Proud Richmonder here! Cảm ơn chia sẻ của anh Toàn.
@sonoan1877Ай бұрын
Dù ai nói ngả nói nghiêng, tui vẫn thấy video chất lượng
@HMMnothing2sayАй бұрын
Một số nhận xét: A. TỔNG QUAN VỀ TRÌNH BÀY: 1. Tiêu đề không liên quan gì bài nói. Tiêu đề có vẻ hướng đến cái gọi là giá đất đai (thị trường là nơi diễn ra hoạt động trao đổi, mua bán - theo Google), còn tiến sĩ thì nhấn mạnh về sự bảo tồn tài nguyên đất đai trước ảnh hưởng của thay đổi khí hậu, yếu tố con người từ thu nhập, tâm lý (cái sự quan tâm của tiến sĩ này rất rộng, không chỉ dừng lại ở chuyện mua bán, trao đổi - vì đất rừng, đất phòng hộ thì làm gì có cái gọi là thị trường). 2. Chưa đưa ra được hướng giải quyết, chỉ mới dừng lại ở nguyên nhân - kết quả. B. CHI TIẾT: 1. Nội dung hiển thị trên video: Đề xuất chương trình nên có dàn ý thích hợp, hiện rõ dàn ý trên video để người xem biết mình đang ở phần nào, thay vì chỉ chạy dòng chữ Coming up một cách vô nghĩa thì đặt một tiêu đề bao quát cho phần nói tiếp theo, người xem sẽ có một khoảng nghỉ ngắn để cho não "chuẩn bị" thông tin liên quan đến nội dung khách mời sẽ đề cập. Ví dụ khi anh đề cập một bệnh nào đó: anh chạy dòng chữ "biểu hiện của bệnh" là người xem đã mường tượng người nói sẽ đề cập đến "triệu chứng", anh chạy dòng chữ "hướng xử trí" là người xem đã biết anh sắp đề cập đến "điều trị". 2. Dàn ý: Nhìn vào timestamps khá rườm rà và lan man, dẫn đến người nghe bị dắt đi lòng vòng không biết đâu là mở bài, thân bài, kết bài. Ví dụ theo dòng thời gian của video: a. "Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên thị trường tài chính Mỹ" --> "Hành động thực tế để ứng phó với biến đổi khí hậu ở Mỹ" rồi lại quay lại "Vấn đề biến đổi khí hậu ở góc độ kinh tế" --> "Hậu quả nào của biến đổi khí hậu đáng lo lắng nhất?" ==> Thành một cái vòng: nêu vấn đề --> giải quyết vấn đề --> rồi lại nêu vấn đề từ góc nhìn hẹp (về kinh tế) --> rồi lại nêu vấn đề từ góc nhìn rộng hơn một tí b. "Các nghiên cứu tác động gì đến chính sách ứng phó biến đổi khí hậu?" -> "Kết quả của những nghiên cứu đó ra sao?" --> "Dự án đang làm hiện tại" - "Thử thách gặp phải khi nghiên cứu về biến đổi khí hậu trong kinh tế" ==> Các bạn thấy nó lòng vòng kinh khủng không ??? Trong khi câu hỏi rất đơn giản: đã có dự án nào nghiên cứu (câu hỏi mang tính quá khứ, hiện tại, và tương lai) --> sự khó khăn khi thực hiện các nghiên cứu này là gì (liên quan đến cỡ mẫu, về tiêu chuẩn đầu vào, phương pháp nghiên cứu.....) --> kết quả đem lại thế nào --> thực tiễn có áp dụng được không C. ĐỀ XUẤT: Tôi đề xuất dàn ý chương trình: 1. Giới thiệu bản thân của khách mời 2. Ảnh hưởng, hậu quả của thay đổi môi trường a. Ở nước giàu như thế nào - Nghiên cứu chứng minh b. Ở nước nghèo như thế nào - Nghiên cứu chứng minh 3. Hướng xử trí a. Các bước khắc phục b. Nghiên cứu chứng minh ở các nước đã áp dụng c. Việt Nam cần làm gì (chứ không phải là cơ hội cho người Việt ra thế giới) Rất đơn giản và gói gọn trong 3 nội dung chính. Thật sự tôi nghĩ chương trình cần nghiêm túc nghĩ đến việc tuyển một biên tập viên giỏi trong việc viết dàn ý kịch bản, người này không chỉ giỏi văn chương mà phải giỏi trong khả năng sắp xếp, kiến thức bao quát rộng nhiều lĩnh vực.
@VIETSUCCESSАй бұрын
Vietsuccess cảm ơn rất nhiều những góp ý của bạn. Chúng tôi đã ghi nhận và sẽ tiếp tục cải tiến các video trong thời gian tới. Rất mong vẫn nhận được những nhận xét, ủng hộ từ bạn trong tương lai!
@nguyenleduybao9655Ай бұрын
Mỗi năm vùng đông nam bộ mất khoảng 500 ha đất do sạc lỡ, biển lấn. Vùng đất giáp biển có núi cao sẽ ít bị ảnh hưởng hơn vùng vịnh bằng phẳng, hệ quả là bờ đông của Mỹ sẽ chịu nhiều ảnh hưởng hơn bờ tây. Chi phí ước tính để chống biến đổi khí hậu ở bờ đông Mỹ nhằm bảo vệ các thành phố lớn tương đương với chi phí xây bức tường biên giới của Trump. Các loài cây có sức chống chịu biến đổi khí hậu, cùng với hệ sinh thái rễ cây dưới lòng đất đã và đang được nghiên cứu để hỗ trợ việc giữ đất vùng vịnh. Khu bờ Tây Mỹ đang tập trung nghiên cứu cây redwoods. Trung Quốc sẽ là nước chịu ảnh hưởng lớn nhất bởi biến đổi khí hậu vì sự đầu tư tập trung vào hạ tầng cảng biển khắp thế giới.