Рет қаралды 118,674
“Được thân người như đất trong móng tay, mất thân người như đất của đại địa”, trong kinh Đức Phật nói như vậy. Ở Tịnh xá Kỳ Viên có một lần trong công trình, Đức Phật dẫn một số đệ tử đi xem công trình, ngài tiện tay bốc một nắm đất. Sau đó ngài đem nắm đất này rãi ra trên đất, trong tay không còn nữa, chỉ còn lại một chút trong móng tay. Chư vị đệ tử thỉnh giáo ngài, động tác này nói lên điều gì? Đức Phật nói: Con người có được thân người, khi đánh mất thân người này, nếu có thể đạt được thân người lại, giống như đất trong móng tay của Ta vậy. Khi mất thân người, đời sau không thể được thân người, giống như đất ta rãi trên mặt đất, vậy bên nào nhiều? Không cân xứng, chứng tỏ cơ hội được thân người rất khó, được thân người nhất định phải nắm chắc. Trong thời gian ngắn ngủi đó, có cơ hội thoát ly luân hồi lục đạo, có cơ hội chứng được vô thượng bồ đề, thật sự phải dựa vào vận khí. Vận khí không phải ngẫu nhiên, vận khí là thiện căn phước đức nhân duyên nhiều đời nhiều kiếp. Trong đời này chúng ta có thể gặp được Phật pháp, chứng minh nhiều đời kiếp quá khứ ta từng cúng dường vô lượng Như Lai, trong kinh Đức Phật đã nói như vậy. Đời này ta có thể gặp được, đương nhiên vẫn có chướng ngại. Chướng ngại này là tập khí bất thiện tích lũy từ nhiều kiếp tạo nên, thông thường gọi là nghiệp chướng, khi biết rồi phải sám trừ nghiệp chướng. Bây giờ chúng ta biết có rất nhiều phương pháp sám trừ nghiệp chướng, thông thường người ta tụng kinh, lạy Phật, lễ sám, đây là phương pháp sám trừ nghiệp chướng của những người bình thường, người dùng phương pháp này rất nhiều.