No video

Nhị Tổ Pháp Loa | ĐĐ. THÍCH TRÚC THÁI ĐẠT

  Рет қаралды 237

TRÚC LÂM HỒNG NGỰ

TRÚC LÂM HỒNG NGỰ

Күн бұрын

- Thiền Viện Trúc Lâm Hồng Ngự là Thiền Viện tu tập theo đường lối Trúc Lâm Yên Tử, một dòng Thiền Việt Nam do Phật Hoàng Trần Nhân Tông dựng lập, đã được Hòa Thượng Thích Thanh Từ khôi phục và lấy đó làm cương lĩnh dựng lập Tông phong.
- Việc Hoà Thượng Trúc Lâm khôi phục Thiền tông Việt Nam, khôi phục Thiền tông đời Trần, đã mang lại cho người con Phật Việt Nam niềm tin, sức sống và niềm tự hào dân tộc.
- Địa chỉ: đường Ngô Quyền, khóm Thượng 2, thị trấn Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp
- Thầy Trụ Trì: Thượng Toạ.THÍCH TRÚC THÔNG KIÊN
- Thầy Phó Trụ Trì: Đại Đức. THÍCH TRÚC THÁI ĐẠT. Sđt: 0797.443279.

Пікірлер: 20
@user-qv1yo3qe1q
@user-qv1yo3qe1q Ай бұрын
Dhammacakkappavattanasutta - Bài Kinh Chuyển Pháp Luân : ( đoạn 2 ) : Namo tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa. Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Đức Thế Tôn ấy, Đức A Ra Hán, Đức Phật Chánh Đẳng Giác. 8. Idaṃ dukkhaṃ ariyasacca’nti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi. ‘Taṃ kho panidaṃ dukkhaṃ ariyasaccaṃ pariññeyya’nti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi. ‘Taṃ kho panidaṃ dukkhaṃ ariyasaccaṃ pariññāta’nti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi. ( " Đây là Thánh đế về khổ ", này các tỳ-khưu, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe (khiến) nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh. ‘Lại nữa, đây là Thánh đế về khổ ấy cần được thấu triệt/biến tri’, này các tỳ-khưu, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe (khiến) nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh. ‘Lại nữa, đây là Thánh đế về khổ ấy đã được thấu triệt/biến tri’, này các tỳ-khưu, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe (khiến) nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh. ) Ñāṇa: saccañāṇa (sự thật trí), kiccañāṇa (tác dụng trí), và katañāṇa (tác thành trí) 9. Idaṃ dukkhasamudayaṃ ariyasacca’nti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi. ‘Taṃ kho panidaṃ dukkhasamudayaṃ ariyasaccaṃ pahātabba’nti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi. ‘Taṃ kho panidaṃ dukkhasamudayaṃ ariyasaccaṃ pahīna’nti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi. ( " Đây là Thánh đế về nhân sanh khổ ", này các tỳ-khưu, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe (khiến) nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh. ‘Lại nữa, đây là Thánh đế về nhân sanh khổ ấy cần được đoạn trừ’, này các tỳ-khưu, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe (khiến) nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh. ‘Lại nữa, đây là Thánh đế về nhân sanh khổ ấy đã được đoạn trừ’, này các tỳ-khưu, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe (khiến) nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh.) 10. ‘Idaṃ dukkhanirodhaṃ ariyasacca’nti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi. ‘Taṃ kho panidaṃ dukkhanirodhaṃ ariyasaccaṃ sacchikātabba’nti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi. ‘Taṃ kho panidaṃ dukkhanirodhaṃ ariyasaccaṃ sacchikata’nti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi. ( " Đây là Thánh đế về sự diệt khổ ", này các tỳ-khưu, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe (khiến) nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh. ‘Lại nữa, đây là Thánh đế về sự diệt khổ ấy cần được chứng đạt/ngộ’, này các tỳ-khưu, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe (khiến) nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh. ‘Lại nữa, đây là Thánh đế về sự diệt khổ ấy đã được chứng đạt/ngộ’, này các tỳ-khưu, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe (khiến) nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh. ) 11. ‘Idaṃ dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasacca’nti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi. ‘Taṃ kho panidaṃ dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasaccaṃ bhāvetabba’nti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi. ‘Taṃ kho panidaṃ dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasaccaṃ bhāvita’nti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi. ( " Đây là Thánh đế về phương pháp dẫn đến sự diệt khổ " , này các tỳ-khưu, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe (khiến) nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh. ‘Lại nữa, đây là Thánh đế về phương pháp dẫn đến sự diệt khổ ấy cần được tu tập/thực hành’, này các tỳ-khưu, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe (khiến) nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh. ‘Lại nữa, đây là Thánh đế về phương pháp dẫn đến sự diệt khổ ấy đã được tu tập/thực hành’, này các tỳ-khưu, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe (khiến) nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh.) 12. ‘Yāvakīvañca me, bhikkhave, imesu catūsu ariyasaccesu evaṃ tiparivaṭṭaṃ dvādasākāraṃ yathābhūtaṃ ñāṇadassanaṃ na suvisuddhaṃ ahosi, neva tāvāhaṃ, bhikkhave, sadevake loke samārake sabrahmake sassamaṇa-brāhmaṇiyā pajāya sadevamanussāya ‘anuttaraṃ sammāsambodhiṃ abhisambuddho’ti paccaññāsiṃ. ( Này các tỳ-khưu, chừng nào tri kiến như thật về ba luân, mười hai trạng thái trong Bốn đế này của Ta chưa được khéo thanh tịnh; chừng/khi ấy, này các tỳ-khưu, ta không tuyên bố/nói rằng: ‘Đã chánh giác vô thượng chánh đẳng giác’ trong thế giới gồm cả Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, với các sa-môn và bà-la-môn, và với chư Thiên và nhân loại. ) 13. ‘Yato ca kho me, bhikkhave, imesu catūsu ariyasaccesu evaṃ tiparivaṭṭaṃ dvādasākāraṃ yathābhūtaṃ ñāṇadassanaṃ suvisuddhaṃ ahosi, athāhaṃ, bhikkhave, sadevake loke samārake sabrahmake sassamaṇabrāhmaṇiyā pajāya sadevamanussāya ‘anuttaraṃ sammāsambodhiṃ abhisambuddho’ti paccaññāsiṃ. Ñāṇañca pana me dassanaṃ udapādi - ‘akuppā me vimutti, ayamantimā jāti, natthidāni punabbhavo’’ti. Idamavoca bhagavā. Attamanā pañcavaggiyā bhikkhū bhagavato bhāsitaṃ abhinandunti. ( Này các tỳ-khưu, chừng nào tri kiến như thật về ba luân, mười hai trạng thái trong Bốn đế này của Ta được khéo thanh tịnh; khi ấy, này các tỳ-khưu, ta tuyên bố/nói rằng: ‘Đã chánh giác vô thượng chánh đẳng giác’ trong thế giới gồm cả Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, với các sa-môn và bà-la-môn, và với chư Thiên và nhân loại. Hơn nữa, tri kiến đã khởi sanh cho ta: ‘Có sự giải thoát bất động cho ta, đây là sự sanh cuối cùng, giờ đây không còn tái sanh nữa’. Thế Tôn đã nói lên điều này. Nhóm năm vị tỳ-khưu được hài lòng, hoan hỷ lời dạy của Thế Tôn. ) 14. Imasmiñca pana veyyākaraṇasmiṃ bhaññamāne āyasmato koṇḍaññassa virajaṃ vītamalaṃ dhammacakkhuṃ udapādi - ‘yaṃ kiñci samudayadhammaṃ, sabbaṃ taṃ nirodhadhamma’nti. ( Lại nữa, khi lời dạy này đang nói ra, pháp nhãn hoàn hảo vô cấu đã khởi sanh cho tôn giả Koṇḍañña như vầy : " Bất cứ cái gì là sanh/tập pháp, tất cả cái ấy là diệt pháp. " ) .......
@user-qv1yo3qe1q
@user-qv1yo3qe1q Ай бұрын
Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ( Mỗi người hãy tự mình thấp đuốc lên mà đi, hãy tự làm hòn đảo cho chính mình. Tin chắc rằng : Phật, Pháp, Tăng là thường trụ, Phật luôn ở trạng thái Niết Bàn “ tuyệt đối “; Phật giác ngộ là tự mình, do trí “ vô sư, chứ không hải trí hữu sư “; Phật quan sát và nhìn cuộc đời, sự vận hành của tất cả các Pháp mà giác ngộ vì “ tất cả các Pháp đều là Phật Pháp “, “ Như Lai là nghĩa các Pháp như như “; “ Tất cả chúng sinh dù hữu tình hay vô tình đều có Phật tánh “; “ Tất cả các Pháp đều vận hành theo lý “ Duyên sinh “, “ Nhân qủa “, “ Phước nghiệp “……; Khi chiêm ngưỡng tượng Phật, Chúng ta cố gắng thường hình dung Đức Phật đản sanh ở Ca Tỳ La Vệ, Phật thành đạo ở Bồ Đề Đạo Tràng, Phật thuyết pháp ở Ba La Nại và Phật nhập diệt ở Câu Thi Na; đó chính là 04 động tâm, tức 04 điểm kích động tâm chúng ta, tác động căn lành chúng ta khiến chúng ta phát tâm đến với Phật. Nếu chúng ta không phát được tâm Bồ đề, đương nhiên không thể đến với Phật, không thể hiểu Phật và không thấy Phật ). Nam Mô Thường Tịch Quang Độ Thanh Tịnh Diệu Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na Phật. Nam Mô Thập Đại Thị Giả, Tôn Giả, Thập Tam Đại Tỳ Kheo Ni, Một Ngàn Hai Trăm Năm Mươi Năm Vị Tôn Giả, Trưởng Lão, Đại Đức, Sáu Ngàn Vị Sa Di Ni, Hòa Thượng, Ni Trưởng, Sư, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Thức Xoa Ma Na, Sa Di, Sa Di Ni, Tứ Chúng, Tinh Xá, Đạo Tràng, Tăng Đoàn Của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Tăng Đoàn Của Các Đức Phật Khác Trong Ba Thời Qúa Khứ, Hiện Tại, Vị Lai. Nam Mô Thuyết Pháp Đệ Nhất Phú Lâu Na Ni Đa La Ni Tử ( Purnamaitrayaniputra - Punnamantaniputta ) Tôn Giả. Nam Mô Trì Giới Đệ Nhất Ưu Bà Ly ( Upali ) Tôn Giả. + Chúng con xin nguyện : “ Lấy Giới Luật Làm Thầy - Nghiêm Trì Giới Luật “ Nam Mô Giải Không Đệ Nhất Tu Bồ Đề ( Subhuti ) Tôn Giả. + Chúng con cố gắng giữ cho Thân, Khẩu, Ý được thanh tịnh, tỉnh thức trong từng sát na, hơi thở. Nam Mô Luận Nghị ( Hùng Biện ) Đệ Nhất Đại Ca Chiên Diên ( Mahā Kaccāna, Maha Kaccayana, Katyayana ) Tôn Giả. Nam Mô Phúc Lành Đầu Tiên ( s, p : Piṇḍola - Bharadvāja, 賓頭盧頗羅墮 ), Phúc Điền Đệ Nhất ) Tân Đầu Lô Phả La Đọa Xà ( Tân Đầu Lô Phả La Đọa Thệ ( 賓頭盧頗羅墮誓 ), Phả La Đọa ( s : Bharadvāja, 頗羅墮 ), Tân Đầu Lô ( 賓頭盧 ) hay Tân Đầu ( 賓頭 ); Trường Mi Tăng ( 長眉僧 ) hay Trường Mi Sa Môn ( 長眉沙門 ) ). Nam Mô Thần Thông Đệ Nhất Đại Mục Kiền Liên ( Mahà Moggallàna ) Tôn Giả. Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên ( Mahà Moggallàna ) Bồ Tát. ( ……Dù Cha ra sao vẫn luôn là đấng sinh thành - Dù Mẹ làm sao cũng luôn mang nặng đẻ đau ……). Nam Mô Pháp : Nhất tâm đảnh lễ : Chúng con nguyện y giáo phụng hành : Nam Mô Tăng. Nam Mô Phật. Nam Mô Pháp. Nam Mô Tăng. …… “ Hương các loại hoa thơm, Không ngược bay chiều gió, Nhưng hương người đức hạnh, Ngược gió khắp tung bay. Chỉ có bậc chân nhân, Tỏa khắp mọi phương trời. “ “ Hoa chiên đàn, già la; Hoa sen, hoa vũ quý; Giữa những hương hoa ấy; Giới hương là vô thượng “ “ Ít giá trị hương này; Hương già la, chiên đàn; Chỉ hương người đức hạnh; Tối thượng tỏa Thiên giới.” …… + Thập Đại Thị Giả, Tôn Giả ( Xá Lợi Phất - Sāriputra - Trí Huệ Đệ Nhất; Ma Ha Ca Diếp - Mahākāśyapa - Đầu Đà ( Khổ Hạnh ) Đệ Nhất; Mục Kiền Liên - Mahāmaudgalyāyana - Thần Thông Đệ Nhất; Phú Lâu Na - Pūrṇa - Thuyết Pháp Đệ Nhất; Tu Bồ Đề - Subhūti - Giải Không Đệ Nhất; La Hầu La - Rāhula - Mật Hạnh Đệ Nhất; A Nan Đà - Ānanda - Đa Văn Đệ Nhất; Ưu Bà Li - Upāli - Giới Luật Đệ Nhất; A Na Luật - Aniruddha - Thiên Nhãn Đệ Nhất; Ca Chiên Diên - Katyāyana - Luận Nghĩa Đệ Nhất ); Một Ngàn Hai Trăm Năm Mươi Năm Vị Tôn Giả, Đại Đức, Tỷ Kheo, Tỷ Kheo Ni, Sa Di, Sa Di Ni. + Chúng Tỷ Kheo Ni : Thập Tam Đại Tỳ Kheo Ni ( Màhàpàjapati Gotamì - Tối Thắng Đệ Nhất; Khemà - Đại trí tuệ, tối thằng; Uppalavannà - Đầy đủ thần thông, tối thắng; Patàcàrà - Trì Luật, tối thắng; Dhammadinnà - Thuyết Pháp, tối thắng; Nandà - Tu Thiền, tối thắng; Sonà - Tinh cần tinh tấn, tối thắng; Sakulà - Thiên nhãn, tối thắng; Bhaddà Kundalakesà - Có thắng trí mau lẹ, tối thắng; Bhaddà Kapilànì - Nhớ đến các thời quá khứ, tối thắng; Bhaddà Kaccana - Đã chứng đạt đại thắng trí, tối thắng; Kisàgotami - Mang thô y, tối thắng; Sigalàmàtà - Đầy đủ tin thắng giải, tối thắng ) và Các Vị ( Cố ) Ni Sư Trưởng, Ni Sư, Sư Cô. + Nhị Thập Chúng Tỷ Kheo ( 20 vị ) : Ba Ca Ly: Tín tâm đệ nhất - Bà Kỳ Sa: Thí tài đệ nhất - Bạc Câu La: Không bệnh đệ nhất - Ca Ly Hào Đà Tử Bạt Đề: Tánh quý đệ nhất - Ca Lưu Đà Di: Giao tế đệ nhất - Câu Hy La: Bác giải đệ nhất - Chu Ly Bàn Đà Già: Giải thoát đệ nhất - Câu Sát Đà Na: Hạnh vận đệ nhất - Kiếp Tân Na: Giáo hội Tỳ kheo đệ nhất - Kiều Trần Như: Pháp lạp đệ nhất - La Cưu Sất Ca Bạt Đề: Mỹ ngôn đệ nhất - Ly Bà Đa: Thiền định đệ nhất - Ma Ha Bàn Đề: Vô trưởng đệ nhất - Nan Đà Ca: Giáo hội ni chúng đệ nhất - Tần Đầu Lô: Sư hống đệ nhất - Tô Na Khảo Lỵ Tỳ Sa: Tinh tấn đệ nhất - Tư Bá Ly: Sở đắc đệ nhất - Ưu Lâu Tần La Ca Diếp: Lãnh chúng đệ nhất - Ưu Bà Ly: Ký ức đệ nhất - Văn Nhị Bách Ức: Mỹ âm đệ nhất. + Lục Chúng Ưu Bà Tắc ( 6 vị ) : Chất Đa: Thuyết pháp đệ nhất - Kỳ Bà: Y bộ đệ nhất - Nan Cưu La: Tín thất đệ nhất - Tu Đạt: Bố thí đệ nhất - Tu La Am Bà Đa: Bất hại tín tâm đệ nhất - Úc Ca: Cúng dường đệ nhất. + Ngũ Chúng Ưu Bà Di ( 5 vị ) : Ca Đế Nhỉ: Tín ngưỡng kiên cố đệ nhất - Ca Ly: Truyền Tam bảo đệ nhất - Tu Bỉ Đa: Khán bệnh đệ nhất - Tỳ Xá Khư: Bố thí đệ nhất - Uất Đa La: Đa văn đệ nhất. + Bát Đệ Tử Đặc Thù Của Đức Phật ( 8 vị ) : Chu Ly Bàn Đà Già ( Suddhi panthaka, Cung Thác Bán Ca ) - Kiều Trần Như - Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp ( Urivilia Kasyapa ) - Văn Nhị Bách Ức ( Nhị Thông Ức Nhĩ ) - Ma Ha Ba Xà Ba Đề - Liên Hoa Sắc - Cư Sĩ Tu Đạt ( Cấp Cô Độc ) - Ưu Bà Di Tỳ Xá Khư. ( Vasàkhà, Lộc Mẫu, Vợ Của Trưởng Giả Tu Đạt ). ......
@user-qv1yo3qe1q
@user-qv1yo3qe1q Ай бұрын
Phật Pháp và Cuộc Sống : ( đoạn 5 ) : 12 / Cầu nguyện và linh ứng có mâu thuẫn với nhân quả ? Nhân quả là giáo lý căn bản của Phật giáo. Tuy nhiên, thuyết Nhân quả của Phật giáo vô cùng sâu sắc, khác biệt rất nhiều so với khái niệm Nhân quả của các triết thuyết khác, đó chính là Nhân - duyên - quả. Từ nhân đến quả chịu sự chi phối mãnh liệt của các duyên ( nhân phụ ). Trong một tiến trình Nhân - duyên - quả, thì mỗi thành tố nhân, duyên, quả lại đóng vai trò nhân, duyên, quả cho các tiến trình Nhân - duyên - quả khác. Tất cả đều vận hành, hỗ trợ hay tiêu trừ lẫn nhau tạo thành một chuỗi tương tác trùng điệp, vô cùng vô tận, xuyên suốt quá khứ, hiện tại và vị lai. Chúng ta chỉ biết về những cấu trúc Nhân quả đơn tuyến ( nhãn tiền ), còn quy luật vận hành và tương tác của tiến trình Nhân - duyên - quả vốn đa tuyến, cực kỳ vi tế và sâu nhiệm, đến nỗi chỉ có trí tuệ của chư Phật, Bồ Tát mới biết hết. Tất cả chúng sinh đều bị chi phối bởi quy luật Nhân - duyên - quả. Biểu hiện cụ thể của mỗi phút giây đời sống này ( về biệt nghiệp - cá nhân cũng như cộng nghiệp - tập thể ) chính là trình hiện chân thật nhất của Nhân - duyên - quả. Chư Phật, Bồ Tát có thị hiện độ sinh cũng thuận hợp với quy luật này, không thể khác. Vậy sự cầu nguyện và linh ứng trong Phật giáo thỉnh thoảng vẫn xảy ra, có “ sai sai ” không ? Trước hết, sự cầu nguyện và linh ứng chỉ xảy ra với một số người, không phải là tất cả. Đang lúc nguy cấp hay bế tắc, chúng ta nhất tâm cầu nguyện để mong được sự trợ duyên. Người cầu nguyện phát khởi những niệm lành như kính tin Tam bảo mãnh liệt, tuyệt đối tin tưởng vào oai lực của chư Phật, nguyện làm những việc thiện lành v.v... Nhờ thiện tâm khởi lên đúng lúc mà thiện nghiệp được hình thành, cùng tương tác vào Nhân - duyên - quả đang tới gần, đang dần hiện hữu. Trong một số trường hợp người còn phước đức thì duyên mới tạo ra này đã chi phối mạnh mẽ làm cho quả xấu bị lệch hướng, họa lớn thành hại nhỏ, được cứu nguy trong gang tấc. Sự trợ duyên này nhiều người tin rằng đó là oai lực của chư Phật, Bồ Tát gia hộ. Kỳ thực thì năng lực và phương tiện độ sinh của chư Phật, Bồ Tát vốn không thể nghĩ bàn. Có khi nào chúng ta suy ngẫm rằng, có những việc không ai cầu nhưng các Ngài vẫn cứu ? Nên không thể dùng khả năng nhận thức phàm phu mà suy lường về việc cứu độ. Chúng ta chỉ có niềm tin về năng lực gia hộ và cứu độ của các Ngài ( Mười thần lực của Như Lai ) mà thôi, song nếu có thì đó vẫn là Tăng thượng duyên của tiến trình Nhân - duyên - quả, không hề có gì “ sai sai ” ở đây cả. Những chuyện như “ bé đi lạc, người nhà niệm Bồ Tát Quan Thế Âm thì tìm được bé ” ( và một số chuyện linh ứng khác ) là chuyện thật, người trong cuộc đã trải nghiệm và tin vào sự linh ứng là có thật, không ai có thể làm lay chuyển niềm tin của họ. Còn chúng ta, người ngoài cuộc hay người đã từng cầu mà không ứng nên chưa tin hoặc không tin là điều bình thường. Thành ra, người học Phật nếu quán chiếu sâu sắc về Nhân quả sẽ nghiệm ra rằng, được “ Bồ Tát cứu giúp ” hay do “ nghiệp duyên ” tuy hai mà một, vẫn không ngoài Nhân - duyên - quả. 13 / Ăn chay, nấu mặn có mắc tội không ? Mục đích của việc ăn chay để nâng cao sức khỏe, phòng tránh bệnh tật, nuôi dưỡng lòng từ bi và tránh xa sự sát sinh. Nên khi bạn ăn chay mà phải nấu mặn, để không mắc tội bạn cần mua thực phẩm đã làm sẵn, không được giết hại. Mặt khác, bạn nên khéo léo thiết kế các món ăn thuần rau củ quả nhiều hơn, giảm bớt một số món mặn, như thế vừa tốt cho sức khỏe cả nhà, vừa tiện lợi cho việc nấu nướng của bạn. Hiện có khá nhiều gia đình chưa hội đủ thuận duyên để vợ chồng con cái cùng ăn chay nên khi người vợ ăn chay vẫn phải đi chợ và nấu đồ ăn mặn cho gia đình. Thiển nghĩ, đây cũng là chuyện bình thường. Vì gia đình là trên hết, lo cho gia đình êm ấm, đầy đủ mới là điều quan trọng nhất. Bạn hãy chăm sóc gia đình bằng tất cả tấm lòng. Kham nhẫn tất cả vì hạnh phúc gia đình. Tìm cách chuyển hóa cả nhà cùng ăn chay với bạn vào những ngày chay. Phật giáo khuyến khích tín đồ mỗi tháng ăn chay ít nhất là hai ngày, nhiều hơn ( bốn ngày ) thì càng tốt. Mục tiêu này bạn cần lập ra cho cả nhà phấn đấu. Khi có được sự trợ duyên đồng thuận của cả nhà thì bạn sẽ không còn băn khoăn khi ăn chay mà phải nấu mặn nữa. 14 / Thương hoa và yêu vật Nguyện không làm tổn hại chúng sinh là một trong những nguyên tắc đạo đức căn bản của người Phật tử. Sau khi quy y Tam bảo, người Phật tử phát tâm giữ giới Không sát sinh. Trọng tâm của giới này là nguyện không giết người, sau đó là không làm tổn hại mọi loài. Nếu vô tình hay vì hoàn cảnh mưu sinh mà làm tổn hại các loài sâu bọ nhỏ nhít thì có thể sám hối. Nếu trồng hồng chỉ để chơi thì bạn nên chọn giải pháp không xịt thuốc trừ sâu. Hiện nay, có nhiều giải pháp thân thiện với môi trường mà vẫn có thể xua đuổi hiệu quả sâu bọ và côn trùng phá hoại. Cách này khá vất vả nhưng vẫn có ít hoa hồng để ngắm và thỏa mãn đam mê trồng hoa. Trong trường hợp trồng hoa hồng để buôn bán mưu sinh thì phân bón và thuốc trừ sâu gần như là bắt buộc. Thiết nghĩ, trường hợp này thì người trồng hoa hãy canh tác như bình thường và chấp nhận nghiệp quả của mình. Bởi nghề nào cũng có nghiệp và cộng nghiệp. Sợ tạo nghiệp mà vội bỏ nghề thì sẽ gặp khó khăn, không có tiền mưu sinh sẽ dễ dàng tạo ra nghiệp xấu khác nặng nề hơn. Khi biết mình có tạo nghiệp do đặc thù của nghề, chúng ta nên tránh tạo các nghiệp xấu khác đồng thời tích cực làm các việc thiện trong khả năng để cân bằng. 15 / Nên tùy duyên với xác thân tứ đại Hiện nay, tùy theo phong tục của từng vùng miền mà có cách thức mai táng khác nhau. Một số vùng miền thì sau khi chôn cất, xây lăng đắp mộ là xong. Một số vùng miền khác, sau khi chôn cất một thời gian khoảng vài năm thì cải táng, cải táng xong lập mộ phần cũng được xem là xong. Hiện có khá nhiều nơi ở đô thị chọn phương thức hỏa táng, tro cốt đem thờ ở chùa hoặc nghĩa trang là đã xong. Nói chung, sau khi đã lo xong, ổn định mộ phần cho người chết theo các cách như trên thì thân nhân không còn lo nghĩ gì thêm, chỉ còn việc thăm viếng hương khói hay sửa sang tu bổ nếu cần. Ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt như giải tỏa nghĩa trang ( hay nghĩa trang quá xa nơi ở hiện tại, con cháu không tiện thăm viếng và nhang khói, hoặc muốn thỉnh các cụ về quê cha đất tổ ) thì mới tiếp tục dời mộ sang nơi khác, hoặc đem thiêu thờ ở chùa gần nhà. Trường hợp của gia đình bạn, mộ phần của cụ ông được xem là đã ổn định. Nếu không vì nhu cầu thỉnh cụ về gần con cháu ( hay về quê ) thì cứ để cụ an yên. Với Phật giáo, con người sau khi chết thì tâm thức theo nghiệp tái sinh, còn thân thể tứ đại ( đất, nước, gió, lửa ) trả về với tứ đại. Vì thế, người Phật tử chân chính, hiếu thảo thì siêng năng làm phước để hồi hướng công đức phước báo cho người thân đã mất. Còn xương ( tro ) thuộc thân tứ đại của người chết thì tùy duyên; an táng cách nào cũng được. ......
@user-qv1yo3qe1q
@user-qv1yo3qe1q Ай бұрын
Phật Pháp và Cuộc Sống : ( đoạn 2 ) : 4 / Hiểu đúng về chữ " nợ " khi con bất hiếu Nợ do trước đó đã vay mượn của người mà chưa trả nên mắc nợ. Nợ được vận dụng trong thuyết giảng Phật pháp để dễ hình dung về nhân quả. Nhân có vay thì quả phải trả, nhân mắc nợ thì phải bị quả đòi nợ bằng cách này hay cách khác. Cuộc sống muôn màu với nhiều hoàn cảnh và thân phận là biểu hiện của nhân quả, vay trả, trả vay. Hiểu về thuyết nhân quả - nghiệp báo của Phật giáo có thể giúp chúng ta biết rõ hơn về những điều này. Người ta thường nói “ gieo nhân nào thì gặt quả nấy ”, điều ấy chỉ đúng một phần mà thôi. Để hiểu đúng nhân quả theo giáo lý Phật giáo, chúng ta cần biết về nhân - duyên - quả. Nhân là nguyên nhân chính, duyên là những nguyên nhân phụ giúp hình thành quả, quả là kết quả trong hiện tại. Trong đó duyên đóng vai trò rất quan trọng, có thể làm cho quả lệch hướng, khác biệt ít hoặc nhiều đối với nhân. Tuy nhân - duyên - quả là một tiến trình nhưng chúng không vận hành độc lập mà luôn tương tác với các tiến trình nhân - duyên - quả khác. Nhân của tiến trình này vừa là duyên, là quả của tiến trình kia; duyên của tiến trình này vừa là nhân, là quả của tiến trình nọ; quả của tiến trình này vừa là duyên, là nhân của tiến trình khác. Chúng luôn vận động, tương tác lẫn nhau để hình thành thực tiễn sinh động, đa dạng, trùng trùng điệp điệp. Giáo lý nhân - duyên - quả của Phật giáo phức tạp, đa chiều như thế, nhằm chỉ ra hai điều. Thứ nhất, nhân - duyên - quả đúng với sự thật vận động khách quan của vạn pháp. Thứ hai, chỉ ra vai trò quan trọng của duyên. Nhân thì đã tạo, mang tính thụ động, thuộc nghiệp cũ. Duyên thì đang tạo, mang tính chủ động, thuộc nghiệp mới. Người học đạo nắm được điều này để luôn nỗ lực kết duyên lành, tạo nghiệp mới tích cực thì quả được chuyển hóa tốt đẹp theo. Kinh Tăng chi bộ, Đức Phật có dạy : Một nắm muối nếu bỏ vào chén nước thì không uống được. Cũng nắm muối ấy nếu bỏ vào sông Hằng thì uống bình thường. Nắm muối ( nhân xấu ) là nghiệp cũ. Nước trong chén ( duyên chưa tốt ) hay trong sông Hằng ( duyên tốt ) là nghiệp mới. Nếu nghiệp mới thiện lành được tạo ra như nước sông Hằng thì không ngại nắm muối kia. Trở lại vấn đề, những gia đình có con bất hiếu với cha mẹ thường là cha mẹ đã mắc nợ xấu với con trong quá khứ. Như vậy, cha mẹ đang có một “ nắm muối ”. Nếu cha mẹ hiểu đúng nhân - duyên - quả thì cần nỗ lực tạo duyên lành. Duyên lành ở đây chính là trau dồi đạo đức ( giữ năm giới ), sống thiện lành ( mười nghiệp lành ) và tăng cường thương yêu, giáo dục con cái. Vì không thể bỏ con nên các bậc cha mẹ nào biết tạo duyên lành thì có thể cải thiện tình hình. Những gia đình có con cái hư đốn nhưng sau một thời gian con biết phục thiện, chí thú làm ăn, thương kính cha mẹ chính là nhờ phước đức của duyên lành như “ nước sông Hằng ” này. Ngược lại, cùng hoàn cảnh con cái bất hiếu như thế nhưng nếu cha mẹ vụng tu, chỉ tạo ra “ nước trong chén ” thì gia đình tan nát, cha mẹ phải khổ suốt đời. Nhân quá khứ đã xấu, duyên lành hiện tại thì kém, không thể có quả an vui. Đối với con cái, nếu bất hiếu với cha mẹ thì tạo nghiệp và phạm tội bất hiếu. Người ta thường nói : Cha mẹ sinh con, trời sinh tính. “ Trời ” đây chính là biệt nghiệp của người con, liên quan với cộng nghiệp của cha mẹ. Mỗi người khi sinh ra đều thừa tự nghiệp cũ của mình đồng thời chịu trách nhiệm với các nghiệp mới đang gây tạo. Trường hợp “ con bất hiếu là do cha mẹ mắc nợ con ” là thuộc về nghiệp cũ, cha mẹ cần tạo duyên lành để chuyển hóa và loại trừ. Còn nhiều trường hợp khác, con bất hiếu là do nghiệp mới của nó, vì không được giáo dục tốt, học theo những điều xấu để rồi thành ra bất hiếu. Cả hai trường hợp này đều tạo nghiệp và phạm tội bất hiếu nặng nề. Quan trọng là, cộng nghiệp hay biệt nghiệp đều không cố định, có thể thay đổi, chuyển hóa được. Vì thế các bậc cha mẹ cần sống đạo đức, theo thiện nghiệp, nỗ lực giáo dục và yêu thương thì có thể chuyển hóa con cái ngỗ nghịch. 5 / Kinh Đại thừa có phải do các vị Tổ Trung Hoa viết ra ? Hiện tại trên thế giới có hai truyền thống Phật giáo lớn, đó là Phật giáo Nam tông ( Nam truyền ) và Phật giáo Bắc tông ( Bắc truyền ). Từ chiếc nôi Ấn Độ, Phật giáo truyền xuống phương Nam thì gọi là Nam truyền, truyền lên phương Bắc thì gọi là Bắc truyền. Kinh điển Phật giáo Nam tông được chép bằng tiếng Pali. Kinh điển Phật giáo Bắc tông được chép bằng tiếng Sanskrit. Kinh điển Phật giáo Bắc tông bằng tiếng Sanskrit được các nhà sư Ấn Độ ( Tây Vực nói chung ) lần lượt mang đến và dịch ra tiếng Trung Hoa, kết hợp với các kinh điển do các nhà sư Trung Hoa đi Ấn Độ thỉnh về, theo thời gian kết tập thành kinh điển Hán tạng. Như vậy, những ai nói kinh điển Phật giáo Hán tạng ( Bắc tông, Đại thừa ) do các vị Tổ Trung Hoa viết ra là hoàn toàn không chính xác. Nghiên cứu lịch sử truyền dịch kinh điển Hán tạng và tìm hiểu xuất xứ của các bản kinh sẽ thấy rõ phần lớn kinh điển Phật giáo ( Hán tạng ) được dịch từ tiếng Sanskrit ( Phạn ngữ ) sang Hán ngữ. Tiếc rằng, hiện có rất ít bản kinh gốc Phạn ngữ được tìm thấy ( phần lớn bị chiến tranh tàn phá tại Ấn Độ ) nên cũng khó khăn cho việc phối kiểm các kinh văn Hán ngữ hiện hành. Mặt khác, cần thẳng thắn nhìn nhận là, trong kho tàng kinh điển Hán tạng ( Bắc tông, Đại thừa ) rất đồ sộ, ngoài các bộ kinh có nguồn gốc từ Ấn Độ ( Phạn ngữ ), còn có một số ít kinh văn được trước tác tại Trung Quốc rất muộn về sau. Các nhà nghiên cứu kinh điển bằng phương pháp văn bản học đã xác định điều ấy. Những kinh văn hậu tác này tuy vẫn được cho nhập tạng nhưng các nhà kiết tập đã cẩn trọng lưu ý và xếp vào Nghi tợ bộ. Thiển nghĩ, trong kinh điển Phật giáo Hán tạng ( Bắc tông, Đại thừa ) tuy có một số kinh được trước tác tại Trung Hoa, nhưng phủ nhận toàn bộ kinh điển ấy không phải do Phật Thích Ca thuyết là một sự thiển cận và hẹp hòi. Người học Phật hiện nay cần phát huy chánh kiến để hội nhập với Phật giáo thế giới. Đứng trên lập trường truyền thống, tông phái của mình để phê phán hay công kích các truyền thống, tông phái khác là điều không nên. Người học Phật cũng cần biết rằng, ngay cả Kinh tạng Pali, được xem là Nguyên thủy, gần với lời dạy của Đức Phật nhất cũng được ghi chép khá muộn về sau ( khoảng từ 300 đến 500 năm sau Phật Niết bàn ). Trong khoảng thời gian trên dưới bốn thế kỷ, kinh Phật được gìn giữ và lưu truyền chủ yếu nhờ vào trí nhớ, thuộc lòng và truyền miệng. Vì thế, nghi vấn về một số yếu tố hậu tác trong Kinh tạng Pali ( dù không nhiều ) cũng đã được các nhà nghiên cứu đặt ra. Thế nên, để phân biệt kinh nào đúng và kinh nào không đúng lời Phật dạy, người học Phật cần dựa vào Tam pháp ấn. Đức Phật đã dạy về Ba dấu ấn Chánh pháp là vô thường - khổ - vô ngã. Những kinh văn, dù được ghi bất cứ ngôn ngữ nào, nếu thiếu vắng ba dấu ấn này thì không phải Chánh pháp, người học Phật cần thận trọng khi đọc tụng, nghiên cứu và phụng hành. Còn lại những kinh văn nào có đầy đủ ba dấu ấn Chánh pháp thì hãy thọ trì. ......
@user-qv1yo3qe1q
@user-qv1yo3qe1q Ай бұрын
Phật Pháp và Cuộc Sống : ( đoạn 4 ) : 10 / Hiểu đúng về tạo nghiệp sát Theo lời Đức Phật dạy, có năm nghề buôn bán mà hàng Phật tử không được làm : “ Có năm nghề buôn bán, này các Tỳ Kheo, một nam cư sĩ không nên làm. Thế nào là năm ? Buôn bán đao kiếm, buôn bán người, buôn bán thịt, buôn bán rượu, buôn bán thuốc độc ” ( Kinh Tăng chi bộ, chương 05, phẩm Nam cư sĩ, phần Người buôn bán ). Điều đáng lưu tâm và bàn bạc ở đây là lời dạy Không bán thịt. Hiện có hai khuynh hướng luận giải, giải thích khác nhau về lời dạy này : 1 - Không bán thịt là không làm nghề đồ tể ( trực tiếp giết hại ), 2 - Không bán thịt là chẳng những không giết hại mà còn không buôn bán thú vật, không bán thịt sống và cả thịt chín ( dù không trực tiếp giết hại ). Trước hết là vấn đề bán thịt có trực tiếp giết hại. Thời xa xưa, những người bán thịt hầu hết đều kiêm luôn giết mổ. Muốn có thịt để bán cho khách thì người hàng thịt phải sát sinh. Cho nên bán thịt ( sống hay chin ) mà kiêm đồ tể, giết mổ để lấy thịt đem bán là hoàn toàn không được, vì tạo nghiệp sát rất nặng nề. Còn vấn đề bán hay trao đổi vật nuôi để lấy sản vật, thiển nghĩ trong bối cảnh xã hội nông nghiệp thời cổ đại, người nông dân chủ yếu trồng trọt và chăn nuôi nên việc bán hoặc trao đổi gia súc để lấy các sản vật khác là hoạt động bình thường. Do đó, cụm từ “ không bán thịt ” ở đây không hẳn là Đức Phật cấm trao đổi gia súc, thú vật nói chung. Thực tiễn hiện nay, người bán hàng ăn mặn như bán bánh mì thì tuy “ có bán thịt ” nhưng hầu hết đó đã là thực phẩm được làm sẵn. Và như vậy họ không hội đủ 05 yếu tố để tạo nên nghiệp sát, gồm : 1 - Có chúng sinh, 2 - Biết rõ chúng sinh ấy, 3 - Có tâm giết hại, 4 - Cố gắng giết hại ( tự giết, bảo người giết, tìm cách giết ), 5 - Chúng sinh ấy chết. Trong trường hợp này, người bán bánh mì thịt tuy có liên hệ trong tương quan cộng nghiệp nhưng không tạo nghiệp sát sinh. Dĩ nhiên người Phật tử thì không nên mở cửa hàng, tiệm sạp chuyên bán thịt tươi sống. Vì những hình ảnh thịt xương máu huyết ngổn ngang ám ảnh lâu ngày sẽ ảnh hưởng xấu đến tâm thức. Nhưng “ bán bánh mì thịt ” thì trong chừng mực nào đó, nếu chưa tìm được nghề khác để mưu sinh vẫn có thể chấp nhận. Vì như đã nói, họ chỉ có liên hệ cộng nghiệp mà thôi chứ không tạo nên nghiệp sát. Liên hệ đến các nghề khác trong cuộc sống, dù cao quý đến mấy, không ai mà không tạo nghiệp, nên gọi là nghề nghiệp. Người Phật tử nguyện sống và làm ăn lương thiện, tránh xa hoặc hạn chế đến mức thấp nhất các biệt nghiệp xấu ác nhưng chắc chắn không thể tránh hết các liên hệ cộng nghiệp vốn vô lượng vô biên không thể kể hết được. Do đó, thành tâm sám hối nghiệp chướng hàng ngày, trong mỗi nửa tháng là việc cần làm. Song hành với sám hối là nỗ lực làm mọi việc phước thiện, tốt lành khác trong khả năng có thể để vun bồi thêm phước đức. Chúng tôi nghĩ rằng, người Phật tử luôn phát huy trí tuệ và từ bi để tìm một nghề mưu sinh thích hợp với hoàn cảnh và khả năng của mình. Không chạy theo lợi nhuận mà bất chấp tất cả nhưng cũng không quá cứng nhắc, không dám làm gì vì thấy nghề nào cũng có tội. Bởi “ không dám làm gì ” thì sẽ dẫn đến túng thiếu, mà “ cùng tắc biến ” lại chính là nguyên nhân tạo ra vô số tội nghiệp khác. 11 / Hóa giải nghiệp nhân xấu Đúng là “ nghề nghiệp ”, mỗi nghề đều mang một nghiệp riêng. Bạn chỉ là nhân viên, biết là số liệu không đúng nhưng chẳng thể làm khác được. Xét theo bản chất của sự tạo nghiệp thì người chủ doanh nghiệp mới gây tạo nghiệp gian dối, còn bạn chỉ mang cộng nghiệp với chủ mà thôi. Tuy chỉ là cộng nghiệp nhưng ảnh hưởng của nó lên đời sống cũng chẳng phải ít, cho nên bạn cần tư duy để tìm phương cách chuyển hóa. Lý tưởng nhất, nếu có thể thì bạn tìm cách khuyến hóa người chủ doanh nghiệp tin nhân quả mà bớt tham lam và gian dối. Bởi nhân quả luôn rạch ròi, nhân gian tham thì không thể có quả tốt đẹp và bền lâu. Tuy vậy, trong thực tế, điều này rất khó khả thi. Mặt khác, nếu có thể thì bạn nên chuyển chỗ làm, tìm một nơi khác làm ăn chân chính, ít tạo nghiệp hơn. Trong trường hợp chưa tìm được việc làm mới thì bạn luôn ý thức rằng kết quả lao động của bạn hiện nay có một phần của nghiệp làm ăn gian dối. Để góp phần hóa giải cộng nghiệp xấu cho bản thân, thiết nghĩ bạn nên tích cực làm các việc thiện lành một khi có thể. Có vô số nghiệp lành sẽ được tạo ra nếu bạn biết vun bồi. Những nghiệp lành như : Bố thí, giữ giới, hành thiền, cung kính, giúp đỡ trong việc thiện, hồi hướng - chia phước, hoan hỷ với phước của người khác hồi hướng, thuyết pháp, nghe pháp, chánh kiến… sẽ tạo ra phước quả góp phần chi phối và chuyển hóa những cộng nghiệp xấu, giúp bạn thiết lập đời sống an vui. ......
@user-qv1yo3qe1q
@user-qv1yo3qe1q Ай бұрын
Trưởng Lão Tăng Kệ - Kinh Tiểu Bộ - Khuddaka Nikàya : Chúng con thành tâm tri ân công đức của Qúy Ngài Đại Trưởng Lão, Trưởng Lão, Hòa Thượng, Sư Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Minh Hạ Châu, Ni Trưởng, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Tỳ Kheo, Tỳ kheo Ariyasilo, Tỳ Kheo Ni, Sa Di, Sa Di Ni, Thức Xoa Ma Na, Tu Nữ, Phật Tử, Tứ Chúng, Tăng Đoàn, Đạo Tràng, Tinh Xá,……Của Phật Giáo Theravada, Nam Tông, Bắc Tông,……: ( đoạn 35 ) : Chương VI - Phẩm Sáu Kệ : Ðảnh Lễ Ðức Thế Tôn Bậc A La Hán Chánh Ðẳng Giác : 212 / Tôn Giả Sappadàsa ( Thera. 44 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh ở Kapilavatthu ( Ca Tỳ La Vệ ), con của Vị cố vấn tế lễ của Vua Suddhodhana, và được đặt tên là Sappadàsa. Khi Đức Phật viếng thăm bà con, Ngài khởi lòng tin và xuất gia. Bị chi phối bởi những tập tục xấu, những tánh tình tâm lý không tốt đẹp, Ngài không sao được thiền định và nhất tâm. Sự kiện này khiến Ngài quá sầu não đến nỗi Ngài gần tự tử, nhưng bỗng ánh sáng nội tâm chói sáng lan rộng thình lình, Ngài chứng quả A La Hán, nói lên chánh trí của mình, Ngài nói : Ðã được hăm lăm năm, Từ khi ta xuất gia, Nhưng đến một búng tay, Ta không đạt tâm tịnh. Nhứt tâm không đạt được, Bị dục tham chi phối, Khoa tay, ta than khóc, Bỏ tịnh xá, ta đi. Ta sẽ đem dao lại, Sự sống ta, nghĩa gì ? Học tập bị tước bỏ, Như ta, chết tốt hơn. Rồi ta cầm con dao Ta vào chỗ giường nằm, Con dao được rút ra, Ðể cắt cổ của ta. Rồi ta tự tác ý, Như lý, khởi tư duy, Các hiểm nguy hiển lộ Nhàm chán, ta an trú Và tâm ta giải thoát, Thấy Pháp nhĩ là vậy, Ba minh chứng đạt được, Lời Phật dạy làm xong. 213 / Tôn Giả Kàtiyàna ( Thera. 45 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài được sanh ở Sàvatthi, con của một Bà La Môn thuộc dòng họ Kosiya, nhưng được gọi là Kàtiyàna, theo gia đình của bà Mẹ. Thấy bạn của mình là Sàmannakàni trở thành một Trưởng Lão, Ngài cũng xuất gia. Khi Ngài học tập, Ngài cương quyết đối trị nằm ngủ ban đêm. Trong khi đi qua lại trên con đường kinh hành, Ngài quá buồn ngủ nên té xuống. Bậc Ðạo Sư thấy vậy, đi đến đứng truớc Ngài và gọi : “ Này Kàtiyàna ! “. Ngài liền đứng dậy, đảnh lễ, và đứng một bên, bị dao động mạnh, rồi Thế Tôn thuyết pháp cho Ngài như sau : Này Ka Tiya Na, Hãy thức dậy, ngồi lên, Chớ có ngủ quá nhiều, Hãy tự mình thức tỉnh, Này bà con phóng dật, Kẻ thụ động biếng nhác Chớ để cho thần chết, Lường gạt, chiến thắng ông. Như sóng tràn biển lớn, Cũng vậy sanh và già, Tràn ngập chôn lấp ông, Hãy tự làm cho ông, Một hòn đảo an toàn, Vì rằng không ai khác, Phục vụ giúp đỡ ông, Như là chỗ nương tựa. Ðạo Sư lập con đường, Ðường vượt qua trói buộc, Vượt qua sự sợ hãi, Của sanh và của già, Trước đêm và sau đêm, Hãy sống không phóng dật, Chú tâm cố kiên trì, Trong nỗ lực chuyên tâm. Từ bỏ triền phược trước, Mặc áo Tăng già lê, Ðầu cạo trọc trơn láng, Ăn đồ ăn khất thực, Chớ có ưa chơi giỡn, Chớ đam mê ngủ nghỉ, Hãy nỗ lực thiền định, Hỡi Ka Ti Ya Na ! Hãy thiền tu, chiến thắng, Hỡi Ka Ti Ya Na ! Hãy thiện xảo con đường, An ổn các khổ ách; Hãy đạt cho kỳ được, Sự thanh tịnh tối thượng. Ông sẽ chứng Niết Bàn, Như nước làm tắt lửa. Ánh sáng được tạo ra, Hào quang còn yếu ớt, Chẳng khác như cây lau, Gió thổi nằm rạp xuống, Hỡi bà con Tu đa, Như vậy, chớ chấp thủ, Hãy tẩn xuất Ác ma, Ly tham mọi cảm thọ, Chờ đợi thời của ông ! Tại đây ông mát lạnh. 214 / Tôn Giả Migajàla ( Thera. 45 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh ở Sàvatthi, con của nữ cư sĩ nổi tiếng Visàkhà, và hay đi đến tinh xá để nghe pháp. Cuối cùng, Ngài xuất gia, và sau một thời gian chứng quả A La Hán, khi nói lên chánh trí của mình, Ngài nói : Khéo giảng bậc có mắt, Hào quang còn yếu ớt, Mọi kiết sử vượt qua, Mọi luân chuyển hoạt diệt. Pháp hướng dẫn, hướng thượng, Làm khô héo ác căn, Chặt đứt gốc nọc độc, Diệt ác, đạt tịch tịnh. Phá vỡ gốc vô trí, Chấm dứt nghiệp sanh hữu, Trí kim cang đánh nát, Mọi chấp trì của thức. Cảm thọ được phơi bày, Chấp thủ được giải thoát, Hữu như hố than hừng, Ðược tùy quán bởi trí. Vị lớn, khéo thâm sâu, Chận đứng già và chết, Con đường Thánh tám ngành, Tịnh chỉ khổ, vận tốt. Biết được nghiệp là nghiệp, Biết nghiệp quả là quả, Như thực soi, quán chiếu, Các pháp do duyên sanh, Ðưa đến đại an ổn, Tịch tịnh, cứu cánh thiện. 215 / Tôn Giả Jenta ( Thera. 45 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh ra làm con của Vị cố vấn tế tự cho Vua Kosala và được đặt tên là Jenta. Khi lớn lên, Ngài trở thành kiêu mạn với những quyền lợi về sanh, tài sản, địa vị, khinh bỉ những gì đáng phải kính trọng và cứng cỏi trong kiêu hãnh. Một hôm, Ngài đến gần Bậc Ðạo Sư đang thuyết pháp cho một số đông, nghĩ rằng : “ Nếu Sa Môn Gotama nói với ta trước, ta sẽ nói, ta không tự ý nói với Sa Môn Gotama ! “. Thế Tôn không nói với Jenta, và Jenta vì lòng kiêu mạn cũng không nói. Sau cùng Ngài nêu rõ lý do vì sao Ngài đến và Thế Tôn nói với Ngài như sau : An trú triền kiêu mạn, Thật sự là không tốt, Hỡi này Bà La Môn, Nên an trú lợi ích. Ðiều thiện ông tầm cầu, Khi ông đến tại đây, Chỉ trên đấy mà thôi, Ông hãy nên an trú. Jenta nghĩ rằng : “ Thế Tôn đã biết tư tưởng của ta, cảm thấy xúc động mạnh và đảnh lễ chân Thế Tôn “. Rồi Ngài thưa với Bậc Ðạo Sư : Với ai, không nên kiêu ? Với ai, cần cung kính ? Với ai, phải tôn trọng ? Cung kính ai là thiện ? Thế Tôn trả lời : Với Cha và với Mẹ, Với anh cả, với Thầy, Với các Bà La Môn, Với Sa Môn áo vàng, Với những Vị như vậy, Nên cung kính tôn trọng, Cung kính các Vị ấy, Là việc làm tốt lành. Với các bậc La Hán, Tịch tịnh và hữu học, An tịnh, không cấu uế, Mọi kiêu mạn chấm dứt, Khi đạt đến mục tiêu, Hãy tôn trọng Vị ấy. Với lời dạy này, Jenta chứng được quả Dự Lưu, xuất gia và sau một thời gian, chứng quả A La Hán. Nói lên sự thành công, Ngài tuyên bố chánh trí của Ngài : Ta say đắm tự kiêu, Với sanh chủng, tài sản, Kể cả với quyền lực, Ðịa vị và dung sắc, Ta sống kiêu mạn vậy. Tham dắm và mê say. Ta quá sức kiêu hãnh. Xem không ai bằng ta, Si mê, quá tự hào, Kiêu căng và cống cao. Mẹ Cha và người khác, Ðược cung kính tôn trọng, Ta không lễ một ai, Kiêu hãnh, không lễ phép. Thấy lãnh đạo đệ nhất, Tối ưu Ðiều Ngự Sư, Như mặt trời sáng chói, Cầm đầu Chúng Tỷ Kheo. Gạt bỏ mạn, kiêu hãnh, Với tâm thật an lành, Với đầu ta đảnh lễ, Bậc tối thượng chúng sanh. Quá mạn, ty liệt mạn, Từ bỏ, nhổ tận gốc, Ngã mạn được chặt đứt, Mọi loại mạn tận diệt. ......
@user-qv1yo3qe1q
@user-qv1yo3qe1q Ай бұрын
Ba mươi bảy phẩm trợ đạo : ( đoạn 2 ) : TỨ DIỆU ĐẾ : 1. Khổ Diệu Đế : Đức Thế Tôn tự thuyết rằng : 1.1. Jati dukkha: khổ vì sự sanh ; Trong kinh Pāli, Phật có thuyết : Loài thai sanh, từ lúc mới sanh đến chết, tùy duyên nghiệp mà chịu 10 điều thống khổ như : 1.1.1. Gabbho kantika mulaka dukkha: biến tướng khổ. Khi mới bắt đầu sanh vào bào thai mẹ, bảy ngày đầu chỉ là một chất rất mỏng manh (kalala), chất ấy giống như giọt dầu mè, trong và rất ít, vừa dính được trên lông con tẩu-thú; qua bảy ngày thứ hai, đã biến đổi ra màu hồng dợt, giống với nước rửa thịt (ambuda); bảy ngày thứ ba, chất nhờn ấy lại biến thành cục thịt; bảy ngày thứ tư, cục thịt hườn tròn lại hình như trứng gà non còn ở trong bụng gà mẹ; đến bảy ngày thứ năm, cục thịt tròn ấy, chia ra năm nhành, đó là hình tượng của cái đầu, hai tay và hai chơn. Có hình rồi tóc, lông, da, móng mới lần lần sanh ra. Bắt đầu từ đây, thai hằng chịu thống khổ trong bụng mẹ, không chi sánh được. Ngồi trên đồ ăn vừa tiêu tan thành phẩn, đầu đội đồ mẹ mới ăn vào. Ngồi chồm hổm, hai tay ép sát vào đầu gối, hai bàn tay ôm đỡ lấy cằm. Lưng day ngoài bụng, mặt úp vào xương sống mẹ, lại cái nhau của mẹ bao riết bào thai làm cho không thể nào ngay tay duỗi chơn ra được. Khác chi con khỉ gặp cơn mưa to gió cả, ngồi ủ rủ trong bọng cây, tay chơn co rút, mình mẩy rét run. Cái thai chịu khổ trong cõi lòng của mẹ khác chi ở chốn âm tỳ địa ngục, mờ mịt tối tăm, đầy dẩy những nhớt nhao, tanh dơ, hôi hám, đáng gớm, đáng nhờm, chất lửa của mẹ hằng làm cho cái phổi phải nóng nảy luôn luôn, ví như cục thịt nấu trong nồi. Nỗi khổ rất nặng nề như thế ấy mà tất cả chúng sanh đều phải chịu số phận như nhau, đó là cái khổ đầu tiên trong các sự khổ sanh. 1.1.2. Gabha parihara mulaka dukkha : kinh khủng khổ. Khi người mẹ hoặc đi vấp té hoặc đứng lên ngồi xuống, day trở thân mình, chúng sanh còn trong bào thai phải chịu xóc xáu, mệt nhọc, sợ hãi khôn cùng, đó là cái khổ thứ nhì trong sự khổ sanh. 1.1.3. Gabbhavipatti mulaka dukkha : hoành sanh khổ. Bào thai không thuận lại nằm ngang hông mẹ, làm cho đến khi sanh không sanh ra được, chúng sanh còn trong thai phải chịu biết bao khổ sở, khổ ấy là khổ thứ ba trong các sự khổ sanh. 1.1.4. Gabbhajayika mulaka dukkha : nan sản khổ. Đến ngày sanh, gió duyên nghiệp đẩy lộn cái bào thai, day đầu trở xuống, day cẳng trở lên, trồi được ra khỏi sản môn, ví như một người bị rớt xuống hố sâu, giật mình, sảng sốt. Lúc chen ra cửa sản môn bị kẹt, bị ép khó nhọc khôn cùng, cũng như một con voi to chen ngang qua hang đá hẹp, khổ ấy là khổ thứ tư trong các sự khổ sanh. 1.1.5. Gabbhanikkhamana mulaka dukkha : hàng thống khổ. Khi sanh ra khỏi lòng mẹ, hài nhi mình mẩy, mặt mày dính đầy nhớt nhao, máu huyết, ổn bà ẵm đem đi tắm rửa, kì mài, làm cho da non lạnh lẽo, rất đau, cũng như kim đâm dao cắt, khổ ấy là khổ thứ năm trong các sự khổ sanh. 1.1.6. Attupakkama mulaka dukkha : thọ nghiệp khổ. Hài nhi đã sanh ra, càng lớn lên, nếu tiền kiếp đã gây nhiều nghiệp dữ, nay đến hồi trả các quả chẳng lành ấy, khiến làm nên điều tội lỗi, phạm quốc luật, phải bị cùm xích, trói trăn, có khi cũng phạm nhằm đại tội mà phải chịu tử hình, có khi tự mình tự tử, khổ ấy là khổ thứ sáu trong các sự khổ sanh. 1.1.7. Parupakkama mulaka dukkha : qủa báo khổ. Khi trưởng thành, đến lúc phải trả tiền khiên, do mình gây nhận từ kiếp trước, cho nên phải bị kẻ khác đâm, chém hoặc bắn, hại, khổ ấy là khổ thứ bảy trong các sự khổ sanh. 1.1.8. Attupakkama mulaka dukkha : duyên sanh khổ. Sự sanh là nguồn gốc của tất cả sự tội khổ, hễ có sanh thì có khổ, chúng sanh mà phải đọa vào cõi địa ngục chịu khổ của lửa địa ngục thiêu thây, cũng vì cái duyên sanh, đó là khổ thứ tám trong các sự khổ sanh. 1.1.9. Chúng sanh, sanh vào cảnh giới súc sanh, hằng ngày bị đánh đập, bị phân thây xẻ thịt, chịu các sự khổ não nặng nề, ấy cũng tại cái duyên sanh nó dắt dẫn, sự khổ này là khổ thứ chín trong các khổ sanh. 1.1.10. Chúng sanh, sanh vào cảnh giới ngạ quỷ, hằng ngày phải chịu đói, khát, chịu nóng, chịu lạnh, đó cũng tại cái duyên sanh dẫn dắt chúng sanh cho sanh vào cảnh giới ấy, khổ này là khổ thứ mười trong các khổ sanh. 1.2. Jara dukkha : khổ vì già; Đức Thế Tôn giải về sự khổ già: Này các vị tỳ khưu! Sự già mà Như Lai diễn giải đây nó có mãnh lực như thế nào? Sự già có mãnh lực tàn phá, làm cho thay đổi được thân hình chúng sanh, nhứt là những sự tóc bạc, răng long, má cóp, da nhăn, mắt mờ, tai điếc, làm cho thân thể gầy mòn, Như Lai gọi là khổ vì sự già vậy. Sự già chúng sanh với con mắt thường không thể thấy xem thấu được, trừ ra hạng người có huệ nhãn mới thấy biết rõ ràng. Sự già ví như lửa cháy tiêu hoại đám rừng, đám rừng bị lửa cháy tự lúc nào không ai biết, nhưng khi thấy đám tro tàn, than nguội, mới biết rằng đám rừng bị lửa cháy đã tiêu tan. Cũng như thí dụ đây; sự già không ai biết nó đến tàn phá chúng sanh tự lúc nào, đến khi thấy người răng long, tóc bạc, má cóp, da nhăn, mắt mờ, tai điếc, chừng ấy mới rõ là sự già ngấm ngầm đến tàn hại chúng sanh. Sự già ví như một sợi chỉ dệt. Mỗi khi người thợ dệt đưa thoi qua lại, chỉ đặt trên khung cửi một sợi chỉ mành, ban đầu có ít sau lần lần thêm lên mà thành một thửa vài to. Chẳng khác nào sự già nó ăn tuổi thọ của chúng sanh từng ly, từng tý, hằng ngày, hằng giờ, không nghỉ, không ngừng. Sự già hằng nuốt tuổi của chúng sanh nào kể thời gian, cho nên tuổi của chúng sanh trong kiếp hiện tại, hạn định cao hơn hết là một trăm năm, 1 ngày qua, số 100 năm đã mất hết 1 ngày chỉ còn lại 99 năm, 11 tháng, 29 ngày; 1 tháng qua, số 100 năm mất hết 1 tháng, còn lại 99 năm, 11 tháng; 1 năm qua, số 100 năm, mất hết 1 năm, còn lại 99 năm v.v...cho đến khi chúng sanh chết. Sự già hằng làm cho lục căn hư hoại, 32 thể trong thân phải lần lần thay đổi, phải khô héo hao mòn, xét đến phải chán nản ghê sợ cho sự vô thường, và cũng xót thương cho xác thân của tất cả chúng sanh trong tam giới. Cái xác thân của ta mà có đây cũng do nơi ái dục (tanha) là một tay thợ tạo thành. Cũng như cái nhà mà có, cũng do thợ làm nhà, cái nhà là xác thân ta bao giờ bị gió mạnh, là sự già thổi đến phá hoại luôn, nó cũng không thể nào đứng vững mãi được, trái lại phải lần lần xiêu đổ. Sức của ta vì sự già mà lần lần suy giảm, bốn oai nghi phải bạc nhược, nên trong sự đi, đứng, nằm, ngồi rất mệt nhọc khó khăn. Ta chịu các sự khổ não không hạn lúc nào mà cũng không bao giờ dứt được. Theo lẽ ấy, mà Như Lai gọi khổ vì sự già. 1.3. Byadhi dukkha : khổ vì bịnh; Đức Thế Tôn giải về sự khổ của bệnh: Này các vị tỳ khưu! Sự bệnh mà phát khởi lên trong thân tứ đại tất cả chúng sanh, chẳng qua là tứ đại bất đồng, âm dương bất tương tế, có khi lạnh quá mà có khi nóng quá, cho nên trăm bệnh tùy duyên nặng nhẹ mà phát sanh. Bệnh nhẹ như chóng mặt, nhức đầu, đau bụng, còn nặng như dịch hạch, trái trời v.v...Các chứng bệnh hằng vấn vương đeo đuổi, làm cho chúng sanh chịu đau khổ không sao kể xiết. Vậy nên Như Lại gọi là khổ vì sự bệnh. ......
@user-qv1yo3qe1q
@user-qv1yo3qe1q Ай бұрын
Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ( Mỗi người hãy tự mình thấp đuốc lên mà đi, hãy tự làm hòn đảo cho chính mình. Tin chắc rằng : Phật, Pháp, Tăng là thường trụ, Phật luôn ở trạng thái Niết Bàn “ tuyệt đối “; Phật giác ngộ là tự mình, do trí “ vô sư, chứ không hải trí hữu sư “; Phật quan sát và nhìn cuộc đời, sự vận hành của tất cả các Pháp mà giác ngộ vì “ tất cả các Pháp đều là Phật Pháp “, “ Như Lai là nghĩa các Pháp như như “; “ Tất cả chúng sinh dù hữu tình hay vô tình đều có Phật tánh “; “ Tất cả các Pháp đều vận hành theo lý “ Duyên sinh “, “ Nhân qủa “, “ Phước nghiệp “……; Khi chiêm ngưỡng tượng Phật, Chúng ta cố gắng thường hình dung Đức Phật đản sanh ở Ca Tỳ La Vệ, Phật thành đạo ở Bồ Đề Đạo Tràng, Phật thuyết pháp ở Ba La Nại và Phật nhập diệt ở Câu Thi Na; đó chính là 04 động tâm, tức 04 điểm kích động tâm chúng ta, tác động căn lành chúng ta khiến chúng ta phát tâm đến với Phật. Nếu chúng ta không phát được tâm Bồ đề, đương nhiên không thể đến với Phật, không thể hiểu Phật và không thấy Phật ). Nam Mô Thường Tịch Quang Độ Thanh Tịnh Diệu Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na Phật. Nam Mô Thập Đại Thị Giả, Tôn Giả, Thập Tam Đại Tỳ Kheo Ni, Một Ngàn Hai Trăm Năm Mươi Năm Vị Tôn Giả, Trưởng Lão, Đại Đức, Sáu Ngàn Vị Sa Di Ni, Hòa Thượng, Ni Trưởng, Sư, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Thức Xoa Ma Na, Sa Di, Sa Di Ni, Tứ Chúng, Tinh Xá, Đạo Tràng, Tăng Đoàn Của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Tăng Đoàn Của Các Đức Phật Khác Trong Ba Thời Qúa Khứ, Hiện Tại, Vị Lai. Nam Mô Thuyết Pháp Đệ Nhất Phú Lâu Na Ni Đa La Ni Tử ( Purnamaitrayaniputra - Punnamantaniputta ) Tôn Giả. Nam Mô Trì Giới Đệ Nhất Ưu Bà Ly ( Upali ) Tôn Giả. + Chúng con xin nguyện : “ Lấy Giới Luật Làm Thầy - Nghiêm Trì Giới Luật “ Nam Mô Giải Không Đệ Nhất Tu Bồ Đề ( Subhuti ) Tôn Giả. + Chúng con cố gắng giữ cho Thân, Khẩu, Ý được thanh tịnh, tỉnh thức trong từng sát na, hơi thở. Nam Mô Luận Nghị ( Hùng Biện ) Đệ Nhất Đại Ca Chiên Diên ( Mahā Kaccāna, Maha Kaccayana, Katyayana ) Tôn Giả. Nam Mô Thần Thông Đệ Nhất Đại Mục Kiền Liên ( Mahà Moggallàna ) Tôn Giả. Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên ( Mahà Moggallàna ) Bồ Tát. ( ……Dù Cha ra sao vẫn luôn là đấng sinh thành - Dù Mẹ làm sao cũng luôn mang nặng đẻ đau ……). Nam Mô Tây Thiên ( Ấn Độ ), Đông Độ ( Trung Hoa ), An Nam ( Việt Nam ), Xiêm La ( Thái Lan ) Truyền Giáo Lịch Đại Tổ Sư Giác Linh. Nam Mô Pháp : Nhất tâm đảnh lễ : Chúng con nguyện y giáo phụng hành : Nam Mô Tăng. Nam Mô Phật. Nam Mô Pháp. Nam Mô Tăng. Vui thay, Phật ra đời !; Vui thay, Pháp được giảng !; Vui thay, Tăng hòa hợp !; Hòa hợp tu, vui thay !. Khó thay, được làm người; Khó thay, được sống còn; Khó thay, nghe diệu pháp; Khó thay, Phật ra đời !. Chúng con thành tâm cầu nguyện, cầu mong cho tất cả pháp giới chúng sinh dù tu theo tông ( tôn ) nào, môn nào trong đạo Phật thì luôn luôn cố gắng nương về, quay về bên Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Thánh Chúng, Tứ Chúng trong tăng đoàn của Ngài. Luôn luôn khắc nhớ, hành theo những lời dạy căn bản, xuyên suốt của Ngài : Ba mươi bảy phẩm trợ đạo; Thập nhị nhơn duyên; Lấy giới Luật làm Thầy, nghiêm trì Giới luật; Giữ vững tinh thần “ Lục Hòa “ trong đạo Phật và áp dụng vào đời sống thực tiễn của mỗi người; Đừng làm các điều ác, siêng làm các điều lành, giữ tâm ý trong sạch, là lời Chư Phật dạy; Cố gắng giữ được Thiền định trong từng sát na, hơi thở, …… Ba mươi bảy phẩm trợ đạo : ( đoạn 1 ) : + Tứ Niệm Xứ ( Bốn Món Niệm Xứ ) + Tứ Chánh Cần ( Bốn Món Chánh Cần ) + Tứ Như Ý Túc ( Bốn Món Như Ý Túc ) + Ngũ Căn ( Năm Căn ) + Ngũ Lực ( Năm Lực ) + Thất Bồ Đề Phần ( Bảy phần Bồ Đề ) + Bát Chánh Đạo Phần ( Tám Phần Chánh Đạo ) TỨ DIỆU ĐẾ Tứ Diệu đế là : Khổ Diệu Đế ( Dukkha ariyasacca ), Tập Diệu Đế ( Samudaya ariyasacca ), Diệt Diệu Đế ( Nirodha ariyasacca ), Đạo Diệu Đế ( Magga ariyasacca ). Sau khi đắc đạo thành bậc Chánh đẳng Chánh giác, Đức Thế Tôn, mới Chuyển Pháp Luân, Ngài ngự đến rừng Lộc Giả ( Isipatanamigadayavana ), gần thành Baranasi thuyết pháp độ năm vị tỳ khưu, bọn Kiều Trần Như và 18 vạn Phạm thiên. 1. Khổ Diệu Đế : Đức Thế Tôn tự thuyết rằng : Tatthakatama jatipidukkha jarapidukkha byadhi pidukkha maranampidukkha sokaparidevadukkha domanassupayasapidukkha appiyehisampayogodukkha piyehivippayogodukkho yampicchamnalabhati tampidukkha samkhittenapancupadanakkhandhapidukkha Nầy các vị tỳ khưu ! Những sự thống khổ mà Như Lai diễn giải đây, nó hằng phá hại chúng sanh phải chịu nhiều sự khổ não không ngừng nghỉ, đeo đuổi mà làm cho chúng sanh phải chịu điêu đứng không cùng, những sự khổ ấy như thế nào ? Nầy các vị tỳ khưu! Sự khổ có tất cả 13 điều : 1.1. Jati dukkha: khổ vì sự sanh ; Như Lai gọi khổ vì sự sanh, bởi chúng sanh đều phải có sự khổ từ khi di chuyển sanh trong 4 loại: andaja: loài noãn sanh, trước sanh trong trứng, sau mới nở ra thành con vật; jalambuja: loài thai sanh, sanh vào bào thai mẹ (như loài người); samsedaja: loài thấp sanh, sanh nơi ẩm thấp (như côn trùng); upapatika: loài hóa sanh, hóa sanh nguyên hình, như Chư thiên, một phen sanh ra thì đều đủ các thể chất, như một người tuổi lên mười sáu. Cách hóa sanh, chẳng phải chỉ có Chư thiên, mà nhơn loại cũng có khi được như nàng Ambapasika, cùng người Bà-la-môn Pokkharasāti. Tất cả chúng sanh trong 4 loại này đều phải chịu chi phối của sự sanh, đó là duyên khởi luân hồi trong tam giới, sanh diệt, diệt sanh khắp loài, khắp cõi, không nơi cùng tột. Dầu chúng sanh, thuộc loại Thai sanh, hoặc có lục căn đầy đủ, hoặc không đầy đủ, thuộc loại Noãn sanh, Thấp sanh hay Hóa sanh chẳng hạn đều phải chịu các sự khổ sanh như nhau không sao tưởng được, nhưng loại Thai sanh thường chịu nặng nề hơn. ......
@user-qv1yo3qe1q
@user-qv1yo3qe1q Ай бұрын
Trưởng Lão Tăng Kệ - Kinh Tiểu Bộ - Khuddaka Nikàya : Chúng con thành tâm tri ân công đức của Qúy Ngài Đại Trưởng Lão, Trưởng Lão, Hòa Thượng, Sư Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Minh Hạ Châu, Ni Trưởng, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Tỳ Kheo, Tỳ kheo Ariyasilo, Tỳ Kheo Ni, Sa Di, Sa Di Ni, Thức Xoa Ma Na, Tu Nữ, Phật Tử, Tứ Chúng, Tăng Đoàn, Đạo Tràng, Tinh Xá,……Của Phật Giáo Theravada, Nam Tông, Bắc Tông,……: ( đoạn 34 ) : Chương VI - Phẩm Sáu Kệ : Ðảnh Lễ Ðức Thế Tôn Bậc A La Hán Chánh Ðẳng Giác : 208 / Tôn Giả Tekicchakàrì ( Thera. 42 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh làm con một Bà La Môn tên Subuddha. Ngài được các nhà giải phẫu cứu sống khi Ngài mới sanh, vì vậy Ngài được đặt tên là Tekicchakàrì ( người được các bác sĩ cứu sống ). Ngài lớn lên học các nghệ thuật và học thuật của giai cấp mình. Phụ thân Ngài vì trí tuệ và chánh sách của mình, nên bị Vua Candagotta, Vua Bà La Nại ganh ghét và bỏ tù. Tekicchakàrì nghe vậy, sợ hãi bỏ trốn, lánh mình tại tinh xá của một Vị Trưởng Lão, và tường thuật cho Vị ấy biết nỗi khó khăn của mình. Vị Trưởng Lão cho Ngài xuất gia, chọn cho Ngài một đề tài tu tập và Ngài trở thành một Tỷ Kheo sống ngoài trời không kể gì lạnh nóng, hoàn toàn chú tâm vào tu tập cho được thành quả. Ác ma sợ Ngài thoát khỏi sự chi phối của mình nên muốn phá rối Vị Trưởng Lão, đến gần dưới hình thức một người mục đồng, khi gặt hái đã xong, muốn cám dỗ Ngài nên nói như sau : Lúa đã gặt thâu xong Gạo đã được đập, giã, Nhưng một miếng, không có, Ta sẽ làm gì đây ? Vị Trưởng Lão nghĩ rằng : “ Người này nói đến tình cảnh của nó. Nhưng ta cần phải giáo huấn ta ! Không phải phần việc để ta thuyết giảng “. Như vậy, Vị Trưởng Lão khuyên mình nên thiền quán trên ba quy y : Hãy niệm Phật vô lượng ! Tâm hân hoan thoải mái, Thân thấm nhuần hỷ thọ, Luôn luôn cảm phấn chấn. Hãy niệm Pháp vô lượng ! Tâm hân hoan thoải mái, Thân thấm nhuần hỷ thọ, Luôn luôn cảm phấn chấn. Hãy niệm Tăng vô lượng ! Tâm hân hoan thoải mái, Thân thấm nhuần hỷ thọ, Luôn luôn cảm phấn chấn. Rồi Ác ma, muốn Ngài không sống hạnh viễn ly, làm như muốn lo cho Ngài được hạnh phúc, nói rằng : Ngài sống giữa ngoài trời, Những đêm này giá lạnh Chớ để lạnh hại Ngài ! Hãy vào trong tịnh xá, Có cửa đóng then gài. Vị Trưởng Lão, nêu rõ ở trong nhà là một trói buộc và ở ngoài trời là giải thoát, nên trả lời : Ta sẽ cảm thọ được, Với bốn tâm vô lượng, Ta sẽ sống an lạc Với những tâm tư ấy, Giá lạnh không hại ta, Ta sống không dao động. Nói vậy, Vị Trưởng Lão phát triển thiền quán và chứng quả A La Hán. Vì rằng Vị Trưởng Lão sống trong thời Vua Bindusàra, các bài kệ này cần được hiểu là được tụng đọc vào kỳ kiết tập thứ ba như là thuộc Kinh tạng. 209 / Tôn Giả Mahà - Nàga ( Thera. 43 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài được sanh tại Sàketa, con trai một Bà La Môn tên Madhu Vàsettha và được đặt tên là Mahà - Nàga. Ngài thấy thần thông do Trưởng Lão Gavampati thực hiện trong khi Thế Tôn sống trong rừng Anjana, và khởi lòng tin, Ngài xuất gia dưới sự hướng dẫn của Vị Trưởng Lão, và chứng quả A La Hán nhờ Vị này giáo huấn. Ngay khi Ngài an trú trong an lạc giải thoát, Trưởng Lão Mahà - Nàga thấy sáu Tỷ Kheo thường hay không cung kính các Vị đồng Phạm hạnh, và Ngài giáo huấn họ với những bài kệ như sau, những bài kệ này trở thành lời tuyên bố chánh trí của Ngài : Ai đối đồng Phạm hạnh, Không có sự cung kính, Chúng thối giảm diệu pháp Như cá mắc nước cạn. Ai đối đồng Phạm hạnh, Không có sự cung kính, Không lớn trong diệu pháp, Như giống thối trong ruộng. Ai đối đồng Phạm hạnh, Không có sự cung kính, Chúng xa rời Niết Bàn, Trong lời dạy Pháp vương. Ai đối đồng Phạm hạnh, Thật có sự cung kính, Không thối giảm diệu pháp, Như cá được nước nhiều. Ai đối đồng Phạm hạnh, Thật có sự cung kính, Lớn mạnh trong diệu pháp, Như giống tốt trong ruộng. Ai đối đồng Phạm hạnh, Thật có sự cung kính, Họ đến gần Niết Bàn, Trong lời dạy Pháp Vương. 210 / Tôn Giả Kulla ( Thera. 43 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh ở Sàvatthi ( Xá Vệ ) trong gia đình một điền chủ tên là Kulla, Ngài được cảm hóa với lòng tin và được Bậc Ðạo Sư độ cho xuất gia. Nhưng Ngài thường bị tham dục chi phối. Bậc Ðạo Sư biết yếu điểm này của Ngài, cho Ngài một đề tài bất tịnh và khuyên Ngài thiền quán trong một nghĩa địa. Khi tu tập này chưa được kết quả Bậc Ðạo Sư đi với Ngài và yêu cầu Ngài theo dõi tiến trình thối nát và tiêu diệt của vật bất tịnh. Khi Kulla đã được tự tại thoát ly, Thế Tôn phóng hào quang, khiến Ngài nhớ lại bài học, chứng Sơ thiền và từ đấy phát triển thiền quán, chứng được quả A La Hán. Ôn lại kinh nghiệm, Ngài thốt ra những câu kệ sau đây, trước nói về Ngài, rồi nhắc lại lời dạy của Bậc Ðạo Sư, cuối cùng lại nói về Ngài : Kulla đến nghĩa địa, Thấy bỏ một đàn bà, Vất ném trong nghĩa địa, Làm mồi cho sâu ăn. Kulla, hãy nhìn thân, Bệnh hoạn nhớp hôi thối, Nước ứ chảy, rỉ chảy, Ðược kẻ ngu thích thú. Sau khi nắm gương pháp, Ðạt được chánh tri kiến, Ta quán sát thân này, Trống rỗng cả trong ngoài. Ðây thế nào, kia vậy, Kia thế nào, đây vậy, Dưới thế nào, trên vậy, Trên thế nào, dưới vậy. Ngày thế nào, đêm vậy, Ðêm thế nào, ngày vậy, Trước thế nào, sau vậy, Sau thế nào, trước vậy. Người vậy không ưa thích, Cả năm loại nhạc khí, Khi đã được nhất tâm, Chơn chánh thiền quán pháp. Những kệ này là lời tuyên bố chánh trí của Ngài. 211 / Tôn Giả Màlunkyaputta ( Thera. 43 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh ở Sàvatthi, con một Vị chuyên môn đánh giá cho Vua Kosala, và Mẹ là Màlunkyya, nên Ngài được gọi là Màlunkyaputta ( con bà Màlunkyà ). Khi đến tuổi trưởng thành, tánh ưa thích đời sống xuất gia, Ngài trở thành một Du sĩ ngoại đạo. Khi nghe Thế Tôn thuyết pháp, Ngài xin xuất gia trong Pháp và Luật của Thế Tôn, và sau một thời gian, Ngài chứng được sáu thắng trí. Khi Ngài về thăm nhà vì lòng từ mẫn đối với bà con, các bà con chào đón Ngài rất niềm nở và muốn kéo Ngài trở về với đời sống gia đình thế tục, nói rằng với tài sản của Ngài, Ngài có thể lập gia đình và làm các thiện sự. Nhưng Ngài nói lên chí nguyện của Ngài như sau : Có người sống phóng dật, Ái lớn như cây leo, Sống trôi nổi luân chuyển, Ðời này qua đời khác, Như con khỉ trong rừng, Thèm muốn các trái cây. Khát ái khốn nạn này Thấm độc cả thế giới, Khi đã chinh phục ai, Khiến sầu muộn tăng trưởng, Chẳng khác giống cỏ rừng, Lan tràn và lớn mạnh. Ai nhiếp phục được ái, Khốn nạn, khó chinh phục, Sầu rơi khỏi vị ấy, Như giọt nước trên sen. Các ông đã đến đây, Ta thuyết điều lành ấy, Hãy đào rễ khát ái, Như tìm rễ ngon ngọt, Loại cỏ u sì ra, Chớ để Ma, dòng nước, Tàn phá ông cây lau. Liên tục vậy mãi mãi. Hãy hành lời Phật dạy, Chớ để Sát na qua, Sát na qua, sầu khổ, Thọ quả trong địa ngục, Phóng dật như bụi bặm, Bụi nhơ, do phóng dật, Không phóng dật, minh trí, Nhổ mũi tên khỏi ta. ......
@user-qv1yo3qe1q
@user-qv1yo3qe1q Ай бұрын
Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ( Mỗi người hãy tự mình thấp đuốc lên mà đi, hãy tự làm hòn đảo cho chính mình. Tin chắc rằng : Phật, Pháp, Tăng là thường trụ, Phật luôn ở trạng thái Niết Bàn “ tuyệt đối “; Phật giác ngộ là tự mình, do trí “ vô sư, chứ không hải trí hữu sư “; Phật quan sát và nhìn cuộc đời, sự vận hành của tất cả các Pháp mà giác ngộ vì “ tất cả các Pháp đều là Phật Pháp “, “ Như Lai là nghĩa các Pháp như như “; “ Tất cả chúng sinh dù hữu tình hay vô tình đều có Phật tánh “; “ Tất cả các Pháp đều vận hành theo lý “ Duyên sinh “, “ Nhân qủa “, “ Phước nghiệp “……; Khi chiêm ngưỡng tượng Phật, Chúng ta cố gắng thường hình dung Đức Phật đản sanh ở Ca Tỳ La Vệ, Phật thành đạo ở Bồ Đề Đạo Tràng, Phật thuyết pháp ở Ba La Nại và Phật nhập diệt ở Câu Thi Na; đó chính là 04 động tâm, tức 04 điểm kích động tâm chúng ta, tác động căn lành chúng ta khiến chúng ta phát tâm đến với Phật. Nếu chúng ta không phát được tâm Bồ đề, đương nhiên không thể đến với Phật, không thể hiểu Phật và không thấy Phật ). Nam Mô Thường Tịch Quang Độ Thanh Tịnh Diệu Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na Phật. Nam Mô Thập Đại Thị Giả, Tôn Giả, Thập Tam Đại Tỳ Kheo Ni, Một Ngàn Hai Trăm Năm Mươi Năm Vị Tôn Giả, Trưởng Lão, Đại Đức, Sáu Ngàn Vị Sa Di Ni, Hòa Thượng, Ni Trưởng, Sư, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Thức Xoa Ma Na, Sa Di, Sa Di Ni, Tứ Chúng, Tinh Xá, Đạo Tràng, Tăng Đoàn Của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Tăng Đoàn Của Các Đức Phật Khác Trong Ba Thời Qúa Khứ, Hiện Tại, Vị Lai. Nam Mô Pháp : Nhất tâm đảnh lễ : Chúng con nguyện y giáo phụng hành : Nam Mô Tăng. Nam Mô Phật. Nam Mô Pháp. Nam Mô Tăng. …… + Các Vị Cố Trưởng Lão, Thiền Sư, Tổ,......Trong ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai : + Ba Mươi Ba Vị Tổ Sư Thiền Tôn Ấn Độ - Trung Hoa và Tam Tổ Thiền Tôn Việt Nam ( Ma Ha Ca Diếp, A Nan, Thương Na Hòa Tu, U Ba Cúc Đa, Đề Đa Ca, Di Dá Ca, Bà Tu Mật, Phật Đà Nan Đề, Phục Đà Mật Đa, Hiếp Tôn Giả, Phú Na Dạ Xa, Mã Minh, Ca Tỳ Ma La, Long Thọ, Ca Na Đề Bà, La Hầu Đa La, Tăng Già Nan Đề, Già Da Xá Đa, Cưu Ma La Đa, Xà Dạ Đa, Bà Tu Bàn Đầu, Ma Noa La, Hạc Lạc Na, Sư Tử, Bà Xá Tư Đa, Bất Như Mật Đa, Bát Nhã Đa La, Bồ Đề Đạt Đa, Huệ Khả, Tăng Xán, Đạo Tín, Hoằng Nhẫn, Huệ Năng, Phật Hoàng Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang ) và Các Vị Thiền Sư Khác Của Ấn Độ - Trung Hoa - Việt Nam - Triều Tiên - Nhật Bản - Phương Tây - Hoa Kỳ : Hư Vân, Tuyên Hóa, Thánh Nghiêm, Phi Ấn Thông Dung Tông Lâm Tế, Thiên Hoàng Đạo Ngô, Mật Vân Viên Ngô, Vô Minh Huệ Kinh, Trạm Nhiên Viên Trừng, Bác Sơn Nguyên Lai, Hối Đài Nguyên Kính, Giác Lãng Đạo Thịnh, Ngọc Lâm Thông Tú, Vĩnh Giác Nguyên Hiền, Vân Thê Chu Hoằng, Hám Sơn Đức Thanh, Tuyết Đình Phúc Dụ, Trung Phong Minh Bản, Pháp Nhãn Vân Ích, Bích Nham Lục, Vô Môn Quan, Trí Nột, Đại Huệ Tông Cảo, Vĩnh Minh Diên Thọ, Hoằng Trí Chính Giác, Đại Huệ Tông Cảo, Nam Nhạc Hoài Nhượng, Thanh Nguyên Hành Tư, Nam Dương Huệ Trung, Vĩnh Gia Huyền Giác, Hà Trạch Thần Hội, Thạch Đầu, Dược Sơn Duy Nguyễn, Thiên Hoàng Đạo Ngộ, Đan Hà Thiên Nhiên, Dương Kì Phương Hội, Hoàng Long Huệ Nam, Ngọc Tuyền Thần Tú, Hạ Trạch Thần Hội, Tung Nhạc Huệ An Quốc Sư, Khuê Phong Tông Mật, Bạch Vân Cảnh Nhàn, Thái Cổ Phổ Ngu, Lãn Ông Huệ Cần, Ẩn Nguyên Long Kì, ……Thiền Sư Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản : Tứ Minh Đường (Samyeongdang), Cảnh Hư ( Gyeongheo ); Mãn Không (Mangong), Âm Quán (Suwol), Huệ Minh (Hyewol), Hán Nham (Hanam), Hiểu Phong Học Nột, Điền Cương Vĩnh Tín, Long Thành (Yongseong), Cửu Sơn (Kusan sunim), Long Thành Thần Chung (Yongseong), Vạn Hải (Manhae), Tính Triệt (Seongcheol) Sùng Sơn Hạnh Nguyên (Seungshah), Đạo Nguyên Hi Huyền, Minh Am Vinh Tây, Tâm Địa Giác Tâm, Nam Phổ Thiệu Minh, Bạch Ấn Huệ Hạc, Mâu Tử, Khương Tăng Hội, Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Bách Trượng Hoài Hải, Vô Ngôn Thông, Tuệ Trung Thượng Sĩ, Thông Giác Thủy Nguyệt, Nhất Cú Trí Giáo, Thạch Liêm, Viên Văn Chuyết Chuyết, Minh Hành Tại Tại, Nguyên Thiều Siêu Bạch, Minh Hoằng Tử Dung, Liễu Quán Thiệt Diệu, Thích Thanh Từ, Phong Khuê Tông Mật, Thích Duy Lực, Vĩnh Giác Nguyên Hiền, ….. Ngoài ra còn các vị Thiền Sư ớ các nước Khác ở Hoa Kỳ, Phương Tây thuộc các dòng Thiền như : Tông Lâm Tế Nhật Bản, Tông Tào Động Nhật Bản, Sanbo Kyodan, Thiền Tông Trung Quốc, Thiền Tông Hàn Quốc,… + Mật Sư, Kim Cang Thừa : ( Đức Pháp Vương Gyalwang Dukpa, Padmasambhava ( Liên Hoa Sanh ), Atisa, Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Mahamaya, Từ Đạo Hạnh, Trì Bát, Ban Để Đa Ô Sa Thất Lợi, Vạn Hạnh, Thiền Nham, Nguyện Học, Thích Viên Thành, Thích Trí Không,...... + Mười Ba Vị Tổ Tịnh Độ ( Liên Tông ) Đại Sư : Tổ Khai Đạo Là Ngài Đạo Xước, Huệ Viễn, Thiện Đạo, Thừa Viễn, Pháp Chiếu, Thiếu Khang, Diên Thọ, Tỉnh Thường, Châu Hoằng, Trí Húc, Hành Sách, Thật Hiền, Tế Tỉnh, Ấn Quang ), Cưu Ma La Thập, Nguyên Không ( Hơnen, Pháp Nhiên Thượng Nhân, Cát Thủy Đại Sư, Cát Thủy Thánh Nhân, Hắc Cốc Thượng Nhơn ), Pháp Nhiên ( Viên Quang Đại Sư, Đông Tiệm Đại Sư, Huệ Thành Đại Sư, Hoằng Giác Đại Sư, Từ Giáo Đại Sư ),..... + Luận Sư ( Na Tiên (Nāgaseṇa), Phật Âm (Buddhaghosa), Pháp Hộ (Dhammapāla), Hiếp Tôn Giả (Pārasava), Mã Minh (Aśvaghoṣa), Thế Hữu (Vasumitra), Long Thọ (Nāgārjuṇa), Thánh Thiên (Ariyadeva), Phật Hộ (Buddhapāla), Thanh Biện (Bhavaviveka), Vô Trước (Asaṅga), Thế Thân (Vasubandhu), Trần Na (Dinnāga - Dignāga), Hộ Pháp (Dharmapāla), Pháp Xứng (Dharmakirti), Tăng Triệu, Giới Hiền, …… ). + Các Ngài Luật Sư : Ưu Ba Ly, Đàm Ma Ca La, Nam Sơn Đại Sư ( Đạo Tuyên ), Đại Trí Thiền Sư ( Nguyên Chiếu ), Truyền Đăng Đại Pháp Sư ( Giám Chân ),..... + Hoa Nghiêm Tông : Bồ Tát Mã Minh, Long Thụ, Đế Tâm Tôn Giả ( Đôn Hoàng Bồ Tát, Đỗ Thuận ), Văn Hoa Trí Nghiễm, Hiền Thủ Pháp Tạng, Thanh Lương Trừng Quán ( Thanh Lương Tông ), Khuê Phong Tông Mật, Tử Tuyền, Tứ Đại Gia Đời Tống ( Đạo Đinh, Quan Phục, Sư Hội, Hy Địch ), Phổ Thuy, Viên Giác, Bổn Hao, Bàn Cốc, Văn Tài, Đạt Ích Ba, Đức Thanh, Cổ Đinh, Lý Trác Ngộ, Đạo Thông, Như Phi, Tổ Trụ, Chu Khắc Phục, Tục Pháp, Đạo Tuyền, Thẩm Tường, Lương Biện, Thật Trung, Đẳng Định, Chánh Tấn, Quang Trí,……) + Tam Luận Tông : Bồ Tát Long Thụ, Ka Na Bà Đề, Cưu Ma La Thập, La Hầu La Đa Là Tân Già La ( Piṅgalanetra, Thanh Mục ); Tu Lợi Da Bạt Đà, Tu Lợi Da Tô Ma, Cát Tạng, Pháp Lãng, Gia Tường Đại Sư, Huệ Quán, Khuyến Lặc,…… + Thiên Thai Tông ( Pháp Hoa Tông ) : Trí Khải Đại Sư, Trí Giả Đại Sư, Truyền Giáo Đại Sư ( Tối Trừng, Dengyo Daishi, Saichơ ),…… + Chân Ngôn Tông : Đại Sư Thiện Vô Úy, Kim Cang Trí ( Vajrabodhi ), Bất Không ( Amoghavajra ), Hoằng Pháp Đại Sư ( Kobo Daishi, Không Hải ), Hàm Quang, Huệ Lãng, Huệ Qủa, Nghĩa Minh, Nghĩa Viên, Huệ Nhật, Huệ Ứng, Nghĩa Thảo,…… + Câu Xá Tông : Bồ Tát Thế Thân, Huyền Trang, Tchitsu, Tchitasu,…… + Thành Thật Tông : Ha Lê Bạt Ma, Cưu Ma La Thập ( Kumrajyva, Đồng Thọ ), Huệ Quán, Khuyến Lặc,…… + Pháp Tướng Tông : Bồ Tát Thế Thân, Huyền Trang, Đạo Chiêu ( Dơshơ ), Huyền Phảng ( Genbơ ), Huệ Chiểu,...... + Sư, Tổ, Qúy Hòa Thượng, Thiền Sư, Thượng Tọa, Đại Đức, Tôn Đức, Tăng Ni, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Sa Di, Sa Di Ni ( Khánh Hòa, Khánh Anh, Bách Trượng, Tăng Trượng, Nguyễn Minh Không, Từ Đạo Hạnh, Giác Hải, Vạn Hạnh, Minh Đăng Quang, ......) Trong Ba Thời Qúa Khứ, Hiện Tại Và Vị Lai. + Các Ngài Tam Tạng Pháp Sư, Cưu Ma La Thập, Huyền Trang, Pháp Sư Pháp Đăng, Đại Sư Thật Xoa Nan Đà, Bồ Đề Lưu Chi, Nam Sơn Đại Sư ( Đạo Tuyên ), ......Trong Ba Thời Qúa Khứ, Hiện Tại và Vị Lai.
@user-qv1yo3qe1q
@user-qv1yo3qe1q Ай бұрын
Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ( Mỗi người hãy tự mình thấp đuốc lên mà đi, hãy tự làm hòn đảo cho chính mình. Tin chắc rằng : Phật, Pháp, Tăng là thường trụ, Phật luôn ở trạng thái Niết Bàn “ tuyệt đối “; Phật giác ngộ là tự mình, do trí “ vô sư, chứ không hải trí hữu sư “; Phật quan sát và nhìn cuộc đời, sự vận hành của tất cả các Pháp mà giác ngộ vì “ tất cả các Pháp đều là Phật Pháp “, “ Như Lai là nghĩa các Pháp như như “; “ Tất cả chúng sinh dù hữu tình hay vô tình đều có Phật tánh “; “ Tất cả các Pháp đều vận hành theo lý “ Duyên sinh “, “ Nhân qủa “, “ Phước nghiệp “……; Khi chiêm ngưỡng tượng Phật, Chúng ta cố gắng thường hình dung Đức Phật đản sanh ở Ca Tỳ La Vệ, Phật thành đạo ở Bồ Đề Đạo Tràng, Phật thuyết pháp ở Ba La Nại và Phật nhập diệt ở Câu Thi Na; đó chính là 04 động tâm, tức 04 điểm kích động tâm chúng ta, tác động căn lành chúng ta khiến chúng ta phát tâm đến với Phật. Nếu chúng ta không phát được tâm Bồ đề, đương nhiên không thể đến với Phật, không thể hiểu Phật và không thấy Phật ). Nam Mô Thường Tịch Quang Độ Thanh Tịnh Diệu Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na Phật. Nam Mô Thập Đại Thị Giả, Tôn Giả, Thập Tam Đại Tỳ Kheo Ni, Một Ngàn Hai Trăm Năm Mươi Năm Vị Tôn Giả, Trưởng Lão, Đại Đức, Sáu Ngàn Vị Sa Di Ni, Hòa Thượng, Ni Trưởng, Sư, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Thức Xoa Ma Na, Sa Di, Sa Di Ni, Tứ Chúng, Tinh Xá, Đạo Tràng, Tăng Đoàn Của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Tăng Đoàn Của Các Đức Phật Khác Trong Ba Thời Qúa Khứ, Hiện Tại, Vị Lai. Nam Mô Tây Thiên ( Ấn Độ ), Đông Độ ( Trung Hoa ), An Nam ( Việt Nam ), Xiêm La ( Thái Lan ) Truyền Giáo Lịch Đại Tổ Sư Giác Linh. Nam Mô Pháp : Nhất tâm đảnh lễ : Chúng con nguyện y giáo phụng hành : + Nam Mô Đại Thừa Pháp Bảo Tôn Kinh Kinh Phật Thuyết Kinh Vạn Phật Nam Mô Tăng. Nam Mô Phật. Nam Mô Pháp. Nam Mô Tăng. Chúng con thành tâm tri ân công đức của Ngài Tam Tạng Pháp Sư Bồ Đề Lưu Chi, Thầy Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Thiền Hạ Tâm và Các Qúy Tôn Đức Khác : + Chín mươi mốt kiếp về quá khứ, có Đức Phật tên Tỳ Bà Thi Như Lai, Phật thọ số tám mươi ngàn kiếp. Phật sanh vào nhà Sát Đế Lợi, Phật họ Câu Lân, Phật dưới cây Ba Tra La đắc quả A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, Phật có ba nhóm Thinh Văn. Hàng Đệ tử Thinh Văn thứ nhất một tên Kiết Sa, hai tên Khán Trà. Phật có thị giả tên Vô Ưu, Phật có con tên Thành Âm. Phật có Cha tên Bàn Đầu, Mẹ tên Bàn Đầu Ý, thành tên Bàn Đầu. 忍辱爲第一; 佛說無爲最; 不以剃鬚髮; 害他爲沙門 Nhẫn nhục vi đệ nhất; Phật thuyết vô vi tối; Bất dĩ thế tu phát; Hại tha vi sa môn. Tạm dịch : Nhẫn nhục là bậc nhất; Niết bàn là tối thượng; Xuất gia não hại người; Không xứng danh Sa môn. + Ba mươi kiếp về quá khứ, có Đức Phật tên Thi Khí Như Lai, Phật thọ số sáu mươi ngàn kiếp. Phật sanh vào nhà Sát Đế Lợi, Phật họ Câu Lân, Phật dưới cây Phân Đà Lợi đắc quả A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, Phật có ba nhóm Thinh Văn. Hàng Đệ tử Thinh Văn thứ nhất một tên Tinh Tú, hai tên Thượng. Phật có thị giả tên Ly Úy, Phật có con tên Bất Khả Lượng. Phật có Cha tên Câu Na, Mẹ tên Thắng, thành tên A Lầu Na Bạt Đề. 若眼見非邪; 者不座牀亦復然; 執志爲專一; 是則諸佛敎 Nhược nhãn kiến phi tà; Tọa sàng diệc phục nhiên; Chấp chí vi chuyên nhất; Thị tắc chư Phật giáo Dịch nghĩa : Như mắt thấy sai quấy; Chỗ nằm ngồi cũng vậy; Giữ chí cho chuyên nhất; Là lời chư Phật dạy. + Ba mươi kiếp về quá khứ, có Đức Phật tên Thi Khí Như Lai, trong kiếp đó lại có Tỳ Xá Phù Như Lai, Phật thọ số hai ngàn kiếp. Phật sanh vào nhà Sát Đế Lợi, Phật họ Câu Lân, Phật ở dưới cây Ta La đắc quả A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, Phật có hai nhóm Thinh Văn. Phật có thị giả tên Tịch, Phật có con tên Thiện Trí. Phật có Cha tên A Lầu Na Thiên Tử, Mẹ tên Xứng Ý, thành tên Tùy Ý. 不 害 亦 不 非; 奉 行 於 大 戒; 於 食 知 止 足; 座 牀 亦 復 然; 執 志 爲 專 一; 是 則 諸 佛 敎 Bất hại diệc bất phi; Phụng hành ư đại giới; Ư thực tri chỉ túc; Tọa sang diệc phục nhiên; Chấp chí vi chuyên nhất; Thị tắc chư Phật giáo Tạm dịch : Không hại, không sai trái; Luôn hành trì đại giới; Ăn uống biết dừng đủ; Chỗ nằm ngồi cũng vậy; Giữ chí cho chuyên nhất; Là lời chư Phật dạy. + Trong kiếp Hiền có Phật Câu Lưu Tôn, Phật thọ số mười bốn tiểu kiếp. Phật sanh vào nhà Bà La Môn, Phật họ Ca Diếp, Phật ở dưới cây Ưu Đầu Bạt Đề đắc quả A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, Phật có một nhóm Thinh Văn,……Phật có thị giả tên Trí, Phật có con tên Thượng. Phật có Cha tên Công Đức, Mẹ tên Quang Bỉ Thiên Tử Vô Úy, thành tên Vô Úy. 譬如蜂採花; 其色甚香潔; 以味惠施他; 道士遊聚落; 不誹謗於人; 亦不觀是非; 但自觀身行; 諦觀正不正 Thí như phong thái hoa; Kỳ sắc thậm hương khiết; Dĩ vị huệ thí tha; Đạo sĩ du tụ lạc Bất phỉ báng ư nhân; Diệc bất quán thị phi; Đản tự quán thân hành; Đế quán chánh bất chánh Tạm dịch : Như ong hút mật hoa; Hương sắc hoa càng thắm; Đem vị ban cho người; Tỳ kheo vào làng xóm Không phỉ báng một ai; Thị phi chẳng nhìn đến; Chỉ xét hành vi mình; Có đoan chính hay không. + Trong kiếp HIền có Phật Câu Na Hàm Mâu Ni, Phât thọ số ba mươi tiểu kiếp. Phật sanh vào nhà Bà La Môn, Phật họ Ca Diếp, Phật ớ dưới cây Thi Lợi Sa đắc quả A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, Phật có một nhóm Thinh Văn. Hàng Đệ tử thinh Văn thứ nhất một tên là Hượt ( sống ), hai tên là Tỳ Đầu La. Phật có thị giả tên Thân ( gần ), Phật có con tên Thắng. Phật có Cha tên Hỏa Đức, Mẹ tên Nan Thắng Thiên Tử Trang Nghiêm, thành tên Trang Nghiêm. 執志莫輕戲; 當學尊寂道; 賢者無愁憂; 當滅志所念 Chấp chí mạc khinh hý; Đương học tôn tịch đạo; Hiền giả vô sầu ưu; Đương diệt chí sở niệm Tạm dịch : Giữ tâm chớ khinh đùa; Cần học đạo tịch diệt; Hiền giả không sầu lo; Quyết tâm diệt sở niệm. + Trong kiếp Hiền có Phật Ca Diếp, Phật thọ số hai mươi tiểu kiếp. Phật sanh vào nhà Bà La Môn, Phật họ Ca Diếp, Phật ở dưới cây Ni Câu Luật đắc quả A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, Phật có một nhóm Thinh Văn. Hàng Đệ tử Thinh Văn thứ nhất một tên là Du Na, hai tên là Phạ La Đọa. Phật có thị giả tên Ca Thiên, Phật có con tên Đạo Sư. Phật có Cha tên Tịnh Đức, Mẹ tên Thiện Tài Thiên Tử Tri Sử, thành tên Tri Sử ( thành Ba La Nại ). 一切惡莫作; 當奉行其善; 自淨其志意; 是則諸佛敎 Nhất thiết ác mạc tác; Đương phụng hành kỳ thiện; Tự tịnh kỳ chí ý; Thị tắc chư Phật giáo Tạm dịch : Đừng làm các điều ác; Vâng làm các điều thiện; Giữ tâm ý trong sạch; Là lời chư Phật dạy. + Trong kiếp Hiền có Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật thọ số chỉ trong vòng một trăm năm. Phật sanh vào nhà Sát Đế Lợi, Phật họ Cù Đàm, Phật ở dưới cây A Thuyết Tha đặng A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, Phật có một nhóm Thinh Văn. Hàng Đệ tử Thinh Văn thứ nhất một tên là Xá Lợi Phất ( trí tuệ đệ nhất ), hai tên là Mục Kiền Liên ( thần thông đệ nhất ). Phật có thị giả tên Khánh Hỷ ( A Nan Đà ), Phật có con tên La Hầu La. Phật có Cha tên Du Đầu Đàn ( Tịnh Phạn Vương ), Mẹ tên Ma Ha Ma Da, thành tên Ca Tỳ La. 護口意清淨; 身行亦清淨; 淨此三行迹; 修行仙人道 Hộ khẩu ý thanh tịnh; Thân hành diệc thanh tịnh; Tịnh thử tam hành tích; Tu hành tiên nhân đạo Tạm dịch : Giữ miệng, ý thanh tịnh; Thân hành cũng trong sạch; Ba nghiệp đều thanh tịnh; Đạo Như Lai tu hành.
@user-qv1yo3qe1q
@user-qv1yo3qe1q Ай бұрын
Trưởng Lão Tăng Kệ - Kinh Tiểu Bộ - Khuddaka Nikàya : Chúng con thành tâm tri ân công đức của Qúy Ngài Đại Trưởng Lão, Trưởng Lão, Hòa Thượng, Sư Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Minh Hạ Châu, Ni Trưởng, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Tỳ Kheo, Tỳ kheo Ariyasilo, Tỳ Kheo Ni, Sa Di, Sa Di Ni, Thức Xoa Ma Na, Tu Nữ, Phật Tử, Tứ Chúng, Tăng Đoàn, Đạo Tràng, Tinh Xá,……Của Phật Giáo Theravada, Nam Tông, Bắc Tông,……: ( đoạn 32 ) : 200 / Tôn Giả Nadikassapa ( Thera. 39 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh trong một gia đình Bà La Môn ở Magadha ( Ma Kiệt Đà ), là anh của Kassapa. Ngài thiên hẳn đời sống xuất gia, không ưa thích đời sống gia đình, và Ngài trở thành một ẩn sĩ. Với ba trăm đồ chúng, Ngài sống một đời sống ẩn sĩ trên bờ sông Neranjarà ( Ni Liên Thiền ), và do vậy Ngài được biết và được gọi là Kassapa ở bên sông ( Nadi - Kassapa ). Ngài được Thế Tôn giáo hóa cùng với hai anh em, như đã được ghi trong Luật tạng. Sau khi Thế Tôn thuyết Kinh Lửa Bốc Cháy, Ngài chứng quả A La Hán. Sau đó, suy tư trên thiền chứng, Ngài nói lên chánh trí của mình, bằng cách nhổ lên các sai lầm : Thật lợi ích cho ta Ðức Phật đến tại đây, Ðến con sông tên gọi Sông Nê Răn Ja Ra, Ta nghe pháp Ngài giảng Ðoạn tận các tà kiến Ta hành lễ tế tự, Ðọc cao lời tế lễ, Ta đốt lên lửa thiêng, Ðổ cúng dường vào lửa, Nghĩ rằng ta thanh tịnh, Ta thật mù, phàm phu. Lang thang rừng tà kiến, Bị giới cấm, mờ mắt, Không tịnh, nghĩ thanh tịnh, Mù lòa, ta không thấy Ta đoạn tận tà kiến, Mọi sanh hữu phá tan, Ta đốt lên ngọn lửa, Xứng đáng được cúng dường, Ta cúi mình đảnh lễ, Bậc Như Lai Ðiều Ngự. Mọi si mê, ta đoạn, Hữu ái được phá hủy, Ðường sanh tử đoạn tận, Nay không còn tái sanh. 201 / Tôn Giả Gayà - Kassapa ( Thera. 39 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh trong một gia đình Bà La Môn, câu chuyện Ngài giống như câu chuyện của Nadì - Kassapa, chỉ khác Ngài chỉ có hai trăm đệ tử và sống ở Gayà, Ngài nói lên chánh trí bằng cách tán thán tẩy sạch các điều ác như sau : Buổi sáng, trưa, buổi chiều, Ba lần trong một ngày, Ta xuống dòng Gà Yà, Sông Ga Ya Phay Gu. Các điều ác, ta làm Trong các đời sống trước, Nay đây ta rửa sạch, Xưa ta tin là vậy. Nghe lời nói khéo giảng, Con đường đủ pháp nghĩa, Với ý nghĩa chân thật, Ta như lý quán sát. Ta tắm sạch mọi ác, Ta không uế, trong sạch. Ta trong sạch thuần tịnh, Thừa tự bậc trong sạch, Ta chính là con trai, Con chính tông Đức Phật. Lặn vào dòng Tám chánh, Ta gột sạch mọi ác, Ba minh ta đạt được, Lời Phật dạy làm xong. 202 / Tôn Giả Vakkali ( Thera. 39 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh ở Sàvatthi, trong một dòng họ Bà La Môn và được gọi tên Vakkali. Khi đến tuổi trưởng thành, và học xong ba tập Vệ đà, trở thành thuần thục trong những thành tích Bà La Môn, Ngài thấy Bậc Ðạo Sư, Ngài nhìn không chán thân hình tuyệt vời của Đức Phật, và Ngài đi theo Bậc Ðạo Sư. Khi Ngài trở về nhà, Ngài nghĩ nếu ở lại nhà, Ngài sẽ không có dịp luôn luôn thấy được Đức Phật. Do vậy, Ngài xuất gia, và từ khi ăn uống và tắm rửa, Ngài để toàn thì giờ để chiêm ngưỡng Đức Phật. Bậc Ðạo Sư, chờ đợi thiền quán của Ngài được chín muồi, nên trong một thời gian dài, Đức Phật không nói gì. Một hôm Đức Phật hỏi : “ Này Vakkali, thân bất tịnh này mà Thầy thấy, đối với Thầy như thế nào ? Ai thấy Pháp người ấy tức thấy Ta. Vì rằng thấy Pháp tức là thấy Ta, và thấy ta tức là thấy Pháp “. Nghe lời nói Đức Phật, Ngài không chiêm ngưỡng thân Đức Phật nữa, nhưng Ngài chưa bỏ đi xa được. Bậc Ðạo Sư nghĩ rằng : “ Tỷ Kheo này, nếu không được xúc động mạnh, sẽ không thức tỉnh “, nên vào cuối ngày an cư mùa mưa, Đức Phật nói : Này Vakkali, hãy đi đi “. Nghe Bậc Ðạo Sư nói vậy, Ngài tự nghĩ Ngài phải đi, nhưng nghĩ rằng đời Ngài có ý nghĩa gì, nếu không được gặp Bậc Ðạo Sư, nên Ngài có ý định leo lên núi Linh Thứu để gieo mình xuống vực núi tự tử. Ðức Phật biết được Vakkali có ý định như vậy, nên sợ Ngài phá hoại những điều kiện chứng được thánh quả, nên hiện ra trước mặt Ngài và đọc lên bài kệ : Tỷ Kheo nhiều hân hoan, Tịnh tín giáo pháp Phật, Chứng cảnh giới tịch tịnh, Các hạnh an tịnh lạc. Ðức Phật đưa tay và nói : “ Hãy đến, này Tỷ Kheo ! “. Vakkali rất lấy làm sung sướng được nghe lời Phật dạy, thấy được điều gì mình đang làm, đứng trên hư không suy tư đến lời Phật dạy, chứng quả A La Hán với sự hiểu biết về nghĩa và về pháp. ( Ðây là những tài liệu được tập sớ của bộ Anguttara Nikàya và tập sớ của Dhammapaca ghi chép lại ). Theo những tài liệu khác, Vakkali chưa chứng quả A La Hán, sau khi nghe lời dạy của Bậc Ðạo Sư, Ngài ở trên núi Linh Thứu, phát triển thiền quán. Thế Tôn cho Ngài một đề tài tu tập, nhưng vì quá đói và bị tê liệt nên Ngài không chứng quả được. Biết vậy, Thế Tôn nói với Ngài như sau : Bị bệnh gió chi phối, Thầy sống trong rừng sâu, Chỗ khất thực hạn chế, Thân gầy mòn ốm yếu, Tỷ Kheo sẽ làm gì ? Với thân thể như vậy ? Vị Trưởng Lão nói lên sự hân hoan thường xuyên của mình, nhờ được sự an lạc siêu nhân : Thân con được tràn ngập, Với hỷ lạc tỏa rộng, Dầu có bị gầy ốm, Con sẽ sống trong rừng. Tu tập Bốn niệm xứ, Năm căn và Năm lực, Tu tập các Giác chi, Con sẽ sống trong rừng. Con thấy bạn đồng tu, Sống hòa hiệp, dõng mãnh, Luôn kiên trì tinh tấn, Con sẽ sống trong rừng. Tùy niệm Phật thiền định, Bậc Tối Thượng Ðiều Ngự, Ngày đêm không biếng nhác, Con sẽ sống trong rừng. Khi nói vậy, Ngài phát triển thiền quán và ngay khi ấy chứng quả A La Hán. 203 / Tôn Giả Vigitasena ( Thera. 39 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh ra trong một gia đình huấn luyện voi ở nước Kosala, và được đặt tên là Vigitasena. Những người Cậu bên Ngoại, Sena và Upasena cả hai đã xuất gia và chứng quả A La Hán. Vigitasena sau khi đã thuần thục nghề của mình, thấy thần thông song hành của Bậc Ðạo Sư khởi lòng tin, và theo bản năng tự nhiên, xin xuất gia dưới sự hướng dẫn của các người Cậu. Nhờ các người Cậu giảng dạy, Ngài đạt đến thiền quán, nhưng tâm trí ngài thiên về lý luận chạy theo những vật bên ngoài, nên Ngài giảng dạy cho tâm trí Ngài như sau : Ta sẽ chế ngự ngươi, Như cửa khóa ngăn voi, Ta sẽ không thúc ngươi, Này tâm trong điều ác, Ngươi chính là lưới dục, Ngươi do thân sanh ra. Chế ngự ngươi không đi, Như voi, không cửa mở, Này tâm, kẻ phù thủy, Dầu ngươi cố gắng mãi, Ngươi không còn lang thang, Ưa thích làm điều ác. Như người cầm câu móc, Ngăn mãi voi chưa thuần, Như người dùng sức mạnh, Cải hóa kẻ không muốn, Cũng vậy đối với ngươi, Ta sẽ cải hóa ngươi. Như bánh xe tuyệt hảo, Khéo huấn luyện ngựa hay, Cũng vậy ta điều ngươi, Dựa lên trên Năm lực. Ta sẽ cột chặt ngươi, Với chánh niệm vững chắc, Tự mình đã chế ngự, Ta sẽ chế ngự ngươi, Nhờ sức nặng tinh tấn, Ngươi được ta áp lực, Do vậy, hỡi này tâm, Ngươi sẽ không xa ta. ......
@user-qv1yo3qe1q
@user-qv1yo3qe1q Ай бұрын
Trưởng Lão Tăng Kệ - Kinh Tiểu Bộ - Khuddaka Nikàya : Chúng con thành tâm tri ân công đức của Qúy Ngài Đại Trưởng Lão, Trưởng Lão, Hòa Thượng, Sư Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Minh Hạ Châu, Ni Trưởng, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Tỳ Kheo, Tỳ kheo Ariyasilo, Tỳ Kheo Ni, Sa Di, Sa Di Ni, Thức Xoa Ma Na, Tu Nữ, Phật Tử, Tứ Chúng, Tăng Đoàn, Đạo Tràng, Tinh Xá,……Của Phật Giáo Theravada, Nam Tông, Bắc Tông,……: ( đoạn 33 ) : 204 / Tôn Giả Yasadatta ( Thera. 40 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh trong dòng họ Vua Malla, được đặt tên là Yasadatta, Ngài được học ở Takkasilà. Sau khi đi du hành vói Du sĩ Sabhiya, cả hai đến Sàvatthi, tại đây hỏi Thế Tôn một số câu hỏi. Yasadatta ngồi nghe những câu trả lời, ý muốn ưa chỉ trích : “ Ta sẽ nêu lên những khuyết điểm trong những câu trả lời của Sa Môn Gotama “. Thế Tôn hiểu tâm tư của Yasadatta, nên sau khi nói Kinh Sabhiya, Thế Tôn giáo huấn Yasadatta như sau : Với tâm, muốn chỉ trích, Kẻ ngu nghe lời dạy Của bậc đã thắng trận, Người ấy, thái độ vậy, Rất xa vời Chánh pháp, Như đất xa bầu trời. Với tâm muốn chỉ trích, Kẻ ngu nghe lời dạy Của Bậc đã chiến thắng, Người ấy thái độ vậy, Tổn giảm xa Chánh pháp, Như trăng nửa tháng đen. Với tâm muốn chỉ trích, Kẻ ngu nghe lời dạy Của Bậc đã chiến thắng, Người ấy thái độ vậy, Khô cạn trong diệu pháp, Như cá mắc nước cạn. Với tâm muốn chỉ trích, Kẻ ngu nghe lời dạy Của Bậc đã chiến thắng, Người ấy thái độ vậy, Không lớn trong diệu pháp, Như giống thối trong ruộng. Ai tâm tư thỏa mãn, Nghe Bậc Thánh giảng dạy, Từ bỏ mọi lậu hoặc, Chứng ngộ không dao động, Ðạt tịch tịnh tối thượng, Chứng Niết Bàn vô lậu. 205 / Tôn Giả Sonakutikanna ( Thera. 40 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh ở xứ Avanti, trong một gia đình rất giàu có, và được đặt tên là Sona. Vì đeo một bông tai đắt giá, Ngài cũng được gọi là Koti hay Kutikanna ( người có lỗ tai đắt giá ). Lớn lên, Ngài trở thành một điền chủ, và khi Trưởng Lão Mahà Kaccàna ở gần bên nhà, Ngài cung cấp các vật dụng nhu yếu, nghe Chánh pháp, cuối cùng cảm thấy dao động, xin xuất gia với Trưởng Lão Kaccàna. Rủ thêm mười người một cách khó khăn, Ngài xin phép Vị Trưởng Lão đi đến Sàvatthi để yết kiến Thế Tôn. Ðược phép ngủ đêm trong chái phòng Đức Phật, và buổi sáng được mời tụng đọc, Ngài được khen khi đọc mười sáu Athaka. Khi đọc đến câu : “ Thấy sự nguy hiểm của một đời thế tục “, Ngài phát triển thiền quán và chứng quả A La Hán. Khi Ngài được Đức Bổn Sư bằng lòng về ba vấn đề mà Vị Trưởng Lão Mahà Kaccàna giao cho Ngài hỏi, Ngài trở về chỗ cũ và thưa lại với Bậc giáo thọ sư của mình ( Sự kiện này được ghi chép đầy đủ trong tập Udàna và tập sớ Anguttara, nhưng ở đây lại nói Ngài chứng quả A La Hán khi còn học tập với Vị giáo thọ sư của mình ). Rồi, trong khi sống, thọ hưởng an lạc giải thoát, Ngài ôn lại sự thanh đạt của mình, và với tâm hoan hỷ, Ngài nói lên những bài kệ như sau : Ta thọ được đại giới, Ta giải thoát vô lậu, Thế Tôn, ta được thấy, Ta sống chung tinh xá. Thế Tôn, trải nhiều ngày Sống ngay ở ngoài trời, Ðạo Sư khéo an trú, Rồi mới vào tịnh xá. Trải y Tăng già lê Gotama nằm xuống, Như sư tử hang đá, Ðoạn tận mọi sợ hãi. Khéo lựa lời tốt lành, Ðệ tử Bậc Chánh Giác, Trước Đức Phật tuyệt hảo, Sona thuyết diệu pháp. Liễu Tri Năm thủ uẩn, Tu tập con đường Thánh Ðạt an tịnh tối thượng, Chứng Niết Bàn vô lậu. 206 / Tôn Giả Kosiya ( Thera. 41 ) : Trong thời Ðức Phật hiện tại, Ngài sanh trong một gia đình Bà La Môn ở Magadha và được đặt tên là Sona. Khi đến tuổi trưởng thành, Ngài hay đến nghe Trưởng Lão Sàriputta thuyết pháp, tin tưởng ở nơi giáo lý, xuất gia và không bao lâu chứng quả A La Hán. Rồi ôn lại quá trình giải thoát của mình, Ngài tán thán đức hạnh và sức mạnh quyết định hành thiện của các Bậc Thánh với những bài kệ sau đây : Ai hiểu những lời dạy Của các Bậc Ðạo Sư, Bậc trí sống an trú, Phát sanh lòng ái niệm, Bậc trí có lòng tin, Biết thù thắng trong Pháp. Vị khi nạn lớn khởi, Suy tư không tê liệt, Bậc trí có kiên trì, Biết thù thắng trong Pháp. Ai vững trú như biển, Không dục, trí tuệ sâu, Thấy rõ chân nghĩa lý, Tế nhị và vi diệu, Bậc trí trú bất động, Biết thù thắng trong Pháp. Bậc nghe nhiều, trì Pháp, Hành pháp và Tùy pháp, Bậc trí gọi như thị, Biết thù thắng trong Pháp. Ai hiểu nghĩa lời nói, Biết nghĩa, hành như thật, Bậc trí gọi nội nghĩa, Biết thù thắng trong Pháp. Chương VI - Phẩm Sáu Kệ : Ðảnh Lễ Ðức Thế Tôn Bậc A La Hán Chánh Ðẳng Giác : 207 / Tôn Giả Uruvelà Kassapa ( Thera. 42 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh làm anh cả trong ba anh em một gia đình Bà La Môn tên Kassapa, và cả ba đều học thông ba tập Vệ đà. Ba anh em có đến năm trăm, ba trăm và hai trăm thanh niên đệ tử vì không tìm được chân lý trong kinh điển của họ, chỉ tìm thấy những vấn đề thế tục, nên họ từ bỏ gia đình và trở thành những ẩn sĩ. Cả ba được đặt tên tùy theo chỗ ở của mỗi Vị, và Ngài được gọi là Uruvelà Kassapa vì Ngài ở Uruvelà. Một số sự kiện đã xảy ra, Vị Bồ Tát xuất gia, chuyển Pháp luân, năm Vị Trưởng Lão chứng quả A La Hán, năm mươi bạn đứng đầu là Yasa được hóa độ, sự xuất phát của Vị A La Hán để thuyết pháp độ sanh, sự hóa độ ba mươi người bạn giàu có, Bậc Ðạo Sư đi đến Uruvelà. Khi Thế Tôn hiện ra nhiều thần thông bắt đầu với sự nhiếp phục con rắn, Kassapa khởi lòng tin và xuất gia, hai người em cũng bắt chước người anh cả. Thế Tôn giảng kinh AAdittapariyàya cho ba anh em Kassapa với một ngàn đệ tử và khiến mọi người chứng quả A La Hán. Uruvelà Kassapa ôn lại sự thành quả của mình, nói lên chánh trí với những bài kệ như sau : Thấy được các thần thông Gotama danh tiếng, Nhưng ta chưa thần phục, Bị ganh, mạn lừa dối. Bậc Ðiều Ngự loài Người, Biết được tâm tư ta, Chất vấn ta hốt hoảng, Kỳ diệu lông dựng ngược. Xưa ta thuộc bện tóc, Thần thông ta nhỏ mọn, Ta xem chúng vô dụng, Ta xuất gia đầu Phật, Xưa bằng lòng tế tự, Xem dục giới hàng đầu, Sau ta nhổ tận sạch Cả tham, sân và si. Ta biết các đời truóc, Thiên nhãn ta trong sạch, Thần thông biết tâm nguòi, Thiên nhĩ, ta đạt được. Do đích gì xuất gia, Bỏ nhà, sống không nhà, Ðích ấy ta đạt được, Mọi kiết sử tận diệt. ......
@user-qv1yo3qe1q
@user-qv1yo3qe1q Ай бұрын
Trưởng Lão Tăng Kệ - Kinh Tiểu Bộ - Khuddaka Nikàya : Chúng con thành tâm tri ân công đức của Qúy Ngài Đại Trưởng Lão, Trưởng Lão, Hòa Thượng, Sư Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Minh Hạ Châu, Ni Trưởng, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Tỳ Kheo, Tỳ kheo Ariyasilo, Tỳ Kheo Ni, Sa Di, Sa Di Ni, Thức Xoa Ma Na, Tu Nữ, Phật Tử, Tứ Chúng, Tăng Đoàn, Đạo Tràng, Tinh Xá,……Của Phật Giáo Theravada, Nam Tông, Bắc Tông,……: ( đoạn 31 ) : 196 / Tôn Giả Subhùta ( Thera. 37 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh trong một gia đình thường dân ở Magadha, tên là Subhùta, Ngài không thể sống trong gia đình, nên bỏ nhà làm nguời Du sĩ. Không thấy trong bộ phái của mình cái gì là chân lý và thấy Upatissa, Kolita, Sela sống hạnh phúc hoan hỷ sau khi tu hành, Ngài khởi lòng tin giáo lý Đức Phật và xin xuất gia. Sau khi lấy được cảm tình các Vị giáo thọ sư và truyền pháp sự, Ngài vào nhập thất với một đề tài thiền quán. Nhờ phát triển thiền quán, Ngài chứng quả A La Hán. Rồi Ngài tuyên bố chánh trí của Ngài bằng cách ôn lại sự đau khổ khi tu hành và sự hoan hỷ khi Ngài được tu thiền, Ngài nói lên bài kệ : Ðặt mình vào tại chỗ, Không được cho thích đáng, Một người muốn làm việc, Nhưng không được thành tựu Như vậy công việc ấy, Ðược xem bị thất bại. Nếu từ bỏ phần thắng, Gốc khổ được rút lên, Nó giống kẻ đánh bạc, Vận rủi quăng con bài, Nếu nó quăng tất cả, Nó chẳng khác người mù, Không nhìn thấy con đường, Bằng phẳng, không bằng phẳng. Hãy nói điều có làm, Không nói điều không làm, Bậc Hiền trí rõ biết, Người chỉ nói không làm. Như bông hoa tươi đẹp, Có sắc nhưng không hương, Cũng vậy lời khéo nói, Có làm, có kết quả. Như bông hoa tươi đẹp, Có sắc lại không hương, Cũng vậy lời khéo nói Không làm không kết quả. 197 / Tôn Giả Girimànanda ( Thera. 38 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài được sanh ở Ràjagaha ( Vương Xá ) con trai của Vị cố vấn nghi lễ cho Vua Bimbisàra ( Tần Bà Sa La ). Ngài thấy uy lực và uy nghi của Đức Phật khi Đức Phật dự hội ở Ràjagaha, và xin xuất gia. Trong thời kỳ học tập, Ngài sống trong một thời gian tại một ngôi làng rồi trở lui lại thành phố để đảnh lễ Ðức Phật. Vua Bimbisàra nghe tin Ngài tới, đến yết kiến Ngài và nói Ngài hãy ở lại đây, Vua xin lo liệu tất cả. Vì Vua nhiều việc nên quên đi lời hứa, và Ngài phải sống giữa trời. Và thần mưa không mưa sợ làm Ngài ướt. Rồi Vua Bimbisàra, thấy trời hạn hán nên xây dựng một am thất cho Ngài. Và Ngài sống trong am thất ấy cố gắng tu hành tinh tấn, quyết tâm nỗ lực, tu tập thiền định, thiền quán, chứng được quả A La Hán. Rồi hoan hỷ với sự kiện này, Ngài nói lên lời chánh trí của Ngài trong khi trời bắt đầu đổ mưa. Trời mưa như bài ca, Khéo hát với nhạc điệu, Ta ngồi trong am thất, An lạc, được che chở, Tại đấy ta an trú, Thoải mái và an tịnh, Thần mưa, nếu ngươi muốn, Hãy mưa, hãy mưa đi. Trời mưa như bài ca Khéo hát với nhạc điệu, Ta ngồi trong am thất, An lạc, được che chở. Tại đấy ta an trú, Tâm tư thật tịnh chỉ, Thần mưa, nếu ngươi muốn, Hãy mưa, hãy mưa đi. Trời mưa như bài ca, Khéo hát với nhạc điệu, Ta ngồi trong am thất, An lạc, đuợc che chở. Tại đấy ta an trú, Tâm tư, ly tham ái, Thần mưa nếu ngươi muốn, Hãy mưa, hãy mưa đi. Trời mưa như bài ca, Khéo hát với nhạc điệu, Ta ngồi trong am thất, An lạc được che chở. Tại đấy ta an trú, Tâm tư ly sân hận, Thần mưa nếu ngươi muốn, Hãy mưa, hãy mưa đi. Trời mưa như bài ca, Khéo hát với nhạc điệu, Ta ngồi trong am thất, An lạc, được che chở. Tại đấy ta an trú, Tâm tư ly si mê, Thần mưa nếu ngươi muốn, Hãy mưa, hãy mưa đi. 198 / Tôn Giả Sumana ( Thera. 38 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh trong một gia đình thường dân, ở Kosala, tên là Sumana, Ngài lớn lên trong hoàn cảnh may mắn. Anh Mẹ Ngài trở thành Vị A La Hán, sống ở trong rừng, và khi Sumana đến tuổi trưởng thành, Cậu Ngài cho Ngài xuất gia và trao cho Ngài đề tài để thiền quán về phía giới hạnh. Cuối cùng, khi Bốn thiền và Năm thắng trí đã chứng được, Vị Trưởng Lão chỉ cho Ngài phương pháp thiền quán, và nhờ vậy Ngài chứng quả A La Hán. Khi đi đến người Cậu của Ngài, Ngài được hỏi về sự thành công và Ngài nói lên chánh trí của Ngài như sau : Ðiều giáo thọ sư muốn, Tôi biết trong chánh pháp, Với tôi mong bất tử, Ðiều phải làm, làm xong. Pháp tôi đạt, tự chứng, Không phải chỉ nghe suông, Trí tôi được thanh tịnh, Không còn có nghi ngờ, Mong tôi đứng gần Ngài, Nói lên điều xác chứng. Tôi biết các đời trước, Thiên nhãn tôi thanh tịnh, Mục đích tôi đạt được, Lời Phật dạy làm xong. Học tập, không phóng dật, Khéo nghe lời Ngài dạy, Mọi lậu hoặc, tôi đoạn, Nay không còn tái sanh. Ngài giảng tôi thánh giới, Từ mẫn Ngài hộ trì. Ngài dạy, không vô ích, Tôi đệ tử học Ngài. 199 / Tôn Giả Vaddha ( Thera. 38 ) : Sanh trong đời Đức Phật hiện tại, tại thành Dhamkaccha trong một dòng họ thường dân, Ngài được đặt tên là Vaddha. Khi lớn lên, Mẹ Ngài cảm thấy âu lo vì vấn đề tái sanh và chết, giao con lại cho bà con, rồi bà xuất gia giữa các Tỷ Kheo Ni. Sau bà trở thành một Vị A La Hán. Con bà, cũng xuất gia dưới sự hướng dẫn của Veludanta, học lời dạy Đức Phật, trở thành một pháp sư giỏi có tiếng. Một hôm, suy nghĩ đến trách nhiệm của mình, Ngài nghĩ : “ Nay ta sẽ đến thăm Mẹ ta một mình và không đắp y ngoài “. Rồi Ngài đi đến trú xứ các Tỷ Kheo Ni. Mẹ Ngài thấy Ngài vậy, chỉ trích Ngài sao đi đến trú xứ Tỷ Kheo Ni một mình và không đắp y ngoài. Ngài nhận thấy mình có lỗi, trở về tinh xá, ngồi trong phòng thiền định và chứng quả A La Hán. Ngài nói lên chánh trí của Ngài, nhờ lời chỉ trích của Mẹ Ngài : Lành thay, bà Mẹ ta, Kích thích, khích lệ ta, Nghe lời dạy của bà, Ðược dạy bởi bà Mẹ, Ta tinh cần, tinh tấn, Chứng Bồ đề vô thượng. Ta xứng được cúng dường, Ba minh, thấy bất tử. Ta chứng quả La Hán, Xứng đáng được cúng dường, Ba minh đã chứng đạt, Thấy được quả bất tử, Chiến thắng quân Ma Vương, Ta sống, không lậu hoặc. Các lậu hoặc, nội, ngoại, Trước đã có trong ta, Tất cả bị nhổ sạch, Không còn khởi tên nữa. Bà chị tâm nhu thuận, Nói lên ý nghĩa này, Trong con và trong ta, Cỏ rừng không còn nữa. Khổ đã được chấm dứt, Thân này thân cuối cùng, Ðường sanh tử đứt đoạn, Nay không còn tái sanh. ......
Lục Tổ Huệ Năng | Đ.Đ THÍCH TRÚC THÁI ĐẠT
1:01:51
TRÚC LÂM HỒNG NGỰ
Рет қаралды 261
Tổ Sư Huyền Quang | ĐĐ. THÍCH TRÚC THÁI ĐẠT
49:49
TRÚC LÂM HỒNG NGỰ
Рет қаралды 223
Schoolboy Runaway в реальной жизни🤣@onLI_gAmeS
00:31
МишАня
Рет қаралды 3,7 МЛН
Oh No! My Doll Fell In The Dirt🤧💩
00:17
ToolTastic
Рет қаралды 3,7 МЛН
Yum 😋 cotton candy 🍭
00:18
Nadir Show
Рет қаралды 7 МЛН
[Full] Pháp Thoại: Tài Sản Bậc Thánh Nhân || Thích Đức Nhân
48:09
Thích Đức Nhân - ĐTNT
Рет қаралды 341
lễ tịch điện 1
14:57
dong nguyen
Рет қаралды 759
Rùng Mình Dấu Hiệu THẦY MINH TUỆ Đã Thành Phật !
15:03
lễ tịch điện 2
6:58
dong nguyen
Рет қаралды 211
KINH VU LAN BÁO HIẾU -Phần 1
1:04:18
Diệu Giác
Рет қаралды 90