Thanh Sơn III - Tình ca quê hương 2 - Tơ lòng trên phím nhạc kỳ 231

  Рет қаралды 559

TƠ LÒNG TRÊN PHÍM NHẠC

TƠ LÒNG TRÊN PHÍM NHẠC

Күн бұрын

Chương trình Tơ lòng trên phím nhạc đã thực hiện rất nhiều chương trình trong suốt thời gian qua. Xin vào link bên dưới để theo dõi toàn bộ những chương trình đã đăng: • TƠ LÒNG TRÊN PHÍM NHẠC
Mong bạn sẽ thưởng thức và tiếp tục theo dõi, ủng hộ cho nhóm thực hiện chương trình. Bấm nút LIKE và SUBSCIBE là cách tốt nhất để giúp cho kênh Tơ Lòng Trên Phím Nhạc được tồn tại và phát triển rộng rãi đến với mọi người để góp một bàn tay gìn giữ kho tàng âm nhạc của thời Việt Nam Cộng Hòa.
Trân trọng.
Chương Trình Tơ Lòng Trên Phím Nhạc # 231 - Thanh Sơn III -
Tình ca quê hương 2
1- Thị trấn mù sương - Phi Nhung
2- Ngợi ca quê hương - Hương Thủy
3- Trở lại thành phố sương mù - Thế Sơn
4- Áo mới Cà Mau - Tuyết Lê
5- Chuyện tình hoa Lưu Ly - Lưu Ánh Loan
6-Bài ca dao đầu đời (Chung với Quốc Dũng) - Hương Lan & Băng Tâm
7- Em về qua bến Bắc - Hương Lan
8- Yêu dấu Hà Tiên - Cẩm Ly
9- Hoài cổ (Bạc Liêu hoài cổ) - Hương Lan
10-Xuân đẹp làm sao - Như Quỳnh
Thanh Sơn (1938 - 2012)
Thanh Sơn là một trong số khá ít những nhạc sĩ đã từng bước vào con đường ca hát, trước khi trở thành một nhạc sĩ nổi tiếng. Tên thật là Lê Văn Thiện, Thanh Sơn sinh năm 1938 tại Sóc Trăng. Sinh ra trong một gia đình nghèo lại đông con, Thanh Sơn là người con thứ 10 trong số 12 người con. Tuổi thơ của ông rất cơ cực, thiếu thốn vì hoàn cảnh khó khăn của gia đình. Khi còn học tiểu học, Thanh Sơn được nhạc sĩ Võ Đức Phấn tại Sài Gòn nhận làm học trò. Sau khi thầy Võ Đức Phấn qua đời năm 1955, Thanh Sơn bắt đầu con đường tự mưu sinh, ông phụ giúp việc nhà cho giám đốc công ty dầu lửa quốc gia. Vốn đam mê âm nhạc nên ông cố gắng tiếp tục theo học nhạc với nhạc sĩ Lê Thương. Công việc của ông bấy giờ là kẻ khung và chép nhạc.
Năm 1959, tình cờ nghe radio và biết đài phát thanh Sài Gòn tổ chức tuyển lựa ca sĩ. Ông ghi danh tham dự với một ca khúc của nhạc sĩ Lam Phương là "Chiều tàn". Khi ngày thi đến, ông xin phép chủ cho nghỉ 2 tiếng để đi thi. Ban giám khảo của cuộc thi là các nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi, Võ Đức Thu, Dương Thiệu Tước với vị chánh chủ khảo là nhạc sĩ Thẩm Oánh. Sau một năm, ông nhận được thông báo cho biết đã đoạt giải thủ khoa trong kỳ thi ấy. Giải thưởng của ông là một cây đàn Guitar và một chiếc radio. Sau khi thắng giải, ông được rất nhiều ban nhạc danh tiếng tại Sài Gòn lúc ấy mời cộng tác. Từ đó, Thanh Sơn bắt đầu bước vào lãnh vực ca hát, biểu diễn và có điều kiện gặp gỡ, quen biết với những nhạc sĩ, ca sĩ nổi tiếng. Khởi đầu sự nghiệp ca hát, Thanh Sơn trình diễn trong ban nhạc Tiếng Tơ Đồng của Hoàng Trọng và đài phát thanh Sài Gòn. Từ năm 1960, Thanh Sơn bắt đầu bước vào lãnh vực sáng tác. Những đề tài đầu tiên của ông viết về lứa tuổi học trò. Với Thanh Sơn, lứa tuổi đẹp nhất đời người là thời đi học. Nhạc phẩm đầu tay của ông là "Tình học sinh".
Năm 1963, nhạc sĩ Thanh Sơn bắt đầu chấm dứt con đường ca hát để chuyển hẳn sang sáng tác. Từ đó ông có điều kiện về mặt tài chánh hơn, để giúp đỡ gia đình thoát khỏi cảnh nghèo khó. Cũng nhờ vào sự thành công trong sáng tác, mà ông có tiền mua nhà, mua xe, cưới vợ…
Thanh Sơn kết hôn với một người phụ nữ miền Trung, ông thường kể với vợ về sự trù phú, sung túc của vùng đất miền Nam quê ông. Ông cũng hứa sẽ có một ngày đưa bà đi khắp nơi, thăm hết mọi miền đất châu thổ. Sau này, ông đã thực hiện được lời hứa của mình và cũng hứa là "Mỗi chuyến đi qua mỗi vùng đất sẽ sáng tác một bài hát để kỷ niệm". Và như thế,"Hành trình trên đất phù sa" cũng như rất nhiều nhạc phẩm về miền Tây đã theo bước hành trình của họ mà tiếp nối ra đời. Tổng cộng trong sự nghiệp sáng tác, Thanh Sơn đã cống hiến khoảng 500 ca khúc, mà hai phần ba có chủ đề viết về quê hương và cuộc sống của con người tại miền thôn quê miền Nam nước Việt. Sau khi xảy ra biến cố năm 1975, Thanh Sơn ở lại Việt Nam và tiếp tục sáng tác. Ông là tác giả của những ca khúc viết về tuổi học trò, về mái trường và những kỷ niệm với bạn bè.
Sau khi giải phẫu mổ tim, sức khỏe của Thanh Son suy sụp rất nhanh. Tuy vẫn ước muốn được tiếp tục sáng tác, nhưng ông lại bị bán thân bất toại do chứng tai biến mạch máu não. Do đó, ông không còn cơ hội để cống hiến thêm những nhạc phẩm mới vào kho tàng âm nhạc. Thanh Sơn qua đời năm 2012. Sự ra đi của ông để lại rất nhiều thương mến, luyến tiếc trong lòng những người yêu mến ông và dòng nhạc chan chứa tình quê hương, dân tộc.

Пікірлер: 11
Thanh Sơn II - Tình ca quê hương 1  - Tơ lòng trên phím nhạc kỳ 230
1:07:56
TƠ LÒNG TRÊN PHÍM NHẠC
Рет қаралды 984
escape in roblox in real life
00:13
Kan Andrey
Рет қаралды 65 МЛН
Will A Guitar Boat Hold My Weight?
00:20
MrBeast
Рет қаралды 190 МЛН
Как подписать? 😂 #shorts
00:10
Денис Кукояка
Рет қаралды 3,6 МЛН
[TÂN CỔ TUYỂN CHỌN] - Minh Cảnh; Lệ Thủy
32:11
Tân Cổ Cải Lương - Những Giọng Ca Vàng Son Rực Rỡ
Рет қаралды 819 М.
escape in roblox in real life
00:13
Kan Andrey
Рет қаралды 65 МЛН