Рет қаралды 120,865
Hà Nội Phố: Sự thật thờ tượng Khổng Tử nổi tiếng linh thiêng ở Văn Miếu Mao Điền trấn Hải Dương #hnp
Văn miếu Mao Điền thuộc làng Mao (còn gọi là làng Mậu Tài), xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, nằm ngay trên Quốc lộ số 5 mới, cách thủ đô Hà Nội 40km về phía Đông và thành phố Hải Dương về phía Tây chừng 16km.
Chữ Văn có hàm nghĩa rất rộng bao gồm toàn bộ lĩnh vực khoa học xã hội; Miếu là nơi thờ tự; Mao có nghĩa là cỏ, cỏ thơm, cỏ thi; Điền nghĩa là ruộng. Xưa kia nơi đây là khu ruộng rất rộng nhiều cỏ thơm, cỏ thi người ta đã chọn nơi này để làm trường thi Hương của trấn Hải Dương, đến thời Tây Sơn, Văn miếu được di chuyển từ Vĩnh Lại về sáp nhập với trường thi Hương và lấy tên địa phương đặt tên cho di tích gọi là Văn miếu Mao Điền.
Văn miếu là một kiến trúc của các nước phương Đông chịu ảnh hưởng của văn hóa Nho giáo. Đây là kiến trúc được dựng nên để thực hiện hai chức năng tôn giáo và văn hóa. Về chức năng tôn giáo, Văn miếu là nơi thờ các vị thánh hiền của Đạo Nho; về chức năng văn hóa, Văn miếu được sử dụng như một ngôi trường, để dạy học cho hoàng tử, hoàng thân và con cái các quan đại phu... Ngoài ra, Văn miếu còn là nơi bảo tồn những tấm bia đá, ghi danh các vị đỗ đại khoa (Tiến sĩ trở lên) của quốc gia hoặc địa phương.
Khởi nguồn của Văn miếu Mao Điền là Văn miếu trấn Hải Dương được lập trong khoảng từ những năm 1740 đến 1800 dưới thời nhà Lê và Tây Sơn trên đất Vân Dậu (Vĩnh Tuy, Vĩnh Lại, Bình Giang, Hải Dương). Khi đó, Văn miếu trấn Hải Dương là một trong những Văn miếu địa phương được xây dựng sớm ở miền Bắc. Văn miếu trấn Hải Dương được di chuyển về chỗ hiện nay và xây dựng các công trình bổ sung, hoàn thành vào ngày 26 tháng 7 năm Tân Dậu (1801). Vị trí đặt Văn miếu ở trên nền trường học của phủ Thượng Hồng xưa, nằm ở phía Bắc lỵ sở của trấn thành Hải Dương, ở khu vực Mao Điền. Đầu thế kỷ XIX, Văn miếu trấn Hải Dương được trùng tu, sửa chữa lớn dưới thời vua Gia Long, tiến hành từ ngày mồng 6 tháng 10 năm Bính Dần (1806) đến ngày mồng 5 tháng 8 năm Đinh Mão (1807) hoàn thành. Và 16 năm sau đó, Văn miếu lại tiếp tục được trùng tu lớn năm Minh Mạng thứ 4 (1823). #hanoipho
Kính chào quý vị và các bạn, tôi là Duy, một người con đất Thái Bình quê lúa, có cơ hội học tập và sinh sống tại thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến. Xuất phát từ tình yêu chân thành với Hà Nội - nơi Duy đã coi là quê hương thứ hai của mình, Duy lập kênh youtube này trước tiên là để lưu giữ lại những khám phá và trải nghiệm của bản thân, sau là để chia sẻ với quý đồng bào về sự đổi thay từng ngày của thủ đô.
------------------
Kênh youtube “Hà Nội Phố” là toàn bộ tâm huyết và nỗ lực của Duy sau nhiều năm ấp ủ và cố gắng. Những ngày đầu làm video, Duy chỉ nghĩ đơn giản mình làm mọi thứ hoàn toàn tự nhiên với những gì mình có, từ thế giới quan của riêng mình. Chỉ đến khi kênh được cộng đồng quan tâm nhiều hơn, nhận được nhiều góp ý, Duy mới nhận ra mình có nhiều thiếu sót, để phục vụ cộng đồng không phải chỉ nhiệt huyết là đủ, mà còn cần trang bị thêm rất nhiều kiến thức và kỹ năng. Duy đang nỗ lực từng ngày để hoàn thiện bản thân. Duy xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, góp ý từ quý vị và toàn thể cộng đồng.
-----------------
ĐĂNG KÝ KÊNH HÀ NỘI PHỐ MIỄN PHÍ TẠI: goo.gl/c3C67k
Fanpage Hà Nội Phố: bit.ly/2tefK9P
Liên hệ với Duy theo số điện thoại: 0936 639 777 (Zalo, Viber, Whatsapp)
--------------
DANH SÁCH PHÁT :
Ẩm thực đường phố Hà Nội: bit.ly/3RWWB2Q
Du Lịch Hà Nội: bit.ly/39yHdd7
Lịch Sử Việt Nam: bit.ly/3y4Fbe2
Phố Cổ Hà Nội:
--------------
MỖI LIKE, SHARE, ĐĂNG KÝ KÊNH (SUBSCRIBE) CỦA QUÝ VỊ ĐỘNG LÀ ĐỘNG LỰC VÔ CÙNG LỚN LAO CHO KÊNH. “HÀ NỘI PHỐ” XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ QUAN TÂM CỦA QUÝ VỊ VÀ TOÀN THỂ CỘNG ĐỒNG.
#hnp