TĐ:3606- Thế nào gọi là “thắng nghĩa Không”?

  Рет қаралды 1,777

Tịnh Độ Pháp Âm

Tịnh Độ Pháp Âm

Күн бұрын

Пікірлер: 7
@TinhDoPhapAm
@TinhDoPhapAm 3 жыл бұрын
3606- Thế nào gọi là “thắng nghĩa Không”? 01h00:41:05 - 01h13:11:27 “Liễu thắng nghĩa không”, thế nào gọi là thắng nghĩa không? Điều này trong kinh điển đại thừa thường thấy, ý nghĩa này nhất định phải hiểu rõ ràng. “Thắng nghĩa không” cũng gọi là “đệ nhất nghĩa không”. “Đệ nhất” là gì? Dùng danh từ thuật ngữ hiện nay mà nói_đây là danh từ trong triết học_”đệ nhất nghĩa” trong kinh giáo đại thừa thường nói “nhất niệm bất giác”. Nhất niệm này chính là đệ nhất nghĩa, vì sao bị mê? Ngày nay chúng ta hỏi vũ trụ từ đâu mà có? Vạn vật từ đâu mà có? Sanh mạng từ đâu mà có? Tôi từ đâu mà có? Trong kinh giáo đại thừa nói, khởi nguồn của nó chính là nhất niệm bất giác. Nhất của nhất niệm bất giác chính là đệ nhất. Vì sao lại nhất niệm bất giác, đó là lý. Khi nào nhất niệm bất giác, đó gọi là sự. Lý sự đều bất khả đắc, nên đó là không. Vì sao lý sự đều bất khả đắc? Nếu nói không rõ ràng, người ta không phục, tôi cũng không phục. Hành trì bao nhiêu năm mới làm rõ được vấn đề này, lúc này nói đâu nghe đó. Đến khi nào? Đến khi chúng ta đọc trong Bồ Tát Xứ Thai Kinh. Đối thoại của Đức Thế Tôn và Bồ Tát Di Lặc mới hoát nhiên đại ngộ! Mới biết được nhất niệm này, nhất niệm không phải quá khứ, không phải vị lai, chính là hiện tại. Nhất niệm này đương thể tức không liễu bất khả đắc. Vì sao vậy? Thời gian của nó quá ngắn, trong một giây có 1600 triệu nhất niệm. Như vậy chúng ta có thể lý giải được, quý vị nói nhất niệm này là xong, nó không còn tồn tại, lại biến thành nhất niệm thứ hai. Mỗi niệm đều là niệm đầu tiên, không có niệm thứ hai. Như thước phim để chúng ta xem phim, nếu quý vị nhìn đây, mỗi tấm đều là thứ nhất, không có thứ hai. Khi chiếu ra, một giây có 24 tấm, đây gọi là đệ nhất nghĩa, đệ nhất nghĩa không. Như vậy hôm nay chúng ta xem cảm giác được thế giới quan là gì? Là tướng liên tục của thứ nhất thứ hai kết nói với nhau, nó không phải thật, mỗi cái đều là niệm thứ nhất, không có niệm thứ hai. Niệm thứ nhất và niệm thứ hai nên hoàn toàn giống nhau chăng, nó không giống nhau. Chúng ta tìm ở trong này không có tấm nào tương đồng, nên chúng ta nói đại đồng tiểu dị, không có tấm nào tuyệt đối tương đồng, nên không thể nói là tướng tương tục. Tướng tương tục là mỗi đoạn đều tương đồng mới gọi là tương tục, nó không đồng. Cho nên đối với tướng tương tục tôi thêm vào hai chữ là tương tợ, tướng tương tợ tương tục, nó không phải tướng tương tục thật sự. Ý nghĩa nhất niệm này cần phải hiểu rõ ràng. Nên đệ nhất nghĩa chính là nhất niệm. Nhât niệm không tịch, nhất niệm này liễu bất khả đắc. Quý vị mới nói nhất niệm thì nhất niệm này đã qua đi, không còn nữa, vĩnh viễn là nhất niệm này. Nhất niệm này đoạn rồi, nói cho quý vị biết là thường tịch quang sẽ hiện tiền. Phật độ không còn nên Phật độ không. “Liễu Phật độ không”, Phật độ không còn, nghĩa là cõi thật báo trang nghiêm không còn. Quý vị đến thế giới Cực Lạc, cõi phàm thánh của thế giới Cực Lạc không còn, cõi phương tiện không có, cõi thật báo không còn, chỉ còn lại thường tịch quang. Thường tịch quang không có gì cả, tôi thường nói trong thường tịch quang không có hiện tượng vật chất, không có tinh thần hiện tượng, cũng không có hiện tượng tự nhiên. Thường tịch quang ở đâu? Nó tồn tại bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu, chúng ta không rời thường tịch quang. Điều này tôi thường dùng màn mình ti vi để làm ví dụ, màn hình chính là thường tịch quang, không có gì cả. Hiện tượng trong đó thì sao? Cõi phương tiện, cõi thật báo, cõi đồng cư, đó là hiện tượng ở trong đó. Hiện tượng trong đó, không phải chính là từng sát na đang sanh diệt sao? Nó là động, nó không phải tĩnh. Hiện nay chúng ta dùng kỷ thuật số, tốc độ càng nhanh hơn so với băng nhựa này, nhưng nó vẫn là từng tướng từng tướng. Liên tục ở trong đó sanh khởi, nên xem ti vi, quý vị thật sự xem hiểu những gì trong đó liền được khai ngộ, đại triệt đại ngộ, quý vị liền thành Phật rồi. Khi hiểu thì pháp nào chẳng phải là Phật pháp, xem ti vi là Phật pháp, nó có thể giúp quý vị khai ngộ, giúp quý vị thành Phật, vấn đề là quý vị có biết xem hay không. Không biết thì quý vị bị cảnh giới chuyển. Tâm tham trước cảnh giới nên bị nó chuyển. Nếu giác ngộ, hiểu được nó đương thể tức không liễu bất khả đắc, nhìn thấy một cách rõ ràng là trí tuệ. Không khởi tâm không động niệm là thiền định. Định tuệ đều thành tựu trong cảnh giới, nên cảnh giới hiện tiền này của chúng ta, giống như trong màn tình ti vi vậy. Nếu hiểu được những điều này là không, không khởi tâm không động niệm, quý vị liền kiến tánh. Tánh ở đâu? Thường tịch quang ở đâu? Tồn tại mọi lúc mọi nơi, nó là thật, ngoài ra tất cả đều là giả, nên gọi nó là thắng nghĩa. Thật hay giả đều là một không phải hai. Trên màn hình ti vi hiện những sắc tướng này, nó không thể tách rời màn mình. Màn hình ở đâu? Chính là ở trong sắc tướng, sắc tướng ở đâu? ở trong màn hình, nhưng màn hình là màn hình, sắc tướng là sắc tướng. Một cái là thật, một cái là vọng. Thật thì vĩnh hằng bất biến, một cái là sát na biến diệt, cả hai cái đồng thời hỗn hợp. Quý vị hiểu tất cả, thấu suốt tất cả, không chút mê hoặc, đối với tánh, đối với tướng đều không chấp trước, đều không khởi tâm động niệm, đây gọi là “thắng nghĩa không”. “Liễu thắng nghĩa không”, thông thiệt thắng nghĩa không, cũng gọi là đệ nhất nghĩa không. Trong các pháp tối vi đệ nhất, nó là nguyên khởi đầu tiên. Trong Phật giáo có danh từ gọi là niết bàn, niết bàn cũng là ý này. “Niết bàn chi pháp không vô hữu tướng”, nên đệ nhất nghĩa không chính là niết bàn, niết bàn chính là đệ nhất nghĩa không. Trong Đại Tập Kinh nói, đây là Phật nói: “Đệ nhất nghĩa giả tức vô thượng thậm thâm diệu lý”, lý thêm vào chữ diệu, diệu có nghĩa là gì? Không thể nói có, cũng không thể nói không. Không thể nói ó tồn tại, cũng không thể nói nó không tồn tại, đây gọi là diệu. Quý vị nhất định không thể bị nó quấy nhiễu, chính là nói ở trong cảnh giới này, nhất định không được khởi tâm động niệm. Khởi tâm động niệm là sai, khởi tâm động niệm gọi là Bồ Tát, không khởi tâm không động niệm là Phật, khởi tâm động niệm là Bồ Tát. Phân biệt thì sao? Phân biệt chính là A la hán, Bích chi Phật. Còn chấp trước thì sao? Chấp trước liền biến thành phàm phu lục đạo. Tất cả đều là giả danh giả tướng, không có thứ nào là thật. Nên trong hiện tượng đừng nghĩ đến nó, nghĩ đến nó là khởi tâm động niệm. Đừng nói đến nói, nói đến nó là phân biệt chấp trước, nên gọi là không thể nghĩ bàn. Vì thế trong kinh điển nói, đạo lý này thậm thâm thậm thâm, bất khả thuyết bất khả thuyết. Bất đắc dĩ dùng một giả danh gọi là đệ nhất nghĩa đế. Không thể chấp trước tướng danh tự, nhất định phải thông đạt thấu triệt, đây là thần thông.
@yenvo1476
@yenvo1476 17 күн бұрын
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
@moao8347
@moao8347 3 жыл бұрын
A di đà phật.
@buiduyben7674
@buiduyben7674 3 жыл бұрын
A Di Đà Phật
@iepnguyenba504
@iepnguyenba504 3 жыл бұрын
A Mi Đà Phật A Mi Đà Phật A Mi Đà Phật
@duchienhuynh9484
@duchienhuynh9484 2 жыл бұрын
A DI ĐÀ PHẬT
@vothuong4162
@vothuong4162 Жыл бұрын
A Di Đà Phật
TĐ:3607- Chúng ta hiện nay đang sử dụng loại “Tâm” nào?
5:46
Tịnh Độ Pháp Âm
Рет қаралды 1,6 М.
TĐ:3848- Tâm cảm ơn là “Tánh Đức”
12:02
Tịnh Độ Pháp Âm
Рет қаралды 1,8 М.
Сестра обхитрила!
00:17
Victoria Portfolio
Рет қаралды 958 М.
Гениальное изобретение из обычного стаканчика!
00:31
Лютая физика | Олимпиадная физика
Рет қаралды 4,8 МЛН
KỂ CHUYỆN BÊN ĐỨC THẦY PGHH 13
11:13
HOẰNG DƯƠNG PHẬT PHÁP
Рет қаралды 2
TĐ:3841- Làm người phải tự biết mình
8:35
Tịnh Độ Pháp Âm
Рет қаралды 1,2 М.
TĐ:3838- “Toàn tri toàn năng”, có hay là không có?
8:00
Tịnh Độ Pháp Âm
Рет қаралды 688
TĐ:3839- Vô sanh pháp nhẫn là gì ?
9:33
Tịnh Độ Pháp Âm
Рет қаралды 1,4 М.
TĐ:3829- Phương pháp “phổ lợi chúng sanh”
10:13
Tịnh Độ Pháp Âm
Рет қаралды 1,2 М.
TĐ:3830- “Như Thị” 2 chữ này giảng như thế nào ?
8:02
Tịnh Độ Pháp Âm
Рет қаралды 885