THỜI HIỆU KHỞI KIỆN VỀ THỪA KẾ

  Рет қаралды 1,240

 CÔNG TY LUẬT TNHH BMP GROUP

CÔNG TY LUẬT TNHH BMP GROUP

7 ай бұрын

1. Thời hiệu khởi kiện
- Căn cứ quy định tại Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”.
- Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 150 BLDS 2015, “Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện”.
2. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế:
Căn cứ quy định tại Điều 623 BLDS 2015, thời hiệu khởi kiện về thừa kế được quy định như sau:
(i) Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 BLDS 2015;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 BLDS 2015.
Lưu ý: Điều 236 BLDS 2015 quy định về Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật, cụ thể như sau: “Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”.
(ii) Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
(iii) Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3. Một số trường hợp cần lưu ý đối với thời hiệu về thừa kế:
- Theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 688 BLDS 2015; khoản 4 Điều 4 Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30/6/2016 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25-11-2015 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự và Nghị quyết số 104/2015/QH13 ngày 25-11-2015 của Quốc hội về việc thi hành Luật Tố tụng hành chính thì đối với các trường hợp mở thừa kế từ ngày 10/9/1990 đến trước ngày 01/01/2017, thời hiệu được áp dụng theo quy định tại Điều 623 BLDS 2015, cụ thể là: “Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế”.
- Theo quy định tại Điều 36 Pháp lệnh Thừa kế năm 1990; Điểm b Mục 10 Nghị quyết 02/HĐTP năm 1990 ngày 19/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh thừa kế: Đối với những trường hợp thừa kế đã mở trước ngày 10/09/1990, thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là bất động sản được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Pháp lệnh Thừa kế năm 1990; thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày 10/09/1990.
- Theo quy định tại Khoản 2 Điều 688 BLDS 2015, không được áp dụng quy định về thời hiệu quy định tại BLDS 2015 để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với vụ việc mà Tòa án đã giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự trước ngày BLDS 2015 có hiệu lực - ngày 01/01/2017.
4. Quy định về thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện và các trường hợp bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự:
4.1. Khi xác định thời hiệu khởi kiện trong quan hệ dân sự, cần xem xét quy định của pháp luật về những trường hợp không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự. Theo quy định tại Điều 156 BLDS 2015, thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:
a) Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.
b) Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
c) Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa có người đại diện khác thay thế trong trường hợp sau đây:
(i) Người đại diện chết nếu là cá nhân, chấm dứt tồn tại nếu là pháp nhân;
(ii) Người đại diện vì lý do chính đáng mà không thể tiếp tục đại diện được.
....

Пікірлер: 1
@LeTran-ek9ps
@LeTran-ek9ps 3 ай бұрын
Luật sư nói nhanh quá nghe không kịp
Muốn Kiện Một Người Cần Lưu Ý Những Gì? | TVPL
13:19
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Рет қаралды 142 М.
БАБУШКИН КОМПОТ В СОЛО
00:23
⚡️КАН АНДРЕЙ⚡️
Рет қаралды 18 МЛН
ПРОВЕРИЛ АРБУЗЫ #shorts
00:34
Паша Осадчий
Рет қаралды 7 МЛН
Điểm mới trong hoà giải tranh chấp dân sự |VTV2
23:41
VTV Chất lượng cuộc sống
Рет қаралды 7 М.
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TRƯỚC KHI KHỞI KIỆN TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
55:37
Công Ty Luật TNHH Equity Law
Рет қаралды 108 М.
PHÂN CHIA TÀI SẢN THỪA KẾ KHI KHÔNG CÓ DI CHÚC | TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
49:20