"Nguyện cho những ai khi xem video này tất cả đều đc bình an , khỏe mạnh ,hạnh phúc cầu gì được nấy, nguyện gì cũng thành , ai cô đơn sẽ có nơi nương tựa , ai nghèo khổ sẽ sẽ thoát nghèo , ai ko có cơm no áo mặc hàng ngày nguyện sẽ đc đủ đầy .Nguyện cho những ai đang gặp bão giông trong cuộc đời, hãy giữ lấy sự bình an trong tâm hồn.
@ParkCholUng Жыл бұрын
🙏🙏🙏
@minhhoaiphan2894 Жыл бұрын
Càng tìm hiểu phật giáo, càng cảm thấy nó giống bộ môn khoa học nghiên cứu về hành vi và tâm lý con người hơn. Hay thật sự.
@AnhTuanTran-hv5rq Жыл бұрын
Phật giáo là 1 bộ môn triết học ..!!
@CaoMinhtrungbt10 ай бұрын
Tình cờ tôi xem bài giảng trị bệnh của thầy do duc Ngọc. Nói về ý sinh khí + câu trả lời về nghiệp của sadhguru + nghiệp được lý giải theo Phật giáo= ra kq về nghiệp hợp lý theo tôn giáo tâm linh+ khoa học con người+ hoạt động của tâm trí con người .
@ThanhLongVlog889910 ай бұрын
Tứ Điệu Đế Bác chánh đạo bạn chia sẻ video Phật giáo và ấn giáo rất thích video tặng ❤❤ 12:19
@QuangNguyen-qv8hj Жыл бұрын
Nghiệp, sao người luôn có nghiệp, khi bạn có ác niệm thì ác niệm sẽ cuốn hút những cái không tốt, có thiện niệm sẽ cuốn hút những điều tốt và người tốt. giống như trước t có xem video về cộng hưởng từ vũ trụ khi bạn có suy nghĩ gì đó về điều gì đó chú tâm và thường xuyên rồi nó sẽ xuất hiện. (ps: bạn nghĩ bạn trúng đề có thể bạn đánh nhiều rồi sẽ có lúc bạn sẽ trúng :))
@lineznguyen4747 Жыл бұрын
Spiderum nghĩ sao về câu nói kinh điển của ĐỨC PHẬT : " Thiên Thượng Thiên Hạ, Duy Ngã Độc Tôn" mình thấy nhiều kinh sách giải thích rằng người nói vậy có nghĩa là trong thiên hạ này ĐỨC PHẬT Là duy nhất là độc tôn, còn theo mình nghĩ, câu nói này lại là lời dạy của ĐỨC PHẬT rằng: " trong thiên hạ này mỗi cá nhân chúng ta là duy nhất, chỉ có bản thân ta mới có thể tác động làm bản thân ta tốt lên hoặc xấu đi , từ độc tôn Người không nói về người mà là đang ví tất thảy chúng sanh."
@phananhluong1998 Жыл бұрын
Mình đồng ý với bạn.
@quyhoang4146 Жыл бұрын
còn chưa chắc có phải Phật nói ko hay ông nào bịa ra :D
@john0ldman. Жыл бұрын
Ý của bạn : _"...chỉ có bản thân ta mới có thể tác động làm bản thân ta tốt lên hoặc xấu đi ..."_ phù hợp với quan điểm chủ đạo của nhà Phật. Nên tôi nghĩ đó mới chính là ý nghĩa chuyển tải của câu nói đó.
@ThanhTran-to5cj Жыл бұрын
chắc phải tra lại câu nói gốc bằng tiếng Pali hay tiếng Ấn gì đó rồi dịch lại chứ Phật Thích Ca mà nói câu toàn từ Hán Việt thế này thì khả năng bị nhét chữ là cao lắm
@lineznguyen4747 Жыл бұрын
@@ThanhTran-to5cj bản dịch sang tiếng Việt nên chắc sẽ xài từ hán việt không lạ, và thời dịch kinh Phật thì hình như lúc đó vẫn chưa phát triển như giờ xài từ mượn là đương nhiên rồi, mình nghĩ thế
@shubao3743 Жыл бұрын
Rất mong spiderum làm thêm những video bổ ích như thế này nhiều hơn ạ. tks!
@lyhoangnam3267 Жыл бұрын
09:12 ngắt nghiệp sai có thể dẫn đến hiểu sai vạn vật đều được tạo ra từ từ đại giai không__do duyên mà hợp thành
@windgiagia Жыл бұрын
Đúng rùi bạn ơi hiuhiu
@lamnamanh2007 Жыл бұрын
bài viết của bạn Phan Trung này rất hay nên làm thêm
@SneakersDD Жыл бұрын
Bài hay, giọng đọc hay. Cảm ơn Spiderum.
@john0ldman. Жыл бұрын
Video hay và hữu ích. Cảm ơn Nhện
@vietfluters4475 Жыл бұрын
càm ơn Spiderum nhiều ạ 😅
@frankcatsle1974 Жыл бұрын
Video thú vị thật làm thêm đi nhện ơi
@thanhbinhnguyen5127 Жыл бұрын
Nghiệp có biệt nghiệp và cộng nghiệp( vô thức cá nhân và VT tập thể) Cá nhân có thể gánh(hưởng) QUẢ do cộng nghiệp gây ra chứ ko phải gánh nghiệp của người khác hoặc cộng nghiệp (cái này ad ko dùng đúng từ hoặc hiểu sai) 1 người nghiện thuốc nên thường xuyên xả khói thuốc ra môi trường xung quanh ảnh hưởng đến sức khoẻ bản thân và người khác ....còn người khác ko hút thuốc hoặc ngồi đánh cờ ...thì ko thể hoá giải phần nào sự nghiện ngập của người kia được ....cùng lắm hắn ta vì ko ai hút chung cho vui hoặc bị nói quá ...nên đi chổ khác hút tiếp thôi😂 Phật giác ngộ thì chúng sanh được hưởng quả chứ ko giác ngộ dùm chúng sanh được . Tóm lại hưởng quả chứ ko hưởng nghiệp.
@hacam308dev Жыл бұрын
Hay ạ
@nghiadinhtien Жыл бұрын
Mình có nghe thử và thấy cách hiểu "nghiệp" này (là làm việc tốt sẽ đem lại hệ quả tốt, làm việc xấu đem hệ quả xấu) bị sai với cách hiểu trong Phật giáo nguyên thuỷ; chỉ cần nghĩ 1 chút cũng có thể thấy điểm mâu thuẫn, nếu hệ quả của nghiệp là tốt thì tại sao lại phải thoát khỏi luân hồi (thoát khỏi những hệ quả tốt)
@john0ldman. Жыл бұрын
Bạn chưa thông rồi. Đúng là Nghiệp Tốt, sẽ mang tới Quả Tốt, và Quả Tốt sẽ đưa con người luân hồi vào những cõi Thiên... Tuy nhiên, cõi Thiên cũng thuộc trong 6 cõi Luân Hồi, ngay khi hết Phước, bạn vẫn bị trôi vào lại các cõi như Người trong Luân Hồi. Do đó, con đường TỐI THƯỢNG _(cao nhất)_ để thoát khỏi sự ràng buộc của Luân Hồi là tách biệt ra khỏi mọi Nghiệp. Tất nhiên, những bước đầu tiên tu học, người ta phải học cách tránh xa các Nghiệp Xấu Ác trước, khi đã trở nên bậc Thánh, nếu tiến các nấc thang tiến hóa cao hơn, họ tránh toàn bộ các dạng Nghiệp.
@thanhbinhnguyen5127 Жыл бұрын
Nó bị ung thư hành hạ do uống rượu nhiều quá ....ra đường quen vượt đèn đỏ và hay ngó lung tung khi đi .....nên bị xe đụng chết >hết bị đau đớn vì ung thư mà được giải thoát.Vậy hành vi vượt đèn đỏ và ko chú ý là nghiệp tốt😅
@eric_victor14511 ай бұрын
Mình tuy ko nghiên cứu về Phật giáo nguyên thủy nhưng theo mình thì ý của tác giả bài viết là những nghiệp tốt khi hưởng đến một lúc nào đó rồi cũng sẽ hết. Tất nhiên nếu bạn cứ kiên trì làm việc tốt thì sẽ vẫn hưởng những điều tốt đẹp, nhưng liệu bạn có dám chắc mình sẽ kiên trì mãi như vậy ko ? Cứ mỗi khi chúng ta đầu thai sang 1 kiếp sống khác là lại quên hết ký ức ở kiếp trước. Do đó để làm người tốt vĩnh viễn là điều bất khả thi. Chính vì vậy mục tiêu sau cùng mà Đức Phật muốn chúng sinh đạt được là giải thoát khỏi vòng luân hồi, để ko còn lo sợ bị ảnh hưởng bởi thiện nghiệp hay ác nghiệp nữa ^^ Nếu mình nói có gì sai sót mong bạn chỉ giáo nhé. Hoan hỉ .
@trantuannguyen421510 ай бұрын
Câu hỏi của bạn rất đáng để hỏi. Bởi vì khi khi yêu thích điều tốt đồng nghĩa là chán ghét hay ghê sợ điều xấu (nếu cho một thứ là tốt thì ắt phải coi thứ khác là xấu. Vậy thì đâu có hết khổ?). Như vậy dù thanh cao như Phạm Thiên ở cõi trời thì cũng còn tâm phân biệt chán ghét. Hơn nữa, ở cõi trời hay cõi Cực lạc sung sung sưỡng quá lại khó tu và dễ bị nhiễm tham dục, tham ái… (tham cái tốt cũng là tham) nên nào ai biết kiếp sau lại luân hồi vào cõi lành hay dữ? Chính vì vậy Đức Phật mới nói rằng được sinh ra ở kiếp người là cơ hội tốt nhất để tu thành Phật. Bản thân Đức Phật Thích Ca đã tu không biết bao đời kiếp mà đến kiếp cuối cùng vẫn phải trả nốt những nghiệp xấu từ đời trước. Khi thành Phật trên thế gian rồi thì vẫn còn phải chịu 1 cái khổ cuối cùng về thân bao gồm là đói, khát đau ốm bệnh… và chết. Nhưng vì Đức Phật là bậc giác ngộ, không còn phân biệt tốt xấu nữa, mọi hành động hay tư duy của Người đều tuỳ thuận theo tự nhiên, kể cả sự chết nên ngài không tạo nghiệp (tốt hay xấu) nữa. Khi Đức Phật qua đời thì chính thức thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử.
@john0ldman.10 ай бұрын
@@trantuannguyen4215 rất hay
@haihuynh6054 ай бұрын
Mục Kiền Liên yếu. Yama đụng Markandeya->Shiva gít. Diêm Vương đụng khỉ->Tôn Ngộ Không tới địa ngục xử. Cô Ngân nữa
@lytuandat Жыл бұрын
Anatman nên dịch là Vô Ngã (không có cái ta riêng) hay Phi Ngã (phủ nhận cái Ngã bất biến). Bởi nếu không có Ngã, thì cái gì luân hồi ? Không có ngã, vậy tại sao ta trong kiếp này lại chịu quả báo của kiếp trước? Không có ngã thì làm gì có chuyện có vay có nợ? Vd: 10' trước thì tôi là con người khác vs bây giờ. Giả định tôi mượn tiền của Spider rum đã qua 10', vậy tôi của hiện tại đâu có nợ gì ai, vì tôi của hiện tại khác tôi 10' trước => vậy nghiệp báo bám vào cái gì để hoạt động lên kiếp sau của mỗi người ?
@windgiagia Жыл бұрын
Thật ra trong video/bài nói là không có ngã trường tồn bất diệt, tức là phủ nhận cái trường tồn thôi nè.
@lytuandat Жыл бұрын
@@windgiagia Vậy Anatta hay Anatman phải dịch đúng là Phi Ngã. Nhưng nếu vậy thì có vẻ tính chất của Anatman rất giống với Brahman. Vậy cải tột đỉnh giải thoát của Buddhism nào có khác chi với Hinduism.
@windgiagia Жыл бұрын
@@lytuandat trong hinduism thì atman và braman có cùng tính chất. Nhưng cũng tùy vào các nhánh phái khác nhau, nhất nguyên hay nhị nguyên, mà có lý giải khác nhau về giới hạn của atman. Nhất nguyên sẽ cho rằng atman hoàn toàn trùng khớp, tức là braman là impersonal, giải thoát là chỉ cần tách atman ra khỏi nghiệp là đủ. Còn nhị nguyên thì atman dù cùng tính chất thần thánh đấy nhưng vì braman là personal luôn có vị thế cao hơn, atman dù đã giải thoát cũng không bao giờ là 1 trùng khớp hoàn toàn với braman đc cả. Còn trong Phật giáo, vì phủ nhận atman theo cái nghĩa là có tính chất thần thánh trường tồn bất diệt, atman chỉ là ngũ uẩn do duyên hợp thành rồi sẽ tan rã. Giải thoát trong Hinduism là tìm về tính chất thần thánh của atman, còn trong Phật giáo là hiểu được tính chất không thần thánh, không trường tồn của atman, tức là anatman. Vậy nên dù là cùng thoát ra khỏi nghiệp và vòng sinh tử luân hồi, nhưng cách hiểu về atman khác nhau nên phương thức dẫn tới giải thoát cũng khác nhau. Còn tại vì thuật ngữ trong tiếng Việt hay dùng là Vô Ngã rồi nên mình cứ dùng thôi, quan trọng là nội hàm nó là gì. Nhưng mình cũng hiểu Phi Ngã là hợp lý.
@lytuandat Жыл бұрын
@@windgiagia Vậy có vẻ Brahman của Hinduism nó gần với thuyết panentheism (Toàn Thần) khi tính chất vừa là nội tại lẫn siêu việt hơn Atman. Tôi bắt đầu hiểu lý do tại sao Theraveda cho Mahayana là ngoại Đạo, vì khái niệm Phật Tánh khá là giống với Brahman.
@windgiagia Жыл бұрын
@@lytuandat nói đúng hơn thì phật tính trong đại thừa giống với atman nhiều hơn là braman theo nghĩa thông thường. Tức là đáng nhẽ vô ngã là trong con người không có 1 tính chất gì là thường hằng cả thì giờ lại nói trong chúng sinh có 1 cái bản chất gọi là phật tính. Đấy là phần mà Theravada hay nhắm vào nhất. Cơ mà Mahayana cũng có lý giải riêng chứ người ta cũng ko có thừa nhận phật tính giống vs atman. Phần lớn các nhánh đại thừa chỉ thừa nhận phật tính là khả năng giác ngộ tiềm ẩn của chúng sinh thôi, tức là mọi người đều có cơ hội công bằng trên cương vị giải thoát. Nữa là atman là tách ra từ braman (theo Hindu) còn phật tính không tách ra từ đâu cả. Thế nên cũng không thể nói phật tính là một atman được. Tương đồng thì có. Đấy là tôi nói khái quát thôi chứ còn bản thân đại thừa cũng rất đa dạng, mỗi người mỗi ý. 2 bên đại thừa vs nguyên thủy chỉ trích nhau cũng hơn 2k năm rồi, bên nào cũng có cách giải thích hợp lý hết thôi. Còn cá nhân mn thấy cái nào hợp lý hơn thì chọn thôi.
@Vuondiadang269 Жыл бұрын
Một số người hỏi : “Tại sao Thượng Ðế vô cùng quyền năng lại tạo ra nhiều đau khổ như thế?” Thực sự, Thượng Ðế không tạo ra đau khổ; chính con người đã tạo ra tất cả những điều này. Thượng đế tạo những định luật để phát triển và tiến hóa. Bản chất những định luật không thiện không ác. Từ thuở ban sơ, Ngài ban cho mỗi con người một linh hồn trong sáng và một trí tuệ với ý chí tự do suy nghĩ chứ ko điều khiển con người như điều khiển robot. Thiện hay ác là do con người chọn lựa. Cũng từ những định luật , nếu con người biết hướng thiện thì con người tạo ra cái thiện, cái đẹp. Ngược lại nếu con người hướng ác thì tạo ra cái xấu ác. Thượng Ðế chỉ tạo ra vẻ đẹp. Thượng Ðế tạo ra bông hoa cho chúng ta ngắm. Tạo ra hoa màu, thảo mộc, cây cỏ làm lương thực , thuốc chữa bịnh cho chúng ta. Tạo ra sông suối tắm mát và cung cấp sự sống. Tạo ra núi đồi ..... Ngài tạo ra mặt trời để sưởi ấm chúng ta, chiếu sáng thế giới này. Ngài làm ra mưa để mùa màng thêm mầu mỡ. Thượng Ðế không bao giờ tạo ra những thứ phá hoại. Chính loài người đã tạo ra những điều xấu ác phá hoại quả địa cầu . Chính con người không biết tin vào Chân lý Thiện để làm lành tránh dữ mà đi theo điều ác để tạo nghiệp ác và từ nghiệp ác mà tạo ra từ trường xấu ác cho quả địa cầu. Và cũng Chính từ trường xấu ác mà vào thời mạt thế này con người phải chứng kiến biết bao điều đau khổ, bệnh tật, nghèo đói, tai ương , chiến tranh... Chính chúng ta cũng không đủ chuyên tâm truyền bá chân lý, phổ biến thông điệp của tình thương, bố thí, chịu đựng, kiên nhẫn và lòng bác ái cho người khác nghe. khi chúng ta hiểu được lý do của sự đau khổ, chúng ta có thể thay đổi. Chỉ khi không hiểu, chúng ta mới tiếp tục. Muốn thân tâm được thanh tịnh trong sạch, chúng ta nên biết luật công bằng nhân quả của Thượng Ðế để biết sống làm lành tránh dữ. Nếu chúng ta sống luôn luôn biết học hỏi chân lý thiện và luôn hướng thiện , làm thiện tránh ác thì trí huệ chúng ta ngày càng được minh mẫn và trở nên ‘giống như Thượng Ðế’, bởi vì thượng đế tạo ra con người từ hình dáng của Ngài. sưu tầm …. Đức Chúa Trời (hay dân gian chúng ta gọi là Ông Trời) Trời dù yêu thương loài người, Ngài có quyền năng nhưng Ngài không muốn dùng quyền năng Ngài để xóa tội cho loài người bởi vì Chúa Trời là Đấng yêu thương và công bằng. Ngài tôn trọng luật công bằng nhân quả của của vũ trụ . Chính vì vũ trụ có luật công bằng nên khi Chúa Trời muốn cứu giải tội lỗi của con người , Chúa phải hy sinh Chúa Jesus ( đồng bản thể của Đức Chúa Trời) giáng sanh trong thân xác một con người thế gian tên là Đức Jesus để chết đau đớn, đổ máu trên thập tự để cứu chuộc tội lỗi của loài người . Đó là ý nghĩa cứu độ đầy lòng yêu thương của Thiên Chúa và ơn cứu độ là một ân sủng vô cùng quý giá mà Cha Trời ban cho nhân loại, nên những con người được ơn cứu độ là những con người phải có niềm tin và biết ơn vào Đấng cứu thế, sự cứu chuộc của Đức Chúa Jesus, biết thức tỉnh, ăn năn hối lỗi về tội lỗi của mình. Tuy nhiên, ơn cứu chuộc không phải để con người dựa dẫm, lợi dụng. Tu sửa và hướng thiện là điều mà con người phải phấn đấu. Ơn cứu chuộc là ơn để giúp con người chấm dứt tội lỗi , nghiệp chướng trong thế gian này để về một cõi mà ko còn nợ nầng đau khổ nữa. Cũng vì loài người chúng ta hôm nay, vào thời mạt thế này tội lỗi, nghiệp chướng quá nặng nên chúng ta rất cần ơn cứu độ của Đấng Cứu Thế. Cuộc sống này luôn có 2 mặt thiện và ác. Đấng tạo hóa ban cho con người sự tự do suy nghĩ, cho nên Thiện hay ác, lành hay dữ đều do con người chọn lựa. Sưu tầm ….
@chithien46011 ай бұрын
Ok bạn. Tldr.
@-nomocp-15611 ай бұрын
Chúa Trời hay Thượng Đế như bạn đề cập không tạo ra thứ gì cả, chỉ là một chúng sinh được sinh ra tại cõi này trước các chúng sinh khác thôi. Và họ cũng không có quyền ban phát các định luật hay trừng phạt một hay nhiều các chúng sinh hữu tình nào khác. Tuy nhiên không thể phủ nhận họ có phước đức rất lớn.
@GoodnessInEachOfUs11 ай бұрын
Cảm ơn bạn , vậy cho tôi hỏi thiên tai bão lũ là do ma quỷ hay do nó tự có, chúa không tạo ra vậy ?
@taric-amanofculture7641 Жыл бұрын
Không liên quan nhưng cho mình hỏi làm thế nào để tìm kiếm những video phù hợp với chủ đề mình nói giống như kênh Spiderum vậy ạ ?
@trongleuc109211 ай бұрын
sai nhé. nghiệp không phải là thứ giữ chúng ta luân hồi, mê lầm của Tâm mới là nguyên nhân khiến chúng ta luân hồi. ví như là Đức Phật dù đã chứng quả vị Phật nhưng vẫn chịu nghiệp đấy thôi
@HaiVu-fh9dv11 ай бұрын
Ủa là sao z 😂 chẳng phải nghiệp là thứ dẫn ta đi trong luân hồi à
@trongleuc109211 ай бұрын
@@HaiVu-fh9dv không bạn nhé, Vạn pháp duy tâm tạo
@windgiagia11 ай бұрын
Khi đã giác ngộ thì sẽ không tạo ra thêm nghiệp nữa nhưng nghiệp cũ vẫn còn và sẽ trả cho đến khi hết kiếp đó. Đức Phật hay các a la hán cũng vậy. Đến khi chết ở kiếp đó thì là không còn nghiệp nào nữa rồi.
@trongleuc109211 ай бұрын
@@windgiagia một đời có thể trả hết nghiệp của vô lượng kiếp không bạn?
@windgiagia11 ай бұрын
@@trongleuc1092 không phải tất cả các nghiệp đều phải trả (vì nhân còn cần duyên mới thành quả) và còn là quá trình chuyển hóa nghiệp nữa. Người giác ngộ sẽ chỉ chịu tác động của nghiệp cũ cho đến khi đạt vô dư niết bàn mà thôi. Số nhân còn lại sẽ dừng ở đấy không phát triển thành quả nữa.
@LazyLee295 Жыл бұрын
dạo này nhện làm nhiều về phật giáo thế
@tuantunguyen4915 Жыл бұрын
Có thể hiệu ứng phim "Tết ở làng địa ngục"
@LazyLee295 Жыл бұрын
@@tuantunguyen4915 phim đó đang chiếu hả ông, tôi bỏ coi rạp từ năm 2020 🤣
@lam2204 Жыл бұрын
Theo thầy Thích Thông Lạc thì Phật giáo Đại Thừa chịu sự ảnh hưởng của Bà La Môn và xem là Bà La Môn - Ấn Độ giáo trá hình.
@vanluu4272 Жыл бұрын
Không thể gọi là trá hình, phật giáo mang tính cải cách và tiến bộ hơn bà la môn giáo
@lineznguyen4747 Жыл бұрын
ban đầu thì bà la môn chả là đạo mạnh nhất ở Ấn, Đạo Phật có thể cũng sẽ học hỏi cái hay của Bà La Môn, rồi phát triển thêm, mình không rõ về đạo Bà La Môn lắm, nhưng mình luôn tin đạo Phật vì là đạo duy nhất giải thích và tuân theo Nhân Quả, vì Nhân Mà có Quả, cái này luôn luôn đúng
@hopnhacx5130 Жыл бұрын
@@vanluu4272 ý của bạn ấy là phật giáo phát triển chứ k phải phật giáo nguyên thuỷ