Đạo Phật và vấn đề THIỆN - ÁC, tu đạo Phật có phải là làm nhiều việc thiện? | peanut | QUAN ĐIỂM

  Рет қаралды 38,282

Spiderum

Spiderum

Күн бұрын

Tham gia GÓI MEMBERSHIP phá đảo Động Nhện ngay hôm nay:
b.link/spiderum-membership
Đạo Phật và vấn đề THIỆN - ÁC, tu đạo Phật có phải là làm nhiều việc thiện? | peanut | QUAN ĐIỂM
Trong vài năm gần đây chúng ta bắt gặp rất nhiều cuộc tranh cãi liên quan đến việc làm “từ thiện”. Nổi bật nhất như mình nhớ vào năm 2016, trong chương trình “60 phút mở”, nhà báo Tạ Bích Loan và TS. Đặng Hoàng Giang đã làm cộng đồng mạng dậy sóng với câu hỏi: “Làm từ thiện để làm gì?” và hàng loạt những nghi vấn đi theo sau, rằng từ thiện là làm cho mình hay làm vì người khác, và liệu rằng làm từ thiện là có lợi hay có hại hay nói cách khác là liệu những thứ chúng ta đang cho đi có thật sự tốt như chúng ta nghĩ, hay thứ mà chúng ta cho là lòng tốt theo một cách nào đó lại đang âm thầm gây hại cho người được nhận.
______________
Tìm hiểu thêm về Chủ nghĩa Khắc Kỷ tại đây:
b.link/video1cbseneca
Tìm hiểu thêm về cuốn sách "Động Lực Nội Tại: Làm Sao Để Yêu Công Việc Của Bạn Và Đạt Đến Thành Công" - Tác giả Stefan Falk tại đây:
shope.ee/5pdQGy9iC3
Ghé Nhà sách Spiderum trên SHOPEE ngay thôi các bạn ơi:
______________
Cùng Spiderum hóng các cuộc hội thoại thú vị, nhiều kiến thức bổ ích trên kênh Talk Sâu tại đây nhé:
b.link/talksau
Cùng lắng nghe những câu chuyện về thế giới nghề nghiệp cùng podcast Người Trong Muôn Nghề tại đây:
b.link/NTMN-Podcast
______________
Nội dung:
00:00 - Start
02:40 - Giá trị đạo đức là một khái niệm tương đối
03:23 - Thiện ác theo góc nhìn Phật giáo
07:08 - Tu đạo Phật có phải là tu thiện nghiệp
______________
Bài viết: Đạo Phật và vấn đề THIỆN - ÁC, tu đạo Phật có phải là làm nhiều việc thiện?
Được viết bởi: peanut
Link bài viết: spiderum.com/bai-dang/Dao-Pha...
______________
Giọng đọc: Pinkdot
Editor: Nguyễn Lê Minh Thi
______________
Bản quyền video:
Bản quyền nhạc:
KZbin Audio Library
______________
#Spiderum #phatgiao #quandiem

Пікірлер: 90
@phuongnamhoangvan6580
@phuongnamhoangvan6580 10 ай бұрын
“Không có đúng sai chỉ có phù hợp” Và tu hành chỉ cần bỏ được 3 niệm: “ Phân biệt , Vọng tưởng , Chấp trước .”
@khanhle6690
@khanhle6690 11 ай бұрын
Giống như việc ta giúp 1 con hổ thoát khỏi cái chết thì đối với ta là thiện, nhưng lại là ác với những con vật khác. Vậy thì việc ta làm không gọi là thiện, nhưng cũng chẳng phải ác, đơn giản là ta muốn làm việc đó. Giúp một ai đó cũng là một sự mua bán, trao đổi hàng hoá. Ta trao đi thứ mà người ta cần, sự giúp đỡ, và nhận lại 1 giá trị nào đó, là tiền, là niềm vui, là kinh nghiệm, là những câu chuyện mà ta truyền lại cho con cháu.
@linhvan26499
@linhvan26499 9 ай бұрын
Đúng thế, mình vẫn có quan niệm rằng: Lòng tốt là thứ người ta dùng để đạt được thứ người ta muốn. Thật sự với đại đa số Lòng Tốt luôn luôn được người ta mang ra để kinh doanh
@teptien2151
@teptien2151 11 ай бұрын
Con người luôn thích “khái niệm hóa” mọi thứ. Nguồn gốc của “tâm phân biệt” xuất phát từ hành động “khái niệm hóa”. Trong khi chân lý nằm ngoài khái niệm .
@hophonghot8052
@hophonghot8052 11 ай бұрын
Ko cần phải khái niệm hay sự phân biệt. Thực tại chỉ là thực tại như nó vốn là, không cần thêm thắt gì từ tâm trí cả!
@taidamhuy562
@taidamhuy562 11 ай бұрын
Cày đến tier mấy rồi ông ơi?
@HuyNguyen75thRanger
@HuyNguyen75thRanger 11 ай бұрын
@@taidamhuy562:”) t full hết tier 10 tanks lẫn ships và xoá game 3 năm rồi bác ấy để ava vui tính thật
@taidamhuy562
@taidamhuy562 11 ай бұрын
@@HuyNguyen75thRanger Hai bác quen nhau hả? :)
@HuyNguyen75thRanger
@HuyNguyen75thRanger 11 ай бұрын
@@taidamhuy562 hơm
@nothin9546
@nothin9546 11 ай бұрын
Trong một bài pháp của ajahn chah có nói rằng khi làm việc thiện tránh việc ác-giữ giới,tâm sẽ được thanh thản an tịnh cùng với tu tập sẽ sinh ra định, khi có định rồi sẽ sinh ra trí huệ. Nên làm việc thiện không chỉ để tạo ra nghiệp tốt, mà còn là yếu tố cực kì quan trọng trên chính con đường tu tập đạt đến niết bàn.
@Spiderum
@Spiderum 11 ай бұрын
Dưới đây là một số comments khá thú vị trong bài viết gốc "Đạo Phật và vấn đề THIỆN - ÁC, tu đạo Phật có phải là làm nhiều việc thiện?" tại website Spiderum. Chúng mình xin được trích lại để cộng đồng Spiderum KZbin cùng thảo luận nhé: u/Phan Thành Long: Cùng 1 cuộc chiến tranh, 1 người cầm súng bảo vệ quê hương giết người khác, 1 người khác phục tùng mệnh lệnh tấn công 1 quốc gia khác có tiềm năng đe dọa quốc gia của anh ta trong tương lai. Rốt cuộc ai là chính nghĩa? Trên thực tế thế gian không có chính nghĩa, cũng không phân thiện ác. Khái niệm thiện ác xuất phát từ vấn đề đạo đức, tuân theo đạo đức là thiện, làm ngược đạo đức là ác. Trong pháp luật cũng không tồn tại thiện ác, chỉ tồn tại tuân theo pháp luật và vi phạm pháp luật. Trước mặt nữ thần công lý không tồn tại giết 1 người là thiện hay là ác, chỉ tồn tại anh ta có tuân theo pháp luật hay không. Đạo đức và pháp luật là hai nền tảng cơ bản nhất của xã hội loài người, không nói văn hoa nhưng chúng cũng là biểu tượng cơ bản nhất của văn minh nhân loại sau ngôn ngữ. Bản thân Đạo Đức là một loại lý niệm, bản thân Pháp luật là một loại lý niệm, suy rộng ra thì bản chất mối quan hệ giữa người với người đều là một loại lý niệm. Lý niệm này lại được tạo nên số đông. Nếu đa số mọi người đều hành xử thì nó thành đạo đức. Nếu nó được đa số mọi người công nhận là tình huống thế phải làm như thế thì nó là pháp luật Nếu một nhóm đủ lớn nói rằng tình huống đó nên làm như thế thì đó là Đạo - Tôn giáo. Tôn giáo khác đạo đức hay pháp luật ở chỗ, mọi người đều tin rằng phải làm như thế nhưng chưa chắc họ đã hành xử như thế, nhưng điều đó nghĩa là họ muốn làm như thế nhưng hoàn cảnh chưa cho phép. Niềm tin đó tác động vào họ, khiến họ tạo ra khái niệm đạo đức của mình. Cả dân tộc Đức tôn vinh Hitler thì ông ta là anh hùng, là lãnh tụ. Cả dân tộc Đức căm thù Hitler thì ông ta trở thành kẻ độc tài, tên diệt chủng, tên phát xít. Nhưng trên thực tế cả đối tượng tôn vinh và căm thù đều là 1 người. Nhân chi sơ bản thiện hay bản ác? Đáp án là con người sinh ra không thiện, cũng không ác. Thiện/ác là khái niệm cơ bản do xã hội tạo ra. Mà nó được truyền từ đời này sang đời khác thông qua giáo dục. Vì vậy đừng lôi thiện ác hay gắn nó với các khái niệm khác phức tạp hơn như tôn giáo, pháp luật hay đạo đức. Bản thân một người hiện đại nên hiểu rằng khái niệm thiện/ác mang tính chất thiên kiến. Con sư tử giết con hươu thì với hươu con sư tử là ác, với con sư tử đó là thiện. Thiện/ác đều không tồn tại trong tự nhiên, Phật giáo về bản chất cũng là một nhà quý tộc rảnh rỗi ngồi tạo ra, Hồi giáo thì do một quân phiệt tạo ra để chinh phục thế giới, còn Thiên chúa giáo là sản phẩm của tầng lớp quý tộc để mị dân. Bản chất tôn giáo, đạo đức, thiện, ác, pháp luật đều không tồn tại trong tự nhiên. Thứ tồn tại trong tự nhiên là tham vọng vô cùng vô tận của nhân loại nói riêng và mọi sự vật nói chung. Nếu muốn tu tập thì nên tu tập cách kiểm soát và tận dụng tự nhiên, chứ không phải càng chui vào sừng trâu. Đôi lời góp ý với bạn như vậy. (3 upvotes) > u/peanut: Cảm ơn góp ý từ bạn, bản thân mình cũng không theo tôn giáo nào, tất cả chỉ sự tìm hiểu dựa trên óc hoài nghi và phản biện. Mình cũng không thích những người chạy theo tôn giáo một cách mù quáng mà không có đức tin của riêng mình, phải tiếp nhận mọi thứ trên tinh thần lấy bản thân làm trọng tâm, hợp thì tin không thì bỏ. Nhưng nếu nói tôn giáo là thứ tạo ra để mị dân thì mình thấy là chưa đánh giá đúng về bản chất của nó, hồi xưa mình cũng có nhiều nghi ngờ, nhưng tại sao một tôn giáo lại phát triển mạnh đến thế sau hàng ngàn năm, trong khi chẳng bắt ai phải theo mình, ai theo thì theo, không theo thì thôi. Đức Phật cũng nói với Phật tử rằng đừng vội tin lời ta, mà phải suy nghĩ cho thấu đáo. Có được sự phát triển ấy, chắc chắn phải có cái hay riêng của nó. (3 upvotes) > u/Davinci: Bạn nói đúng ở việc thiện/ác là do xã hội hay do con người tạo ra. :) Tuy nhiên, ở những quan điểm còn lại thì mình xin có ý kiến như sau: - Tôn giáo, nó cũng như những vấn đề khác, chắc chắn là có sự bất cập. Tuy nhiên, nó tồn tại thậm chí từ thời nguyên thủy cho đến nay, bất chấp sự thay đổi của thời đại, địa lý, chủng tộc, hay kiến thức. Vậy bạn có nghĩ rằng sự tồn tại của nó là tất yếu ? Có nghĩa rằng, bản thân tôn giáo có vai trò cố hữu của nó, bởi nếu nó là thứ không phù hợp thì chắc chắn nó sẽ bị đào thải. Trong cuốn Sapiens của tác giả Yuval Noah Harari có nêu quan điểm rất hay về tôn giáo, rằng nó là công cụ tốt cho sự quản lý. Bởi làm thế nào mà đám đông có thể tin cậy sự quản lý của một người, nếu người đó không gắn liền với một vị thế cao cấp hơn (vd như là con của trời) ? Và liệu sẽ ra sao khi xã hội loài người không thể quản lý được vì ko có thế lực dẫn đầu ? Tóm lại, Tôn giáo, dù nhiều bất cập, song nó là công cụ tất yếu chí ít là cho đến hiện tại. - Về Phật giáo, thực ra, nếu bạn có nghiên cứu, thì sẽ thấy rằng triết lý Phật giáo là nói về tự nhiên. Đối tượng của Triết lý Phật giáo là nghiên cứu về tâm thức con người, và xử lý các vấn đề của tâm thức. Liệu có còn vấn đề nào thực tế hơn điều này chăng ? Cuộc sống của con người luôn đầy rẫy những nỗi khổ và phiền não. Đức Phật không phải chỉ là một tên quý tộc ngồi rảnh rỗi nghĩ ra những giáo điều và bắt người ta phải nghe theo. Mà là ông ta cũng cảm thấy đau khổ và phiền não, nên mới đi tìm cách giải quyết những vấn đề của khổ não. Nên Phật giáo nói ngắn gọn là chỉ nói về khổ và cách thoát khổ. Nếu chúng ta chỉ mải lo theo đuổi tìm hiểu những thứ bên ngoài, trong khi bản thân mình thì lại đầy rẫy vấn đề, và không tìm hiểu hay xử lý chúng, thì liệu đó có phải là một cuộc sống ngớ ngẩn không ? Liệu một người cứ suốt ngày đi lo những vấn đề của xã hội trong khi bản thân và gia đình mình thì luôn hục hặc khổ đau, thì như thế có tốt ? Vì vậy, việc quay lại bản thân mình và xử lý những khổ não của mình chẳng phải còn quan trọng hơn việc theo đuổi những thứ bên ngoài sao ? (2 upvotes)
@Spiderum
@Spiderum 11 ай бұрын
Dưới đây là một số comments khá thú vị trong bài viết gốc "Đạo Phật và vấn đề THIỆN - ÁC, tu đạo Phật có phải là làm nhiều việc thiện?" tại website Spiderum. Chúng mình xin được trích lại để cộng đồng Spiderum KZbin cùng thảo luận nhé: u/Hớt: Mình có tìm hiểu những đạo khác và thấy tất cả đều có 1 cái chung. Mục đích của đạo chính là giải thoát luân hồi. Cuộc sống giống như 1 chương trình, một gameshow vậy. Mỗi chúng ta là một thí sinh và có những luật lệ trói buộc chúng ta trong cái vòng đó. Luật nhân quả là một trong số ấy. Mục đích cao nhất trong đời sống là thoát khỏi vòng lặp sinh rồi tử rồi lại sinh rồi lại tử đó. Làm sao để thoát khỏi nó? Đó chính là nhận biết mình là một Linh hồn chứ k có cái ngã "ta" nào cả. Wao, đó là những gì mình lơ mơ hiểu được và đọc bài của bạn mình thực sự thấy hạnh phúc (6 upvotes) > u/peanut: Cảm ơn về những chia sẻ của bạn ạ :))) (1 upvote) > u/Đỗ Tri Tâm: Thoát khỏi luân hồi bằng cách đoạn diệt đi cái gọi là "tác ý" vì trong đạo phật phần Vi Diêu Pháp có nói rõ: Nguyên nhân của luân hồi là tái sanh, nguyên nhân của tái sanh là do tâm (tác ý). Đạo phật giải thích có nguồn cơn và giải quyết nó từ trong nguồn cơn luôn. Nếu bạn muốn thực sự hiểu Đạo Phật 1 cách khoa học bạn phải tìm hiểu về Vi Diệu Pháp. (4 upvotes) >> u/Kien Trung Nguyen: Mục đích tất cả chỉ là thoát khỏi luân hồi và phải tìm hiểu về Vi Diệu Pháp hay sao? (2 upvotes) >> u/James Tên Liên Thiên: Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) pháp này nghiên cứu 2 yếu tố hỗ hợp của cái đc gọi là CHÚNG SANH bao gồm : 1. Những gì ta tìm thấy (a) bên trong ta và (b) quanh ta. 2. Những gì ta khao khát thành đạt Đây là những gì mình hiểu qua về Vi Diệu Pháp. vidieuphap.com/gioi-thieu.html Bạn thử đọc qua để hiểu cụ thể hơn nhé. (2 upvotes)
@TanLe-pv3hp
@TanLe-pv3hp 11 ай бұрын
0l0😊
@AnAn-hs7wg
@AnAn-hs7wg 4 ай бұрын
Theo tôi chúng ta nên học cách cân bằng và biết ơn tất cả mọi thứ xung quanh bản thân. Tình hình của thế giới hiện tại là sự mất mát đau thương của những dân tộc yếu đuối sẽ đổi thấy sự bình yên, thịnh vượng của các dân tộc mạnh hơn.hiệu ứng cánh bướm cũng có đúng khi tất cả sinh vật phát ra tần số đau thương đến tột cùng khiến trái đất thiên tai ngày càng dữ dội. Điều đáng buồn nhất lại là dân số con người hiện tại đã vượt quá xa nhu cầu để duy trì sự sống trên 1 hành tinh như trái đất
@trungnguyenlehoang2348
@trungnguyenlehoang2348 11 ай бұрын
Mục tiêu của Đạo Phật là giải thoát. Còn THIỆN - ÁC đối theo quan điểm của Đạo Phật đơn thuần là vẫn đề về kĩ thuật, không có tính đạo đức. Do phiên âm, dịch thuật từ tiếng Pali ra tiếng Việt là THIỆN - ÁC nên mình hiểu nặng về đạo đức. ÁC là khổ đồng thời là con đường để tạo nên khổ. THIỆN là khổ đồng thời là con đường để thoát khổ. Về mặt hình thức thì làm thiện ai cũng như ai. Còn về mặt bản chất thì người đời làm thiện để được giàu có, nổi tiếng, quyền lực...tức là chọn khổ tiếp. Còn người có mong muốn giải thoát thì làm thiện với họ là nền tảng để thoát khổ.
@bhavannamunni
@bhavannamunni 9 ай бұрын
Là có hiểu sai trong quá trình phiên dịch tiếng pali hả bạn
@trungnguyenlehoang2348
@trungnguyenlehoang2348 9 ай бұрын
@@bhavannamunni chữ THIỆN trong pali tiếng anh dịch sát hơn là SKILL có thể hiểu là sự khéo léo. Lý do là tâm khéo léo xuất hiện khi mà ta làm việc tốt hoặc việc khó. Khi qua Trung Quốc thì dịch thành chữ THIỆN trong thiện xạ, thiện nghệ nhưng dần dần bị hiểu thành thiện-ác ( có lẽ là do ảnh hưởng từ hệ thống các đạo giáo sẵn có ở TQ). Qua tới Việt Nam thì hầu hết hiểu thành thiện-ác luôn. Không hẳn là dịch sai nhưng vì nhiều lý do mà dẫn đến ý nghĩa có phần lệch đi. Một trường hợp khác là chữ AMIDA hoặc AMITA (tiếng pali là ngôn ngữ âm nên chữ viết dùng theo chữ địa phương luôn) dùng theo nghĩa là vô lượng vị Phật ( Phật dùng ở số nhiều) khi được dịch thành A Di Đà rồi hiểu là tên riêng của một vị Phật. Từ dẫn tới nhiều thứ đi kèm theo... Trong quá trình dịch có nhiều thứ phát sinh.
@phuongquach1352
@phuongquach1352 2 ай бұрын
" Không làm khổ mình, không làm khổ người, không làm khổ chúng sinh " Học tập đức hiếu sinh thương mình thương người thương vật là căn bản để tâm được thanh thản an lạc
@scp2024a
@scp2024a 11 ай бұрын
việc đạt được cảnh giới giác ngộ để thoát khỏi luân hồi là một thứ rất thu hút trong phật giáo
@ThienTran-wz5dw
@ThienTran-wz5dw 6 ай бұрын
chân lí tuyệt đối.Tôi thề.Phật phù hợp để chúng ta học hỏi.
@hoangphanphan1162
@hoangphanphan1162 11 ай бұрын
Giới, Định và Tuệ, tạo thiện nghiệp, tức là Giới, giúp tâm dễ Định, có Định rồi thì cũng sẽ có Tuệ. Thiện nghiệp không phải đích đến, nhưng cũng là hành trang quan trọng cho người tu Phật.
@hophonghot8052
@hophonghot8052 11 ай бұрын
Con người là động vật cảm xúc. Con người làm tất cả chỉ để thỏa mãn cảm xúc của mình. Cuộc sống là chuối không ngừng của sự thỏa mãn, dù là làm cái này hay cái kia cốt để tìm đến một cái cảm xúc high hơn. Nhưng có một sự ngược lại, nghịc lý rất vĩ đại nhưng lại rất vô lý. Đó là việc Khi bạn không còn sự ham muốn gì nữa tức đạt cảnh giới Niết bàn, ấy chính là trạng thái high nhất mà một người có thể có!
@bhavannamunni
@bhavannamunni 9 ай бұрын
Vậy nghĩa là chán tất cả mọi thứ hả bạn?
@hophonghot8052
@hophonghot8052 9 ай бұрын
@@bhavannamunni đặt ý nghĩ đấy ra khỏi đầu nữa!
@hophonghot8052
@hophonghot8052 9 ай бұрын
@@bhavannamunni con người thường hay thiên lệch về 1 bên nào đó. ko ham muốn ko có nghĩa là chán. Nó giống như việc bạn ăn no rồi bạn sẽ ko nghĩ đến đồ ăn nữa!
@bhavannamunni
@bhavannamunni 9 ай бұрын
@@hophonghot8052 vậy không ham muốn thì tâm sẽ hướng đến điều gì ?
@hophonghot8052
@hophonghot8052 9 ай бұрын
@@bhavannamunni nó sẽ ko hướng đi đâu cả! Tâm chỉ là công cụ của bạn mà thôi. Khi cần thì dùng tâm, ko cần thì cất nó đi!
@Spiderum
@Spiderum 11 ай бұрын
Dưới đây là một số comments khá thú vị trong bài viết gốc "Đạo Phật và vấn đề THIỆN - ÁC, tu đạo Phật có phải là làm nhiều việc thiện?" tại website Spiderum. Chúng mình xin được trích lại để cộng đồng Spiderum KZbin cùng thảo luận nhé: u/funny.whale: Có một điều mình không hiểu lắm về đạo Phật (hoặc ít nhất là thứ mà mình thấy nhiều người tự cho là theo đạo Phật nói): người ta nói về "Không", khuyên con người không gắn mình vào bất cứ thứ gì (ví dụ: vật chất), thậm chí không gắn mình vào chính mình. Rằng mọi thứ là mối quan hệ nhân quả. Nhưng nếu như vậy, sao họ vẫn đồng thời rao giảng rằng nên làm việc thiện tránh việc ác vì "làm việc ác sẽ gặp nghiệp" --> nghiệp "đổ vào đầu" chính xác "đối tượng gây ra", nhưng nếu đối tượng đó "không là gì cả" thì làm sao nhận hậu quả (một người làm việc xấu gây ra hậu quả cực xấu bằng cách nào đó phải gánh chịu hậu quả tương đương?? Thử nghĩ về Hitler coi (!) ) (1 upvotes) > u/Myhangu: Theo mình biết là, đạo Phật gốc, khuyên không gắn tâm Tham Sân Si của mình mình, sự ràng buộc dính mắc của mình vào vật chất ngoại cảnh... Chứ không phải khuyên rời bỏ vật và cảnh. Ví như bạn vẫn đi xe sang bình thường, nếu bạn có và bạn cần. Nhưng khi xe mất hay sao đó thì bạn đi xe ôm grab đi xe cà tàng hay đi bộ bình thường. Không khởi lên sự so sánh và dính mắc rằng mình phải đi xe sang, xe đó trước giờ là của mình và xưa giờ mình đi xe đó quen rồi. :)) Còn luật nhân quả mà bạn nói theo ý Gieo nhân nào gặp quả đấy, làm ác thì gánh nghiệp ác... là của Phật pháp tôn giáo, Phật pháp phát triển nhé ạ. Đó không phải thứ Đức Phật giác ngộ và rao giảng. Luật nhân quả (lý duyên khởi) không dễ hiểu đến vậy. Nói khó là bởi chính Ngài đã tự thán và điều này được lưu dấu trong Kinh Điển. "Pháp mà Ta chứng được sâu kín, tịch tĩnh, mỹ diệu, vượt qua mọi tư duy lý luận suông, tế nhị, chỉ có người trí mới có khả năng giác hiểu. Còn quần chúng này thì đam mê Ái Dục, bị Ái Dục ràng buộc nên Lý Duyên Khởi là một điều rất khó lĩnh hội và Niết Bàn, sự từ bỏ mọi Tham ái, sự chấm đứt mọi Tham ái, sự đoạn tận mọi Tham Ái cũng là điều rất khó lĩnh hội". Về việc Quả được tạo như thế nào, bao giờ trổ là bất khả tư nghì, tức là không thể nghĩ bàn, nằm ngoài quy luật, hiểu biết của con người. (6 upvotes) > u/Myhangu: Theo mình biết là, đạo Phật gốc, khuyên không gắn tâm Tham Sân Si của mình mình, sự ràng buộc dính mắc của mình vào vật chất ngoại cảnh... Chứ không phải khuyên rời bỏ vật và cảnh. Ví như bạn vẫn đi xe sang bình thường, nếu bạn có và bạn cần. Nhưng khi xe mất hay sao đó thì bạn đi xê ôm grab đi xe cà tàng hay đi bộ bình thường. Không khởi lên sự so sánh và dính mắc rằng mình phải đi xe sang, xe đó trước giờ là của mình và xưa giờ mình đi xe đó quen rồi. :)) Còn luật nhân quả mà bạn nói theo ý Gieo nhân nào gặp quả đấy, làm ác thì gánh nghiệp ác... là của Phật pháp tôn giáo, Phật pháp phát triển nhé ạ. Đó không phải thứ Đức Phật giác ngộ và rao giảng. Luật nhân quả (lý duyên khởi) không dễ hiểu đến vậy. Nói khó là bởi chính Ngài đã tự thán và điều này được lưu dấu trong Kinh Điển. "Pháp mà Ta chứng được sâu kín, tịch tĩnh, mỹ diệu, vượt qua mọi tư duy lý luận suông, tế nhị, chỉ có người trí mới có khả năng giác hiểu. Còn quần chúng này thì đam mê Ái Dục, bị Ái Dục ràng buộc nên Lý Duyên Khởi là một điều rất khó lĩnh hội và Niết Bàn, sự từ bỏ mọi Tham ái, sự chấm đứt mọi Tham ái, sự đoạn tận mọi Tham Ái cũng là điều rất khó lĩnh hội". Về việc Quả được tạo như thế nào, bao giờ trổ là bất khả tư nghì, tức là không thể nghĩ bàn, nằm ngoài quy luật, hiểu biết của con người. (6 upvotes) > u/peanut: Cảm ơn Myhanggu nhiều, ý mà bạn nói đúng với những gì mình nghĩ. Mình chỉ muốn đóng góp thêm, đó là sau khi Đức Phật mất đi, Phật pháp không hề được ghi chép lại cho tới vài trăm năm sau. Đạo Phật cũng vì thế mà chia rẽ, do bị đàn áp, do mâu thuẫn về giáo lý nội bộ, Đạo Phật được lan ra khắp nới theo những trường phái khác nhau (tạm gọi là trường phái cho dễ hiểu ạ, nhưng thực ra chúng không xung đột nhau). Có hai phái chia ra rõ nhất mà ta có thể thấy đó là Đại thừa và Tiểu thừa. Đại thừa chủ trương không chấp văn tự mà phong khoáng hơn, không cố chấp vì tin rằng những lời Phật dạy không phải để chúng ta ôm khư khư vào mà tụng, Phật giáo Đại thừa khi du nhập vào từng quốc gia cũng có sự tiếp nhận và phát triển để hòa hợp văn hóa của từng nơi, vậy nên bạn sẽ thấy giáo lý Phật giáo của Việt Nam sẽ khác với Phật giáo Nhật Bản hay Hàn Quốc, có thể sẽ gây cho mọi người hoang mang. Nhưng theo mình thì không có gì hoang mang cả vì cách giảng và kinh điển ở nhiều nơi có khác nhau là bởi đạo Phật tùy "căn cơ" mà thuyết pháp (nghĩa là tùy nhận thức con người), nhưng tựu trung lại sẽ đều đi đến một cái đích chung như đã nói. (5 upvotes)
@HoangAnhNguyen-cr7to
@HoangAnhNguyen-cr7to 11 ай бұрын
Đạo phật cốt lõi là con đường giải thoát tất cả các việc thiện ác đều là nhân của khổ vd hưởng thụ vật chất đều là nhân của quả khổ , bất mãn trong quả khổ cũng là nhân bất thiện còn muốn biết đâu là đúng đâu là sai thì nên đọc abhidhamma
@WriterPham
@WriterPham 9 ай бұрын
Mình chưa coi clip và cũng chỉ mới lướt mắt qua tiêu đề. Cái vấn đề tốt hay ko tốt thì ý kiến cá nhân và mình nghĩ là cũng sẽ có người nghĩ giống mình " nhưng ko chắc là có hay ko thôi LOL ". Cái gì xấu đã thật sự là xấu hay chưa và điều mn nghĩ, luôn cho rằng đó là tốt thì cho mình hỏi có bao nhiêu người dám khẳng định đó là tốt hoàn toàn 100%
@hoangthanh3896
@hoangthanh3896 11 ай бұрын
Hhuhu, khó hiểu giống triết học quá. Xem xong video nhớ tới câu "tư bản sinh ra trong lưu thông hàng hóa và cũng không sinh ra trong lưu thông hàng hóa". lú luôn
@tranthuy4778
@tranthuy4778 10 ай бұрын
Phật giáo không đề cập đến thiện ác, tốt xấu, cũng không có khái niệm đạo đức . Phật giáo nằm trong quan điểm của Đức Phật . Phật giáo bao gồm những chân lý thực tế được phát hiện và khám phá bởi 1 người đã khai mở trí huệ.
@phmai50
@phmai50 5 ай бұрын
Mô phật
@Congq13245
@Congq13245 11 ай бұрын
Bạn ấy nói đúng về cảnh giới Giác Ngộ. Triết gia Đức Karl Jaspers và Nishida Kitaro (thiền sư - thủ lĩnh trường Phái triết học Kyoto) và thầy Thích Nhất Hạnh đều đồng ý về điều đó.
@bakhongtran6922
@bakhongtran6922 8 ай бұрын
Tot4o tâm, không tot4i ở hình không có thật ❤ Không nên đoán Tâm , nó kỳ lạ vô cùng ❤
@Spiderum
@Spiderum 11 ай бұрын
Dưới đây là một số comments khá thú vị trong bài viết gốc "Đạo Phật và vấn đề THIỆN - ÁC, tu đạo Phật có phải là làm nhiều việc thiện?" tại website Spiderum. Chúng mình xin được trích lại để cộng đồng Spiderum KZbin cùng thảo luận nhé: u/Myhangu: Mình đồng ý là trong đạo Phật gốc không có khái niệm nhị nguyên tốt- xấu, thiện- ác. chỉ có Minh và Vô mình (đúng và không đúng sự thật). Thế tại sao đoạn sau lại nói ý Phật pháp chủ trương bình đẳng, xem Thiện- ác như nhau ạ? Không thể thiểu một trong hai? Theo mình biết thì đó không hẳn là chủ trương bình đẳng, đó là lộ trình tâm Bát chánh đạo (không có Tham- sân- si, không có phân biệt cảm xúc với tất cả mọi thứ, vậy nên cũng không có phân biệt, khen chê tốt- xấu). Mình chưa hiểu rõ ý của tác giả lắm chỗ này: Người là Ta, Ta là Người. Tất cả hòa làm một. Nếu trong Phật giáo không có tư tưởng chấp ngã, tức là không có cái Ta cái Tôi nào cả, thì làm gì có Ta với Người, mà phân biệt hay mà hòa vào nhau ạ? Với nếu tất cả phải có nhau, phải ràng buộc nhau, thì làm sao mà giải thoát, mà thoát khỏi luân hồi sinh tử ạ? Mong được bạn giải đáp thêm. Mình cảm ơn. :D (4 upvotes) > u/peanut: Hi cảm ơn góp ý từ bạn. Theo như mình hiểu thì: về thiện và ác hay các cặp đối lập khác, đạo Phật không nói là "không có khái niệm đó", mà chỉ nói là không phân biệt. Nghĩa là nó vừa có mà vừa không. Có là vì cái tâm sai biệt, vô minh, nhìn nhận mọi sự chưa thấu đáo nên mới thấy hai cái khác nhau, đối lập nhau. Không là khi đã nhìn nó bằng con mắt của bậc Đại Giác, thấy tuy là hai mà thực ra lại là một, nên có thể nói là bình đẳng như nhau, thiện cũng là ác mà ác cũng là thiện. Thiện hay ác có chăng là do cách nhìn, cùng một việc có thể với người này là thiện nhưng với người khác là ác, nên thực ra chúng là một. Vậy nên nói không ở đây không phải là không có, mà ý là "không có thật", nhắc nhở mọi người phải nhìn nhận đúng bản chất của nó. Ý thứ 2: Mình chưa hiểu lắm chỗ bạn viết "ta và người hòa làm một" vì thực chất vốn dĩ chúng ta đã là một, đâu cần phải hòa vào gì nữa ạ?. Chỉ là do Vô mình nên mới thấy có sự sai biệt mà thôi. Còn việc nếu ta ràng buộc nhau thì làm sao mà giải thoát khỏi luân hồi sinh tử thì theo mình hiểu thì đúng là vậy, vì theo Phật học Đại thừa các bị Bồ Tát sẽ vẫn tiếp tục đầu thai để phổ độ chúng sinh cho đến khi nào chúng sinh cùng giác ngộ, và Ngài có nói: Ngày nào chúng sinh mà còn một giọt nước mắt, ta sẽ không bao giờ thành Phật được". Phật sẽ không thể thành Phật được nếu như chúng sinh chưa thành Phật, vì Phật và chúng sinh là một. Mình không hy vọng sẽ giải đáp được hết thắc mắc trong bạn, nhưng mong sẽ truyền được cảm hứng và giúp bạn hiểu thêm. Cảm ơn bạn (5 upvotes) >> u/Myhangu: À mình đọc có đoạn "Ta là Người, Người là ta, mọi thứ bình đẳng nhau đều là một và không tách rời" trong bài nên mình hiểu ý ra vậy. Chắc mình hiểu sai ý tác giả. ^^ Phật học đại thừa và các tông phái Phật giáo khác thì mình không rõ, mình chỉ biết là các vị như Quán Thế m Bồ Tát, Phật A Di Lặc,...là những vị không có thật. Chỉ có Đức Phật là có thật- là một con người bình thường và có thật. Còn các vị kia chỉ là thần thánh hóa, đại diện cho một tính cách cao thượng thôi. Nên việc chờ cho người cuối cùng thành Phật mới thành Phật, mà ai cũng có tính Phật trong người như thế, thì ai mới chịu giải thoát trước ạ? ^^ Thực ra mình cũng vốn không có ý thích hay mong muốn tìm hiểu Phật pháp hay tôn giáo gì, và hiện tại cũng biết nhiều gì về Phật pháp. Chỉ là vô tình đi khóa tu 9 ngày do sư Nguyên Tuệ giảng và mình thấy hợp lý, ít nhất là mình thấy rõ ràng và thực tế hơn các niềm tin tôn giáo mang danh Phật giáo mà trước có nghe. Mình thấy tác giả có tìm hiểu sâu về Phật pháp, nếu có thời gian bạn tham khảo thêm kênh này thử nhé ạ ^^ facebook.com/profile.php?id=100030339542994 (2 upvotes) >> u/Danvici: Cốt lõi của triết lý Phật giáo ko phải là thấy Thiện Ác là như nhau, mà là ko thấy có Thiện cũng ko thấy có Ác. Cũng như ko thấy có Người và ko thấy có Ta chứ ko phải là hòa vào làm một, vì hòa vào tức là có rồi, thậm chí cũng ko thấy có cái "một" đó luôn, vì thấy có "một" tức có Ta và có cái "một" đó rồi. Cái "không thấy" ở đây ko phải là nói khi ko thấy thì nghĩa là mọi thứ biến mất, mà là không phân biệt, bạn chủ thớt nói đúng chỗ này. Sự "không thấy" này tức là không gìn giữ những khái niệm đó trong tâm thức, chứ không liên quan tới sự tồn tại trong thực tế khách quan. Còn sự luân hồi sinh tử tức nói đến sự sinh diệt của những khái niệm, mà điển hình là nói tới sự chấp Ngã, sự gìn giữ một cái Ta trong tâm thức. Khi tồn tại cái Ta thì nó cũng sẽ sinh diệt, cho nên mới nói có luân hồi sinh tử. (5 upvotes)
@tuanphamquang854
@tuanphamquang854 11 ай бұрын
thiện ác là con người đặt ra, trong mắt phật hay những người đắc đạo thì chỉ có nhân quả
@SimonRiley4869
@SimonRiley4869 11 ай бұрын
Đôi khi mình chỉ mong thế giới này có thể đơn giản đi 1 chút, nếu như ai đó có thể hiểu được câu nói này
@HuyNguyen75thRanger
@HuyNguyen75thRanger 10 ай бұрын
Fan Price mới hả ng ae :)
@SimonRiley4869
@SimonRiley4869 10 ай бұрын
@@HuyNguyen75thRanger A huevo, amigo
@HuyNguyen75thRanger
@HuyNguyen75thRanger 10 ай бұрын
@@SimonRiley4869 so do I,I have sculpted and painted him in 1/10 scale figure :)) 2019 ver! Nice to meet you, amigo!
@SimonRiley4869
@SimonRiley4869 10 ай бұрын
@@HuyNguyen75thRanger So do I
@tranthuy4778
@tranthuy4778 10 ай бұрын
Phật giáo không phải để giải thích thế giới. Phật giáo hướng con người khám phá tâm của chính mình. Hiểu được tâm chính mình. Thì đó là niết bàn.
@ThuanNguyen-hx6pm
@ThuanNguyen-hx6pm 11 ай бұрын
Tóm gọn trong 1 câu" i have no enemy!"
@Whatthehelllllsnsjsjsj
@Whatthehelllllsnsjsjsj 10 ай бұрын
Anh sẽ dùng thanh kiếm để làm gì? 🗿
@TrungNguyen-jp7sf
@TrungNguyen-jp7sf 11 ай бұрын
anh 5 nói: Trên đời ko có thiện và ác, chỉ có những người làm điều họ muốn làm.
@bhavannamunni
@bhavannamunni 9 ай бұрын
Nếu vậy một người giết người, hành động của họ không được xem là ác thì là gì ?
@TrungNguyen-jp7sf
@TrungNguyen-jp7sf 9 ай бұрын
@@bhavannamunni vì mệnh đề của anh 5 là một mệnh đề đứng song song với khái niệm thiện ác, tức là cách nhìn đời kiểu khác, nên bạn hỏi câu này thành ra là vô nghĩa vì cùng hành động đó, cách nhìn đời của bạn là ác, còn cách nhìn đời của anh 5 chỉ là ''giết người''. Nếu bạn thấy khó chấp nhạn thì để cho bạn dễ hơn thì hãy nghĩ tới hành động giết ng trong chiến tranh và trong thời bình, cùng một hành động nhưng được nhìn nhận khác nhau.
@KietRobloxTV
@KietRobloxTV 11 ай бұрын
5:26 sao giống cái background bên NCS vậy mọi người
@tranthuy4778
@tranthuy4778 10 ай бұрын
Phật giáo là nhằm giúp con người giải thoát khỏi khổ đau thông qua giác ngộ chân chính. Đức phật không phải phật giáo. Ngài chỉ là 1 người đã giác ngộ và tình nguyện làm người hướng dẫn cho những người khác con đường ngài đã đi qua và đã giác ngộ để mọi người cũng đc giác ngộ. Có giác ngộ tức là không còn khổ đau.
@tranthuy4778
@tranthuy4778 10 ай бұрын
Tính không trong kinh bát nhã. Nếu hiểu được tường tận thì bạn sẽ hiểu đc ý nghĩa thâm sâu của phật giáo
@phachau9101
@phachau9101 10 ай бұрын
ở phải hơn ở thiện ở thiện có khi cãi lộn còn ở phải có khi tréo ngoe lại được ôn tồn nhắc nhở
@tintucgiaitri779
@tintucgiaitri779 11 ай бұрын
xin video ting ting hoài linh
@catlukymeo6624
@catlukymeo6624 10 ай бұрын
không liên quan nhưng có ai có link ảnh phật ở thumbnail không, ảnh đẹp quá
@thucvo7817
@thucvo7817 11 ай бұрын
Xi cbia sẻ bài viết
@BaeLuna2907
@BaeLuna2907 10 ай бұрын
Giọng đọc hơi nhanh quá giống như đang đọc sgk ra vậy , chậm lại 1 chút bạn ơi
@congtuocsaomai2
@congtuocsaomai2 11 ай бұрын
Sắc tức thị không, không tức thị sắc, sắc bất dị không, không bất dị sắc 👌
@hoangphanphan1162
@hoangphanphan1162 11 ай бұрын
Vô minh tức là minh
@congtuocsaomai2
@congtuocsaomai2 11 ай бұрын
@@hoangphanphan1162 vì vô minh nên cứ mãi luân hồi, luân hồi mới ngồi đây để cùng thảo luận về điều này
@khanhcoi501
@khanhcoi501 10 ай бұрын
Bài viết là do tác giả tự nghị luận hay lấy nguyên từ trong cuốn Phật học tinh hoa của cụ Nguyễn Duy Cần vậy 🤔🤔
@Mediorge
@Mediorge 10 ай бұрын
Beyond Good and Evil
@lucnguyen-fk6dv
@lucnguyen-fk6dv 10 ай бұрын
Tu trong luân hồi là làm thiện
@hieutran2993
@hieutran2993 11 ай бұрын
Không j là tốt nhất
@trongkhangnguyen5058
@trongkhangnguyen5058 11 ай бұрын
Bạn ơi trước khi nói đạo Phật dạy gì bạn nên hiểu ý nghĩa sâu xa của đạo Phật là gì, mình thấy bài viết này hơi rỗng cố tính làm cho nó chuyên nghiệp nhưng thực chất là biến tấu ý nghĩa thuần túy của Đạo.
@imangela5652
@imangela5652 11 ай бұрын
Bình luận đầu:3, húuuu
@imangela5652
@imangela5652 11 ай бұрын
Chủ đề clip này thú vị nè
@beastycoolguy9496
@beastycoolguy9496 11 ай бұрын
npc 🤖
@nhduong_
@nhduong_ 11 ай бұрын
Khó hiểu phết, đáng nghiền ngẫm đấy. Cơ mà chốt lại là có nên làm từ thiện theo đạo Phật?
@controlyourself1812
@controlyourself1812 11 ай бұрын
Tùy vào căn tánh của bạn
@hoangthanh3896
@hoangthanh3896 11 ай бұрын
Mình thấy khi mình làm từ thiện là làm cho bản thân mình ấy. Vì khi mình làm xong thì mình vui vãi, cảm thấy cuộc đời mình nó có ích cho mọi người xung quanh (đáng sống). Chứ cái cảm giác bản thân mình không giúp được cho ai nó cảm thấy vô dụng vãi luôn. Nên theo mình, làm từ thiện là làm cho mình chứ đừng nên xem mình là cao thượng gì đó, không thì khi gặp ai mà họ không biết ơn mình thì mình lại xù lông lên chửi thì mất hết ơn nghĩa.
@Congq13245
@Congq13245 11 ай бұрын
Để nói cho dễ hiểu, việc thiện tuyệt đối của nhà Phật là việc bạn làm vì tự thân bạn muốn cứu rỗi một ai đó với tình thương tuyệt đối và quên mình, không suy tư tính toán thiệt hơn. Không mang tư tưởng "Cho đi để nhận lại" Ví dụ như vụ anh chàng leo lên mái tôn để đỡ một đứa bé đang rơi xuống từ tòa chung cư, anh ấy nói rằng anh ấy chỉ muốn làm như thế chứ chẳng suy nghĩ gì cả. Hay là vụ ông chú lao vào biển lửa để cứu cháu bé ra khỏi đó. Hay là mấy vụ tai nạn xe cộ cũng vậy, dù bản bản tính người đời có xấu xa tới đâu, khi họ thấy nạn nhân gặp bất trắc thì họ chẳng có toan tính gì trong đầu mà chỉ biết hành thiện đối với nạn nhân. Đôi khi bạn cũng thực hiện những việc thiện một cách bất chợt mà không suy nghĩ toan tính đúng không ? Tự nhiên bạn bộc phát sự đồng cảm và giúp đỡ người ta, chỉ có thế mà thôi. Còn mấy nhà từ thiện bị xem đạo đức giả vì họ lạm dụng nó để đổi trả một giá trị nào đó như: có được danh tiến hoặc trục lợi ăn xén tiền từ thiện của người khác.
@ToanPham-ev5ge
@ToanPham-ev5ge 11 ай бұрын
tiếng đó thao túng tiền tệ . ting ting ring ring anmen
@xemdutup
@xemdutup 11 ай бұрын
"tiếng tyng tyng tyng là tiếng tiền vào đó"
@nguyenphamninhthanh3388
@nguyenphamninhthanh3388 11 ай бұрын
Đạo phật triết học phết nhỉ :))
@HieuHuynh-wv7tp
@HieuHuynh-wv7tp Ай бұрын
.
@mkhcreator1505
@mkhcreator1505 11 ай бұрын
:)) dí
@pureandkind
@pureandkind 11 ай бұрын
Ví dụ chặt cánh tay k thuyết phục chút nào
Ta có nên SỐNG NHƯ ĐỨA CON NÍT? | Trà Kha | TÂM SỰ
20:57
Watermelon Cat?! 🙀 #cat #cute #kitten
00:56
Stocat
Рет қаралды 52 МЛН
小女孩把路人当成离世的妈妈,太感人了.#short #angel #clown
00:53
He sees meat everywhere 😄🥩
00:11
AngLova
Рет қаралды 6 МЛН
GEN-Z hay những ZOMBIE CÔNG SỞ | Minh HD | GIÁO DỤC
14:38