➫ XEM THÊM CÁC VIDEO LIÊN QUAN: - Bạn Có Đang Làm Hư Con? Những Hiểu Lầm Về Cảm Xúc Và Hành Vi Của Trẻ: kzbin.info/www/bejne/gqi9dYp6q66plas - Vượt Qua Khủng Hoảng Tuổi Lên 3 Cùng Con (Phần 1): kzbin.info/www/bejne/eYCygYKadq1rr5Y - Vượt Qua Khủng Hoảng Tuổi Lên 3 Cùng Con (Phần 2): kzbin.info/www/bejne/q5-khZ-ke7aGba8 - Khủng Hoảng Tuổi Lên 2 Và 6 Cách Giúp Trẻ Giảm Tránh "Ăn Vạ": kzbin.info/www/bejne/a5yulHxpjKdrnpI
@vanannguyenthi23311 ай бұрын
vậy mà đó giờ cứ nghĩ con ăn vạ là bỏ mặc cho khóc luôn ko dỗ, con thấy khóc ko được ba mẹ đáp ứng thì sẽ bớt ăn vạ lại. tại coi mấy clip con ăn vạ mà ba mẹ chỉ đứng nhìn thôi đó, làm đó giờ bỏ đứa nhỏ khóc khan cả cổ, còn bà nội hễ nghe khóc là ẵm dỗ liền, riết rồi mỗi lần ăn vạ là chạy kiếm bà nội, và gào khóc thật to để bà nội nghe, bực mình luôn, sai này dẫn tới sai kia 😢 . cám ơn Mỹ Thuận rất nhiều
@huynhpham7726 Жыл бұрын
Cuối cùng cũng có 1 clip hiểu được tiếng lòng mình goy chòi ơii. ĐÂY CHÍNH XÁC LÀ CÁCH e đã ÁP DỤNG với TÍNH CÁCH của con em. Chính xác 100% từng câu từng chữ 😊 Cảm ơn vì đã tiếp cho e thêm động lực phải cố gắng GIỮ BÌNH TĨNH để tiếp cận mỗi khi con “Ăn vạ”. Xem video của c e đã thoải mái hơn rất nhìu ❤️
@MyThuanFamily Жыл бұрын
Chị cũng đã phải luyện tập rất nhiều để có thể "giữ bình tĩnh" khi con thử thách mình, ko dễ dàng chút nào em hen. Chị cũng sẽ làm tiếp video về cách giữ bình tĩnh khi con ăn vạ, cảm ơn comment của em thật nhiều nhé ❤️
@nguyenngocanh35552 ай бұрын
Hôm nay mình gây với con, với bà nội thì reel về video này lại xuất hiện, mình sẽ xem lại nữa để nhắc nhở bản thân, cảm ơn Thuận rất nhiều. 2 bé thật may mắn vì có mẹ Thuận.
@autotuanhuong-socsonhanoi5090 Жыл бұрын
Lúc con khóc mình mà k kiềm chế được mình hay niệm NAM MÔ Quan thế âm bồ tát. Xong mí biết từ bi hỷ xả thấu hiểu và chia sẻ mí bé
@MyThuanFamily Жыл бұрын
Cảm ơn mẹ đã chia sẻ một cách rất hay này ạh❤️
@aonguyenlehong1350 Жыл бұрын
Quá hữu ích luôn chị Thuận. Bé nhà e 2 tuổi. Mỗi lần bé gào khóc là mẹ cáu theo. Cảm giác rất khó khăn để điều chỉnh cảm xúc của bé và mẹ trong những tình huống như vậy
@annguyenthimy4079 Жыл бұрын
Cảm ơn rất nhiều video của chị..rất hay và ý nghĩa luôn ạ..mong chị ra thêm video chủ đề giúp bé bình tĩnh và không quá tăng động khi đi nơi đông người khi đi cùng bố mẹ ❤️
@NgocTran-lh2jy Жыл бұрын
Cảm ơn những chia sẻ quý báu của chị, đây là điều mà em luôn tìm kiếm để kết nối với con
@MyThuanFamily Жыл бұрын
Cảm ơn em đã theo dõi video nhé, chị sẽ có thêm video về việc kết nối với bé khi con ăn vạ, em đón xem hen.
@nanisaist9 ай бұрын
Đúng cái e đang cần luôn ạ, bé chưa diễn đạt được nên hay khóc lên để đòi thứ mình muốn (bé mới nói được từ đơn nhưng chưa rõ) trường hợp này làm thế nào đây c
@tuananhvu5317 Жыл бұрын
Hay thực sự chị ạ , cảm ơn chị rất nhiều , mỗi khi nào e bế tắc e đều mở video của c ra , mong c chia sẻ nhiều hơn nữa nhé
@aithuy5821 Жыл бұрын
Video của c thật hay. E phải nge đi nge lại vài lần. Những chia sẽ của chị đều từng bước. Dễ hiểu. Không có những lời nói dư thừa. Kiến thức cũng không bị thiếu. Thanks chị ❤️
@MyThuanFamily Жыл бұрын
Cảm ơn em đã theo dõi video nhé ❤️
@NghiaNguyen-wf2ew Жыл бұрын
Rất tuyệt vời! ❤Thank you!
@tieuthanh1994 Жыл бұрын
Cảm ơn chị Thuận, mỗi video của chị đều mang lại cho em rất nhiều những bài học, và điều đó chứng tỏ chị đọc rất nhiều. Em rất ngưỡng mộ và yêu thích giọng nói của chị. Chúc chị và gia đình nhiều sức khỏe ạ ❤❤
@pabytun9820 Жыл бұрын
Công nhận là mỗi khi lên video mẹ Thuận đều có sự chuẩn bị về kiến thức rất kỹ
@MyThuanFamily Жыл бұрын
Cảm ơn em thật nhiều nhé 🥰❤️
@thuyngo3090 Жыл бұрын
Cảm ơn những chia sẻ của chị! Rất hay ạ!
@MyThuanFamily Жыл бұрын
Cảm ơn em đã theo dõi video nhé ❤️
@thaihientran8845 Жыл бұрын
Video rất bổ ích, cám ơn Thuận
@giaudang3791 Жыл бұрын
Cám ơn bạn đã làm video này !! Video rất bổ ích !! ❤❤❤
@trietminh91427 ай бұрын
Cảm ơn chị rất nhiều. Con em cũng ăn vạ
@phamyen8459 Жыл бұрын
Chị Thuận ơi chị làm video cách xử lý khi bé tranh giành đồ chơi và đánh cắn bạn đi ạ.
@MyThuanFamily Жыл бұрын
cảm ơn idea của em nhé
@autotuanhuong-socsonhanoi5090 Жыл бұрын
Con người ai chẳng tham sân si. Lên đánh nhau là chuyện bình thường . Chị thử chỉ nó theo con đường của phật pháp xem
@mayphuong-ep4ic Жыл бұрын
Chị sữa naof cho bé tăng chiều cao chị nhỉ
@hongaovanthi5605 Жыл бұрын
Hay ❤❤
@ngocminguyen913910 ай бұрын
1. Đặt câu hỏi tìm nguyên nhân mà con ăn vạ 2. Giữ bình tĩnh (đưa con tách ra khỏi khu vực khiến con ăn vạ - đưa con vào nơi yên tĩnh) 3. Lắng nghe - cảm thông - kết nối với con 4. Hướng dẫn - đưa ra giải pháp
@trangtran91905 ай бұрын
video rất hay và bổ ích . mình đnag khủng hoảng gần như trầm cảm vì vde khủng hoảng tuổi lên 2 của con . may xem video của bạn mình đã thông cảm và hiểu hơn . cám ơn b.
@MyThuanFamily5 ай бұрын
Cảm ơn bạn đã theo dõi video và để lại bình luận cho mình nhé, mình cũng có 1 video nữa về khủng hoảng tuổi lên 2 và các cách giảm tránh ăn vạ ở con, bạn có thể xem thêm ở đây nha: kzbin.info/www/bejne/a5yulHxpjKdrnpIsi=IkoRBdf3_1IyRoLD
@thuaothi59159 ай бұрын
Em chào chị, bé nhà em 2 tuổi rưỡi nhưng tối con hay mơ nên dậy khóc, rồi đòi bật đèn lên để con tắt, rồi lại đòi đi uống nước, đi tè nhưng chỉ đứng vậy thôi chứ không tè, rồi bị bắt đi ngủ lại thì con sẽ khóc lóc, ăn vạ, em thật sự đang rất không biết phải làm như thế nào!!! Chị có thể tư vấn cho em không ạ!!
@leaguehappy10523 ай бұрын
lỡ chửa biết nói thì làm thế nào
@thuytrango53903 ай бұрын
Bé e đã 37th bé vẫn còn ăn vạ y chang vậy rồi
@vothimyhanh14087 ай бұрын
Khi bé k chịu cho mẹ ôm thì nên lm thế nào c
@MyThuanFamily7 ай бұрын
Khi bé đang trong cơn tantrum đỉnh điểm thì mẹ hãy đợi cho bé khóc 1 lát đã nhé, mẹ có thể nắm tay bé, xoa lưng bé, bé nguôi ngoai dần mẹ hãy hỏi bé có muốn mẹ ôm ko nhé
@NgaNguyen-qn3mf4 ай бұрын
Làm gì khi 2 bạn sinh đôi tranh giành nhau đồ chơi? Tranh giành nhau mẹ? R lăn đùng ra khóc cả 2
@DewDew2102 Жыл бұрын
Bé mà đuổi bố mẹ đi thì phải làm sao c nhỉ???
@MyThuanFamily Жыл бұрын
Em có thể ngồi gần bé, đợi bé khóc 1 chút rồi nói "mẹ ngồi đây đợi con nhé", 1 lúc rồi hỏi bé "con có muốn mẹ ôm không" và dang 2 tay, nếu bé vẫn nói ko, mẹ có thể nói "vậy khi nào con muốn mẹ ôm thì ôm mẹ nhé, mẹ ngồi đây đợi con nha". Vài lần bé sẽ quen với cách được đồng cảm về mặt cảm xúc từ mẹ như vậy thì những lần sau thời gian bé khóc sẽ ngắn lại và bé sẽ hợp tác ôm mẹ để đc xoa dịu nhanh hơn đó em.
@Tranngochoaian Жыл бұрын
Vậy là bữa giờ mình làm sai rồi. Con khóc mình để yên cho nó khóc đến khi bé tự nín thì mới lại nói chuyện. Chẳng xoa lưng vuốt ve khi con khóc ăn vạ hay gì hết
Жыл бұрын
M nghĩ là áp dụng linh hoạt tuỳ từng bé thôi. Như bé nhà mình ăn vạ mà ra xoa vs vỗ lại càng ăn vạ hơn. Nên m cũng toàn làm như bạn thôi
@MyThuanFamily Жыл бұрын
Trong video về phát triển EQ cho bé, mình có từng chia sẻ về cảm xúc và hành vi của trẻ và chúng mình cần phân biệt 2 khái niệm này (theo các thông tin mình tìm hiểu). Chúng ta cảm thông với những cảm xúc bé đang trải qua ko có nghĩa là đồng tình với hành vi sai khi con ăn vạ. Trẻ có thể trải qua rất nhiều cảm xúc, những cảm xúc tích cực như vui vẻ, thích thú, hào hứng, tự hào... và cũng có những cảm xúc khó khăn như buồn bã, tức giận, thất vọng, ghen tị... Hành vi thì có hành vi đúng và hành vi sai, còn cảm xúc thì ko có đúng hay sai bởi vì nó xuất phát tự nhiên từ bên trong chúng ta. Khi chúng ta ghi nhận những cảm xúc đó, chúng ta ko có những hành vi sai diễn ra sau đó, làm ảnh hưởng đến ng khác. Khi chúng ta dạy con hiểu rằng tất cả những cảm xúc kể cả cảm xúc tiêu cực đều ko phải là những cảm xúc xấu, thì chúng ta đang giúp cho con có được những cảm nhận tốt, nhận thức tốt về bản thân. Ngay cả khi con có những cảm xúc tích cực hay tiêu cực thì con vẫn luôn đc yêu thương, ba mẹ vẫn luôn bên cạnh con. Việc phớt lờ hay bỏ mặc khi con trải qua cảm xúc khó khăn thì thông điệp bạn đang đưa ra là "mẹ chỉ muốn ở bên con khi con đang vui vẻ". Nếu con lớn lên trong một môi trường không được thể hiện, hay bị phớt lờ cảm xúc, không được bộc lộ cảm xúc, phải đè nén và dồn ép cảm xúc, con ko được trải nghiệm trọn vẹn các cảm xúc khó khăn, thì khi lớn lên con dễ bị vướng vào những vấn đề về hành vi: bắt nạt, rối loạn lo âu, trầm cảm... (đây là những nghiên cứu khoa học và trong chương trình làm cha mẹ mình được học) → Ba mẹ cần hiểu rằng con cần rất nhiều thời gian để học cách kiểm soát các cảm xúc này trong quá trình con lớn lên → Việc thể hiện sự đồng cảm khi con đang trải qua cảm xúc khó khăn để cho con hiểu rằng ba mẹ hiểu và đồng cảm với những gì con đang trải qua. Khi được đồng cảm, con sẽ được xoa dịu và cảm thấy an tâm, tin tưởng và kết nối trở lại với mẹ. Sau khi đã kết nối lại với con thì đây là lúc bạn có thể "dạy dỗ" con những hành vi đúng, giải thích, hướng dẫn, đưa ra giải pháp cho con trong tình huống đó, để lần sau khi gặp phải tình huống này con sẽ ko "ăn vạ" nữa, về lâu dài thì cách "dạy con" này sẽ đồng thời kích thích khả năng suy nghĩ và giải quyết vấn đề của trẻ. Mình nghĩ hành trình làm cha mẹ là một hành trình dài mà chúng mình học hỏi, rút kinh nghiệm và thay đổi để mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái tốt hơn mỗi ngày :).
@MyThuanFamily Жыл бұрын
Bạn có thể đọc comment trên của mình để hiểu thêm về cách mình làm trong video nhé. Mình nghĩ việc bé khóc to hơn là con đang được giải toả hết cảm xúc của mình vì khả năng ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế, nên ko thể nói ra được điều con muốn, và điều này hoàn toàn lành mạnh, sau khi được giải bày bằng cách khóc thật to thì con sẽ nguôi ngoai dần khi có người bên cạnh lắng nghe con. Trong video sau mình sẽ tiếp tục nói rõ hơn về sự kết nối khi con ăn vạ nhé.
@vyvo45 Жыл бұрын
@@MyThuanFamily❤
@kimtutranthi1374 Жыл бұрын
@@MyThuanFamily : cảm ơn Mỹ Thuận thật nhiều
@uyenthaohuynh393 Жыл бұрын
Nếu mình cũng chủ động dỗ con mà bé ko chịu lại đòi ng khác như ông bà ba bế thì ko thực hành được. Và thường sẽ chỉ dỗ dành và bà sẽ hay chiều theo ý bé. Haiz
@MyThuanFamily Жыл бұрын
Àh trong video mình có chia sẻ mẹ có thể cùng con vào 1 "góc bình tĩnh", có thể là trong phòng ngủ và đóng cửa lại để bé ko khóc ồn mọi người bên ngoài và ông bà hay ba bé ở ngoài cũng ít "can thiệp" khi mình kết nối với con và chuyển hướng con. Việc mình đồng cảm với cảm xúc của con hoàn toàn khác với việc tán thành và chiều chuộng hành vi sai của con trong tình huống con ăn vạ đó. Mình sẽ có video chia sẻ rõ hơn nhé.
@phongngoc1673 Жыл бұрын
👍👍👍👍👍👍♥️♥️♥️♥️♥️♥️
@tynguyen11927 ай бұрын
Bé nhà em mỗi lần khóc lóc là k cho ba mẹ đụng vào người, đụng vào con là bé càng gào khóc và đánh lại, mình phải làm sao đây ạ 😢
@MyThuanFamily7 ай бұрын
Àh ban đầu bạn Henry (bé thứ 2 của chị) cũng có hành vi như thế, tuỳ vào tính cách của mỗi bạn mà con có những phản ứng khác nhau khi ăn vạ và thể hiện sự tức giận của con, em có thể đưa bé vào 1 chỗ yên tĩnh (vào phòng chẳng hạn), rồi để bé khóc và ngồi gần con, nếu con đánh mẹ, mẹ lùi ra 1 khoảng cách để con ko đánh đc, và nói là con cứ khóc nhé mẹ sẽ ngồi đây đợi con, nhưng mẹ ko để con đánh mẹ (mẹ ngồi cách bé 1 khoảng trong tầm mắt bé chứ ko bỏ đi luôn nhé), đợi bé khóc 1 lúc cho đến khi tiếng khóc có vẻ nguôi ngoai một chút thì mẹ hỏi "con có muốn mẹ ôm ko?", hoặc "mẹ nắm tay con nha", "mẹ xoa lưng con nhé"... tìm cách kết nối với bé, giúp con từ từ bình tĩnh trở lại. Sau nhiều lần như thế thông điệp mình gửi đến cho con là "dù con có khóc lóc như thế nào thì ba mẹ cũng sẽ ở đây đợi con, giúp con vượt qua cảm xúc khó khăn này và sẽ có giải pháp cho con". Con bắt đầu hiểu dần và sẽ đồng ý ôm mẹ về sau dễ dàng hơn và các cơn ăn vạ khóc lóc cũng sẽ ngắn lại, giảm dần. Quan trọng nhất vẫn là sự bình tĩnh của ba mẹ, thái độ cảm thông với con và kiên trì theo thời gian nhé em.
@HoaHong-ot1pg5 ай бұрын
Cám ơn chị tôi là một người mẹ ko làm chủ được cảm xúc . Tôi đang hại con. Tôi đọc sách nhiều về trẻ nhưng rồi cảm xúc điên dại lấn áp tôi. Khi tôi điên lên thì mọi văn hay lời dệp vứt hết và làm theo bản năng con thú làm tổn thương con. Tôi biết tôi có vấn đề cần đi chữa nhưng ko có đk. Chị là một ng mẹ tốt chỉnh sửa và học hỏi vì con. Tôi ko bik rồi tôi sẽ có j để dạy con ngoài la mắng quát tháo và đòn roi. Tôi thất bại thảm hai. Ước j con tôi cũng có người mẹ thấu hiểu lí lẽ và kiên nhẫn như chị đây😢
@JasonDoSG Жыл бұрын
Như 1 mảnh ghép còn thiếu cho lời giải bản thân đang mày mò. Get Insight!