Mục đích của Hoạn Thư là giữ được chồng. Không có ý làm hại Kiều. Biết trọng cái tài gảy đàn của Kiều, biết thương hoàn cảnh của Kiều. Vì vậy đã tạo điều kiện để kiều trốn, khi Kiều trốn rồi thì ko truy nã về tội ăn cắp. Với những lý do đó, Kiều tha ngay Hoạn thư. Phải nói là đôi này cư xử rất hay vói nhau.
@Hdtranminh1963Ай бұрын
Thúy Kiều tha bổng Hoạn Thư vì một số lý do quan trọng từ cả góc độ tình cảm và lý trí. 1. Cảm thông với Hoạn Thư: Kiều nhận thấy hoàn cảnh của Hoạn Thư cũng bi kịch, và bản thân mình cũng từng trải qua nỗi đau do ghen tuông. Hoạn Thư đã công nhận lỗi lầm của mình và thể hiện lòng khoan hồng: "Trót lòng gây chuyện chông gai. Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng" . 2. Khôn ngoan trong lời biện hộ : Lời lẽ khôn ngoan của Hoạn Thư khi cãi tội cũng khiến Thúy Kiều cảm phục. Kiều đã ghi nhận sự khéo léo trong cách trình bày của Hoạn Thư: "Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời" . 3. Nhân hậu và vị tha : Thúy Kiều vốn là người có lòng vị tha. Việc không tha cho Hoạn Thư sẽ biến nàng thành một người nhỏ nhen, cố chấp khi người tình địch đã nhận lỗi và xin tha thứ . Kiều đã thể hiện sự cao cả, vượt qua nỗi uất hận để chọn cách tha thứ, cho thấy đức tính nhân hậu của mình . Từ những lý do trên, việc Thúy Kiều tha bổng Hoạn Thư không chỉ là một hành động hợp lý mà còn thể hiện chiều sâu tâm lý nhân vật bạn ạ ! Cảm ơn bạn !
@NguyetNguyen-lt4otАй бұрын
Hoạn Thư đánh ghen không phải để giữ chồng mà muốn cho Thúc Sinh biết mình là loại đàn bà nào., quyền lực ra sao . Hoạn Thư cũng muốn dằn mặt bố chồng là người công nhận Thuy Kiều là vợ lẽ, bao che cho con trai làm thuyền truong hai tàu.Thường dan ghen tuông chỉ có thể đến nhà chửi bới , bạt tai, đá đít , xé quần, cắt tóc tiểu tam hay độc ác một chút là tạt acid vào cái mặt hoa da phấn kia chứ khg thể thuê người đốt nhà , dựng chuyện chết cháy , bắt cóc người làm con ở, đày đoạ người , sĩ nhục chồng . Ta thử tưởng tượng nếu Hoạn Thư yêu chồng, muốn giữ chồng, sẽ bắt cóc Kiều đem di thật xa với lời hăm dọa hoặc thủ tiêu Kiều để tiêu trừ hậu họa , rồi làm như không biết chuyện gì xảy ra , đóng trọn vai trò một người vợ hiền lành, đảm đang , thì Thúc Sinh dù đau lòng sẽ vẫn còn chút tinh với Hoạn Thư nhưng chuyện đánh ghen có một không hai này là một nhát dao chí tử đâm thẳng vào trái tim Thúc Sinh , nhấn mạnh cho Thúc Sinh biết anh là một thằng hèn , anh là một con gà trống thảm thương đã đứt dây thanh quản, không còn cơ hội cất lên tiếng gáy hào hùng. Nỗi nhục của một thằng đàn ông không bảo vệ được người mình yêu , nó nhuc hon một nồi cá nục. Thúc sinh còn yêu Hoạn Thư không ? Tuyệt nhiên không. Vì Thúc sinh càng nghĩ càng nổi gai sỡn ốc, rụng rời. Cuộc hôn nhân không tình yêu này Nguyễn Du không đếm xỉa đến tâm trạng của Thuc Sinh khi mất Thuy Kiều. Hoạn Thư hã hê với cuộc đánh ghen toàn thắng đã về ta nhung rồi sau đó thì sao ? Hoạn Thư có cảm thấy chán chường , cay đắng khi nhận ra chồng mình còn đó nhưng hồn đã di đâu !
@phantom198x2 ай бұрын
Cứ bảo Hoạn Thư ghen xấu nhưng em thấy ghen kiểu này là tinh tế đó chứ, Hoạn Thư là người duy nhất được Kiều tha còn gì.
@Hdtranminh19632 ай бұрын
Hoạn thư là mẫu phụ nữ thông minh đó em !
@Hdtranminh1963Ай бұрын
Hoạn Thư ghen tuông một cách tinh tế và không ầm ỹ, qua đó thể hiện sự kiềm chế và khéo léo của nàng trong tình huống phức tạp. Khi biết chồng mình, Thúc Sinh, có tình cảm với Thúy Kiều, nàng không bộc lộ ghen tuông một cách ồn ào. Thay vào đó, Hoạn Thư giữ kín cảm xúc, quyết định bắt cóc Kiều và buộc nàng hầu hạ chồng trong một không gian mà không để lộ quá nhiều cảm xúc tiêu cực . Thậm chí, trong quá trình hầu rượu Thúc Sinh, Hoạn Thư vẫn khen ngợi tài năng của Kiều, cho thấy sự thông minh và nhân hậu trong cách xử lý tình huống của mình. Nàng không muốn hủy hoại Kiều mà chỉ mong muốn để Thúc Sinh thấy tổn thương từ hành động của chính mình . Đây không chỉ là cách ghen của một người vợ yêu chồng mà còn là một chiến lược tinh tế nhằm bảo vệ danh dự và hạnh phúc gia đình . Nhờ đó, dù trong cơn ghen, nàng vẫn thể hiện sự cao thượng và cảm thông, điều này tạo ra một hình ảnh đầy phức tạp của nhân vật Hoạn Thư trong "Truyện Kiều" đúng không em ?