Mía sâu có đốt, nhà dột có chỗ . Theo mình không có chế độ nào là thực sự toàn hảo mà tất cả đều chỉ là một phần trong bánh xe lịch sử, nhưng ngọc lành có vết việc đời đa đoan, sự "đa đoan" ấy rủi quay đến đâu hay rơi vào đầu ai thì con người ấy phải chấp nhận tới đó, chỉ có một điều chắc chắn đó là chúng ta quá nhỏ bé trước sự nghiệt ngã của số phận. Điều may mắn nhất chính là được sinh ra trong một thời kỳ bình yên, chính trị ổn định, xã hội độc lập - tự do - hạnh phúc. Bộ phim này không có tính đả kích chính trị, nó chỉ đơn giản là mô tả khách quan lại những gì đã thực sự diễn ra và số phận con người trong những thời kỳ nhiễu nhương biến động. Nhân vật Tiểu Sĩ đại diện cho tư tưởng cấp tiến, duy tân, như đã đề cập trong video thì nó không phải một điều hoàn toàn xấu xa. Chủ nghĩa cánh tả cấp tiến mang lại cơ hội cho những giai cấp, tầng lớp thấp hay những người yếu thế trong xã hội. Với nghệ thuật, nó là một phần của chủ nghĩa vị nhân sinh, tức là nghệ thuật nhằm phục vụ con người. Đấy chính là chủ trương nghệ thuật hiện đại hay nghệ thuật hậu hiện đại. Nơi mà gần đây chúng ta thấy các sản phẩm truyền thông, sách, nhạc, phim ảnh, game thì ở đó, những diễn viên da màu hay các cộng đồng thiểu số được xuất hiện nhiều hơn và trở thành chủ đề chính chứ không còn nằm ở vai trò thứ cấp hay là luôn đóng các vai diễn phụ, các bộ phim cũng không có yêu cầu khắt khe rằng diễn viên luôn phải là những mỹ nhân tài tử mà họ có thể là bất cứ ai trong xã hội này. Lễ khai mạc Olympic ở Pháp gần đây là một ví dụ điển hình cho xu hướng duy tân. Nhưng đổi lại thì nó cũng khiến cho nghệ thuật duy mỹ, thứ nghệ thuật vị nghệ thuật suy thoái, khi mà các diễn viên hay các tác phẩm không còn được trau chuốt một cách tỉ mỉ đến mức hoàn hảo, thậm chí cực đoan, toàn mỹ về cả nhân cách cho đến màn trình diễn lẫn cống hiến của những nghệ sĩ. Mọi người có lẽ sẽ nhận thấy xu hướng này rõ ràng hơn trong phim ảnh, khi mà gần đây ít các tác phẩm kiệt xuất hơn trước rất nhiều. Xu hướng duy mỹ là một xu hướng cổ điển của nghệ thuật từ Á tới Âu. Bi kịch cổ điển phương Tây từ sau Shakespeare đều hướng đến sự tuyệt mỹ. Ngay cả môn múa ballet cũng đòi hỏi một sự khổ luyện khắt khe và không có chỗ cho khoan nhượng hệt như kinh kịch Trung Quốc. Bản thân các vở Opera cổ điển cũng luôn hướng tới sự tuyệt mỹ. Vậy nên có thể nói xu hướng nghệ thuật vị nghệ thuật, xu hướng duy mỹ là xu hướng chung trong toàn bộ nền nghệ thuật của xã hội con người. Oscar Wilde từng nói trong tiểu luận Nghệ thuật và Thợ thủ công của mình “Chẳng có gì đối nghịch với cái đẹp ngoại trừ cái xấu: mọi thứ đều hoặc là đẹp hoặc là xấu, và cái có ích luôn ở về phía cái đẹp”. Tuy nhiên, xu hướng duy mỹ như múa ballet hay kinh kịch, đối tượng khán giả chính của nó phần lớn là tầng lớp cai trị, vua chúa, quan lại phong kiến những người vừa có địa vị, kinh tế, thời gian và trình độ văn hóa để tiếp nhận. Chẳng hạn nhà hát đưa nghệ thuật múa ballet lên đỉnh ca là Nhà hát Hoàng gia Bolshoi Moscow, cũng nhằm phục vụ cho sở thích của sa hoàng Nga, còn kinh kịch là một bộ môn yêu thích của Từ Hi Thái Hậu. Nói tóm lại, chủ nghĩa duy mỹ mang đến một cái đẹp toàn hảo tuyệt đối nhưng cũng vô cùng đắt đỏ không dành cho phần đông. Xu hướng này, từ sau thời Khai Sáng đã phải đối mặt với những cơn sóng hiện đại hóa với các lý thuyết về công bằng, về tính đại chúng, vị nhân sinh. Cơn sóng hiện đại hóa ấy đã hóa thân thành những cuộc cách mạng đám đông, giáo dục đại chúng, nghệ thuật hiện đại (sau này là hậu hiện đại) và hóa thân thành chủ nghĩa cánh tả mà cộng sản là một trong các thiên hướng chính trị cánh tả cấp tiến như thế. [Cấp tiến ở đây không hẳn là vì nó hoàn toàn đúng, chỉ đơn giản vì nó là sự thay đổi, cách mạng trong tư duy và nhận thức] Văn chương, thơ ca, âm nhạc cổ điển đều lấy sự hoàn hảo làm tiêu chí. Nhưng để có thể hoàn toàn thưởng thức được nó, đối tượng tiếp nhận thứ nghệ thuật này phải có một trình độ văn hóa tương đương, điều mà gần như đại bộ phận các tầng lớp thấp sẽ bị hạn chế, chính vì thế chủ nghĩa duy tân, hay nghệ thuật vị nhân sinh ra đời và có chỗ đứng riêng của nó, đối tượng của nó nhắm tới chính là số đông các tầng lớp khác trong xã hội. Đó chính là các dòng nhạc đại chúng như hip-hop, pop, ballad mà chúng ta vẫn thưởng thức bây giờ. Và nó là một điều mà theo mình là hoàn toàn đúng đắn. Nhưng ở một mức độ cực đoan đến cực tả như thời Cách Mạng Văn Hóa, nó đàn áp tất cả tiếng nói đối lập, tàn phá những giá trị thuần mỹ một cách cực đoan và mù quáng, hệ quả là mang lại tổn thất về cả sinh mạng lẫn những di sản văn hóa của xã hội. Chủ nghĩa duy tân, cánh tả cực đoan khinh mạn xu hướng duy mỹ, chà đạp và tận diệt cái đẹp. Bởi họ sợ cái đẹp duy mỹ khi thống trị, sẽ tận diệt và không cho họ có quyền được sống với sự buông thả của chính mình. Điều này đã được chính bản thân TW Đảng CS Trung Quốc nhìn nhận lại và thấy rằng là một trong những sai lầm lớn nhất lịch sử, vì thế dưới thời Đặng Tiểu Bình (cha đẻ của TQ hiện đại) họ đã có những chính sách cởi mở hơn với vấn đề văn hóa nghệ thuật, bộ phim cũng được ra đời trong bối cảnh ấy, và như được chứng minh thì nó là một trong những kiệt tạc điện ảnh của Trung Quốc, đóng góp chung cho nền nghệ thuật điện ảnh nhân loại. Hay gần đây là trò chơi nổi tiếng Black Myth Wukong khiến cả thế giới trầm trồ thán phục. Những tác phẩm như vậy chỉ có thể được sinh ra ở một môi trường đề cao tự do, sáng tạo. Nhật Bản cũng là một đất nước trải qua quá trình duy tân từ văn hóa Á Đông lạc hậu, nhưng cách mà họ duy tân không phải là đập hết tất cả những cái cũ, mà họ đã nghiêm túc nghiên cứu bằng các công trình học thuật hàn lâm, công phu, nhìn nhận sâu sắc lại văn hóa dân tộc để chọn lọc ra những gì tinh túy, sau đó bảo tồn và phát huy, cùng với việc học thêm những thứ mới một cách có chọn lọc khiến họ trở thành quốc gia trong khối sinosphere nói riêng và Châu Á nói chung có một quá trình duy tân thành công nhất. Điều này cũng dễ hiểu bởi tầng lớp dẫn dắt công cuộc Minh Trị duy tân là một tầng lớp trung lưu có học thức (đốI lập với tầng lớp hồng vệ binh cạn cợt về nhận thức hay nhưng nhóm người có tính chất tương tự), họ đã được tiếp cận rất nhiều với tri thức tây phương và có nhiều dữ liệu về tình hình thế giới, hiểu biết sâu sắc về văn hóa và tiềm lực quốc gia trước khi tiến hành cải cách, nói cách khác họ đã có thời điểm tích lũy về tri thức rất lớn, lớn đến mức sự tích lũy về lượng của họ gây ra biến đổi về chất, chính là việc thành công trong việc cải cách Minh Trị Duy Tân. Dẫu sao thì dù là duy tân hay duy mỹ, chắc chắn nó luôn có chỗ đứng riêng trong bánh xe lịch sử phát triển của con người, chỉ là chúng ta hãy tiếp nhận chúng với một con mắt khách quan, cởi mở để tự rút ra kinh nghiệm và nhận thức đúng đắn cho chính mình.
3 ай бұрын
Ngày nay hiếm có bộ phim nào tái hiện lại được sâu sắc cái hồn của một nét văn hóa trong dĩ vãng như vậy, tái hiện cả mặt tốt lẫn mặt xấu, cả bề nổi lẫn chiều sâu của nó một cách khách quan, khiến bản thân nghệ thuật trở nên giống như một nhân vật có hồn bị đặt trong bối cảnh thời đại. Điều này rất đáng trân trọng bởi mỗi nền dân tộc bây giờ đều đối mặt với nguy cơ đánh mất bản sắc của mình, tỷ như Trung Hoa. Chuyện này thể hiện ngay ở trong phim qua cuộc cách mạng văn hóa. Xã hội vừa biến đổi là những giá trị cũ như kinh kịch thuần mỹ (vị nghệ thuật) liền lập tức bị công chúng gạt bỏ, giày xéo phỉ nhổ đến diệt vong, để nhường chỗ cho giá trị mới - một loại kinh kịch sát với đời sống để cho hợp thời hơn (vị nhân sinh), thậm chí là hợp với mục đích của giới chính trị hơn (thậm chí không thể gọi là vị nhân sinh được nữa). Bản thân người Trung Hoa đi gạt bỏ, đấu tố những giá trị cũ này, trong khi người Nhật lại trân trọng thưởng thức nó biết bao nhiêu, bất chấp sự đối lập lợi ích chính trị của họ với nước bản địa. Ngay ở Việt Nam cũng vậy, giới trẻ mấy ai thèm nghe tuồng chèo, ca trù, nhã nhạc cung đình,… mấy ai hiểu được nó hay ở đâu hay giá trị thế nào? Nhưng thế giới lại công nhận đó là những di sản văn hóa. Sự đồng hóa len lỏi vào khắp mọi xã hội, dưới áp lực vị thế quốc gia và áp lực thương mại. Phim Việt cố gắng bắt chước phim Hàn, Mỹ. Vì văn hóa mờ nhạt nên chúng ta trở nên sính ngoại, 10 cửa hiệu thì 9 cái đặt tên nước ngoài. Xem Bá Vương Biệt Cơ xong mình tự hỏi liệu Việt Nam có loại hình nghệ thuật nào mà nghệ sĩ được luyện ra một cách nghiêm túc và khắc khổ đến như vậy, yêu nghề đến như vậy không? Nếu có thì thật sự rất đáng trân trọng.
@dolorescharlotte51653 ай бұрын
Trời ơi ad bình hay quá , hệt như đang làm một bài luận văn chương vậy
@trieuquy77893 ай бұрын
Rất thích cách nhìn nhận của bạn này về nghệ thuật chính trị Chiều sâu về nghệ thuật, hiểu biết về chính trị và cuộc sống nhân sinh Nhìn nhận đa chiều so sánh từ nhiều khía cạnh Biết chắc chắn sẽ có một vài thành phần vào chê CSVN nhưng lập luận sác bén dẫn chứng rõ ràng để những thành phần ấy ko lươn lẹo thêm đc
@minhngocta60383 ай бұрын
Nhưng mà cái lễ khai mạc Olympic pari nó cứ lôm côm nhếch nhác thế nào ý bác ạ
@nhanbua11862 ай бұрын
Chính ra trong nghệ thuật, TQ bây giờ họ cực kỳ thoáng. Phim ảnh của họ đủ thể loại, kể cả từ phim cấp 3 cho tới phim xx. Phim về đề tài lịch sử thì cho phóng tác thoải mái, các nhân vật lịch sử có thể được miêu tả xây dựng dưới mọi góc độ thiện-ác-tà. VN thử vậy xem, nhân vật mà chỉ cần có chút gì không chính xác so với nguyên tác trong lịch sử thôi thì chưa cần tới các cơ quan thẩm quyền lên tiếng thì cộng đồng mạng chúng nó cũng tế cả họ thằng làm phim lên rồi, mà phim Đất phương Nam của Trấn Thành là một ví dụ điển hình.
3 ай бұрын
Một nhân vật mà mình thấy rất thú vị là Diệu Linh. Sự xuất hiện của cô chính là yếu tố làm rõ rằng đây không phải một bộ phim đồng tính, bởi mọi cảnh ghen tuông khi có mặt Diệu Linh đều tạo một cảm giác rõ ràng rằng Trình Đắc Di ghen tị không phải vì cô là vợ của Tiểu Lâu, mà vì cô làm biến đổi, làm ô nhục hình tượng Bá Vương trong lòng anh mà thôi. Ngay những giây phút cuối, Đắc Di đổ lỗi cho Diệu Linh vì cho rằng nếu như cô không xuất hiện thì Bá Vương vẫn sẽ tồn tại, nhưng anh sớm nhận ra rằng thực tế đó cũng chỉ là một ảo ảnh vào khoảnh khắc mà Tiểu Lâu đấu tố vợ mình, đó cũng là sự cáo chung và văn điếu cho một vị anh hùng không có thực. Là người nghệ sĩ đại diện cho trường phái duy mĩ, Trình Đắc Di có xu hướng lãng mạn hóa cuộc đời và sinh ra ảo tưởng về gần như tất cả mọi người, kể cả đám đông. Nhưng chỉ riêng với Diệu Linh thì anh không thể làm được như vậy. Cô là hiện thân khách quan của đời thực, chen vào vở kịch trong tâm tưởng của anh, từ đó như một sợi dây kéo anh ra khỏi ảo mộng. Anh không thể sinh ra được ảo tưởng nào về cô gái này, không thể kịch hóa cô ấy trong nhận thức của mình, bởi trong vở kịch duy mĩ đó vốn không có nhân vật nào như vậy cả - Bá Vương và Ngu Cơ trong kịch yêu nhau tới khi bị cái chết chia lìa, chứ không phải chia lìa vì một cô gái điếm. Anh sống cả đời trong kịch bản đó nên khi có một yếu tố lạ như Diệu Linh chen vào, không chịu dung nhập vào kịch bản đó, thì mọi thứ trong đầu Trình Đắc Di liền bị rối tung lên. Có thể nói sợi dây duy nhất gắn Trình Đắc Di vào đời thực là Diệu Linh. Diệu Linh không chỉ là yếu tố khách quan, mà còn là yếu tố phức tạp đa chiều - vừa có mặt xấu vừa có mặt tốt, điều không bao giờ có trong các kịch bản duy mĩ. Trình Đắc Di khó có thể hận cô cũng là bởi vậy. Ban đầu khi cô chưa bộc lộ những mặt không tốt, lại có xuất thân là kỹ nữ, thì có vẻ như cô là một nhân vật hoàn toàn xấu hẳn, vậy thì người duy mĩ như Đắc Di có thể dễ dàng coi thường và hận cô vì đã phá hỏng vở kịch đời mình. Nhưng dần dà khi cô thể hiện những mặt tốt, thì Đắc Di không thể hận cô nữa, và buộc phải tỉnh mộng. Lúc này đời anh đã phức tạp hơn, anh không thể nào nhìn nó đơn thuần trắng hoặc đen như kịch bản duy mĩ vở diễn Bá Vương Biệt Cơ được nữa. Điều làm mình cảm thấy rất thú vị nhưng có lẽ ít ai để ý, đó là mối liên kết giữa Diệu Linh và Trình Đắc Di. Thú vị bởi nó rất khó lý giải. Vì sao Trình Đắc Di lại không hận cô, không trách cô thất hứa, lại còn khóc cho cô? Vì sao cô lại không hận Trình Đắc Di (nhất là sau khi bị hại đến sảy thai và sau khi bị anh đấu tố), lại xúc động khi thấy máu chảy trên khung hình vỡ nát của Trình Đắc Di chụp với chồng mình, lại khóc khi thấy Trần Đắc Di lên cơn nghiện? Quay lại nhìn anh cười như một sự đồng cảm đầy chua xót sau khi bị chính Đắc Di đấu tố? Vì sao cô lại có thể lo lắng, đồng cảm và thông cảm với Trình Đắc Di hơn cả Đoàn Tiểu Lâu trong khi cô không có giao tình với người này. Cô chẳng phải người làm nghệ thuật hay người hiểu nghệ thuật để mà đứng từ góc độ người trong cuộc và thông cảm cho Đắc Di. Điều này thậm chí còn rất mỉa mai, bởi 1 người nghệ sĩ khổ luyện lâu năm như Đoàn Tiểu Lâu lại không hiểu người nghệ sĩ và không trân trọng nghệ thuật bằng một nàng gái điếm vô học. Chính cô là người đã nhất quyết đòi giữ lại thanh kiếm, hiểu được giá trị của cái đẹp trong khi Tiểu Lâu thì không. Nếu không có Diệu Linh mà chỉ có cách mạng văn hóa và những biến đổi thời cuộc, Trình Đắc Di sẽ không bao giờ tỉnh mộng. Lúc ấy anh sẽ hoàn toàn khóa mình vào trong thế giới ảo tưởng để tránh né hiện thực giống như một kẻ điên như Viên Sĩ Quần. Cuối phim, Trình Đắc Di chọn lấy cho mình cái chết trên sân khấu. Đắc Di không muốn chết trong sự tầm thường, giống như sư phụ mình là Quảng Sư Phụ, họ sinh ra từ nghệ thuật và cũng chết vì nghệ thuật. Trước đó, anh nhiều lần nghĩ về cái chết của mình, cũng không ít lần muốn chết. Ái Cơ Trình Đắc Di nhiều năm chứng kiến Sở Bá Vương chết về mặt nhân cách trong đời sống để rồi khi họ gặp lại nhau trên sân khấu, Đắc Di đã hoàn toàn đồng nhất mình với Ngu Cơ và hát những lời cuối: “Hán binh dĩ lược địa, Tứ diện Sở ca thanh. Trượng phu ý khí tận, Tiện thiếp hà liêu sinh” Dịch: Quân Hán lấy hết đất/Khúc Sở vang bốn bề/ Trượng phu chí khí cạn/Tiện thiếp sống làm chi. Bi kịch lồng bi kịch, sự bi hùng của vở diễn “Bá Vương Biệt Cơ” lồng giữa nỗi đau thân phận của Trình Đắc Di và xen lẫn với nỗi đau của những cái đẹp khi đứng trước ngày tàn. Tất cả tạo nên âm hưởng vừa bi tráng, vừa lãng mạn, vừa đau thương. Nếu có thể, các bạn hãy xem full bộ phim này nhé, kiệt tác đó ạ, với mình thì đây là bộ phim hay nhất mà mình từng xem.
@manli67053 ай бұрын
Kênh hay vc! Không chỉ là review đơn thuần, còn là kể về câu truyện lịch sử đan xen phân tích chính trị! Tuyệt với! Một bài review hay như chính tác phẩm Bá Vương Biệt Cơ vậy!
@tranminhtam65383 ай бұрын
Kênh không những review phim, mà còn là một kênh truyền tải về kiến thức, nhân sinh quang cuộc sống. Xin cảm ơn !
3 ай бұрын
Cảm ơn bác đã luôn ủng hộ kênh em ạ!
@luke75513 ай бұрын
Cảm ơn bạn, nhưng về học lại chính tả đi nhé. 😂😂
@tranminhtam65383 ай бұрын
@@luke7551 dạ, cảm ơn đã dành thời gian xem lỗi chính tả
@truongcaonguyen23033 ай бұрын
Đây chính là kênh review hay nhất mà tôi từng xem
@khachung.cryptoАй бұрын
Không có kênh review này mà truyền tải đầy đủ kiến thức như kênh này, việc xem review để ko mất thời gian nhưng cũng nên nạp kiến thức chứ ko phải giết thời gian, kênh này đầy đủ thứ mình cần. 1 sub cho kênh và hy vọng ai cũng nên sub vì quá nhiều công sức cho 1 bộ phim review. Thanks ad.
@vancuonghua561316 күн бұрын
Tuyệt phẩm. Kênh cũng review rất có kiến thức ❤
@matttan8398Ай бұрын
Một bộ phim kinh điền của Trần Khải Ca nói riêng và TQ nói chung. Xem đi xem lại nhiều lần vẫn thấy rất hay và xúc động.
@quangtrung63733 ай бұрын
Cám ơn ad, nội dung này thì sẽ kén ngừoi xem. Nhưng ai đã thích thì sẽ ủng hộ dài
3 ай бұрын
Nội dung rất nhậy cảm bác ạ, nhưng thực tế nó ko mang tính đả kích chính trị, nó chủ yếu lấy yếu tố biến động thời cuộc để nhấn mạnh sự nhỏ bé của con người. Em cảm ơn bác đã luôn ủng hộ kênh em nhé ạ.
@tanhang4602 ай бұрын
Rất tuyệt vời ❤ tuyệt vời ❤❤❤ cảm ơn bạn và tiếng nói của bạn sẽ giúp giới trẻ thức tỉnh vô minh
@quanbuioi392520 күн бұрын
Review hay nhất và dễ hiểu nhất từng được xem
@dolorescharlotte51653 ай бұрын
Xúc động quá cảm ơn ad vì đã review một bộ phim mà mk từng muốn xem nhưng chưa xem
3 ай бұрын
Mình mong trong tg tiếp tới bác có thể dành tg để thưởng thức bộ phim một cách trọn vẹn nhé ạ, theo mình đây là bộ phim hay nhất mà mình từng được xem.
@trinhquocthinh23093 ай бұрын
Video quá tuyệt vời vô cùng có tâm ❤❤❤
@nightsky801216 күн бұрын
cảm ơn bài review rất là chi tiết.
@butiyeudau2 ай бұрын
Sự tầm thường sợ cái đẹp bởi một khi cái đẹp thống trị, cái đẹp sẽ không cho phép con người được quyền thoải mái với sự tầm thường của mình. ❤
@quanbuioi392520 күн бұрын
Bi kịch quấn vào cuộc đời của TQV, không thể thoát vai Ngu Cơ trong phim lẫn ngoài đời! Quá đáng tiếc cho một diễn viên tài năng!
@jshark6298Ай бұрын
Kênh này review chất lượng thật, quá nhiều thông tin hay. Biết kênh này qua Tướng Quân - Shogun.
@thanhle-kv5wrКүн бұрын
"sự tầm thường sợ cái đẹp bởi vì cái đẹp 1 khi thống trị sẽ không cho phép con người được quyền thoải mái với sự tầm thường của mình"
@huytrieu603 ай бұрын
tác phẩm kinh điển ! vai diễn kinh điển của Trương Quốc Vinh !
@khabagioi89703 ай бұрын
Trương Quốc Vinh khỏi phải nói diễn đỉnh thật
@nguyenngockhoi58553 ай бұрын
Thú vị
@caophuclongo73153 ай бұрын
Trương Quốc Vinh thật sự rất đẹp trai
@jshark6298Ай бұрын
Phim này rất đẹp gái nhé!
@vanhanbanh25502 ай бұрын
Phim vừa hay vừa sâu sắc, thấy được số phận tội nghiệp của những con người. Ngoài ra cũng thấy được chế độ tàn ác có khi hơn cả phát xít
@tranminhtam65383 ай бұрын
Review quá hay !
@inhminhphatinh41633 ай бұрын
Sao giống cải cách ruộng đất vậy việt nam ta cũng từng làm gần giống như vậy nè năm 1954 đó.
@clowntrainingacademy45083 ай бұрын
Thì cái qui trình cải cách ruộng đất lấy nguyên văn bên bác Mao qua mà lại không giống, không làm thì còn lâu nó mới tài trợ súng ống cho "giải phóng"
@tochucscpchinhanhvietnam3 ай бұрын
Giống chỗ nào , ko có cải cách ruộng đó t sợ ông bà m chết đói TRC khi đẻ ra bố mẹ mày mất
@tienlongbmt2 ай бұрын
Kênh lâu review vậy, tui đợi lâu quá nè 😘😘😘
Ай бұрын
Sr bạn, tính mình làm nó bị chỉnh chu quá nên khi mình tìm thấy có cảm hứng nghệ thuật gì trong phim mình mới làm đc tiếp, thực ra mình cũng viết nhiều và edit dở dang cũng nhiều video nhưng khi xem lại thấy k ổn nên mình k làm tiếp để làm những cái nó thực sự ưng ý. Nếu làm công nghiệp thì cũng đc ạ, nhưng hiện tại khi làm như thế mình k có cảm hứng hay động lực để làm :( vì thực ra kênh này cũng k có lợi nhuận nó gần như là nơi để mình chia sẻ 100% cảm nhận và những bộ phim mà mình thực sự thích và tâm đắc. Dù sao khi đọc đc cmt của bác cũng rất cảm động ạ, để mình chăm ra video hơn ạ, cảm ơn gất nh 😍
@TuanDoan-n3bАй бұрын
Ad làm về phim sóng dưới đáy sông được không ❤❤
8 күн бұрын
Phim Việt thường bị dính bản quyền mạnh nên khó làm lắm ạ
@minhngocta60383 ай бұрын
Mấy bộ phim kinh điển của Trung quốc đều đấy số phận của nhân vật chính vào dòng chảy dữ dội của thời đại như Warlord vs last of emperor
3 ай бұрын
Tình cờ làm sao là mình cũng đang làm hai phim đó á bác ạ.
@minhngocta60383 ай бұрын
Toàn chí lớn gặp nhau mong bác ra video chất lượng tốt nhất
@ryuuhayashi68492 ай бұрын
Kết này đau đớn quá
@vanhanbanh25502 ай бұрын
Nhưng thật sự thì toàn bộ phim cũng cho thấy nét đẹp của nghệ thuật
@quaxanh53002 ай бұрын
Kênh ra vd chậm nhưng không vd nào là không chất lượng,từng câu từng chữ điều ý nghĩa
@hkchanel73673 ай бұрын
Giống việt nam bây h ghê đem nghệ sĩ ra diệt :)))
@Truong..3 ай бұрын
Học theo cách mạng văn hóa của TQ mà b,nếu b để ý,sau 54 VN ko còn tác phẩm bình thường nào ngoài những tác phẩm văn học,nhạc chỉ để tuyên truyền.
@hkchanel73673 ай бұрын
@@Truong.. Nói vậy cũng ko đúng cũng nhiều bài hay nhưng đa số toàn yêu nước ngấy luộ
@trieuquy77893 ай бұрын
@@Truong..thế thì chưa tìm hiểu sâu về nghệ thuật rồi Hàng năm các tác phẩm về thời kỳ trước năm giải phóng vẫn đầy ra Còn có cả phim nói về thời kỳ cải cách ruộng đất Còn nó toàn tác phẩm tuyên truyền Từ truyện phim chương trình truyền hình ca nhạc đã có rất nhiều thay đổi rồi bố ạ
@Truong..2 ай бұрын
@@trieuquy7789 haha vậy mà " Ba người khác" của Tô Hoài lại bị cấm là sao? Rồi phim nào,tác phẩm nào dám nói về chính trị ngoài nhà nước? Ai dám bàn về chính trị? Ai dám đăng báo về chính trị ?
@TienVu-tyen3 ай бұрын
Tiếc cho những số phận 😢
@HaKhoa12093 ай бұрын
đau lòng nhỉ
@theoencung40423 ай бұрын
ko khác gì ở xứ xở thiên đường đâu đó 😂😂😂
@minhngocta60382 ай бұрын
Ở mẽo à bạn
@AnimaKuat2 күн бұрын
@@minhngocta6038báo đài hay nói Mẽo là xứ giãy chết mà. ko phải Mẽo đâu. cái nơi mà báo đài hay nói tiến lên thiên đường ấy. chưa bao giờ có tiềm lực cơ đồ như ngày hôm nay đấy
@lehoan19543 ай бұрын
bài hát nhạc review tên j v ad nhi
3 ай бұрын
Dạ bài hát là late night melancholy bác ạ
@lehoan19543 ай бұрын
Thanks ad
@giangtran66582 ай бұрын
má oi nó hay khủng khíp
@Sangnguyen942073 ай бұрын
Hiii
@菊村洋子18 күн бұрын
4:07 4:09
@sinhca80153 ай бұрын
C tiết thật
@attranxuan54633 ай бұрын
55:22 việt nam: đừng có lôi bọn tao vào chuyện nội bộ bọn mày
@inhminhphatinh41633 ай бұрын
Cải cách ruộng đất đã giết chết rấy nhiều người và thời kỳ đó cha tố con, vợ tố chồng, anh em ruột thịt tố nhau, ông bà tố cháu.
3 ай бұрын
Lịch sử luôn có những góc nhìn mà chúng ta cần mở rộng nhãn quan và có một tâm thế vô tư để có thể tiếp cận. Cải cách ruộng đất và những phong trào quốc tế cộng sản khi ấy đã được thúc đẩy bởi vị thế bất khả kháng của Bắc Việt, khi mà thời điểm đó (1953) chúng ta đang rất cần sự hỗ trợ của quốc tế cộng sản dành cho cuộc đấu tranh bảo vệ-thống nhất đất nước, nhưng sự thật đổi lại cho điều ấy nó đã mang lại nhiều thiệt hại có lẽ là không thể kể đếm cho người dân và đất nước, những mất mát to lớn đó đã được nhìn nhận khách quan, chính bản thân Chủ Tịch Hồ Chi Minh đã phải bật khóc khi nhìn lại quá trình cải cách này và xin lỗi người dân. Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa I (29/12/1956 - 25/1/1957), Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Đảng, Chính phủ thẳng thắn nhận khuyết điểm và xin lỗi dân về những sai lầm trong cải cách ruộng đất. "Khuyết điểm của tôi đã ảnh hưởng đến sai lầm của cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức" - Biên bản Hội nghị ngày 24/9/1956, lưu tại Cục Lưu trữ Trung ương Đảng. TBT Trường Chinh đã phải từ chức và nhận trách nhiệm trước Đảng cho thiệt hại được kết luận sau cuộc cải cách ruộng đất. [Thông lin lề trái cũng có nhiều điều tiếng về việc ông đã đấu tố chính cha mẹ mình] Ngọc lành có vết, việc đời đa đoan. Có những yếu tố lịch sử chúng ta là những người hậu thế nếu nhìn bằng con mắt phiến diện, phán xét sẽ không bao giờ có một góc nhìn trung thực về sự việc, nhưng nếu suy xét tất cả mọi khía cạnh từ yếu tố lịch sử, chính trị vào thời điểm đó sẽ thấy có những sai lầm mà đặt ở vị thế và tình cảnh quốc gia lúc bấy giờ, giữa vô vàn thách thức và thiệt hại, chúng ta có lẽ chỉ còn cách chọn phương án bớt tồi tệ nhất (cải cách ruộng đất, thi hành các chính sách theo quốc tế cộng sản) để đánh đổi lại một mục đích lớn lao hơn (thống nhất dân tộc). Mỗi người có thể chọn cách mà bản thân tiếp cận lịch sử, nhưng theo mình thì lịch sử là để rút ra bài học nhưng không phải để phán xét tiền nhân, mình rất yêu thích lịch sử và gần như luôn cố gắng đọc nó từ các nguồn đa chiều nhất có thể, bởi lẽ có quá nhiều yếu tố hay những biến số tác động đến quyết định của họ mà chúng ta không biết, vì vậy, lịch sử nên giữ vai trò khách quan của chính nó đó là thuật lại những gì đã thực sự diễn ra, còn chúng ta là người hậu sinh chỉ biết ghi nhận và rút ra bài học cho chính mình.
@hkchanel73673 ай бұрын
Dạy lịch sử thầy cô chỉ nói chung chung thôi chứ ko có bảo là sai lầm 😂
@trieuquy77893 ай бұрын
@@hkchanel7367thực ra là ko nói nhiều chứ ko bảo là ko phải sai lầm Các cô cũng bảo chính bác cũng đã tự kiểm điểm và xin lỗi người dân
@trieuquy77893 ай бұрын
Thực sự mình cũng như bạn Nhìn nhận vấn đề một cách đa chiều hơn Nhưng sinh viên thanh niên là tầng lớp dễ lôi kéo nhất Nhất huyết thì đầy kiến thức hạn hẹp tinh thần sôi sục nếu ko có một người lãnh đạo tốt thì rất dễ bị lôi kéo dụ dỗ Trong tình cảnh hiện tại cách mạng màu đang diễn biến phức tạp Việt nam cũng rất cần phải để ý đến vấn đề này
@kingsama75593 ай бұрын
Review hay, nhưng nên review phim thôi nha ad, đừng cài cắm những vấn đề chính trị vào, cẩn thận có ngày Ad thành ngu cơ đấy
3 ай бұрын
Cảm ơn bác đã quan tâm tới mình, mình hiểu điều mà bác lo lắng cho mình ạ. Bản thân bộ phim này hay ngay cả khi mình viết nội dung tóm tắt không đặt nặng các yếu tố đả kích chính trị. Bộ phim chủ yếu lấy bối cảnh biến động thời cuộc để nhấn mạnh sự nhỏ bé của con người và sinh mệnh nghệ thuật trong thời kỳ đó, còn đâu những gì đã diễn ra trong phim thì nó là thực tế lịch sử khách quan đã được chính bản thân TQ nhìn nhận và công nhận đó là sai lầm. Đến thời kỳ đổi mới, với vai trò trung tâm quyền lực lúc đó thuộc về Đặng Tiểu Bình cùng phe cải cách, giai đoạn này có rất nhiều bộ phim châm biếm Mao Trạch Đông cùng những chính sách sai lầm của ông ấy. Chẳng hạn như To Live (Phải Sống) của Trương Nghệ Mưu cũng châm biếm về giai đoạn này, cùng với Bá Vương Biệt Cơ, chúng là những bộ phim hoàn toàn được cấp phép và phát hành tại chính TQ đại lục, điều ấy cho thấy sự cởi mở của đảng CSTQ về vấn đề tự do trong nghệ thuật. Đặng Tiểu Bình hay chủ tịch hiện tại của TQ là Tập Cận Bình cũng là những nạn nhân của thời kỳ biến động và đen tối đó. (Cha đẻ của Tập Cận Bình cũng bị đấu tố, anh trai của ông đã mất mạng trong sự kiện này, Đặng Tiểu Bình thì bị các Hồng Vệ Binh làm nhục rồi đánh gẫy chân) Thế giới đã thay đổi rất nhiều kể khi từ thời cách mạng văn hóa và làn sóng quốc tế cộng sản, Việt Nam cũng bước vào thời kỳ đổi mới và đất nước phát triển có ngày hôm nay, quốc gia chúng ta hiện tại luôn cố gắng để thế giới công nhận là một nền kinh tế thị trường, những quốc gia bảo thủ như Liên Xô cuối cùng đã sụp đổ vì không chịu nhìn nhận những hạn chế và thay đổi, Việt Nam và TQ đã may mắn khi không dẫm vào vết xe đổ. Mình là một hạt nhân trong xã hội đổi mới ấy, và cảm thấy rất may mắn vì được sống và giáo dục trong một xã hội cởi mở hơn như ngày hôm nay. Có lẽ hiện tại bóng ma của cuộc cách mạng văn hóa đó vẫn ám ảnh đến hiện tại, điều đó thể hiện ở nỗi sợ phảng phất trong nhiều người và nỗi lo lắng mà bạn dành cho mình, nhưng mình tin rằng Việt Nam đã có đủ tự do và cởi mở về vấn đề này và nó không phải thứ gì quá nhậy cảm cả. Nó chỉ đơn giản là nghệ thuật thôi bác ạ.
@clowntrainingacademy45083 ай бұрын
cài cắm gì ba, bất cứ cái gì cũng liên quan đến chính trị hết, chẳng qua m chọn lơ nó đi thôi