Cầu gãy Sông Bé, cây cầu lịch sử 100 năm tuổi ở Bình Dương

  Рет қаралды 3,013

The Sea Turtle

2 жыл бұрын

Ở Bình Dương, có một di tích lịch sử đặc biệt, nơi lưu dấu những ký ức chiến tranh, đồng thời cũng là một điểm đến tham quan độc nhất vô nhị, đó là cầu gãy Sông Bé.
Từ Sài Gòn đến Bình Dương, theo hướng quốc lộ 14 đi Tây Nguyên, đi đường ĐT741 chừng hơn 35km, hướng về Bình Phước, đoạn qua huyện Phú Giáo, khi đến cây cầu song song với cầu Phước Hòa, sẽ thấy bên tay phải, là hình ảnh cầu sông Bé (cũ) nổi bật giữa màu xanh cây rừng với phần giữa bị sập.
Cầu Sông Bé bắc qua sông Đồng Nai, nối liền 2 xã Phước Hòa và Vĩnh Hòa thuộc huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.
Sông Bé bắt nguồn từ phía Tây của Nam Tây Nguyên thuộc tỉnh Đắk Nông nơi có độ cao từ 600 - 800 m, dòng sông chảy quanh co, uốn khúc, luôn đổi hướng, tạo thành nhiều đoạn có hình vòng cung. Sông sau khi chảy qua huyện Bù Đốp và Bù Gia Mập của tỉnh Bình Phước thì chảy đến huyện Phú Giáo, Bình Dương rồi đổ vào sông Đồng Nai. Sông Đồng Nai chảy qua thành phố Biên Hòa và đến Nhà Bè thì có thêm chi lưu là sông Sài Gòn. Vì vậy ca dao có câu:
Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về...
Cầu Sông Bé được thực dân Pháp xây dựng những năm 1925- 1926 khi thành lập Sở cao su Phước Hòa. Việc xây cầu nhằm khai thác thuộc địa, cũng như mở rộng những đồn điền cao su tại Phú Giáo, Phước Long... và đây là tuyến đường huyết mạch lên các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên.
Dù năm tháng đi qua, chiến tranh đã lùi sâu nhưng hình ảnh cây cầu gãy đã và đang là minh chứng cho một cuộc chiến cam go, ác liệt; cũng như tinh thần yêu nước nồng nàn của nhân dân Bình Dương nói riêng, cả nước nói chung.
Trong thời kỳ chống Pháp những năm 30, phong trào đấu tranh của công nhân cao su nơi đây rất mạnh mẽ, thực dân Pháp đàn áp dã man, nhiều cuộc biểu tình bị dồn trong biển máu. Cầu Sông Bé có lúc thành đoạn đầu đài, những nhịp bê tông hóa cọc xử bắn. Ngày 23 tháng 9 năm 1945, nhân dân Nam bộ bắt đầu cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp, vùng đất này với cây cầu Sông Bé đã trở thành vùng đệm giữa chiến khu Đ và phần đất Đông Nam bộ còn lại mà giặc Pháp mới tái chiếm. Cầu Sông Bé trở thành cửa ngõ chiến khu Đ.
Suốt những năm tháng trước 1975, cầu sông Bé án ngữ con đường quân sự huyết mạch từ tỉnh Phước Long (cũ), thị trấn Đồng Xoài (nay là tỉnh Bình Phước) về Sài Gòn. Nơi đây, thường xảy ra những trận đánh ác liệt giữa bộ đội Bắc Việt với quân đội Sài Gòn. Năm 1975, nhằm chặn đường tiến quân của lực lượng giải phóng, phía quân đội Sài Gòn đã đánh sập nhịp giữa của cầu Sông Bé. Từ đó, khu vực cầu Sông Bé có thêm một “đặc sản” là cầu... gãy nhịp.
Tôi đọc được trên mạng một bài thơ của Lê Đình, khi tác giả đi ngang qua cầu Sông Bé vào
Sau giải phóng, cơ quan chức năng tỉnh Sông Bé (nay là tỉnh Bình Dương) đã cho xây dựng cạnh cầu gãy một cây cầu đôi mang tên cầu Phước Hòa để người dân thuận tiện đi lại.
Cầu gãy sông Bé có bề ngang hơn 4,5m, chiều dài mỗi bên của cầu còn lại khoảng 50m, gồm 3 nhịp dầm thép, bê tông. Chỗ cao nhất 2 bên thành cầu 6m, thấp nhất 3,5m, chân cầu cao 30m.
Trong gần một trăm năm, chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử, giờ đây cây cầu gãy vẫn nằm im lìm giữa một màu xanh bao phủ của cánh rừng cao su, bên dòng sông Bé luôn đỏ nặng phù sa ấy, bên những dòng xe cộ hối hả nối đuôi nhau trên cây cầu mới Phước Hòa, lưu giữ quá khứ đau thương và hào hùng của dân tộc ta.
Cây cầu nằm giữa không gian yên tĩnh với đôi bờ cỏ cây xanh mướt rợp bóng hai đầu cầu, trải dài xuống tận mép nước - nhiều khi gợi cho người ta cảm đìu hiu quạnh vắng. Kiến trúc thành cầu với những đường nét xưa cũ mà chỉ những cây cầu tuổi đời trăm năm ở xứ mình mới có dáng dấp ấy. Hình ảnh đứt gãy dang dở khiến đôi bờ cách trở chẳng những được nhìn thấy trên cầu mà còn in bóng xuống lòng sông sâu thẳm, lững lờ đỏ nặng phù sa.
------------
Từ TP Hồ Chí Minh, bạn có thể đi theo chỉ dẫn sau để tới được cầu Sông Bé. Bạn bắt xe Bus 04 Nam Kỳ Khởi Nghĩa đi Bến xe An Sương. Rồi bắt xe Bus 613 từ An Sương đi bến xe Thủ Dầu Một. Tới đó, đi tiếp xe Bus 15 từ Thủ Dầu Một đi Phú Giáo, Đồng Xoài. Nói lái xe cho dừng ở bên kia cầu Phước Hòa (Cầu gãy sông Bé) rồi đi bộ vào. Nhớ dừng quán ngô Luộc ở cạnh cây xăng thưởng thức đặc sản ở đây.
#cầugãy #cầusôngBé #Vietnamheritage

Пікірлер
Зу-зу Күлпәш. Стоп. (1-бөлім)
52:33
ASTANATV Movie
Рет қаралды 1,1 МЛН
ПЕЙ МОЛОКО КАК ФОКУСНИК
00:37
Masomka
Рет қаралды 9 МЛН
Super sport🤯
00:15
Lexa_Merin
Рет қаралды 9 МЛН
Buy Feastables, Win Unlimited Money
00:51
MrBeast 2
Рет қаралды 99 МЛН
Зу-зу Күлпәш. Стоп. (1-бөлім)
52:33
ASTANATV Movie
Рет қаралды 1,1 МЛН