Tham quan lăng mộ vua Tự Đức (Khiêm Lăng) ở Huế - Nét đẹp của kiến trúc thời nhà Nguyễn

  Рет қаралды 157

Bach Hoang Travel

Bach Hoang Travel

Күн бұрын

Vị hoàng đế thứ tư của triều Nguyễn, vua Tự Đức đã sớm chọn cho mình nơi yên nghỉ cuối cùng tọa lạc ở một vị trí đặc biệt bao quanh là các rừng thông rộng lớn, các đảo và hồ nhỏ. Khu lăng mộ của ông là một thế giới bao bọc bởi sự tĩnh lặng, thiên nhiên và sự hài hòa trong quần thể kiến trúc cố đô Huế. Nằm ở vị trí ven rìa cố đô, lăng Tự Đức là một di sản văn hóa đặc biệt của Việt Nam và có thể coi là khu mộ đẹp nhất và toàn vẹn nhất trong số bảy khu lăng mộ của các vị vua nhà Nguyễn.
Lăng vua Tự Đức được xem là một trong 4 lăng tẩm đẹp nhất chốn Cố đô, được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới, đồng thời vinh dự là một trong những di tích lịch sử đầu tiên tại Việt Nam góp mặt trong bảo tàng số hóa 3D thuộc khuôn khổ dự án Google Arts & Culture.
Ông vua thi sĩ Tự Đức (1848-1883) đã chọn cho mình một nơi yên nghỉ xứng đáng với ngôi vị của mình, phù hợp với sở thích và nguyện vọng của con người có học vấn uyên thâm và lãng tử bậc nhất trong hàng vua chúa nhà Nguyễn. Lăng tọa lạc trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh (nay là phường Thủy Xuân, thành phố Huế).
Với 36 năm trị vì, Tự Đức là ông vua tại vị lâu nhất trong số 13 vua nhà Nguyễn. Ông tên là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, con trai thứ hai của vua Thiệu Trị. Theo luật thế tập của chế độ phong kiến, lẽ ra anh trai ông là Hồng Bảo mới là người nối ngôi. Nhưng do tài năng thấp kém, tính khí ngông nghênh nên Hồng Bảo bị vua cha phế truất khỏi ngôi Tiềm để, Hồng Nhậm được đưa lên ngai vàng trở thành vua Tự Đức - một vị vua, một nhà thơ hiền lành, thương dân, yêu nước nhưng thể chất yếu đuối, tính cách có phần bạc nhược và bi quan.
Làm vua trong bối cảnh xã hội khó khăn, bên ngoài giặc ngoại xâm tấn công, bên trong huynh đệ lục đục giành nhau ngôi báu, bản thân nhà vua lại đau ốm, bệnh hoạn nên không có con. Tự Đức quả là một số phận của những bi kịch éo le. Để trốn tránh cuộc đời khắc nghiệt đó, Tự Đức cho xây dựng khu lăng tẩm này như một hành cung thứ hai để tiêu sầu và phòng lúc “ra đi bất chợt”, bởi như vua từng nói: “người khỏe còn lo chuyện bất thường huống chi kẻ yếu!”
Khi mới khởi công xây dựng, vua Tự Đức lấy tên Vạn Niên Cơ đặt cho công trình. Nhưng sau khởi nghĩa Chày Vôi do anh em Đoàn Hữu Trưng khởi xướng, vua cho đổi tên thành Khiêm Cung, sau khi vua mất gọi là Khiêm Lăng.
Lịch sử hình thành:
Lúc mới xây dựng, lăng có tên là Vạn Niên Cơ, sau cuộc Loạn Chày Vôi, vua Tự Đức bèn đổi tên thành Khiêm Cung. Sau khi nhà vua băng hà, lăng được đổi tên thành Khiêm Lăng.
Năm 1864: Lăng được khởi công xây dựng với 5 vạn binh lính tham gia.
Năm 1866: Đổi tên Vạn Niên Cơ thành Khiêm Cung.
Năm 1873: Khiêm Cung được hoàn thành.
Nơi đặt thi hài vua Tự Đức là công trình quan trọng nhất nơi Lăng Tự Đức, thế nên khu lăng mộ của vua được xây dựng ngay phía sau tẩm điện. Di chuyển tới Bái Đình, bạn sẽ thấy hai hàng quan văn quan võ đứng chầu uy nghiêm và phía sau là Bi Đình. Đây là nơi đặt tấm bia đá nặng 20 tấn khắc bài Khiêm Cung Ký do chính vua Tự Đức biên soạn. Toàn bộ bài văn dài 4.935 chữ là bản tự thuật của ông về cuộc đời và công lẫn tội trước lịch sử. Ông tự nhận tội mình: “Không sáng suốt trong việc biết người, ấy là của ta; dùng người không đúng chỗ, cũng là tội của ta; hàng trăm việc không làm được, đều là tội của ta cả...” Trong bài văn, ông cũng nhắc đến những rủi ro, bệnh tật và nỗi niềm của mình khi còn tại thế.
Phía sau Bi Đình là Bửu Thành được xây hoàn toàn bằng gạch nằm trên Tiểu Khiêm Trì. Chính giữa là nơi an nghỉ của vị vua tài hoa và có tâm hồn thi sĩ cùng học vấn uyên thâm bậc nhất triều Nguyễn.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Lăng Tự Đức vẫn ở đấy như một minh chứng rõ nét nhất về một thời lẫy lừng của vị vua uyên bác, thâm sâu ngày trước. Tương tự những công trình cổ kính khác tại Huế, Lăng Tự Đức hệt bức tranh cổ kính phảng phất dư vị hoài cổ nhưng vẫn quyến rũ và hấp dẫn đến lạ. Nếu có dịp về cố đô vào một ngày nắng đẹp, nhất định phải ghé thăm Lăng Tự Đức bạn nhé!
Bạch Hoàng Travel
Email: info@bachhoang.vn
#langtuduc
#dulichhue
#bachhoangtravel
#dulichquangbinh
#travel

Пікірлер: 9
Күн бұрын
Lăng vua Tự Đức được cho là đẹp nhất và nguyên vẹn nhất trong số lăng mộ ở Huế.
@BachHoangTravel
@BachHoangTravel Күн бұрын
Cảm ơn bạn!
@SimpleHousework
@SimpleHousework Күн бұрын
Khu lăng mộ rất rộng, nếu đi tham quan trọn vẹn phải 2-3h. Nhiều cây xanh, hồ nước... Nên tham khảo bản đồ trước khi đi tham quan các bạn nhé.
@BachHoangTravel
@BachHoangTravel 23 сағат бұрын
Cảm ơn bạn đã cho biết thêm thông tin
@MinKbi
@MinKbi 3 сағат бұрын
Anh vừa đi Huế về à?
@BachHoangTravel
@BachHoangTravel 3 сағат бұрын
Đi Huế từ tháng 6 em ạ, đợt này đang mưa bão nhiều, ngập lụt nhiều nơi nên không đi đâu cả
@MinKbi
@MinKbi 3 сағат бұрын
@@BachHoangTravel Vâng, đợt này mưa bão quá anh ạ. Em với Cương đang ngồi uống rượu ở quê đây anh
@BachHoangTravel
@BachHoangTravel 36 минут бұрын
@@MinKbi Mưa gió ngồi nhậu thì tuyệt vời rồi
@TheBestWay-VN
@TheBestWay-VN 10 сағат бұрын
Vua Tự Đức không có con đẻ nhận 3 cháu làm con nuôi.
@BachHoangTravel
@BachHoangTravel 3 сағат бұрын
Cảm ơn bạn
Giới Thiệu Lăng Vua Tự Đức. (khiêm Lăng)
47:09
HOÀNG REVIEW
Рет қаралды 364 М.
My daughter is creative when it comes to eating food #funny #comedy #cute #baby#smart girl
00:17
Giới thiệu Lăng Vua Gia Long (Thiên Thọ Lăng)
25:51
HOÀNG REVIEW
Рет қаралды 500 М.
$0.09 Razor Blade into $3,000 Knife
19:02
Kyle Royer
Рет қаралды 2,1 МЛН
Cung An Định - Dấu ấn về gia đình cựu hoàng Bảo Đại | LTQGI
6:42
Trung tâm lưu trữ quốc gia I - LTQGI
Рет қаралды 123 М.
Một vài lưu ý khi viếng lăng mộ Đại Tướng Võ Nguyên Giáp
4:08
Biblical Family Tree
35:45
UsefulCharts
Рет қаралды 3,8 МЛН
Viếng Thăm Lăng Thái Hậu Từ Dụ (Lăng Xương Thọ)
29:33
HOÀNG REVIEW
Рет қаралды 169 М.