 1960, Khánh băng là nhạc sĩ đầu tiên sử dụng cây đàn Guitar điện trên sân khấu. Từ những năm còn học tiểu học, Khánh Băng đã tập tễnh bước vào con đường sáng tác âm nhạc. Chính ông cũng không còn nhớ rõ nhạc phẩm nào là sáng tác đầu tay.
Năm 1955, lần đầu tiên nhạc phẩm "Nụ cười ngây thơ" của ông được phát thanh trên đài phát thanh Sài Gòn, qua hai giọng ca của Anh Ngọc và Minh Trang. Năm 1956, Khánh Băng đã tạo được tên tuổi và đạt được một vị trí vững vàng qua nhạc phẩm "Vọng ngày xanh".
Trong khoảng đầu thập niên 1960 này, người Mỹ đã đến Việt Nam với nền văn hóa dần dần thay thế nền văn hóa của người Pháp trước kia. Trong đó, chịu ảnh hưởng của sự chuyển hướng này mạnh mẽ nhất phải kể đến hai bộ môn nghệ thuật là âm nhạc và điện ảnh. Trong giai đoạn này, các chàng trai có tinh thần dân tộc, thì thường khi phải tán tỉnh các thiếu nữ, họ sẽ ôm đàn hát bài "Đường xưa lối cũ" của Hoàng Thi Thơ. Còn nếu để ve vãn các cô gái yêu nhạc Tây phương, thì nhạc phẩm do Elvis Presley thường trình diễn là "Its now or never" là thích hợp nhất. Nhạc phẩm này và những sáng tác cùng thể điệu Rock, đã đưa đến cho giới trẻ Sài Gòn ngày ấy một làn gió mới, một ý niệm mới về nhạc Kích Động. Và khi các nhạc phẩm với thể điệu Twist du nhập vào Sài gòn, ngay lập tức đã được giới trẻ hưởng ứng sôi nổi, nồng nhiệt bằng cách đua nhau học nhảy Twist. Trong thời gian này, ban nhạc Kích Động của Khánh Băng và Phùng Trọng chính thức chào đời. Khánh Băng sử dụng Guitar nhuần nhuyễn tài tình, trong khi Phùng Trọng chơi trống một cách điêu luyện như những ban nhạc ngoại quốc chính hiệu. Song song với việc trình diễn, Khánh Băng bắt đầu sáng tác rất nhiều ca khúc với nhịp điệu sôi động, dồn dập theo điệu Twist.
Khoảng năm 1962, ông viết "Sầu đông", "Tiếng mưa rơi", "Có nhớ đêm nào"… Những ca khúc có thể được xem là những bài nhạc trẻ đầu tiên ở Việt Nam. Đặc biệt là "Sầu đông", ca khúc đầu tiên theo thể loại Twist trong kho tàng âm nhạc Việt Nam. "Sầu đông" cũng có thêm lời Pháp, được Hùng Cường trình diễn rất thành công, nhưng sau này phần lời Pháp đã bị thất truyền. Tuy vậy, với phần lời Việt đầy nét sống động, đặc sắc, "Sầu đông" đã là một trong những ca khúc để đời với những giá trị độc đáo của nó. Ngoài bút hiệu Khánh Băng, ông cũng viết nhiều ca khúc với các tên khác như Anh Minh, Nhật Hà... Trong khoảng thời gian từ 1991 đến 1996, trước khi bị mù do ảnh hưởng của bệnh tiểu đường, Khánh Băng vẫn còn sáng tác được trên 100 ca khúc. Có một số ca khúc khá phổ biến như: “Trên nhịp cầu tre”, “Chờ người”, “Chiều đồng quê”... mang âm hưởng miền Nam. Về số lượng sáng tác, Khánh Băng đã nhận định: "500 thì quá ít mà 1000 lại hơi nhiều". Năm 2005, Khánh Băng qua đời ngay vào ngày mồng một tết Ất Dậu tại Sài Gòn. Ông đã để lại cho nền âm nhạc Việt Nam một số ca khúc vô cùng trẻ trung sống động và đã góp phần tạo thêm sự phong phú cho nền âm nhạc nước nhà. "Sầu đông" và những ca khúc với cùng thể điệu, vẫn là những nhạc phẩm còn tồn tại mãi trong lòng người yêu nhạc .

Пікірлер: 9
@raymondthuy1
@raymondthuy1 Жыл бұрын
Cảm ơn ban biên tập đã thực hiện các chương trình như những tài liệu và cả sự bình giảng nghệ thuật. Nhạc sĩ Khánh Băng có những bài nhạc có tính nghệ thuật và cả những bài chỉ mang âm điệu "thương mại", thật lạ.
@trangiahaingoai8561
@trangiahaingoai8561 Жыл бұрын
Tri ân bạn đã ghé thăm và ủng hộ tinh thần cho kênh. Đây là chương trình hoàn toàn vô vụ lợi. Chúng tôi chỉ mong góp một bàn tay để duy trì và gìn giữ những gì thế hệ cha anh đã làm ra mà thôi. Chân thành cám ơn những lời khen tặng động viên tinh thần của bạn gửi đến cho nhóm thực hiện. Mong bạn sẽ tiếp tục theo dõi chương trình cũng như giới thiệu đến người quen để Too7 Lòng Trên Phím Nhạc được nhiều người biết đến ngõ hầu chúng ta còn gìn giữ được những gì quý giá mà thế hệ cha anh đã để lại cho nền âm nhạc VN. Nhân tiện xin gửi bạn link của chương trình để bạn có thể vào theo dõi toàn bộ 181 chương trình chúng tôi đã thực hiện trong thời gian qua. Mỗi thứ Sáu hàng tuần chúng tôi sẽ có cập nhật chương trình mới. kzbin.info/aero/PLCPWbHSd2o_e56X90idBkQvhzywgcDftA Trân trọng
@ngannguyen-wd6iz
@ngannguyen-wd6iz Жыл бұрын
Cám ơn nhiều
@chaupham1171
@chaupham1171 Жыл бұрын
Cảm ơn rất nhiều lắm !
@huyenle8616
@huyenle8616 Жыл бұрын
Chân thành cảm ơn chương trình Tơ Lòng Trên Phím Nhạc. Cầu chúc các anh chị thật nhiều sức khỏe và mọi sự an lành ❤ HHKK Pense
@ThoNguyen-is6eo
@ThoNguyen-is6eo Жыл бұрын
Hay quá❤❤❤❤❤
@chaupham1171
@chaupham1171 Жыл бұрын
❤❤❤❤❤❤❤
@birrdhead
@birrdhead 6 ай бұрын
Cảm ơn ban biên tập, chương trình rất hay. Xin góp ý bài Vườn Tao Ngộ được hát bởi Sơn Tuyền - Tuấn Vũ chứ không phải Thanh Tuyền - Tuấn Vũ.
@trangiahaingoai8561
@trangiahaingoai8561 6 ай бұрын
Cảm ơn bạn đã theo dõi và ủng hộ tinh thần cho chương trình tơ lòng trên phím nhạc Trân trọng
Khánh Băng III - Tình ca quê hương - Tơ lòng trên phím nhạc  kỳ 181
1:03:49
TƠ LÒNG TRÊN PHÍM NHẠC
Рет қаралды 1,6 М.
Thanh Sơn VIII - Tình ca 2  - Tơ lòng trên phím nhạc kỳ 236
1:18:51
TƠ LÒNG TRÊN PHÍM NHẠC
Рет қаралды 1,5 М.
Kluster Duo #настольныеигры #boardgames #игры #games #настолки #настольные_игры
00:47
My Daughter's Dumplings Are Filled With Coins #funny #cute #comedy
00:18
Funny daughter's daily life
Рет қаралды 30 МЛН
Good teacher wows kids with practical examples #shorts
00:32
I migliori trucchetti di Fabiosa
Рет қаралды 12 МЛН
Thời đại Khai sáng (P.07) - Khởi đầu và Chấm dứt
27:53
Hoàng Lan Văn Học
Рет қаралды 1,1 М.
Music Box #44 | Thanh Lan & Elvis Phương - Lời Cuối Cho Em
1:27:41
Whiskey Blues | Best of Slow Blues/Rock #1
34:29
Don's Tunes
Рет қаралды 55 МЛН
Thanh Sơn V - Tình khúc thời chinh chiến 1  - Tơ lòng trên phím nhạc kỳ 233
1:04:16
Kluster Duo #настольныеигры #boardgames #игры #games #настолки #настольные_игры
00:47