KTS Ngô Viết Nam Sơn | Đối mặt với những vấn đề quy hoạch dưới góc nhìn công bằng|

  Рет қаралды 11,052

VIETSUCCESS

VIETSUCCESS

Күн бұрын

Các bạn có thể nghe chương trình trên các nền tảng Podcast:
The Quoc Khanh Show
► Apple Podcast: apple.co/2REjYFm
► Spotify: spoti.fi/3v5Dpo9
► Google Podcast: bit.ly/2Tcv30S
Triết lý CITY DESIGN là những đúc kết của Tiến sĩ Khoa học, Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn. Trong đó, các chữ cái đầu của cụm từ này được tạo nên từ 10 nguyên lý: Communication (văn hóa giao tiếp và chia sẻ thông tin đa chiều), Interdisciplinary (văn hóa hợp tác đa ngành), Teamwork (văn hóa liên kết cộng đồng), Yin Yang (văn hóa cân bằng lợi ích hài hòa âm dương), Direction (văn hóa quản lý có định hướng chiến lược và kế hoạch khả thi), Environment (văn hóa môi trường gắn với trách nhiệm xã hội), Sense of Place (văn hóa bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc), Intelligence & Integration & International (văn hóa khoa học, công nghệ thông minh, hội nhập quốc tế), Growth (văn hóa tầm nhìn trăm năm) và Network (văn hóa liên kết vùng).
Trong tập mới nhất của The Quốc Khánh Show, host Quốc Khánh có dịp ngồi lại cùng Tiến sĩ Khoa học, Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn về những tâm huyết của ông trong việc bảo vệ giá trị di sản và môi trường sau 30 năm làm tư vấn quy hoạch, cũng như kiến trúc trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, khách mời cũng chia sẻ về những chính sách, hướng quy hoạch đúng đắn cho những dự án trọng điểm.
Mời các bạn cùng lắng nghe!
Xem lại nội dung về Thành phố Thủ Đức tại: tinyurl.com/msar9mcz
Xem lại nội dung về vấn đề chống ngập lụt tại Thành phố Hồ Chí Minh tại: tinyurl.com/437638xv
00:00 - Mở đầu, Giới thiệu khách mời
01:51 - Tư tưởng cốt lõi đằng sau quyển sách “Nhận diện đô thị Việt Nam đương đại”
05:12 - Triết lý CITY DESIGN và vấn đề mà Việt Nam đang gặp phải
09:57 - 4 thể loại di sản văn hóa cần được giữ gìn
12:17 - Những điểm sáng của đô thị Việt Nam
16:29 - Coming Up 1
17:04 - Giá đắt phải trả khi đánh đổi giá trị di sản để xây dựng đô thị
25:03 - Tiếng nói chung quyết định sự thống nhất trong quan điểm giữa nhà đầu tư và người dân
29:45 - “Luật hóa” để kiểm soát triệt để những vấn đề về quy hoạch
34:07 - Coming Up 2
34:45 - Có nên tiếp tục sửa chữa những vấn đề quy hoạch tại Thành phố Hồ Chí Minh hay không?
49:51 - Kế hoạch quy hoạch thành phố theo hướng mở rộng
44:48 - Coming Up 3
56:17 - Mô hình quy hoạch lý tưởng mà Thành phố Hồ Chí Minh có thể học hỏi
1:03:22 - Bài học về sử dụng người tài trong dự án quy hoạch
1:08:15 - Kế hoạch quy hoạch khả thi cho Thành phố Hồ Chí Minh
1:11:12 - Những thông tin xoay quanh dự án metro
1:22:08 - Nỗi trăn trở trên hành trình tư vấn quy hoạch
1:25:01 - Chào kết
Credit:
Dẫn Chuyện - Host | Quốc Khánh
Kịch Bản - Scriptwriter | Quốc Khánh
Biên Tập - Editor | Bách Hợp
Truyền Thông - Social | Ngọc Anh
Sản Xuất - Producer | Ngọc Huân
Quay Phim - Cameramen | Thanh Quang, Khanh Trần, Hải Long, Nhật Trường
Âm Thanh - Sound | Khanh Trần
Hậu Kì - Post Production | Thanh Quang
Nhiếp Ảnh - Photographer | Thanh Quang, Nhật Trường
Thiết Kế - Designer | Nghi Nghi
Makeup Artist - Trang Điểm | Ngọc Nga
#vietsuccess #TheQuocKhanhShow #CITYDESIGN
#kientruc #quyhoach #TPHCM #city #grow
Các bạn cũng đừng quên đăng ký Newsletter của Vietsuccess để không bỏ lỡ những nội dung thú vị khác được cập nhật vào mỗi 9h sáng thứ Năm hàng tuần nhé! vietsuccess.asia/newsletter/
-----------------------------------
VIETSUCCESS Channel
Email: team@vietsuccess.asia
-----------------------------------
© Bản quyền thuộc về VIETSUCCESS - Vui lòng không REUP ©

Пікірлер: 44
@VIETSUCCESS
@VIETSUCCESS Ай бұрын
Các bạn có thể nghe chương trình trên các nền tảng Podcast: The Quoc Khanh Show ► Apple Podcast: apple.co/2REjYFm ► Spotify: spoti.fi/3v5Dpo9 ► Google Podcast: bit.ly/2Tcv30S
@phanvantho699
@phanvantho699 28 күн бұрын
Một chuyên gia quy hoạch có tầm nhìn, quy hoạch các đô thị Việt Nam cần có tầm nhìn trên 100 -1000 năm. Không chỉ đẹp và có khả năng giảm thiểu rủi ro, kể cả ngập lụt, giao thông...
@nhphong80
@nhphong80 Ай бұрын
Mình rất ngưỡng mộ Chú Ngô Viết Nam Sơn: Một tầm nhìn bao quát, có thể áp dụng cho nhiều vấn đề. Kính chúc Chú luôn mạnh khỏe, thành công ! Cám ơn Chú...
@Ngdjuffghjh
@Ngdjuffghjh Ай бұрын
Mọi thứ đều rõ ràng , thật hay . 💐💐💐💐
@leminh1734
@leminh1734 Ай бұрын
Giá đất tăng nhanh làm khó khăn trong vấn đề đền bù giải tỏa, làm kéo dài dự án. Trong phần cuối chú Sơn cũng có nói đến vấn đề tiện ích xung quanh metro thì cần nhiều diện tích đất, khối lượng đền bù ko nhỏ. Ng dân mình làm đc bao nhiêu thì toàn mua đất, giành cả đời đi làm mua nhà, xây nhà. Với áp lực về nhà ở như vậy sẽ dẫn tới tiền sẽ toàn cho vô bất động sản, có nnhiều tiền hơn nữa cũng mua thêm đất chứ không cho vào sản xuất kinh doanh thì thật khó cho Việt Nam phát triển. Từ 1 đi lên 5 sẽ dễ hơn từ 5 lên 10, dân số số vàng không còn kéo dài lâu, xuất khẩu lao động đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng GDP , liệu có bền vững, qua dân số vàng rùi VN sẽ mắc kẹt trong bẫy thu nhập trung bình, vì chúng ta có chú trọng công nghệ lõi đâu, toàn đi mua đất. Lãnh đạo thì có bao nhiêu người đặt niềm tin khi toàn cocc thì năng lực và cái tâm liệu có đủ.
@hanhpham1307
@hanhpham1307 Ай бұрын
Cảm ơn chương trình đã có một nội dung cực hay. Cảm ơn Host và Khách mời xịn xò ❤❤❤❤❤❤
@DucNguyen-gf3sn
@DucNguyen-gf3sn Ай бұрын
Luôn trân trọng chú Nam Sơn
@trieupham1251
@trieupham1251 Ай бұрын
Cảm ơn những chia sẻ từ khách mời 🤎
@trananglau7503
@trananglau7503 Ай бұрын
Tinh hoa còn,bài rất bổ ích .
@nguyentinhthuong5514
@nguyentinhthuong5514 Ай бұрын
hay quá chú ơi
@MoFunKz
@MoFunKz Ай бұрын
❤❤❤ Hay lắm ạ
@dungvo4169
@dungvo4169 Ай бұрын
Tự hào - Núi phương Nam ❤
@kyduyen1974
@kyduyen1974 Ай бұрын
Rất hay 😍😍😍😍
@TVCT8989
@TVCT8989 Ай бұрын
Nếu biết trước mình nhờ a Khánh gửi câu hỏi rồi. Mình mong muốn các kts đưa ra quan điểm về qui hoạch đất nước. Nhất là mối quan hệ giửa nhà ống và phương tiện di chuyển là xe máy. Vì thuế ô tô cao nên nó một phần gián tiếp đẩy toàn dân sang xài xe máy. Từ đó hình thành nên nếp suy nghỉ và cách tách thửa nhỏ nhét vừa xe máy. Hình thành nên thói quen” nhà ống- xe máy”. Vì ai cũng có xe máy nên các phương tiện khác k được phát triển đúng. Còn cái nhà ống ( chiều ngang ngắn gấp nhiều lần chiều dài) là cái tiêu cực mà hiện tại nó hình thành khắp nơi. Kể cả kdc , kể cả ở nông thôn nơi có quỹ đất nhiều. Rất mong những kts cho tâm suy nghỉ cho đất nước đưa ra quan điểm về vấn đề này.
@thatvietguyonline
@thatvietguyonline Ай бұрын
thành phố Thượng Hải, TQ, họ có rất nhiều thành tựu về thực hiện thí điểm cải cách chính sách về nhiều lĩnh vực, và các tp khác ở TQ đã học theo những mô hình thành công ấy, cực kì đáng học hỏi.
@thatvietguyonline
@thatvietguyonline Ай бұрын
Ngoài ra, về bảo tồn di sản và kiến trúc đô thị, tp ta có thể tham khảo dự án bảo tồn các Hutongs ở Bắc Kinh năm 2017/2018, hoặc bảo tổn các khu/phường/đường/di tích nhỏ lẻ như ở Singapore (nhất là ở những dãy shophouse “cũ” được xây dựng vào thế kỉ trước), hoặc cách họ chuyển đổi mục đích sử dụng của những công trình di tích thành công trình văn hóa-xã hội, điểm tham quan du lịch (có nhiều chỗ bán vé) ví dụ điển hình là “Tòa nhà Quốc hội cũ (Parliament House)” từng là tòa quốc hội của Singapore từ năm 1965-1999, ngày nay được sử dụng làm trung tâm nghệ thuật đa thể loại. Xung quanh bán kính gần khu này được quy hoạch rất ít toà cao tầng (có quy định số tầng và độ cao), rất thoáng, để giữ được cảnh quan các di sản không bị chìm thọt giữa rừng cao ốc ốp kính, như 1 ý bác Nam Sơn có nói ở trên.
@thatvietguyonline
@thatvietguyonline Ай бұрын
và cũng có thể học Singapore hay Đài Loan cách quy hoạch và quản lý lề đường 😅 (nhất là những con đường nhỏ, cũ ở khu trung tâm đã có sẵn và có lề đường nhỏ, cách họ phân bố làn đi bộ và đi xe đạp, cách lựa chọn cây trồng nào phù hợp với khí hậu nhiệt đới miền nam VN (chỉ mới 15-30 năm thôi mà họ phủ xanh thành phố cực kì khả quan, đi bộ rất mát, nhất là sau này khi hệ thống Metro được hoàn thiện hơn theo từng năm, càng nhiều dân đi Metro ta không thể nào đủ diện tích vỉa hè dành cho người đi bộ lẫn xe đỗ trên lề đường. Tất nhiên tất cả mọi thứ mình viết chỉ là lý thuyết để áp dụng vào thực tiễn rất khó và cần rất nhiều nỗ lực. Mình chỉ gợi ý để mọi người quan tâm tham khảo.
@thatvietguyonline
@thatvietguyonline Ай бұрын
Cảm ơn chương trình và những chia sẻ quý báu của bác Nam Sơn. Kính trọng bác.
@Ngdjuffghjh
@Ngdjuffghjh Ай бұрын
Thật hay 💐
@Ngdjuffghjh
@Ngdjuffghjh Ай бұрын
Giống sân bay có chỗ để xe cho khách khi họ bay đi . Và bay về họ lái xe về . Các huyện chạy xe lên bến đổ cao tốc gởi xe ở đó và lên cao tốc đi các hướng . Khi về họ sẽ lấy xe và lái về . Nới bến đổ của cao tốc phải có chỗ gởi xe và nhiều tiện ích phục vụ . Nghĩ tới thấy thoải mái quá khi có cái tốc vận tốc 350 km/h đi các tỉnh và đi Tp hcm chỉ mất 1h trên xe .
@HungTran-mo8wv
@HungTran-mo8wv Ай бұрын
Quy hoạch đô thị là một chuyên ngành khoa học liên quan chặt chẽ tới mọi lĩnh vực của cuộc sống một đô thị mà con người sống trong đó , đặc biệt là môi trường sống . tất nhiên quy hoạch đô thị đều có những tiêu chí bắt buộc của nó xong mọi tiêu chí đều đi đến một mục đích là ((một sự hợp lý cân đối hài hòa giữa các mặt của cuộc sống con người trong đô thị đó ))quy hoạch có đồng bộ giữa các mặt phù hợp với nhịp sống văn minh hiện đại hay không ?tác động môi trường sống như thế nào ?...tóm lại quy hoạch đô thị là một bài toán mà lời giải của nó phải thỏa mãn được những tiêu chuẩn tiêu chí của một đô thị hiện đại . Mật độ dân số quá cao /km vuông ,tắc nghẽn giao thông ,không khí ngột ngạt ô nhiễm khói bụi ,thiếu cây xanh không gian xanh ((lá phổi của tự nhiên )) ,thiếu hồ nước điều hòa ,ngập lụt ,mặt phố xá xanh đỏ thụt thò thiếu sự cân đối hài hòa ,thành phố như một tổ mối lộn xộn .tóm lại đó là hậu quả của một sự phát triển thiếu chuẩn trong quy hoạch , không quy hoạch . ((tri thức là sức mạnh !)) Cảm ơn Quốc Khánh !cảm ơn KTS ! KTS một trí thức có một phong thái hài hòa ...!
@Peter-Donate
@Peter-Donate Ай бұрын
Hình như cha của chú Sơn là kiến trức sư chính của Dinh Sài Gòn đó mọi người!
@ngonguyet9408
@ngonguyet9408 Ай бұрын
Cha của ông là kiến trúc sư Ngô Viết Thụ
@Peter-Donate
@Peter-Donate Ай бұрын
@@ngonguyet9408 Vâng đúng rồi ạ
@Ngdjuffghjh
@Ngdjuffghjh Ай бұрын
Không cần chi cao xa , chỉ cần đường đal , đường thoát nước sạch sẽ , nước sạch đầy đủ , điện đầy đủ , … là được rồi .
@Ngdjuffghjh
@Ngdjuffghjh Ай бұрын
Phải có bãi để xe thật rộng lớn để khách ở xa gần chạy xe đến đó gởi và lên tàu cao tốc đi đến điểm cần đến . Khi về họ sẽ về và lái xe về . Tôi nghĩ vậy . 🎉🎉🎉
@Shipspotting_Vietnam
@Shipspotting_Vietnam Ай бұрын
Đặc sản của Việt nam đó chính là nhà ống!!!
@uranus2808
@uranus2808 Ай бұрын
Âm thanh lúc nói chuyện nhỏ quá kênh ơi ...
@quangdo546
@quangdo546 Ай бұрын
(Chia sẻ một góc nhìn bé tí nhưng nó có phần liên quan đến Mỹ và dân Việt nhập cư...) LAN MAN KIẾN TRÚC (Tầng cao nhất của tri thức tạm gọi...) TO NHẤT PHẢI CHĂNG LÀ TỐT NHẤT, ĐẸP NHẤT (1) Bao la quá phải không. Ta phải hẹp lại cái “đối tượng” cái ta muốn nói tới. Chả hạn chỉ “remodeling” thôi cho một căn nhà “thường thường” ngay tại Garden Grove, California đây chả hạn... Trước tiên ta phải hiểu “bối cảnh” ra đời của căn nhà đó ra sao và cách nào làm cho nó “hiệu quả” nhất, tốt nhất có thể. Nhà “thường thường bậc trung” trong giới trung lưu của Mỹ ngày ấy, xây dựng khoảng thập niên 50-60. Thường thì khoảng 1,400sqft đến 1,800sqft trên miếng đất trung bình, chung chung 60’ x 100’. Ta hạn hẹp lại thôi với số đông tượng trưng như thế vì Mít ta lọt vào dạng này là phổ biến nhất. Nhà chủ yếu một tầng, codes cho phép xây dựng đến 40% diện tích đất. Trừ qua sớt lại với khoảng lùi sân trước sân sau, bên hông nhà, cũng còn lại ít nhất 3,000sqft để mà xây tối đa căn nhà bao gồm cả garage, khoảng 2,400sqft để ở. Nói chung ta vẫn còn chỗ để mà “thiết kế” mà không là cái hộp vuông vức. Ngày ấy sân sau còn để chỗ phơi đồ, chỗ chơi đùa của trẻ. Ngày hôm nay cũng đã thay đổi nhiều. Phương tiện đi lại cũng dễ để đưa con ra Malls ra công viên, mà ý thích của trẻ bây giờ cũng khác. Bố mẹ thường cả hai đi làm, con gửi nhà trẻ thì sân sau cũng thay đổi công năng. Điện đóm nước nôi cũng không còn xài xả láng như xưa. Nói chung thiết kế căn hộ cũng có chút thay đổi. Chả hạn bây giờ phòng khách mất dần ý nghĩa để tiếp khách mà được gộp chung vào với bếp núc phòng sinh hoạt chung của gia đình. Đại khái có những thay đổi cho gần với thực tế và...remodel như thế nào đạt được “hiệu quả” cao nhất, đỡ tốn nhất mà giá trị căn nhà được tăng giá lên. Thường thì họ thiết kế cho track house, vài trăm căn là chuyện thường, có khoảng 3,4 kiểu căn nhà từ 2 đến 4 phòng ngủ là chính, rồi thêm thắt chi tiết, màu sắc vật liệu cho mỗi kiểu nhà mà làm chẳng căn nào giống căn nào. Chưa hết họ còn sắp xếp thế nào không có sự lập lại hai căn hoàn toàn giống nhau nằm bên cạnh, ít nhất là mặt tiền. Người Việt ta mới sang, mở rộng thêm ra chủ yếu là để cho thuê mà “làm lậu” thì nhiều. Có thể vì một phần ta chưa hiểu luật lệ hay làm mà không ai biết, tố cáo nên cứ cho là ta không phạm luật. Đa số sẽ làm mất giá trị ngôi nhà nếu người thầu khoán chỉ biết làm nhà cho rộng nhất có thể, sau đó còn ngăn ra nhỏ cho thuê (là làm lậu rồi). Họ chỉ nhìn ngắn hạn, cái trước mắt, mượn được tiền nhà bank, xây rộng thêm rồi sau đó có thêm lợi tức khi đã cho thuê. Mà khách thuê lúc đó đông lắm. Việc làm đó “bất nhân” lắm vì làm xe cộ chung quanh thêm đông đúc, xe phải đậu phía trước nhà hàng xóm...vv, khu phố đó mất giá trị đi. Thường chủ đầu tư chỉ nghĩ đến “tiền” trước mắt họ là chính. Họ tự dối lòng họ đang tạo những “căn hộ” giá rẻ cho những kẻ mới sang còn chân ướt chân ráo kém lợi tức. Giá nhà Orange vẫn tăng phi mã, mà giá nhà bán lại vẫn có lợi sau một thời gian, nhưng họ không biết rằng họ đã “phá nát” cái giá trị của một nơi đáng nhẽ là phải “đẹp nhất” tại Orange này. Cây cối bị đốn đi và bãi cỏ trở thành chỗ đậu xe. Họ đã “bê tông” hoá mà chẳng hay biết. Cũng tội, đầu tắt mặt tối còn mấy khi nghĩ tới cái đẹp. Thiên hạ có tiền một chút đã bỏ đi xa sang các thành phố khác và họ đâu biết rằng nơi họ ở trước đây đã từng được coi như khu đẹp nhất...vì khí hậu nơi đây đẹp nhất đó...hichic Nếu nói để đạt “chuẩn” thì chỉ có thể “remodeling” căn nhà nhỏ 1,400 hay 1,500 gì đấy thành lớn hơn thôi, và nó cũng phải đồng bộ với các nhà đã có chung quanh. Vâng điều đó cũng khó cho số đông người Việt, ngoại trừ hôm nay họ có đủ tài chánh, đủ cảm nhận cái đẹp, đủ để thấy đời sống Mỹ và tư duy của họ có phần nào thay đổi với đời sống văn minh, hay đơn giản sống trong một hoàn cảnh khác với quê nhà. Vả lại nhà track house cũng có nhiều loại. Có nhiều căn cũng dễ dàng làm cho đẹp hơn. Nhưng đẹp hơn “cỡ” nào. Ta đề cao “dân chủ” thì ta lại càng phải sống cho ra “dân chủ” kiểu Mỹ một tị. Cứ nghĩ một dân nào đó vào làng ta đang sống đẹp đẽ mà họ làm căn nhà cấp 4 bê tông, hay khu đang hài hoà họ chơi một “lâu đài” rất chỏi của họ vào đấy thì có “ngứa mắt” thiên hạ không. Ta dư giả tiền bạc thì cứ ra những khu “nhà giàu”, custome home thì làm dơi làm chuột gì thì làm. Sao lại...”độc tôn” thế. Khổ là những codes cho nhà dân dụng ở đây, ngoại diện tích cho phép họ còn cho phép cả chiều cao nữa. Ta có thể xây làm hai tầng mà chưa có codes bắt tầng hai phải thụt vào bao nhiêu, bao nhiêu phần trăm so với tầng trệt như nhiều thành phố khác. Nên ta có “phá nát” qui hoạch kiến trúc không gian khu vực thì ta cũng không phạm luật và hầu như thành phố cũng đành phải cấp phép thông qua. Đương nhiên là Thành Phố họ “khinh bỉ” cái tư duy ấy đấy, vì luật là luật họ phải cho qua... Mà khổ, một số nhà đầu tư và ngay cả người thiết kế lại tự cho mình là “khôn ngoan”, làm đúng theo luật pháp. Chẳng ai hiểu cho luật lệ như một “guideline” mà người thiết kế phải biết tự kiềm chế. Mà thôi, bây giờ nhà Garden Grove nếu miếng đất trên 7,200 sqft cũng đã được cho phép xây một ADU nữa cũng khá dễ dàng hơn để cơi nới cho thuê. Hy vọng nhiều luật lệ mới được ban hành điều chỉnh cho thích hợp hơn vậy. Thân lừa ưa nặng thì chịu thôi...hichic Vậy, cái làm cho căn nhà ta được nâng cao giá trị bây giờ, tiền vốn bỏ vô không nhiều, chính là...landscape đấy. Mấy căn “vớ vẩn” thêm vào tào lao trước đây sẽ không được “thịnh hành” sau này đâu. Dân Việt ta sang đây sau này theo diện bảo lãnh chắc không còn bao nhiêu nếu đời sống bên quê nhà tốt đẹp hơn mà công việc tay chân bên Mỹ này cũng càng ngày càng hiếm. Giá nhà cửa bây giờ khá mắc mỏ, mà sang đây cũng chẳng thể một thân một mình mà kiếm chỗ cho thuê mướn phòng. Cứ nhìn phần rao vặt trên báo chí ta sẽ thấy lền khên cả. Chẳng còn như ngày xưa nữa khi ta từ quê nhà đói khổ mà thân nhân ta còn bên nhà cũng chật vật chờ cứu trợ. Đời sống bên nhà đã khá hơn xưa rất nhiều về cả vật chất lẫn tinh thần, thời “chuyển đổi” đầy “nghi ngờ” con người chế độ cũ đã qua... Tôi chủ quan cho là thế... Cũng chẳng dám khuyên ai cả. Ai ra đi cũng có mục đích riêng cho mình. Tôi chỉ nói hoàn cảnh bây giờ và thập niên 80-90 năm ấy cũng rất khác rồi. Nếu ta sang xứ người chỉ để sống cho yên thân thì ta cũng phải “bỏ bớt” đi những tiêu cực đời sống tại bên nhà, và cũng nên tìm cách hoà đồng với môi trường mới. Phải ta đang rêu rao ta muốn cuộc sống của ta cũng “văn minh” như người. Vả lại ta sang đây tạm ăn nhờ ở đậu lúc này. Ờ mà nếu ta sống luôn, chọn nơi này làm quê hương thì lại còn cần thay đổi chính mình cho hoà nhịp với chung quanh nhé. Đừng làm những chuyện “nổ” quá không đáng đâu. Vì những chuyện ta nghĩ là “đẹp” là “hoành tráng” là “phong độ”. Biết đâu sau một thời gian sống ta mới nhìn ra ta đang “phô trương kệch cỡm” chả giống ai thì...muộn rồi đấy nhé...hahaha Ui, hôm nay xả tị. Còn có bao điều muốn nói nhưng thôi vậy tạm đủ...hihihi Q 24-9-2018
@quangdo546
@quangdo546 Ай бұрын
(Một chia sẻ khác...) LAN MAN KIẾN TRÚC... ĐÀN BÀ...XỨ TA CÓ KHÁC VỚI NGƯỜI (4) Gần đây có xem “bản đồ nhân loại”, kéo dài từ thuở phôi thai lập quốc loài người. Theo dõi mới thấy hình như phụ nữ được coi trọng trong các văn hoá có dính dáng với nông nghiệp vào thuở xa xưa, như Ai Cập hoặc...Việt Nam ta. Cái văn hoá ấy dường như gắn liền với một xã hội tương đối “hoà bình ổn định” khi không nhiều xâm lấn tranh chấp với các dân tộc khác chung quanh. Ta biết Cleopartra qua phim ảnh nhiều hơn nhưng qua lịch sử kiến trúc thì ngoài các kim tự tháp dành cho các cụ, nhưng một số đền đài, dân chúng chắc cũng ra vô thoải mái, chắc cũng giới hạn trong giới quyền thế, thì lại dành cho các bà. Nói chung nó mang hình thái gần gụi người dân với những lâu đài, nhà ở, nơi thờ phượng hơn là một khối mộ phần vĩ đại hình kim tự tháp, thường dành phần lớn cho các ông. Vị “Kiến Trúc Sư” đầu tiên của nhân loại, được người đời vinh danh là ngài Imhotep, gần 5,000 năm trước. Ông ta đã mở đầu một thời đại cho nền văn minh nhân loại. Có những bí ẩn còn tồn tại cho đến ngày nay chả hạn... cách xây “Great Pyramids of Giza”, nhiều huyện thoại của nó cũng chưa được giải mã cho thỏa đáng. Còn có thuyết cho rằng ”người hành tinh khác” với văn minh hơn hẳn con người trái đất đã có lần...ghé hành tinh ta mà...vv. Ừa, mà cũng chẳng có một nền văn mình nào đặt vị trí đàn bà được tôn trọng nhiều như Ai Cập và Việt Nam ta vài trăm trước đây năm đổ lại. Chỉ mới đây thôi, nữ quyền mới được ồn ào tị ở các nước tiền tiến khi thế giới rục rịch đại chiến lần thứ nhất. Mỡi này phải đến năm 1965 thì mới cho phép tất cả phụ nữ không phân biệt màu da, đẳng cấp, trên 18 tuổi mới được bầu cử. Nói chung sự phân biệt Nam Nữ chẳng hề nhỏ trước đây. Và ngay cả đến bây giờ nó cũng còn khá trầm trọng ở nhiều nơi trên thế giới. Ấy nhưng mà hai Vua Bà, Trưng Trắc Trưng Nhị của ta thì độc nhất đấy... Hmm, phải chăng người phụ nữ không đặt nặng cái gì mang tính “đồ xộ” thái quá như các ông chăng?. Các bà chỉ cần một lâu đài đủ lớn, đủ ấm cúng, đủ lãng mạn và cũng vừa đủ không gian để cầu nguyện chứ không cần những hào lũy, những quy mô quá lớn, tỏ vẻ choáng ngợp đe dọa đối phương chăng...mà ta hổng có vài công trình to chảng để đời ... Các bà có vẻ thực dụng hơn các ông chắc. Có bà nào vui khi thấy thợ xây cất lâu đài cho mình bị té chết đâu nhỉ?. Chìm zào suy nghĩ !!! ... :) Nhìn riêng Việt Nam mình, thuở hai Bà Trưng đứng lên đòi quyền cho dân chúng, trả thù Chồng. Dĩ nhiên, đánh đấm không phải thế mạnh của nữ nhi. Để rồi dân ta phải lệ thuộc vào các thế lực mạnh mẽ khác từ phương Bắc... Nhân loại “ruộng xanh biến thành biển” dẫu đôi ba bận. Trong vô thức của dân Việt cũng nhiều phần bức bối, cũng muốn nổi lên. Chỉ khi phía Bắc bị yếu đi vì những tranh chấp nội bộ, xung khắc giữa các giống dân khác nhau, “tam quốc chí diễn nghĩa” thì ta mới có cơ hội thoát ra với chính quyền riêng. Tính độc lập đã thể hiện qua chữ Nôm tuy vẫn còn rất nhiều lệ thuộc vào văn hoá phương Bắc. Chỉ qua sau này dưới thời thuộc địa Pháp ta mới dần dần thoát ra nhờ học hỏi được cách viết ký tự Latin từ các nhà truyền giáo Tây Phương. Cơ hội đã đến và Bác Hồ đã cùng với cha ông yêu nước đã đưa nước nhà đến vị thế một thời tạm gọi là có “vai vế” chút với thế giới. Mà thật cũng chỉ mới chưa đầy trăm năm thì thế giới nhân loại mới nghe tới danh Việt Nam, biết về Việt Nam ta thôi. Còn một đường dài lắm phía trước để ổn định. Mà thôi, hôm nay ta biết hôm nay vậy. Lịch sử con người là cả một đường dài và lịch sử , Việt t cũng chỉ có hai Bà là nổi bật trên thế giới, về phía nữ nhi... Ôi bên cạnh hai bà cũng bao nhiêu nữ nhân khác như Bà Triệu, Bùi thị Xuân và sau này Nguyễn thị Định...vv. Chưa kể Thái Hậu Dương vân Nga, Huyền Trân công chúa, Ngọc Hân...Nguyễn thị Bình... Có quá nhiều nhân vật nữ nổi danh trong lịch sử... Có mấy quốc gia trên thế giới nữ nhân có thực sự quyền lực như các bà nước ta. Ờ han, Nữ hoàng nước Anh chả hạn, nhưng chuyện ấy cũng chỉ mới đây trong lịch sử cận đại thôi. Biết đâu các nữ nguyên thủ nổi lên bây giờ vì quốc gia của họ đã “ổn định” một thời gian dài chăng? Vậy thì ta có thể tạm kết luận là yếu tố “nữ quyền” đã có rất lâu và đậm sâu trong tâm thức Việt. Mà nếu là tâm thức thì chắc phải lan tỏa ra mọi ngành văn hoá như văn học, võ thuật, bếp núc, nếp sống...và đương nhiên...kiến trúc chứ nhỉ. Mà thật, văn học Âu Tây và các nền văn hoá khác, ngay cả Trung Hoa (cần kiểm chứng lại vì đã đọc hết của cả thế giới đâu, chỉ biết những điều mình đã đọc đã học thui...hihihi) Mấy trăm năm trước, các bà Hồ Xuân Hương, Đoàn thị Điểm, bà huyện Thanh Quan đã đóng góp vào văn học nước Việt mà cả Trung Đông, Trung Quốc, Âu Mỹ gần như...vắng bóng nữ nhân trong văn học thời ấy. Phải chăng dân tộc ta có một nền văn hoá “khá văn minh” đủ mạnh để mãi tồn tại bấy lâu, cái nôi của đồng bằng và núi đồi Bắc Bộ. Vì ta biết tiến thoái từng thời: Ở ống thì dài, ở bầu thì tròn Một sự nhịn chín sự lành Đánh kẻ chạy đi chứ ai đánh kẻ chạy lại Nghĩa tử là nghĩa tận Không ai giàu ba họ, chẳng ai khó ba đời...v.v. Ôi còn biết bao những bài học về xử thế ở đời, những khôn khéo sống giữa người với người qua các câu ca dao tục ngữ... Và khi cần: Ta thà cưỡi con sóng giữ, chém cá kình ở biển Đông chứ đâu chịu khom lưng làm đầy tớ người Còn có mỗi lai quần cũng đánh Nhịn nỗi đau mà tiễn những đàn con ra trận Những người Mẹ, người Chị và cả các em gái đã làm nên lịch sử, không có sức mạnh của hậu phương thì ngoài tiền tuyến sao có tinh thần để quyết tử, quyết sinh. Nam nữ đồng một lòng... Đó là nói về thời gian ấy. Còn bây giờ thì...có quá nhiều phụ nữ, các em bây giờ họ rất giỏi dang. Chẳng tiện kể hết ra đây những đóng góp của các “phu nhân” chung tay với các đàn ông chùng tôi để đi tới. Ngày hôm nay “công nghệ tin học” đã làm nhiều thay đổi. Cái “nhảm nhí một thời”phu xướng phụ tuỳ cũng dần phải thay đổi. Cái EQ đã được lên ngôi, chẳng kém gì với IQ. Cái “giá trị độc đáo” của người phụ nữ được đánh giá đúng mức. Cái “nể” vợ được nâng lên trong văn hoá các ông Việt ta. Văn hoá của “Cha Mẹ” được hiểu xuyên suốt chứ không chỉ co mỗi “Cha Ông”. Ta có thể nhìn vào tương lai mà thêm lòng phấn khởi... Biết đâu đấy nhỉ. Nước Việt ta lại một lần được trở lại ngôi vị của nó ngày nào. Chẳng phải tất cả những sáng tạo, vai trò “tinh tế” vẫn đóng vị trí hàng đầu đó sao. Ta cần “tâm thức” ấy của cả nhân loại nếu ta thực sự muốn sống trong “hoà bình dài lâu”. Tất cả những đánh đấm hơn thua, khoe khoang “bắp thịt” chẳng phải là yếu tố cho mọi đổ vỡ chiến tranh, sự hủy hoại...khi chỉ có mỗi “các bố” nắm quyền sinh sát... Ui, lên cơn một tị... Ờ mà hôm nay đâu phải ngày mùng 8 tháng 3... :) Kéo màn, kéo màn !!!...:) Ê, chẳng phải là Zaha Hadid, một nữ kiến trúc sư hiện đại đã làm há hốc các “ông” đó sao. Tôi vẫn tin một ngày sẽ có nữ kiến trúc sư Việt Nam chẳng thua kém gì các ông các cậu kts khác vì, vì họ...biết cách nhẹ nhàng, tinh tế, tế nhị hơn các ông đấy...Liệu hồn !!!... :) Q 1-10-2018
@TruongTraQN
@TruongTraQN Ай бұрын
SG giờ hỗn loạn là do quy hoạch quá kém. VN cần có luật để theo kịp tình hình thực tế.
@matrixmatran
@matrixmatran Ай бұрын
Nói chung là mình ko phải thuộc người ăn miếng trả miếng nhưng đối với những thứ bất trị thì phải dùng biện pháp mạnh. Ví dụ như cọp, sư tử mà cho đi diễn xiếc thì phải mang theo roi điện. Nếu có ý đồ tấn công thì dùng roi điện chích ngay lập tức. Bản tính nó thế thì ko thể dùng các biện pháp với chó mèo mà trị cọp, beo, sư tử được.
@buifarm-vuonrung4806
@buifarm-vuonrung4806 Ай бұрын
Nên xem người dân là con người thì mới ra được những quyết định có tính người. Đừng ví von như vậy dễ sinh ra độc tài hơn bây giờ.
@matrixmatran
@matrixmatran Ай бұрын
@@buifarm-vuonrung4806 Con người thì cũng có thứ giết người, loạn luân như con vật chứ ko phải con người thì đàng hoàng. Có những loại ba nó bệnh sắp chết nó cho ba nó tra tấn rồi chết từ từ thảm hại luôn.
@matrixmatran
@matrixmatran Ай бұрын
@@buifarm-vuonrung4806 Có những thứ cha mẹ, con cái nó còn giết mà mở miệng ra cứ tỏ vẻ mình là người đạo đức giả.
@buifarm-vuonrung4806
@buifarm-vuonrung4806 Ай бұрын
Bạn nói cái gì đâu đâu vậy, không nói trực tiếp vào nội dung video được à?
@matrixmatran
@matrixmatran Ай бұрын
@@buifarm-vuonrung4806 Nói ko hiểu sao? Con người tuy là người nhưng có người còn thua thú vật. Giết cha, giết mẹ, giết con, giết cái, giết người để trộm cắp...
@CafeThongtinquyhoach
@CafeThongtinquyhoach Ай бұрын
0:48 chú dùng từ chuẩn ý. Là đi quậy phá chứ phát triển mẹ gì :))
@vantamphan5663
@vantamphan5663 Ай бұрын
So sánh Việt Nam với Trung Quốc và Mỹ là điều khập khiển.Sự khác biệt giữa Thượng Hải và Thủ thiêm không nằm ở vấn đề quy hoạch,chính sách hay con người.Sự khác biệt là Trung Quốc có một nền công nghiệp hậu thuẫn.Việt Nam thì chưa có một nền công nghiệp nào.Các ông cứ ở đó nói mồm phải làm thế này phải làm thế nọ.Giờ chỗ này phải xây này chỗ kia phải xây kia.Làm metro nhưng chưa có nền công nghiệp hậu thuẫn thì ai làm ? Video quá đề cao chính sách quy hoạch đô thị và nói như thể có quy hoạch mới có sự phát triển.Xin thưa người ta xây nhà trước,các ống khỏi đã toả ra khắp châu Âu trước cho đến khi người ta đủ giàu để lấy thặng dư kinh tế bù đắp lại cho những tổn thất xã hội.Khái niệm GDP thực mà vị chuyên gia nêu ra là một khái niệm phi khoa học.Chắc chỉ có mấy ông kỹ sư đô thị mõm ngồi rồi nói với nhau.Hạ tầng giao thông thì không ai làm,làm thì chậm tiến độ,ở đó ngồi cứ bắt người ta làm cái này làm cái kia.
Please be kind🙏
00:34
ISSEI / いっせい
Рет қаралды 135 МЛН
🍕Пиццерия FNAF в реальной жизни #shorts
00:41
The day of the sea 🌊 🤣❤️ #demariki
00:22
Demariki
Рет қаралды 67 МЛН
Tìm Hiểu Quy Hoạch Đường Vành Đai 3 Thành Phố Hồ Chí Minh
9:10
Trường Thắng BĐS
Рет қаралды 106 М.
Tổng hợp bí mật xem NHÂN TƯỚNG KHUÔN MẶT | Trần Việt Quân
1:04:04