Chào mừng các bạn đến với episode đầu tiên của chuỗi podcast bởi Trần Như Vĩnh-Lạc. Dự án (nhỏ thêm) hoàn toàn tự funding gây quỹ bởi nhóm dự án, do đó các đóng góp về tài chính để mở rộng nâng cấp nội dung, mua thêm tài liệu từ nước ngoài, thiết bị thu đọc và biên tập hình ảnh, đồng thời nếu được, có điều kiện gửi kinh phí hỗ trợ thầy Vĩnh Lạc, các bạn hãy đóng góp theo cú pháp: VinhLacPodcast_FATO, về: - Tài khoản: NGUYEN VO LAM - Techcombank - 19022381390017 - Momo: NGUYEN VO LAM - 0982022403 Các đóng góp về nội dung, xin quý khán giả gửi email về: alpha2opera@saigonclassical.vn. Chân thành cảm ơn các bạn. #FromAlphaToOpera
@origaminoh8995 Жыл бұрын
Tôi ở Mỹ, rất muốn ủng hộ Anh TN Vĩnh-Lạc. Mong dự án mở tài khoản PayPal hay ủng hộ qua KZbin. Mong thay!
@drlongusa1249 Жыл бұрын
gs Đinh văn Long từ Washington DC, bạn của Ngô Ngọc Hùng và Vĩnh Lạc, cựu radio VNHN -- Xin được có lời chào yêu mến, chúc mừng và cầu chúc thành công như những ngày tháng thành công tại vùng MD, DC, VA , thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Vĩnh Lạc trở lại anh Long rất mừng, anh là một BIG PEN CỦA LẠC. Chúc thành công.
@origaminoh8995 Жыл бұрын
Rất, rất vui mừng khi nghe lại giọng nói của Anh Trần Như Vĩnh Lạc. Rất mong Anh Vĩnh Lạc không rời bỏ sự chia sẻ kiến thức phong phú của Anh với mọi người. Mong thay!
@goonerhoo55923 ай бұрын
Ngày xưa rất thích chương trình Âm Thanh và Ngôn từ của chú, phải nói là cháu đã hiểu thêm rất nhiều về chính trị, lịch sử, văn, kịch, thơ, ca, chiêm bái, hội họa cổ điển từ chú.❤️❤️ Rất vui khi bây giờ biết được chương này và lại được nghe tiếng nói của chú! Rất mong sẽ nghe thêm được nhiều video như vậy nữa.😍😍 Nhưng mà chú ơi, chú có thể nói lại giọng tiếng Bắc ngày xưa được không? Lần này chú nói giọng miền Nam nghe hơi lạ!😊😊
@origaminoh8995 Жыл бұрын
Đọc những lời thanh nghị của Anh Vĩnh Lạc mà tôi ngơ ngẩn cả ngày. Hóa ra từ nào giờ đã không biết tới thiên chức của những người diễn tuồng (kịch). Trong các sách Anh Vĩnh Lạc bỏ công nhắc tới, tôi chỉ đọc được cuốn Kẻ Gét Đời. Cũng có thử tìm hiểu về kịch phẩm của Aristophanes, nhưng khó hiểu quá, cần một đống thì giờ đọc thêm may ra mới biết chút ít gì về ông ấy. Một suy nghĩ nảy ra khi Anh Vĩnh Lạc nói tới Đức Phật không có khôi hài. Theo thiển ý, hài hước là thứ nghệ thuật đòi hỏi phải gắn liền với cuộc sống rất chặt chẽ, nếu không như thế thì ta tấu hài người khác không hiểu được. Tôi là kỹ sư, nên ví von thế này, thiết kế đường ống không đòi hỏi phải theo thời (lúc này người ta gọi là "đu-tren" ) như thiết kế nhà ở. Cũng thế, âm nhạc không cần đi sát đời sống bang tấu hài. Phật Giáo nghiêng về tách ra khỏi cuộc đời, vậy có thể nào khuyến khích sự hài hước? Nhưng, đọc Kinh Bách Dụ, đa số là những câu chuyện khôi hài cả? Nghĩ lảm nhảm như thế. Rất mong được sự chỉ giáo của Anh Vĩnh Lạc ạ. Quý mến.
@SaigonClassical Жыл бұрын
Xin thay mặt gửi lời phúc đáp từ diễn giả Vĩnh-Lạc: --- Anh thân mến (gọi là anh cho thân nhé!) Theo chỗ Vĩnh-Lạc cảm-nhận, Đức Phật không khuyến-khích khôi-hài, nhưng Ngài chưa hề bài-xích nó. Có lẽ đúng nhất là: Ngài hàm ý nhắc-nhở kẻ muốn khôi-hài nên uốn lưỡi bảy lần trước khi cười cợt. Nếu thế thì, như hầu hết những điều Ngài dạy, đó là một lời không ngọc vàng nào sánh kịp. Và Vĩnh-Lạc chỉ dám mong mình đã không quá nhiều lần phạm phải điều trên. Nếu có, mong thân-hữu chỉ giáo cho, và mong người không thân nhau lắm ở khắp gần xa sẽ nguôi bớt cơn thịnh-nộ ạ! (Vĩnh-Lạc)
@uchaminh8710 Жыл бұрын
Dạ, xin cảm ơn bác diễn giả vì một podcast rất bổ ích. Có lẽ tập đầu tiên là giới thiệu nên bác lan man nhiều ghê
@chinhpham4609 Жыл бұрын
dạ, xin lỗi anh Vĩnh Lạc cho phép em hỏi một chút : Ngày xưa vào khoảng năm 1980, có một anh tên Lạc, thường hay đàn cho lớp học múa Ballet của thầy Binh Hùng ở nhà thiếu nhi Phùng Khắc Khoan, có phải là anh không ạ ? Cám ơn anh rất nhiều.
@SaigonClassical Жыл бұрын
Xin thay mặt gửi lời phúc đáp từ diễn giả Vĩnh-Lạc: --- Đúng ạ. (Vĩnh-Lạc)
@origaminoh8995 Жыл бұрын
Mến gởi Anh TN Vĩnh-Lạc, mong Anh có chương trình phân tích về "Nhân Chi Sơ Tính Bổn Ác" (aka Schadenfreude). Cũng liên hệ với những phim Batman. Mong thay!
@SaigonClassical Жыл бұрын
Xin thay mặt gửi lời phúc đáp từ diễn giả Vĩnh-Lạc: --- Cám ơn bạn. Vì đề-tài này dễ gây "đầy hơi" cho một bộ-phận thính-giả mà dạ dày tâm-hồn đã quá thích-nghi với lý-luận "Văn Dĩ Tải Đạo" của văn-hoá Đông-Á Trung-cổ (Tống-Nho, Minh-Nho), cho nên hiện-thời mình chưa tiện "tấn-công" liên-tục, mà phải "space it out". Nhưng bạn cứ nhắc-nhở để mình bớt ngại-ngần nhé. Sau khi Xuân-Bắc suýt bị 'cúi đầu khoanh tay' xin lỗi 'toàn-dân' chỉ vì một khoanh bánh chưng biểu-tượng không quá "khó nhá", ít ai dám cổ-vũ những thứ ý-tưởng thuộc loại "fruit pie bỏ vào khuôn bánh Trung-Thu gõ ra ăn thử xem sao" trước công-chúng lắm, chẳng khéo lại bị bắt quỳ trước đền Khổng-tử như hai pho tượng vợ chồng Tần Cối trước mộ Nhạc Phi thì khổ ạ. (Vĩnh-Lạc)
@origaminoh8995 Жыл бұрын
@@SaigonClassical Cái vụ "Bánh Chưng Xuân-Bắc" bây giờ tôi mới biết. Tìm đọc lại thì thấy lời mắng mỏ của "thầy bu" XB khá gay gắt nên làm phiền lòng người? Nếu như (if only) XB học cách nói năng như VL thì đã không phải nói đi rồi nói lại :)) Một phim bộ dàn dựng công phu về nhân vật lịch sử Tư Mã Ý có lẽ minh họa được cách tả thực về một trường hợp phản diện chăng? Đối với người khác là "thanh danh" nhưng với họ Tư đó chỉ là "hư danh". Truyện khơi gợi cho ta suy nghĩ về lẽ đúng sai quá ư phức tạp? Một người bạn của tôi rất mê phim này. Buồn cười là, anh ta thuộc loại không dám xài thủ đoạn lạnh lùng nhưng lại mê nhân vật tàn nhẫn. Điều này lý giải thế nào? Chỉ tạm nghĩ rằng những người không đủ dũng khí thường mơ trở thành týp người trái ngược? TB: Rất thích ví von "Fruit Cake in the Moon Cake mold" :))
@SaigonClassical Жыл бұрын
Xin thay mặt gửi lời phúc đáp từ diễn giả Vĩnh-Lạc: --- Cám ơn rất nhiều. Đánh chữ hơi vội, viết sai "fruit cake" thành "fruit pie", lại được nhã-giáo thế này thì còn gì bằng ạ! Xin thưa thêm đôi chữ: Thực ra ở phương Tây, các nhà văn nổi tiếng hài-hước châm-biếm, đại-biểu như Aristophanes, Molière, Gogol, Gribojedov, cho dân-tộc họ ăn những món còn cay hơn lát bánh chưng của Xuân-Bắc rất nhiều, nhưng vì từ thời cổ-đại bên ấy đã có truyền-thống dần-dà quen chấp-nhận cái quyền gần như thiêng-liêng của nghệ-sĩ được phép làm gương soi của xã-hội, chứ không chỉ bị cơ-hồ bắt buộc phải vĩnh-viễn cam-chịu thân-phận làm những thằng hề chỉ có cái quyền được khúm-núm "mua vui cũng được một vài trống canh", đánh trống chầu cho "khán-thính-giả gần xa" hỉ-hả là xong (nghĩ lại càng thấy tội cho Nguyễn Du nhà mình quá, thơ hay nhất nước, thế mà mới khẽ-khàng điểm tí sâu cay vào tác-phẩm của mình thôi, vẫn phải lo mà rào đón xin lỗi trước ở cuối truyện Kiều, ra vái tứ-phương cứ gọi là vái lấy vái để). Thậm-chí cho dù tấm gương kia có phóng-đại đi chăng nữa, thì cũng chỉ để giúp 馮夢龍 Phùng Mộng-Long thêm chút 醒世恒言 tỉnh-thế hằng-ngôn kia mà, cho nên thói quen bên đó mặt bằng chung không bắt kẻ nói xin lỗi, mà thường là sẽ xoay ra đề-nghị người nghe thôi đừng cố-chấp theo thói 'vụng múa chê đất lệch', 'mũi méo mắng gương hư' nữa. Bởi sân chơi đã giao luật rõ-ràng như thế, cho nên cái ăn cái nói bên ấy hoạ chăng nó mới hòng trực-tiếp và chân-tình cho nổi. Điển-hình như vở BẦY ONG BỌ VẼ của Aristophanes, TRƯỜNG HỌC LÀM VỢ và ANH CHÀNG GHÉT ĐỜI của Molière, tập đoản-thiên CHUYỆN PETERSBURG của Gogol, vở KHỔ VÌ TRÍ-TUỆ của Gribojedov, ngọt nhạt cũng lắm chua cay càng nhiều, nhưng đều chẳng hề màng việc nêm đường vào thuốc đắng, thế mà cũng chưa đến nỗi phải nói đi nói lại, quay xe đảo bánh để rồi bị bốn con ngựa nọ chặn đầu đuổi kịp, đành mang tiếng 不一言真僞君子 bất-nhất-ngôn chân nguỵ-quân-tử với tri-âm. Lại thêm nữa ở miền Đông-Á, còn thêm ảnh-hưởng của Phật-giáo, mà tựu-chung Đức Thích-Ca cũng không mấy khuyến-khích óc khôi-hài hoặc châm-biếm, vì cho rằng giễu cợt âu sẽ kém tôn-trọng đối-phương, chẳng khéo lại đất bằng dậy sóng, khiến người nghe đâm sân-si hơn (ý-tưởng "lấy lễ đãi-đằng sinh thiện-ý" này nó đi ngược chiều với chiêu "đem cười trêu-chọc nảy thông-cơ" của Socrates), cho nên miền Đông-Á gần như rất ít phát-triển sự dí-dỏm trào-lộng. Tuy thảng-hoặc có vài đại-gia dám phá cách mà bông-lơn mát-mẻ, như Tô Đông-Pha chẳng hạn, thì thường lúc sống cũng hay bị cả triều xúm lại bắt đày đi biệt-xứ, đến độ phải thốt lên cầu con mình "愚且魯,無災無難到公卿 ngu thả lỗ, Vô tai vô nạn đáo công khanh." Nguyễn Khuyến và Tú Xương, cũng thế, từng bạo gan thử phá vỡ cái định-đề "cấm hài-hước" ít nhiều rồi. Nguyễn Khuyến nhờ tiếng Tam-Nguyên hay sao mà tránh hứng gạch đá thì chưa biết chắc, nhưng Tú Xương may quá, xưa kia cũng chưa bị ai bắt gục đầu xin lỗi vì những câu khá chát như "Lẳng-lặng mà nghe NÓ chúc nhau, Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu. Phen này ÔNG quyết đi buôn cối: Thiên-hạ bao nhiêu ĐỨA giã trầu." Bây giờ dám làm thơ chúc Tết muôn nhà kiểu ấy gần như chắc-chắn sẽ phải bị giải ra quỳ trước nơi kỷ-niệm bố Rồng mẹ Chim chia của chia con ngày xưa, thậm-chí chịu ném đá cho đến chết như kẻ đàn bà ngoại-tình bên Do-Thái-giáo. Mà nếu chẳng đến độ nặng-nề ngang hẳn mức ấy thì chí ít ắt cũng phải lâm cảnh sống dở chết dang mới vừa lòng bá-tánh. Khéo lại bị như Đổng Trác ngày nào ấy chứ, dù tội-danh khác-biệt quá nhiều. Vì sao của-cải vật-chất chúng mình đang ngày ngày thì bành-trướng ra thêm mà não-trạng tâm-cơ cứ đêm đêm là quăn-co hẳn lại, cái hiện-tượng này từ độ ba chục năm qua là do đâu nên nỗi, câu trả lời hẳn còn phải đợi nhiều bậc thức-giả vác ra chiếu làng công-luận giùm nhau. Thời "đấu-tố" Mao-Ít Thịt-Nhiều mà sinh ra chăng? Hay đà có sẵn trong huyết-thống văn-hoá? Câu hỏi tế-nhị này xin nhường cho các đấng tiền-bối cao-minh hoặc các bậc hậu-sinh khả-uý ạ. Nhưng khó lòng phủ-nhận rằng nguy-cơ kia thực-sự tồn-tại. Văn-hoá Đông-Á vì đâu trượt quỹ-đạo, tuột một lèo từ Khổng tới Mao. mà hại thay 孔毛 khổng-mao lại là cái lỗ chân lông, thật khó khỏi bị người thích bới ra tìm vết. Trong hoàn-cảnh như vậy mà bị mắng khéo là thằng 司馬懿 Tư-Mã Ý, chỉ vì có một chút cẩn-trọng chưa nỡ để thân này cha sinh mẹ dưỡng chịu trầy xước cụt què như tên 孫臏 Tôn Tẫn bỏ Nguỵ trở về Tề hòng né vết xe 龐涓 Bàng Quyên, thôi thì chỉ dám kêu oan, chứ làm sao dám nghĩ điều trách-móc hỡi 心猨 tâm-viên tại sao lại nỡ chỉ mặt đặt tên cho 意馬 ý-mã như vậy, hại Ngộ-Không và Bạch-Long tam-thái-tử sinh thoáng gợn buồn vui... Dẫu sao thì vẫn vô-cùng sung-sướng rằng đời này còn có tri-âm để đôi khi còn biện-bạch cùng nhau bên chén trà quê vị nhạt ạ. (Vĩnh-Lạc)