No video

Tại sao trong Phật giáo lại có tới 8 vạn 4 ngàn pháp môn

  Рет қаралды 101

Đạo Tràng Hư Không

Đạo Tràng Hư Không

Жыл бұрын

Như mọi người ai cũng biết Đức Phật là tuỳ căn cơ mà thuyết pháp, mà căn cơ của chúng sanh thì có tới 8 vạn 4 ngàn dạng căn tánh khác nhau từ đó mà có 8 vạn 4 ngàn pháp môn tương ứng. Nhưng chữ căn tánh này có ý nghĩa là gì thì ít ai có một định nghĩa rõ ràng. Căn tánh nó khác với tập khí, tuy cũng chỉ là một dạng thói quen, nhưng căn tánh nó gắn liền với một giá trị thiết thực nào đó mới có thể khiến nó được duy trì từ đời này sang đời khác, còn tập khí mang tính tiêu cực hơn đa số là ám chỉ về những thói quen không tốt cần phải loại bỏ. Giống như quy luật sinh tồn vậy anh muốn tồn tại thì anh phải nổ lực thây đổi là bỏ đi những tập khí xấu, còn những kỹ năng, những năng lực nào mà nó giúp anh được sinh tồn, được thăng hoa lên thì sẽ được anh duy trì, được anh huân tập từ đời này sang đời khác thì đó là căn tánh. Nên tại sao Đức Phật tuy rất muốn các đệ tử của mình đều nên quy về một pháp môn gọi là nhất thừa liễu nghĩa nhưng ngài lại không làm như vậy, mà Đức Phật lại tuỳ theo căn tánh của họ mà truyền dạy cái pháp môn tương ứng. Như tập khí là những thói quen xấu thì Đức Phật có thể dùng giới luật để khống chế nó. Còn căn tánh thì rất khó bảo họ thây đổi, vì đối với người đó những năng lực, những sự huân tập này đã mang lại giá trị tiến hoá, giá trị hữu dụng cho họ từ nhiều đời nhiều kiếp rồi nên thây vì cố gắng thây đổi họ thì Đức Phật vẫn cứ duy trì nó để tiếp tục phát huy những năng lực, những giá trị của họ. Căn tánh con người cũng tương tự như vậy tuy muôn hình muôn vẻ nhưng quy nạp lại được phân làm 4 nhóm chính. Người tu học thì có người tới trước có người tới sau nên mới có phân ra sơ cấp và cao cấp, từ đó mà có tiểu thừa và đại thừa, có nam truyền và bắc truyền. Và trong Đại thừa cũng phân ra làm hai nhóm chính, nhóm hướng ngoại và nhóm hướng nội, nhóm hướng nội thì nghiêng về mặt chuyển hoá cái phần chánh báo của mình, nên cái tâm niệm của họ là muốn chuyển hoá bản thân từ phàm thành thánh, chuyển bát thức thành tứ trí nên có pháp môn thiền tông. Nhóm hướng ngoại thì muốn chuyển hoá cái y báo là cái hoàn cảnh sống của mình nên họ có xu hướng thích hoạt động xã hội, là hay kêu gọi mọi người cùng hợp tác để thây đổi hoàn cảnh sống của mình và khi mất họ mong muốn được về một cảnh giới tốt đẹp hơn từ đây mà có pháp môn Tịnh độ chuyên về mặt tín, nguyện cầu vãng sanh. Để hiểu rõ hơn về 2 loại căn tánh này, quý vị vui lòng xem lại bài trước, làm sao nhận biết được mình thuộc căn tánh hướng ngoại hay hướng nội. Nhưng dù là pháp môn nào cũng cần phải đạt được cái mục tiêu là giải thoát khỏi lục đạo sanh tử luân hồi thì mới được gọi là Phật giáo, với mục tiêu là minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật thì được gọi là Đại thừa ngược lại nếu chỉ đắc được quả vị A la hán thì chỉ mới ra khỏi lục đạo luân hồi thì được gọi là Tiểu thừa. Nhưng đây đều là những pháp môn do tuỳ thuận căn tánh của chúng sanh mà thiết lập, còn pháp môn mà mười phương ba đời chư Phật dùng để phổ độ chúng sanh đó chính là pháp môn niệm Phật tam muội, cũng là pháp môn Tịnh độ nhưng nghiêng về mặt hành trì nhiều hơn. Như trong Kinh niệm Phật Ba la mật Đức Phật có thuyết:
“Diệu-Nguyệt nên biết, đây thật là pháp vi diệu thù thắng đệ nhất, mà chư Phật dùng để cứu độ khắp hết thảy chúng sanh. Đây thật là môn tu thích đáng khế hợp mọi căn cơ mà chư Phật dùng để đưa hết thảy muôn loài xa rời nẻo khổ, chứng đắc Niết-bàn tại thế, thành Phật trong một đời.
Đây là môn tu Đại oai lực, Đại phước đức mà chư Phật giúp chúng sanh vượt thắng thân phàm phu, mà thâm nhập cảnh giới Chơn-thường.
Đây là môn tu Đại bát-nhã, Đại thiền-định, mà chư Phật dùng làm thuyền bè đưa hết thảy chúng sanh qua thấu bờ bên kia, không còn sanh già bịnh chết, hoàn toàn hưởng dụng pháp lạc.
Đây là môn tu Đại trang-nghiêm, đại thanh-tịnh, mà chư Phật dùng để đưa hết thảy chúng sanh vào giới luật, nhiếp chúng sanh vào oai nghi, an ổn khoái lạc.
Đây là một môn tu Đại nhu-hòa, Đại nhẫn-nhục, mà chư Phật giúp hết thảy chúng sanh tự tại giữa khổ và vô thường mà thành tựu Tri Kiến Phật.
Đây là môn tu Đại Bồ-đề, Đại siêu-việt, mà chư Phật dùng làm cứu cánh để giúp hết thảy chúng sanh thành Phật, như Phật ngay trong một kiếp.
Đây là môn tu Đại từ-bi, Đại dũng-mãnh, mà chư Phật dùng để giúp chúng sanh có được cái Tâm bằng Tâm chư Phật, có được cái nguyện bằng Nguyện chư Phật, mau chóng vượt qua địa vị phàm phu và tự chứng Pháp thân từng phần.
Lại nữa trong quá khứ vô lượng vô biên a-tăng-kỳ kiếp, nhẫn lại đến nay, chư Phật cũng chỉ dùng một pháp Niệm Phật nầy để độ khắp chúng sanh.
Trong hiện tại cũng có vô lượng vô biên hằng hà sa chư Phật ở mười phương cũng đang thuyết giảng giáo nghĩa Niệm Phật nầy để rộng cứu vớt chúng sanh.
Trong đời vị lai, tất cả chư Phật nếu muốn cứu vớt hết mọi chúng sanh, thì cũng phải do nơi pháp Niệm Phật này. Do đó mà Như-Lai bảo rằng Niệm Phật là vua của tất cả các Pháp.

Пікірлер
SO SÁNH PHẬT GIÁO VÀ THIÊN CHÚA GIÁO (1TÔN GIÁO ĐÚNG)
16:52
KIẾN THỨC PLUS
Рет қаралды 805 М.
IQ Level: 10000
00:10
Younes Zarou
Рет қаралды 13 МЛН
女孩妒忌小丑女? #小丑#shorts
00:34
好人小丑
Рет қаралды 24 МЛН
Bony Just Wants To Take A Shower #animation
00:10
GREEN MAX
Рет қаралды 6 МЛН
Nguyên Nhân của Khổ và Con Đường Giải Thoát | Vô Ngã - phần 1
1:11:59
TÂM LÝ HỌC PHẬT GIÁO    BẢN CUỐI
1:45:06
Đạo Tràng Hư Không
Рет қаралды 649
Eckhart Tolle - Tĩnh lặng - Con đường đơn giản để sống trong Hiện tại
20:15
Tại sao phải ngồi thiền - Lời Phật dạy
9:53
Thư viện Phật học
Рет қаралды 640 М.
Yếu chỉ Phật môn -  Sự giao thoa giữa Phật giáo và khoa học
22:13
Tam Pháp Ấn - Lục Độ - Ngũ Uẩn | Phật Pháp Căn Bản - phần 3
1:01:39
IQ Level: 10000
00:10
Younes Zarou
Рет қаралды 13 МЛН