Đây là 1 chủ đề khá là thú vị. Nếu 1 xã hội xây dựng chỉ dựa trên hoà toàn khoa học mà gạt bỏ các yếu tố về thần (như tôn giáo văn hoá) thì các giá trị truyền thống phổ quát dường như nhiều khả năng sẽ bị gạt bỏ. Thay vào đó sẽ là các quy chuẩn khô khan và nhiều khi có phần vô cảm (chỉ dựa hoàn toàn vào lý tính). Một số các tỉ phú (Elon Musk) hay Stephen Hawking lúc cuối đời thì đều nhận định là tin vào Chúa nhưng Chúa của họ nói qua phỏng vấn có thể là 1 hình thức khác không giống như tôn giáo mô tả (1 loại lực hay phản lực đại khái). Mình có đính kèm 1 video mà mình tìm ra trên youtube nói về 1 dạng ideological subversion (phương pháp lật đổ 1 hệ tư tưởng) mà KGB áp dụng vào Mỹ trong chiến tranh lạnh được 1 điệp viên đã đào thoát sang Mỹ thuật lại. Ở đây, khái niệm về duy khoa học được diễn giả mô tả là đà được Liên Xô lợi dụng để làm suy yếu nước Mỹ từ bên trong. Câu mình tâm đắc nhất trong video đó là ông có nói: có những điều ta không giải thích được (Như Chúa hay đức tin) là những điều làm cho xã hội tồn tại và phát triển. Còn ngược lại, giây phút ta tin hoàn toàn vào điều 1 + 1 = 2 (biểu trưng cho việc xây dựng xã hội hoàn toàn trên lý tính của chủ nghĩa duy khoa học) thì WE ARE DOOMED!. kzbin.info/www/bejne/j2q3p5x_qr2Diac Cảm ơn Trung và hội đồng cừu đã có 1 video thú vị nói riêng, và 1 kênh youtube có giá trị kiến thức và hàm lượng chất xám xuất sắc!. Mong có cơ hội được trao đổi với bạn trong tương lại. P/s: We are sheep no more.
@HoiDongCuu2 жыл бұрын
Rất cảm ơn bạn đã chia sẻ thêm. Nhóm xin được phép pin comment này cho viewers sau tham khảo quan điểm của bạn cũng như video mới
@hehe-uk8wo2 жыл бұрын
Buôn vua bán nước là chính trị, buôn thần bán thánh là tôn ráo, buôn hương bán phấn là gái làng chơi
@candles4hope2 жыл бұрын
khái niệm "xã hội tồn tại và phát triển" dưới lăng kính nào? thoái hóa hay tiến hóa? 4 ngàn năm con người phát triển nhận thức vượt trội, tiến hóa vượt bật...đi kèm với chiến tranh khổ đau phát nguồn từ lòng tin khác biệt giữa người và người, trong suốt 4 ngàn năm bạn có biết có bao nhiêu năm trên thế giới không có 1 cuộc chiến tranh nào có dáng dấp của sự khác biệt niềm tin và nỗi sợ hãi phát sinh từ niềm tin? khoa học hay tôn giáo đều có sự điều kiện hóa, cho tới khi tiến hóa đến nhận thức đứng bên ngoài các điều kiện đó thì mỗi người kết thúc sự mâu thuẫn nội tại và xung đột với bên ngoài. Bất kỳ tôn giáo, tư tưởng, hệ chính trị, quan điểm...đều là sản phẩm những tập điều kiện mà xung đột sẽ xảy tra khi 1 nhóm khác không có cùng tập điều kiện đó. Đó cũng là cuộc chiến của khoa học và tôn giáo hay cũng chính là sự xung đột trong nhận thức, khái niệm. Khoa học và tôn giáo cũng có "DNA" của mỗi hợp thể trong đó có cả DNA quyết định sự sinh tồn của hợp thể đó. Chúa và đức tin là khái niệm cân bằng của nỗi sợ hãi khi sống thế giới nghị nguyên luôn có 2 mặt tương phản. Lý một số nhà khoa học tin vào 1 khái niệm toàn năng vì đó cũng là tự nhiên trong thế giới nhị nguyên tuy nhiên sự toàn năng của họ nằm trong tập điều kiện khác. Khoa học dần mô tả tính nhị nguyên đó cho phương diện vật chất/phản vật chất, tương đối/ 0-1/...tôn giáo Á đông thể hiện Âm/dương mặc dù vẫn tồn tại 1 khái niệm tuyệt đối như thái cực (triết học TQ) hay đại ngã (triết học Ấn giáo).
@tryhard12482 жыл бұрын
Thích nhất các cmt của anh này
@HyMinh-vx4it2 жыл бұрын
:) bạn ơi mình ko biết mục đích là gì nhưng kiến thức của bạn sai hoàn toàn(vì đây là 2 ng trong cùng ngành vs mình thấy bạn bôi bác họ làm mình ngứa mắt vl) :) , thứ nhất elon musk chưa die , thứ 2 Hawking hoàn toàn ko quan tâm, nói trắng ra là ko tin vào chúa
@HoiDongCuu3 жыл бұрын
Xin chào các bạn đã chịu khó xem clip. Hy vọng tập kỳ này có những thông tin bổ ích cho các bạn.
@thienvipassana012 жыл бұрын
Cảm ơn HĐC, cảm ơn Trung vì những bài thuyết trình trí tuệ🌻🙏
@buithitho10232 жыл бұрын
Video rất hay. Cảm ơn các ad. Mình góp ý một chút về vid là các bạn nên quay có nhiều ánh sáng hơn vì lúc theo dõi ánh sáng chập chờn rất mất tập trung ạ.
@duongduc77742 жыл бұрын
Cám ơn HĐC, vấn đề được bàn thực sự còn nhiều tranh cãi và lý luận vẫn nhiều hướng suy nghĩ - tương đồng như việc khoa học chưa phát triển để chứng minh, nên dù duy khoa học nhưng khoa học nào thì không biết 😕...
@HoangNguyen-uu1kx2 жыл бұрын
Em cảm ơn Hội đồng Cừu vì chủ đề của video này. Em là một người rất tin vào khoa học, thời đi học em rất xem trọng những môn khoa học như Lí, Hóa, Sinh, Toán. Em từng là học sinh chuyên Sinh và lên đến đại học em cũng chọn vào một ngành khoa học kĩ thuật là Công nghệ sinh học. Cách em chọn môn chuyên, ngành học đều xuất phát từ niềm tin này. Đối với em, khoa học giải thích cho mọi hiện tượng, sự vật, sự việc trong cuộc sống, nhất là những thuyết trong Sinh học tiến hóa. Em luôn tin rằng niềm tin của mình là đúng hoàn toàn cho đến khi em xem video này. Và em không hề nghĩ rằng, niềm tin của em thuộc về biểu dạng expansionist scientism, một dạng cực đoan của Chủ nghĩa Duy khoa học. Cách anh Trung lập luận, khiến em cũng phải suy nghĩ rằng liệu tất cả những sự việc diễn ra trong xã hội nếu giải thích theo khoa học liệu có thỏa đáng. Dù sao, video này mang lại cho em một góc nhìn khác về chủ nghĩa khoa học và những thông tin trong video bổ ích đối với em.
@trutrienthaybay55222 жыл бұрын
Điều quan trọng nhất của khoa học là tính phản biện và giải thích các hiện tượng chứ không phải chứng minh nó có hay không. Tức là khoa học chỉ giải thích những gì sẵn có ai cũng nhận ra chứ không đi tìm những điều người tin người không. Câu DNA của nhà khoa học kia nó là bản chất sinh học của một cá thể, những thứ như cảm xúc, đam mê,... xuất hiện theo sau để đảm bảo chính cá thể ấy tốt hơn ( hoặc cá thể ấy cho là tốt hơn). Nhà khoa học sẽ giải thích câu hỏi theo chuyên ngành của mình, điều quan trọng là người nghe phải biết hoàn cảnh mình nghe là ở đâu? trong một cuộc thảo luật khoa học hay trong một cuộc tranh luật triết học.Còn thần học hay 'một số' tôn giáo thì không giải thích hiện tượng bằng những thứ có thể kiểm chứng mà bằng cách khác nếu không muốn nói là 'vẽ' ra. Còn về triết học, những nhà khoa học mình tin rằng không phủ nhận nó là một bộ môn khoa học chính thống. Có nhiều chủ đề có vẻ HĐC mình nghĩ là cố tình không xem xét hoàn toàn vấn đề mà chỉ sử dung đúng một mặt để đánh giá. Mình hiểu mục đích của video nhưng mong Trung cùng những bạn của HĐC phải cẩn thận khi đưa ra một số luận điểm nhất là ở không gian mạng với thời lượng ngắn dễ bị hiểu sai ý nghĩa khiến nhiều người củng cố niềm tin của họ vào việc bài trừ khoa học trong khi sản phẩm để họ comment và xem vid chính là thành quả của khoa học. Dưới comment có nhiều chỉ trích nói: vì khoa học chưa thể chứng minh đc A nên không đáng tin,.... Vậy xin hỏi cái B của bạn có chứng minh đc không? Tất cả những điều khoa học làm như mình nói là cố gắng giải thích các sự vật, hiện tượng xung quanh bằng thực nghiệm, tức là Trái đất hình cầu thì bạn có thể tự kiểm chứng chứ không cần phải bay ra khỏi vũ trụ để chụp ảnh lại. Khoa học cũng không đi tìm những thứ không tồn tại hoặc có 'nghi ngờ' là tồn tại mà không liên quan đến những thứ đã đc nghiên cứu trước đó. Hơn nữa, Khoa học vẫn đang phát triển và tìm ra cái mới, nó vẫn chưa đóng thành sách và bảo tất cả trong đó đều đúng.
@jnguyen92582 жыл бұрын
Hay lắm bạn, ku ad và nhiều đứa cmt đang hiểu sai về duy khoa học, khoa học là để làm rõ ràng mọi thứ, đưa mọi thứ về với sự thật. Chứ ko phải là bác bỏ mấy cái như triết học, thần học, văn học nghệ thuật, các giá trị truyền thống này nọ, ko phải tự nhiên mà ng ta dùng từ "khoa học xã hội"!
@ktstrandang Жыл бұрын
Rất đúng.
@linhnguyenduy4339 Жыл бұрын
Đúng ý mình muốn nói này, với ví dụ về DNA, thì chính nó khiến mọi loài, kể cả loài người có xu hướng (bản năng) vận động để duy trì đoạn DNA đó, nhưng không có nghĩa khoa học xem nó là nghĩa vụ tối thượng hay gì cả, và đơn giản nếu loài người từ chối nhân giống thì cũng không sao hết, không phản khoa học :v
@haiminh643 Жыл бұрын
cảm ơn bạn cho mình thấy thêm 1 góc nhìn thú vị
@CunOwO Жыл бұрын
Thật sự là cái đoạn DNA mình thấy ông của nhà khoa học đó chẳng có gì sai cả =)))). Ông ấy đang giải thích dựa theo bản chất sinh học và nó cũng hoàn toàn hợp lý. Vậy nên phần phản biện của HĐC ngay sau đó khiến mình có cảm giác như kênh đang nhét chữ vào mồm người ta =))) Dĩ nhiên khoa học không phải là thứ duy nhất, nhưng rõ ràng khoa học đang chiếm ưu thế, là thứ quan trọng nhất thúc đẩy loài người không ngừng phá vỡ giới hạn. Có nhiều người hạ thấp khoa học đơn giản vì họ chẳng hiểu gì cả =))))
@tungduyueh2 жыл бұрын
Rất thú vị, rất sâu sắc. Từ lâu mình luôn mong có một nơi phản biện khoa học, phản biện triết học như những gì Trung và Hội đồng đang làm. Thật khâm phục các bạn.
@anhthi85972 жыл бұрын
Chưa bao giờ triết học lại gần gũi với số đông quần chúng đến thế 🍀 Cảm ơn HĐC
@tackepong2 жыл бұрын
Những người theo chủ nghĩa duy khoa học thường là do họ tự đánh giá mình rất hiểu biết về khoa học nhưng thật ra họ lại biết rất ít về khoa học. Bản thân khoa học không sai, chỉ có con người với khả năng và hiểu biết hạn hẹp của mình mới hiểu sai. Đã có thời người ta tưởng rằng vật lý cổ điển đã thực sự bão hòa khi những công thức của Newton không còn áp dụng được khi tính toán bên ngoài vũ trụ nữa. Nhưng Einstein cùng với thuyết tương đối đã giải quyết hoàn toàn những khiếm khuyết của vật lý cổ điển, mở toang cánh cửa khám phá vũ trụ cho đến ngày nay và gần đây nhất chính là việc tìm ra sóng hấp dẫn để phục vụ cho nhiều tính toán và nghiên cứu hơn về lỗ đen. Nói ra như vậy để thấy, khoa học vẫn luôn tìm tòi, phát triển, sai và sửa sai để ngày càng hoàn thiện, ngày càng hiểu biết hơn về tự nhiên, về con người, về vũ trụ và ngày càng phục vụ nhiều hơn cho con người. Và khoa học vẫn chưa dừng lại ở đó, với trình độ khoa học hiện nay thậm chí con người vẫn đang hiểu biết một phần rất rất nhỏ của khoa học. Vậy nếu chỉ dựa vào những cái non nớt và khiếm khuyết, hay dựa vào những sai lầm của quá khứ mà phê phán khoa học thì liệu có "duy triết học" quá hay không?
@tunglamle69362 жыл бұрын
Rất thú vị. Chờ đón các video của Hội đồng cừu
@tritranminh11332 жыл бұрын
Xin chào Hội đồng Cừu! Một video đã lâu nhưng vấn đề luôn mới mẽ và hấp dẫn. Chủ nghĩa duy khoa học luôn tin rằng khoa học là toàn năng làm mình nhớ đến cuộc tranh cãi trong toán học khi nhà toán học người Đức là David Hilbert đã tin rằng toán học cũng rất hoàn hảo khi ông tin toàn bộ định lý trong toán học được xây dựng trên hệ một thống tiên đề hữu hạn nhưng sau này nhà toán học Kurt Godel đã chứng minh rằng toán học cũng ko hoàn hảo. Vì thể tôi nghĩ rằng chính bản thân khoa học cũng ko toàn năng và phải có những điều ko cần phải chứng minh chỉ cần tin. Một vấn đề nữa mình muốn nói rằng trong khoa học chúng ta luôn đặt câu hỏi về bản chất của mọi thứ. Một kiểu đặt câu hỏi mình tạm gọi là " lùi về vô hạn" , vd như là cái gì cấu tạo nên nguyên tử( các hạt electron, proton, neutron), cái gì cấu tạo nên 3 hạt ấy( hạt cơ bản), cái gì cấu tạo nên hạt cơ bản? Cách đặt câu hỏi ấy trong vật lý nguyên tử đã đưa ta về bản chất của lưỡng chất sóng hạt, trong đó bản chất sóng và hạt cùng nhau tồn tại song song với nhau. Qua ví dụ trên, mình muốn nói rằng, cách đặt câu hỏi như trên sẽ đưa đến những bản chất ko có đúng sai mà chúng tồn tại song song với nhau, ví dụ như duy tâm hay duy vật, cuộc tranh cãi về khoa học và tôn giáo. Những bản chất này tồn tại song song với nhau vì mình hay nghĩ đùa là chúng ở tại "vô cùng" .Cuối cùng theo mình thì khoa học, tôn giáo, nghệ thuật phải cùng song hành và bổ trợ lẫn nhau. Đây là suy nghĩ của mình mong mọi người góp ý. Trong hành trình nghiên cứu khoa học, chúng ta ko biết biên giới khoa học ở đâu nhưng hành trình ấy mình nghĩ sẽ mang đến cho con người nhiều điều thú vị! Cảm ơn anh Trung và hội đồng Cừu!
@quanganhhoang66702 жыл бұрын
Clip rất thú vị. Một ví dụ về việc tin trước và chứng minh sau trong toán học chính là các tiên đề (axiom/postulate). Tiên đề để lại ấn tượng nhất với mình là Euclid về 1 đường thẳng cắt hai đường thẳng song song. Ngoài ra phép giao hoán trong phép cộng hay phép nhân (x * y = y * x; x + y = y + x) cũng là 1 tiên đề. Toán học là môn khoa học nền tảng cho hóa học hay vật lý. Và những viên gạch đầu tiên của nó lại là những thứ chưa thể chứng minh / mãi đến sau này mới chứng minh được.
@aleksey-z9n2 жыл бұрын
cái đó gọi là incompleteness theorems
@kieuvo20152 жыл бұрын
Chứng minh được đâu. Đã là tiên đề thì không thể chứng minh
@GoodGood-ft8fm Жыл бұрын
😂😂
@NguyenPham-uj8it4 ай бұрын
Chào cháu. Cảm ơn Hội đồng cừu về những video rất bổ ích. Tôi nay 59 tuổi, từng 3 lần trải nghiệm những sự việc mà khoa học không thể giải thích, ngay trong thời trẻ, khi tôi là một cán bộ đoàn, rất xông xáo, lý tưởng và ngổ ngáo. Những trải nghiệm đó của bản thân khiến tôi phải nghĩ lại về khoa học. Khoa học không toàn năng đâu, và thực ra thì còn "non và xanh" lắm. Cứ nghĩ xem, có phòng thí nghiệm tân tiến nào tái hiện được phản ứng quang hợp của một chiếc lá cây bình thường không? Đó là một sinh loài bậc thấp đấy, nói gì đến những sinh vật bậc cao.
@LoiNguyen-ch6tg2 жыл бұрын
ơ ai cũng bl về nội dung rồi thì e xin khen cái background rừng và ánh sáng nhé ạ, xinh và chill ghê. Nó tạo một cái vibe dễ chịu để bắt đầu ngồi nghe một chủ đề profound như này.
@nbs2425 ай бұрын
Trước kia mình cũng theo khoa học và không tin tôn giáo, có thể nói là vô thần. Nhưng mình đặc biết thích, tò mò các vấn đề triết học, kinh tế, chính trị, xã hội, cũng có đọc một ít về tôn giáo, tâm linh. Và mình theo câu nói: triết học là khoa học của khoa học Đến khi mình đọc cuốn "Chủ nghĩa khắc kỹ", thì mình nhận ra rằng triết học vẫn chưa phải là tri thức gốc, thế thì khoa học của triết học là gì, mình bắt đầu tìm hiểu sâu hơn về tôn giáo, khoa học tâm linh. Và bây giờ mình đi theo con đường Phật Giáo Nguyên Thủy. Cám ơn các bạn về video và các chủ đề hay trên kênh.
@vma20312 жыл бұрын
Tuy video đã lâu rồi nhưng giờ mình mới xem được. Quả đúng là xung quanh mình, ngay trong trường học các môn KH Xã hội bị xem thường hơn các môn KH Tự nhiên rất nhiều.
@huynhquocbao63722 жыл бұрын
Xem clip này mình phải xem lại 03 lần : vì tính thú vị của clip mang lại cho mình . Thanks Em
@letsmile22052 жыл бұрын
Cảm ơn em, kênh rất thú vị dành cho những người yêu thích triết học.
@angNguyen-we6yv2 жыл бұрын
Cảm ơn vì clip này, nhờ nó mà mình đã hiểu mình là người Scientism và mình sẽ tiếp tục điều đó.
@DatTran-pw8pp3 ай бұрын
Dù video đã lâu nhưng mình xem lại vẫn rất rất thích. Thanks Trung and team. Best wishes for you 🌻
@vanphoquan65072 жыл бұрын
Rất hay, rất thú vị và sâu sắc. Cảm ơn Hội Đồng Cừu đã mang đến cộng đồng một video clip rất ý nghĩa.
@tieulaonhan63922 жыл бұрын
Thứ nhất, video cung cấp nhiều tri thức về triết học và các hệ tư duy. Rất bổ ích để mở rộng vốn hiểu biết bản thân Thứ hai, mình đại khái là không đồng ý với cách phản biện về scientism của nhóm. Theo mình thì việc nhóm đưa ra bằng chứng là những nhận định từ các 'nhà scientim' tiêu biểu để chỉ ra vấn đề của scientism là việc làm không công bằng. Bởi vì những nhận định chỉ đại diện cho tư duy riêng của họ thôi chứ không đại diện cho scientism nói chung được. Đâu phải vì họ là khoa học gia lớn hay vì họ thường xuyên dùng tư duy scentism để lập luận thì có thể đem một câu nói nổi tiếng bất kỳ của họ làm thành logo của scentism. Đồng thời, theo mình thì mọi hệ tư duy đều có quyền và có năng lực (nếu hệ tư duy đó đã hoàn thiện) đưa ra định nghĩa của nó về thế giới, và điều đó không có nghĩa là nó muốn tẩy não hay lấy đi nhân tính của những người tin vào nó. Ví dụ như cái định nghĩa rằng 'loài người chỉ là một chuỗi ADN với mục đích nhân bản ra các chuỗi ADN tuong tự' kỳ thật không hề sai dựa trên lập trường của khoa học tự nhiên vì đây là scientism chứ đâu phải emotionism, humantarianism hay gì đâu. Họ đưa ra nhận định giải toán cũng đâu thể bắt họ hoa văn bóng bẩy như mỹ thuật được. Và trong khi có bạn đọc đến đây sẽ cảm thấy mình vô nhân tính nhưng lại không đưa ra được bằng chứng cụ thể thì xin thưa các bạn sắp thành cừu của vid này rồi đó. Và điều đó chứng minh việc bạn có thành cừu hay không là do cách bạn tư duy mà không phải do người khác đầu độc tư tưởng bạn bởi rõ ràng những người làm vid này và cả minh chả muốn ảnh cừu hóa ai cả, đơn thuần là đưa ra quan điểm cá nhân thôi. Mình vẫn tin là phản biện mới đưa ta gần tới chân lý, tin theo hoàn toàn sẽ đưa ta đến định kiến thành kiến. Thứ 3, cảm ơn nhóm vì video này. Thích lên KZbin mà xem được những sản phẩm đầu tư về mặt chất xám thay vì kỹ thuật âm thanh hình ảnh. Anh Dưa Leo đưa tui tới đây
@minhhoang75372 жыл бұрын
mình cũng đồng tình với quan điểm của bạn, nếu Hội đồng cừu chỉ dừng lại ở quan điểm "Chủ nghĩa duy khoa học" cũng là 1 sản phẩm do con người tạo ra song hành cùng với nghệ thuật, tôn giáo, lý luận khác, đồng thời phản biện lại tư tưởng thượng đẳng của 1 bộ phận giới "Chủ nghĩa duy khoa học" thì hay. Con người có quyền được tiếp nhận và xử lý thông tin theo cách họ muốn, như vậy đâu có nghĩa cứ theo chủ nghĩa duy khoa học thì sẽ mất nhân tính ? Hay việc theo trường phái nghệ thuật thì sẽ mất đi lý trí, đoạn cuối kết luận của nhóm hơi thái quá.
@MrOxit092 жыл бұрын
Cảm ơn Hội Đồng Cừu, có thêm 1 kênh rất hay để ngâm cứu.
@SangNguyen-jc2xg2 жыл бұрын
kênh rất hay, mong các bạn tiếp tục xây dựng kênh để phổ biến kiến thức triết học đến cho nhiều người hơn.
@hoaphanminh6462 жыл бұрын
Tóm tắt: -Khoa học giải quyết được những vẫn đề của nó chứ không ( hoặc là chưa :))) ) toàn năng. -Cần chú ý để tránh lỗi ngụy biện "cái gì chưa được chứng minh khoa học thì sai hoặc vô giá trị".
@RuaSkye12 жыл бұрын
cũng có những lối ngụy biện phổ biến nữa, là "một học thuyết khoa học đi ngược lại giáo điều của một tôn giáo nào đó, thì khi học thuyết đó được chứng minh là chưa đúng, thì tức là giáo điều đã đúng". Học thuyết có thể thất bại trong việc giải thích một hiện tượng, và có một học thuyết tiên tiến hơn thay thế nó, và điều đó không chứng minh rằng giáo điều đã đúng. Ngắn gọn lại là "khoa học sai không có nghĩa là tôn giáo đúng"
@quanbui8038 Жыл бұрын
Tóm tắt hay!!
@luce_veritatis24122 жыл бұрын
Video của hội đồng cừu rất chất lượng . Giọng của anh Trung rất hay.
@lababavn Жыл бұрын
Được hiểu hơn về khái niệm duy khoa học và tính nguy hiểm của nó. Có thể tạm suy ra duy chủ nghĩa nào cũng nguy hiểm, trừ duy chân lý. Nhưng rất tiếc, chân lý là thứ mà tất cả đều đang cố gắng tìm kiếm. Cảm ơn HĐC.
@goilathuan24452 жыл бұрын
Lâu rồi mới có một kênh khiến mình phải nhấn nút đăng ký. Đúng là kênh hàng hiếm trên KZbin này 😁
@macreff2 жыл бұрын
Mình nghĩ một vấn đề rất lớn ở đây (mà dường như chính các bạn cũng mắc phải và tỏ ra quá cảm xúc trong biểu đạt) là sự nhập nhằng trong áp dụng các tư tưởng khác nhau vào các mục đích và hoàn cảnh khác nhau. Mình nghĩ khoa học tự nhiên hướng đến mục tiêu giải đáp vận hành của thế giới chúng ta đang sống, và thường thì các câu hỏi được đặt ra là tách biệt với việc áp ý nghĩa lên việc tồn tại của loài người, của các sự vật sự việc do một người tự nhận định. Tất cả mọi kết quả, kết luận, nhận định đều đi cùng với thông tin về ngữ cảnh, nhờ vào đó chúng ta vạch ra được ý nghĩa của chúng là gì. Vì công cụ của chúng ta không ngừng phát triển, không có gì là lạ khi tri thức thu được có thể thay đổi, thậm chí với một tốc độ rất nhanh. Mình cho là chính những người xem một kết luận/giả thuyết khoa học ở một thời điểm nhất định là chân lý và bất biến mới thực sự không hiểu khoa học là gì. Sẽ có những hoàn cảnh mà việc áp dụng lối tư duy này được một người cho là phù hợp, và trong hoàn cảnh khác thì một lối tư duy khác là phù hợp. Mình chưa từng thấy có một nhận định toàn năng cho mọi vấn đề và mọi con người. Vì vậy, có lẽ điều quan trọng là chúng ta nên có hiểu biết về đối tượng, về tình huống, về mục tiêu, về các giải pháp trong từng trường hợp. Và không có cái gì là "tốt trong mọi trường hợp", "xấu trong mọi trường hợp", "có giá trị trong mọi trường hợp", "vô nghĩa trong mọi trường hợp". Đây là điều đòi hỏi người tư duy phải tự động não cân đo. Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, hay bất cứ gì khác đi nữa có lẽ cuối cùng chỉ có thể đóng vai trò cung cấp thông tin, chúng ta tin gì và chọn gì thì lựa chọn cuối cùng vẫn là ở chúng ta. Mình không ủng hộ việc nâng cao hạ thấp bất cứ ngành nào. Có lẽ bạn khá bức xúc về việc hạ thấp các giá trị của khoa học xã hội khi suy luận từ phát biểu của một số nhà khoa học, nhưng mình cho là dựa vào đối tượng và phương pháp của mỗi ngành, kết luận của các chuyên gia trong ngành nên được đặt và hiểu đúng trong bối cảnh tương ứng thì mới có tính chính xác (và nếu họ đang phát biểu về vấn đề ngoài hiểu biết thì hmm... giá trị của nó cũng không cao hơn phát biểu của bất cứ hai hết, nên đâu việc gì phải lấy đó làm kim chỉ nam). Ví dụ, mình nghĩ Dawkins không quan tâm lắm và có lẽ cũng không phải chuyên gia trong tâm lý xã hội khi ông đặt câu hỏi về các nguyên lý cơ bản của sự sống và tiến hóa, vậy chúng ta không nên áp dụng những phát biểu của ông vào việc đo lường giá trị xã hội. Chính bạn cũng nhắc đến hệ quả của việc lợi dụng thuyết tiến hóa xã hội trong thời kỳ Đức Quốc xã, vậy nên mình cho rằng bạn hiểu sự nguy hại của việc bóc tách một phát biểu ra khỏi ngữ cảnh của nó rồi áp vào một ngữ cảnh khác mà không cân nhắc hay xem xét kỹ càng tương quan giữa chúng. Cũng tương tự, nếu một nhà thơ lãng mạn thốt lên rằng "thiếu tình yêu loài người sẽ chết", chẳng lẽ bạn lại hiểu nó theo đúng nghĩa đen là ai không yêu sẽ chết, tách rời phát biểu ấy ra khỏi toàn bộ bài thơ, khỏi ngữ cảnh sáng tác của nó sao? Với cá nhân mình, vấn đề này có thể đơn giản được giải quyết bằng cách nhận định rõ bản chất thông tin. Mình tin rằng con người có một khoảng chung nhất định về cách tiếp nhận thế giới, dựa vào những đặc điểm chung lớn về cấu tạo, vậy nên sự thật phổ thông được đưa đến bằng các phương pháp khác nhau có thể bổ trợ nhau hài hòa, miễn chúng ta đừng dùng sai và hiểu sai chúng. Vậy nên, mình nghĩ các bạn nên tập trung hơn vào việc hướng người nghe đến vấn đề cốt lõi phía sau các tư duy cực đoan này, là sự áp dụng tùy tiện các phương pháp, thông tin (vào ngữ cảnh không phù hợp hoặc thậm chí là mọi ngữ cảnh). Thêm vào đó, các bạn cũng có thể thông tin về bản chất và cách tiếp cận của các phương pháp khoa học, để mà từ đó người nghe có thể hiểu và tự vạch ra các giới hạn cho mình, điều chỉnh thái độ tiếp cận vấn đề. Mình nghĩ đây mới là điều cần thiết.
@trivo58632 жыл бұрын
Comment dài nhưng thiếu dẫn chứng và viết rõ thành luận chứng rõ ràng, cứ nói lòng vòng thì ko có tính phản biện. Mình đọc thấy bạn chưa hiểu được nội dung của clip, chỉ là góp ý nhỏ thôi..
@macreff2 жыл бұрын
@@trivo5863 Chào bạn, cảm ơn bạn đã góp ý cho mình ^^. Đầu tiên, mình cũng công nhận là trong lúc viết cmt mình không lên dàn bài mà là viết từ đầu tới cuối theo kiểu nghĩ gì viết xuống nấy nên cấu trúc không được chặt chẽ lắm. Mình cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc cmt dài như vậy. Và mình xin lỗi nếu lỡ tiếp theo đây mình vẫn phạm lỗi như vậy, bởi trong thời gian ngắn mình không thể cải thiện nhanh đến thế. Mình cũng không có đủ thời gian để chăm chút các cmt cho clip một cách hoàn hảo, rất mong bạn thông cảm cho các sai sót sẽ có của mình ^^". Mình mong là có thể giao tiếp thành công, nhưng không chuyên về triết và logic nên hoàn toàn có thể mắc các lỗi trình bày, hoặc thậm chí là ngụy biện mà không biết. Nếu có, mình rất hoan nghênh bạn chỉ ra và sẵn sàng học hỏi. Tuy nhiên, mình cũng sẽ mong nhận được góp ý cụ thể về nội dung hơn là chung chung hay thuần phê bình hình thức ^^. Bạn nói mình không hiểu nội dung clip, thực sự mình chưa có kiến thức về các tác phẩm triết học mà các bạn ấy nhắc đến trong clip (ngoài những điều các bạn ấy nói), nhưng cá nhân mình cho là việc ấy không quá cần thiết. Để bạn hiểu hơn về điểm nhìn của mình, thì background của mình là một ngành thuộc nhóm khoa học tự nhiên. Nhưng đừng vội cho rằng mình ủng hộ việc thượng tôn cách tiếp cận theo kiểu khoa học tự nhiên trong mọi vấn đề nha. Mình không tôn thờ khoa học và mình cũng quan niệm rằng khoa học là công cụ (như bất cứ thứ gì khác) và khoa học có lẽ không thể đưa đến chân lý (có lẽ bất cứ thứ gì cũng không thể đưa đến chân lý khách quan, hay không có chân lý khách quan). Đối với tất cả những vấn đề thuộc niềm tin, mình quan niệm "niềm tin cá nhân được giải quyết bởi cá nhân". Bởi vậy, dù quan tâm đến các câu hỏi của triết học, mình không đọc nhiều về triết. Và mình không chuyên về triết học phương pháp luận khoa học, mình chỉ có kinh nghiệm thực tiễn. Thứ nữa, mình rất tôn trọng quan điểm cá nhân, bởi vậy để tối ưu hóa khả năng đưa ra quyết định của người nghe, mình ưu ái việc cung cấp thông tin (mang tính bằng chứng) và để người nghe có quan điểm của họ, còn những phần nêu quan điểm thì mình chỉ xem đó là quan điểm thôi, không có ích lợi về mặt thông tin. Rồi, chúng ta sẽ quay về với nội dung clip. PS: không hiểu sao youtube không cho mình up phần reply, có lẽ do quá dài. Mình sẽ cắt nhỏ ra, bạn thông cảm giúp mình nhé ^^.
@macreff2 жыл бұрын
1/ Về nội dung clip, mình đánh giá là chưa có ích lợi thực sự ngoài việc đánh động, bởi mình cho rằng các bạn ấy thiên về nêu cảm nhận nhiều hơn, còn thiếu nhiều thông tin cần thiết. Bằng chứng là các bạn chỉ nêu một vài ví dụ để khái quát hiện tượng, sau đó có phản biện. Mình cho như thế là chưa có hệ thống. Bởi, nhiêu đó liệu có đủ để người nghe có một nhận định riêng về vấn đề? Để tự có nhận định về việc thái độ thế nào với khoa học là đúng đắn (và thế nào là thái quá), đầu tiên cần phải hiểu khoa học là gì và khoa học được xây dựng trên cơ sở nào, tức cần hiểu về phương pháp khoa học. Có như vậy mới vạch ra được giới hạn cho các kết quả từ phương pháp khoa học. Nhưng các bạn ấy hoàn toàn không thể nêu lên được điều cơ bản này. Vậy có phải người nghe chỉ đi theo mạch dẫn chuyện của các bạn và đơn thuần chọn tin các bạn hay không tin các bạn hay không? Hay chọn tin một phần? Lựa chọn ấy dựa trên cơ sở nào? Trong phần gợi mở vấn đề mình thấy có một red flag ấy là các bạn ấy nói, đại ý, "THEO NGÔN NGỮ KHOA HỌC thì chúng ta có quyền lựa chọn giống DNA tốt nhất để phân phối". Trời ơi! Đây chẳng phải là một sự nhập nhằng cực lớn từ các bạn ấy hay sao (mà nói thẳng ra là sai, sai trầm trọng)? Sẽ không có một câu hỏi khoa học nào là "Chúng ta có QUYỀN lựa chọn giống DNA tốt nhất của loài người để phân phối hay không?". Mình tin chính bạn cũng hiểu được, đó là một câu hỏi của quản lý xã hội! Sẽ không bao giờ có một câu hỏi khoa học nào về việc "Chúng ta có QUYỀN abc hay không?". Mình sẽ phản biện một chút phần phản biện của các bạn ấy ở đây luôn vì nó đang cùng một mạch về việc mình muốn nói có thể các bạn ấy đang có một quan điểm sai lầm về khoa học. Về đoạn này trong cmt của mình: "vì công cụ của chúng ta không ngừng phát triển, không có gì là lạ khi tri thức thu được có thể thay đổi, thậm chí với một tốc độ rất nhanh. Mình cho là chính những người xem một kết luận/giả thuyết khoa học ở một thời điểm nhất định là chân lý và bất biến mới thực sự không hiểu khoa học là gì", ấy là vì các bạn ấy nói đến sự kiện Thuyết Nhật tâm của Copernicus như một cách phản pháo rằng khoa học có thể sai và rằng thời ấy thuyết Nhật tâm được cho là duy tâm. Các bạn ấy đang rất nặng tư duy trắng-đen, đúng-sai và hoàn toàn loại bỏ ngữ cảnh. Điều này cũng rất phổ biến trong các văn bản đại chúng khi người ta bắt đầu bằng "khoa học đã chứng minh..." và mọi thứ phía sau đều được mặc định là "đúng", và đôi khi được người đọc tiếp thu rằng đó là "chân lý bất biến". Mình cực dị ứng với điều này! Để hiểu cách tiếp cận của mình, lấy tiếp vào ví dụ nhân giống DNA phía trên, thì có lẽ sẽ có trường hợp thế này: đặt một câu hỏi khả dĩ hơn "nếu chúng ta chọn giống DNA tốt nhất của loài người để phân phối thì điều gì sẽ xảy ra với vốn gene của loài người?" (tức nghiên cứu các biến động trong vốn gene của quần thể người. Câu hỏi này vốn không thực sự chính xác, vì DNA và gene là hai khái niệm khác nhau, nhưng chúng ta sẽ tạm bỏ qua). Để trả lời câu hỏi trên, chúng tôi chọn phương pháp mô phỏng bằng phần mềm xyz với các thông số được cài đặt như sau, thông tin đầu vào như sau, v.v.. Kết quả thu được là "...", từ đó, chúng tôi đưa ra kết luận như sau "...". Sau cùng, kết quả được công bố và mình đọc được bài báo với những thông tin trên. Đây là trải nghiệm của mình về khoa học, tiếp cận tất cả thông tin xung quanh một kết luận, và có nhận định riêng về độ tin cậy của nó - cái kết luận đó đáng tin bao nhiêu, có phù hợp không, có lố hay không, phụ thuộc lớn vào phương pháp, vào điều kiện thí nghiệm, vào độ lặp lại, vào sự biến động của các con số được trả ra. Ngày mai, có phương pháp mới, thì có kết luận mới. Có thể kết luận này ủng hộ kết luận cũ, có thể trái ngược, và khi đó, không phải chúng ta chọn cái nào đúng cái nào sai, mà là xem xét xem hai phương pháp này khác nhau về bản chất thế nào, điều kiện thí nghiệm khác nhau như thế nào, những tác nhân nào có thể đưa đến sự khác biệt về kết luận như thế, và hai phương pháp này, hai kết quả này có thể bổ sung gì cho nhau. Đôi khi, sự trái ngược không phải là một đúng một sai, mà lại gợi mở một câu hỏi mới để chúng ta đến gần hơn với cách mà sự việc diễn ra. Đôi khi, không có kết luận nào là sai cả, nếu đi kèm với ngữ cảnh của nó. Và với những hiện tượng đã được nghiên cứu nhiều và có nghiên cứu lặp lại nhiều, thì độ tự tin và đồng thuận với các kết luận liên quan sẽ cao lên. Nhưng cá nhân mình, mình không dám cho bất cứ thứ gì là chân lý, và luôn sẵn sàng cho một thay đổi chấn động vào ngày mai. Với mình, đó là cách tiếp cận đúng đắn. Còn về việc chúng ta có thể xem con người chỉ là cỗ máy phân phối giống hay không, về việc "nghĩa vụ" của con người có phải chỉ là phân phối giống hay không? Đó là một câu hỏi về triết học và xã hội, và sẽ mãi mãi như thế. Nếu các bạn bạn bảo rằng "Dawkins nói phải", thì có lẽ là đúng (và nên hiểu đó là quan điểm cá nhân của ông). Nhưng nếu các bạn nói "khoa học nói phải", thì mình mạn phép nói rằng các bạn đã sai, ít nhất là với người làm khoa học chân chính. Và đó cũng là lý do mình nói các bạn ấy đã nhập nhằng, là lý do mình nghi ngờ các bạn ấy không thực sự hiểu khoa học là gì. Trong video này, với những phát biểu ngầm ngụ ý khoa học là phi nhân tính và chống lại các giá trị loài người, mình cảm thấy vô cùng có vấn đề. Không, việc sử dụng một công cụ như thế nào, ấy là do người dùng. Việc ứng dụng các thành tựu khoa học như thế nào, ấy là do con người. Mình cho rằng khoa học tự nhiên không cổ vũ thiên kiến, và không hề theo đuổi mục đích định ra "ý nghĩa" của sự vật, sự việc. Còn NGỤY khoa học thì mình không biết thế nào. Có lẽ bằng việc cung cấp đầy đủ hơn cho đại chúng về bản chất của khoa học và về các phương pháp khoa học, chúng ta có thể tự nhiên tránh những rắc rối do hiểu lầm gây nên. Về phần phản biện, có lẽ do cá nhân mình không đủ kiến thức về mảng này, mình cảm thấy phần phản biện này nặng về trích dẫn nhưng mặt khác lại thiếu phần phân tích quan điểm, chưa đa chiều (bởi không có luận cứ để phân tích độ phù hợp của phát biểu), nên mình cho là còn khá hời hợt. Và mình đặc biệt nhạy cảm với câu "...đi ngược với quan điểm của Kant về nhân loại", bởi câu này tiềm tàng ý nghĩa rằng quan điểm của Kant là chân lý, mà bạn ấy lại còn nhấn giọng chỗ này. Một lần nữa, mình mạn phép cho rằng quan điểm của Kant là quan điểm cá nhân của ông ấy, một quan điểm cá nhân nhận được nhiều sự ủng hộ (biết đâu mình cũng là người ủng hộ ^^), và về mặt triết học là nặng ký hơn hẳn Dawkins. Nói ra thì, kể cả trong khoa học cũng thế, nói đến cùng có lẽ cũng là "quan điểm cá nhân". Nhưng với sự cố gắng loại trừ nhiều nhất có thể ảnh hưởng từ người thực hành vào kết quả thí nghiệm, chúng ta có một điểm tựa nhất định để mặc định, để tin rằng kết quả đó là "khách quan", còn kết luận là chủ quan, thứ chủ quan cố gắng tuân theo logic hết sức có thể, với những gì mình có trong tay. Nhưng bên ngoài những gì có trong tay đó, ai biết bên ngoài đó là gì? Kể cả chức năng tìm kiếm sự thật khách quan, chúng ta còn phải nhìn nhận một khuyết thiếu như thế, thì huống gì lại còn muốn gán một vai trò vốn không hề của khoa học lên vai nó, vai trò về quyết định "ý nghĩa"? Mình vẫn nói, kết luận của ngành nào thì chỉ nên hiểu trong ngữ cảnh của ngành đó thôi. Về ví dụ của Copernicus và Thuyết nhật tâm, mình đã nói phía trên. Về việc các bạn ấy cho rằng phương pháp khoa học là một định chế của loài người và có sự phát triển như các định chế khác, mình đồng tình. Còn nó có phát triển hỗn loạn hay không thì mình không có ý kiến.
@macreff2 жыл бұрын
2/ Cá nhân mình, mình không cho là mình có thể phản biện niềm tin, vì đó là quyết định cá nhân. Về việc bạn nói mình thiếu dẫn chứng, thực ra mình không muốn áp đặt, nên mình không phản biện niềm tin của các bạn ấy, nên cũng không cần có luận chứng chi cả về việc chủ nghĩa duy khoa học là đúng hay sai (cái này quá chung chung, nếu muốn phản biện thì phải có trường hợp cụ thể) hay toàn bộ quan điểm, cảm xúc của các bạn ấy đối với vấn đề này là đúng hay sai. Mà dù nếu thực sự muốn, mình nghĩ rằng mình cũng chưa có đủ thông tin về niềm tin của các bạn ấy đâu. Mình chỉ nhận ra các điểm đáng báo động khiến mình nghĩ các bạn ấy chưa thực sự hiểu "phần cứng" của vấn đề mà các bạn ấy đang phân tích. Mình sợ rằng sự nhập nhằng này có thể không những không giúp, mà còn khiến những nhận định sai lầm về bản chất khoa học càng được dịp rối rắm hơn. Mình không muốn áp đặt quan điểm của mình lên bất cứ ai, vậy nên mình chỉ nêu ý kiến của mình về việc mọi người nên hiểu về bản chất của vấn đề, nên áp dụng đúng phương pháp cho đúng vấn đề, và nêu ý kiến về việc chính sự hiểu sai và áp dụng sai này là nguyên nhân dẫn đến các tư tưởng cực đoan. Vì bạn cho rằng mình thiếu luận cứ, mình đã mạn phép trình bày và phân tích rõ thêm một số điểm mình cho là nghiêm trọng ở phía trên. Mình xin đặt thêm một câu hỏi bên lề là tại sao các bạn ấy phải sử dụng và nhấn mạnh các minh họa cực đoan là quan điểm của các nhà khoa học về giá trị xã hội? Bởi mình cho rằng ý kiến của một người về một việc bên ngoài chuyên môn của họ không nên có giá trị cao hơn phát biểu của những người khác, chỉ vì họ có chuyên môn trong một lĩnh vực nào đó. Mọi người sẽ không tin răm rắp một nhà thơ nếu người ấy nói "thiếu tình yêu loài người sẽ chết" như ví dụ mình nói. Vậy, tại sao nếu một nhà sinh học tiến hóa nói "sự tồn tại của con người không có bất cứ ý nghĩa nào" thì nó lại trở thành kim chỉ nam được? Những nhà sinh học đâu có nghiên cứu về ý nghĩa của cuộc đời con người đâu? Phải chăng chính các bạn ấy cũng đang có thiên kiến rằng những gì được phát biểu bởi một người làm khoa học sẽ được xem là chân lý? Mình công nhận là có nhiều người hiện đi theo xu hướng thần tượng hóa khoa học, dẫn đến việc tư duy này có thể nảy sinh. Thế nhưng những người biết vạch giới hạn sẽ không nghĩ thế, và các bạn ấy đã không nêu lên được điểm quan trọng này. Tại sao các bạn ấy không thể chỉ ra cho người nghe một điều rất đơn giản, rằng các nhà khoa học không phải là nhà xã hội học, và họ không có chuyên môn gì, không có bất cứ thẩm quyền gì để kết luận về vấn đề đó? Tại sao các bạn ấy đã không nhấn mạnh một điều rất đơn giản thôi, rằng đó chỉ là quan điểm cá nhân của họ? Bằng cách tiếp cận này, các bạn ấy đã không thể góp tiếng nói giúp dung hòa khoa học vào đời sống con người một cách hài hòa và phù hợp hơn, trái lại đào sâu thêm hố sâu ngăn cách, nhen nhóm thêm hoang mang mà sau đó lại chưa đưa ra được giải đáp phù hợp, cũng không có gợi mở cho việc tìm hiểu sâu thêm cốt lõi của đối tượng các bạn ấy đang bàn. Với những người quan tâm đến vấn đề, tiếp tục đào sâu tìm hiểu thì mình cho cuối cùng họ sẽ có được một quan điểm quân bình. Còn với những người chỉ xem video này rồi thôi, những người sẽ cho rằng "chúng ta có quyền lựa chọn giống DNA tốt nhất để phân phối không? Theo ngôn ngữ khoa học, là có", mình thực sự không dám nghĩ tiếp... Mình hy vọng rằng hồi đáp này của mình đã truyền tải đủ rõ về những băn khoăn và ý kiến bất đồng từ phía mình. Cảm ơn (các) bạn đã kiên nhẫn đọc đến đây ^^!
@macreff2 жыл бұрын
PS: mình muốn nói thêm là mình bình luận dựa trên trạng thái hiện hành của khoa học. Mình tin là quan niệm khoa học và phương pháp luận khoa học đã trải qua quá trình thay đổi và phát triển trong quá khứ. Tuy nhiên, mình không nắm rõ phần lịch sử này, do đó có thể không đánh giá đúng được tác động của các kết luận khoa học trong giai đoạn tương ứng. Mình chỉ nói về hiện tại thôi, và các sự kiện quá khứ được xem xét dưới lăng kính hiện tại để rút ra bài học. Và ngày mai, khi các thay đổi khác tới, để khoa học trở nên hoàn thiện và đúng đắn hơn, mình cũng sẽ hoan nghênh đón chờ và cập nhật tư tưởng.
@toanphucnguyentri28962 жыл бұрын
Cảm ơn tác giả vì đã phổ biến một góc nhìn khác về khoa học. Mình chỉ có một số nhận xét cá nhân là các ví dụ và lập luận đưa ra chưa đủ thuyết phục và đi vào trọng tâm. Mình cảm thấy có sự bias trong lập luận chống lại KHTN, dù rằng nhiều tính chất của Scientism mang tính phổ quát cho cả triết học và KHXH. Một số ý kiến của các nhà khoa học lớn được trích dẫn không phản ánh đầy đủ ngữ cảnh mà ý kiến đó được đưa ra và không phản ánh đầy đủ (hoặc đủ tổng quan) về quan điểm của nhà khoa học đó. Bên cạnh đó, một tính chất nền tảng của hệ thống khoa học là tính Falsifiability (khả sai?) đã không được đề cập đến. Sự đúng đắn (hoặc không) của rất nhiều nhận định về khoa học có thể được biện luận chặt chẽ dựa trên tính Falsifiability này. Tuy nhiên, mình vẫn rất hoan nghênh video này và hi vọng kênh sẽ ra một video riêng về Science Wars dưới một góc nhìn khách quan hơn.
@levinhtran35772 жыл бұрын
để lý thuyết khoa học được nghĩ ra thì nó phải dựa trên quan sát thực tế. thuyết nhật tâm là do quan sát thấy mặt trời làm tâm hợp lý hơn trái đất làm tâm. thuyết tương đối là từ công thức sóng điện từ thấy ánh sáng có vận tốc không so với gì cả. tôn giáo nêu niền tinh nhưng không đưa ra dẩn chứng nên mình tinh vào khoa học hơn. những kiến thức về tâm lý cũng từ thực nghiệm mà ra cả.
@Thomas-the-Helios2 жыл бұрын
Đồng quan điểm với bạn, kênh này các chủ đề khác như đạo đức, thế giới quan,...lập luận rất hay, cái nhìn tương đối khách quan và đa chiều. Tuy nhiên trong video này thể hiện rõ bias công kích với những người thuộc giới KHTN. Phần phản biện scientism không thuyết phục, 1 ví dụ cụ thể là phần lập luận thuyết nhật tâm, quá khiên cưỡng khi dùng những lập luận đó là 1 thuyết duy tâm. Bạn nào tìm hiểu cụ thể hơn thì về cơ bản thuyết nhật tâm bị chính tôn giáo (tin vào thuyết Địa tâm) đàn áp, giới khoa học thời bấy giờ cũng chưa có đủ kiến thức để chứng minh và hoàn toàn ủng hộ thuyết Nhật tâm. Tuy nhiên đó chỉ là các quan niệm phổ biến ở phương Tây, trong khi ở khu vực Ấn Độ hay Hy Lạp thời cổ đại, các nhà khoa học, toán học ngày xưa cũng đã có một số quan sát nhằm cho rằng Trái Đất không phải trung tâm của vũ trụ rồi.
@jnguyen92582 жыл бұрын
Ku ad và nhiều đứa cmt đang hiểu sai về duy khoa học, khoa học là để làm rõ ràng mọi thứ, đưa mọi thứ về với sự thật. Chứ ko phải là bác bỏ mấy cái như triết học, thần học, văn học nghệ thuật, các giá trị truyền thống này nọ, ko phải tự nhiên mà ng ta dùng từ "khoa học xã hội"!
@quanganho442 жыл бұрын
@@jnguyen9258 nhưng vấn đề là "sự thật" cũng chỉ là định mức nhất thời, không có nghĩa là sau này nó sẽ sai nhưng mà sẽ có những khẳng định khác thay vào nó hoặc củng cố nó để trở nên đúng hơn. Cái mà chủ kênh muốn nói đến là duy khoa học chỉ chăm chăm bám vào cái "sự thật" đấy và sẽ trở nên cực đoan và nguy hiểm nếu có sự đúng hơn xảy ra
@dobangtrinh2 жыл бұрын
Rất thích kênh này, giọng của Trung thu hút ghê!
@nguyenthicamnhung7282 жыл бұрын
Hay quá ạ, em đã tìm được một kênh mà qua đó có thể có những trải nghiệm học tập thú vị! Cách dựng video cũng rất hay
@levinhtran35772 жыл бұрын
văn hóa nghệ thuật truyền thống cũng giúc con người thoải mái vui vẻ từ đó truyền lại bộ DNA của mình tốt hơn
@tanphat4064 Жыл бұрын
Mong ad làm nhiều clip về đề tài các chủ nghĩa triết học như: chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa hoài nghi, chủ nghĩa hư vô,...
@sachvabanaudiobook Жыл бұрын
Khoa học chỉ giải quyết được vấn đề từ khi : Vũ trụ hình thành cho đến lúc kết thúc (tận thế). Còn thời điểm : trước khi có vũ trụ và sau tận thế thì đó là công việc của Thần Học.
@CaNho-yv9jy Жыл бұрын
Khỏi cần thần học, ở mức độ không có gì chứng minh thì mỗi người đều có thể mõm về việc cái gì xảy ra trước và sau tạo hoá. Thần học thì hơn đc cái gì? Hệ thống câu chuyện to hơn và số người tin nhiều hơn à? :V
@danhduong8202 жыл бұрын
Xin cám ơn Council. Những thông tin quá ư là thú vị và bổ ích.
@TuNgan-PopPsych2 жыл бұрын
Quá tuyệt vời luôn ấy! Thank you.
@datle28632 жыл бұрын
Mình thấy khá thú vị ở câu nói đại khái là con người là những cỗ máy DNA để tạo ra những cỗ máy DNA khác. Có nhiều người vẫn nghĩ theo kiểu này một cách mù quáng đến mức họ không coi trọng người cùng họ làm ra "những DNA khác" mà họ coi việc đó là nghĩa vụ "thiêng liêng, cao quý" của bạn đời/người yêu hoặc họ chỉ coi trọng bạn đời/người yêu vì chức năng sinh đẻ đó. Đáng buồn 1 mà đáng sợ 10.
@huuatduong38522 жыл бұрын
Bạn nói niềm tin đến trước rồi khoa học đến sau, vây quan điểm khoa học là chân lý cũng khá hợp lý
@yennguyen49322 жыл бұрын
Rất bổ ích và thú vị. Cảm ơn kênh rất nhiều
@sep312 жыл бұрын
Xin chào, Rất vui khi được biết đến kênh của các bạn ^^
@baonguyenthien19712 жыл бұрын
Mình là người theo chủ nghĩa duy khoa học. Cả gia đình rất tin vào tôn giáo, mình thì ngược hẳn. Thời xưa, mây mưa được coi như thần, như rồng phun nước. Chỉ có khoa học đã chứng minh đc mưa là gì, vì sao có mưa. hồn ma, thế giới âm, đó là những điều khoa học chưa giải thích được, và nó khiến mọi người vẫn cúng kiến, sợ hãi,... Yên tâm, rồi khoa học sẽ chứng minh được, và rồi mọi người sẽ thôi thờ phụng nó như thờ phụng mưa như ngày xưa. Dehumanize? Máy móc hoá, mất hết cảm xúc,...? Ko sao cả, những nhà khoa học như chúng tôi ko sợ đâu, và chúng tôi sẽ hy sinh bước tiếp để nhân loại phát triển với nhiều kiến thức và hiểu biết hơn.
@ananda93702 жыл бұрын
Ví dụ kiểu như con mắt nhìn cảnh vật đc và đưa ra hàng loạt các nghiên cứu và kết luận đấy là khoa học tối cao . Nhưng con mắt thì nó lại k tự nhìn dc nó .
@BaoNguyen-wx9rt2 жыл бұрын
Hy vọng trong tương lai nhóm sẽ có thêm podcast :D
@greengreenieee88812 жыл бұрын
Về chủ đề này khi mình đọc sách của một số nhà toán học hay vật lý thì rất nhiều người đi đến kết luận rằng triết học và khoa học phải song hành với nhau. Tuy nhiên khá nhiều nhà khoa học hiện tại đi theo duy khoa học (mà đôi khi mình cảm thấy là cực đoan luôn), nó thực sự cũng là một loại rào cản trong chính sự tiến bộ của khoa học tự nhiên, logic của loài người cũng không phải là một công cụ toàn năng (có thể ví như xây tháp trên lưng rùa)
@thanhthiennguyen30822 жыл бұрын
Khoa học nó đúng là 1 trong rất nhiều công cụ phục vụ con người tuy nhiên khoa học rõ ràng là đặc biệt hơn, con người có thể sáng tạo các loại công cụ khác dựa trên khoa học, tất nhiên các lý luận khoa học cũng chỉ là những thứ được gọi tên và con người nhiều lúc đã gọi tên sai, gọi tên sai không có nghĩa là nó không tồn tại, còn con người 1 khi không bảo tồn được các giá trị như âm nhạc, chữ viết, ngôn ngữ thì 1 mai nào đó thì con người (công cụ toàn năng duy nhất có khả năng của cả người sáng tạo, bảo tồn và đánh giá) bị tiệt diệt thì coi như các giá trị kia cũng biến mất hoặc mất giá trị, còn khoa học thì nó vẫn ở đó, không cần sáng tạo, chỉ cần chứng minh. 1 cái mấu chốt để người ta tin tưởng khoa học tuyệt đối và coi khoa học là cái gốc, cái nguồn cội sâu xa nhất của mọi thứ là khoa học có thể chế tạo mọi thứ, tức là từ khoa học thì con người có quyền năng sáng tạo (âm nhạc, tư duy, cảm xúc... nhờ khoa học con người đều có thể tạo ra được, khả năng của khoa học vẫn ở đó tuy nhiên con người có tận dụng được cái có sẵn đó không thì chưa biết). Và ngược lại con người không thể nhờ tri thức về ngôn ngữ, âm nhạc, triết học để biến từ ý tưởng trở thành hiện thực được. Khoa học đơn giản là cái có sẵn cần hệ thống và đặt tên, sau đó thì tùy vào mục đích mà sử dụng cái có sẵn hoặc chế biến, chế tạo lại thành dạng mới vì mục đích của con người.
@kldad20242 жыл бұрын
Xuất sắc, làm ơn hãy làm thêm nhiều video như vậy. Tôi cảm thấy được khai sáng sau khi xem video của các bạn.
@huuthanh90852 жыл бұрын
Khi nào có thời gian bạn làm thêm nhiều clip về chủ đề như này nữa nhé, ở Việt Nam có KZbin nói về vấn đề này nhưng họ nói chung chung ko có dẫn chứng rõ ràng, xem clip này giúp mình hiểu sâu hơn vấn đề ,chúc bạn sức khoẻ và thành công trong cuộc sống
@vukhoinguyen2 жыл бұрын
Nhưng câu hỏi ban đầu phải là " Khoa học bao trùm những gì ? Hay cái gì là khoa học cái không là khoa học ?" Việc định nghĩa con người là cổ máy DNA vì suy nghĩ của ông chỉ giới hạn ở khoa học sinh học.
@TracyNguyen2018Jan2 жыл бұрын
Đúng trọng điểm. Thật là thú vị.
@vinhhuynhxuan61942 жыл бұрын
Video rất thú vị và có nhiều kiến thức ạ
@MsBenguyen2 жыл бұрын
tuyệt vời
@sonvu80192 жыл бұрын
rất thú vị và cuốn hút.mình hy vọng hội đồng sẽ lan tỏa clip trên 2 kênh youtube và facebook để mọi người có thể lan tỏa hội đồng xa hơn
@quanbui8038 Жыл бұрын
Mình mong hội đồng có thể lựa chọn một số lớn các bài này xuất bản thành sách.Có thể nhiều vấn đề của hội đồng vẫn có phản biện.Nhưng hàm lượng tru thức,phương pháp luận thật đáng học tập ,rất có tác dụng khai mở trí thức.Khâm phục.!!!
@thanglam75672 жыл бұрын
Xem xong video, nói thiệt lòng cũng phải đồng ý là ai mà tin khoa học là câu trả lời cuối cùng cho mọi sự vật hiện tượng hoặc là chìa khoá soi đường cho tương lai có vẻ như đang mang một tâm lý chủ quan duy ý chí rằng khoa học là một định mệnh hay một cái "đạo" tự nhiên và dĩ nhiên. Theo cái nhìn bản thân, khoa học đơn giản là một tập hợp các phương pháp tìm hiểu, giả thuyết và lý luận về thế giới. Điều này không có nghĩa là các lý luận, phương pháp và giả thuyết mà ta gọi là khoa học là đúng. Song, bản thân khoa học tự nhiên với các phạm trù dựa trên số liệu và phân tích toán học dường như vẫn là sự nhìn nhận và thấu hiểu thế giới một cách ít chủ quan nhất và mang tính ứng dụng cao ít nhất là vào đời sống vật chất của con người. Do vậy có thể nói dù khoa học không thể là tấm bản đồ để chỉ rõ một hướng nhất định cho con người nhưng nó là một cái la bàn để xác định được phương hướng.
@layonnguyen5139 Жыл бұрын
Cảm ơn Hội Đồng Cừu
@BSSaoHoa2 жыл бұрын
man, i am always amazed by your topic! Never known any scientist thought that way!
@VuLamDang2 жыл бұрын
Mình không ủng hộ chủ nghĩa khoa học toàn trị/duy khoa học - dù mình có thể được liệt vào nhóm Rationalistic Scientism (vì bản thân mình cũng là người làm khoa học). Tuy nhiên trong video có một vài điểm làm mình lấn cấn. Điểm lớn nhất mình lấn cấn là về Copernican heliocentrism. Trung đưa ra luận điểm về Copernican Heliocentrism như một phản biện lại chủ nghĩa khoa học và phương pháp luận khoa học, và CH là một ví dụ của chủ nghĩa duy tâm vì nó đi ngược lại hiểu biết khoa học đương thời. Tuy nhiên đây lại là lý lẽ lớn nhất của những người theo chủ nghĩa khoa học: Khoa học trên toàn thể có tính tự sửa sai (self-correction), vì nó đòi hỏi phải đặt lại vấn đề nếu như có điều gì đó trong thí nghiệm/thực tiễn không phù hợp với lý thuyết (vật chất quyết định ý thức). Thực tế vào thời điểm của Copernicus đã tồn tại nhiều thuyết nhật tâm dù chưa hoàn thiện (Sai về quỹ đạo tròn hoàn hảo của các hành tinh), Copernicus mở rộng thuyết này bằng việc đưa ra ý tưởng về các quỹ đạo elliptic. Thực tế Copernicus phản biện lại trước thuyết địa tâm là vì đã phát hiện những sai lệch trong tính toán quỹ đạo, và khi sử dụng các phương trình theo thuyết nhật tâm thì kết quả ra chính xác hơn (Nhất là với các kết quả của Kepler). Vậy đây có phải là một ví dụ điển hình của sự đúng đắn của phương pháp luận khoa học? - Mình không đồng ý với quan điểm lý thuyết của Copernicus là duy tâm. Điều này lại đưa đến một câu hỏi về triết học và khoa học: Liệu Toán học có phải là một môn khoa học? Toán học là một formal method, nó thật ra lại không đi theo phương pháp luận khoa học, nhưng nó lại là một phần không thế thiếu của khoa học. Toán học phát triển song hành với khoa học, cung cấp các phương tiện về mặt lý luận cho khoa học tự nhiên, nhưng liệu nó có phải là một phần của khoa học? (cái này mình nghĩ nên trích dẫn thêm Hardy's Apology). Điều nguy hại lớn đối với khoa học theo mình đấy chính là khi nhắc đến 8:21 , khoa học không thể chứng minh những điều liên quan đến duy tâm, nhưng những người có niềm tin đó lại muốn ép buộc phương pháp luận khoa học vào niềm tin của mình. Không một nhà khoa học nào có thể đưa ra được một câu trả lời về rằng Chúa tồn tại, hay kiếp luân hồi có thật, và không một nhà khoa học nào muốn dây dưa với những câu trả lời đó. Mình nghĩ đây là vấn đề khi những người không làm khoa học hàng ngày hiểu sai về câu nói của NDT: Why do scientist care about meaning of meaning. Vì bất cứ câu trả lời nào cũng đều là phản khoa học. Đây cũng là vấn đề lớn với khoa học xã hội: người làm khoa học tự nhiên như mình rất bối rối khi người làm khoa học xã hội cố gắng đưa các phương pháp khoa học tự nhiên vào giải quyết các vấn đề của khoa học xã hội. Theo quan điểm của mình, khoa học xã hội cần thoát ra khỏi cái bóng của khoa học tự nhiên và tìm ra những phương pháp lý luận riêng, phù hợp với bộ môn và đặc thù của mình. Thứ gần nhất mà khoa học tự nhiên có thể áp dụng được cho khoa học xã hội là những lý thuyết gần đây về hệ thống phức tạp (Complex System) và lý thuyết thông tin (Information Theory). Vì khoa học xã hội đo đếm những ảnh hưởng phức hợp của quá nhiều yếu tố - điều này đi ngược với tôn chỉ testable của khoa học tự nhiên, trong khoa học tự nhiên bạn muốn đưa ra các luận điểm xác tín được bằng thực nghiệm và buộc phải loại bỏ tối đa những ảnh hưởng của các yếu tố phức hợp ngoài mục tiêu đo đếm của mình. Về câu nói của Dawkins: Là một người làm về sinh học tính toán, mình buộc phải đồng tình với Dawkins. Quan điểm của mình là kể cả khi tính đến những giá trị về mặt đạo đức của con người, sự phát triển về đạo đức con người cũng là một nền tảng giữ cho xã hội ổn định và từ đó phát triển về số lượng quần thể lớn hơn: Một xã hội ổn định ít chiến tranh bệnh tật sẽ là một xã hội có quần thể lớn và lâu dài. Ở dây còn một khía cạnh nữa: Bên cạnh sự phát triển về mặt không gian sinh tồn: các quần thể cố gắng chiếm lĩnh không gian sinh tồn ngày một lớn, chúng ta còn phải tính đến sự phát triển về thời gian sinh tồn, cũng là một khái niệm về không thời gian. Điểm yếu của phương pháp luận duy vật biện chứng như được dạy ở nhà trường Việt Nam là chúng ta coi thời gian như những lát cắt nhỏ và chỉ quan sát dưới một hệ quy chiếu về không gian, mà không tính đến sự mở rộng của các lực lượng về mặt thời gian - kéo dài sự tồn tại của các thể chế hay quần thể (mình không biết viết ra thế này có khó hiểu không, mình không giỏi giải thích những ý tưởng triết học này). Lý thuyết về hệ thống phức tạp cho rằng ngay cả khi các yếu tố chưa chắc đã có ảnh hưởng hữu hình (apparent correlation) chúng vẫn có thể có những ảnh hưởng ngầm lâu dài. Mình rất thích các video của Trung. Biết đến bạn từ video về Ukraine qua góc nhìn luật quốc tế. Keep up the good work!
@VuLamDang2 жыл бұрын
Về luận điểm các phát biểu của Dawkins và lý luận của genetic dẫn đến eugenics: điều này xuất phát từ một sự thiếu hiểu biết (của đương thời) về hệ gene, cân bằng gene và di truyền. Hệ gene là một hệ thống phức hợp, một tính trạng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau trên bộ gene. Việc phối giống để đề cao một tính trạng nhất định, ví dụ như theo lý luận của quốc xã, sẽ đưa đến những hệ quả về mặt lâu dài: Ví dụ như màu da quan hệ trực tiếp đến tỉ lệ ung thư da, khả năng chống chọi với tia UV từ ánh sáng mặt trời, hay năng lực sản xuất vitamin D trong điều kiện thiếu ánh sáng. Lý thuyết di truyền quần thể quy định một sự đa dạng nhất định trong hệ gene: loài người sẽ không thể sống sót với thuyết ưu sinh, nếu không sẽ nhất định có một dịch bệnh hay một sự thay đổi môi trường lớn diễn ra mà con người không thể thích nghi được. Không một nhà khoa học nào nghiêm túc về lý thuyết di truyền hiện đại (Modern Synthesis) lại có thể ủng hộ thuyết ưu sinh, và cộng đồng khoa học đều phản đối.
@malpha69682 жыл бұрын
Sinh học tính toán là vật lý sinh học lý thuyết phải ko .
@VuLamDang2 жыл бұрын
@@malpha6968 sinh học tính toán (computational biology) là dùng các công cụ toán thống kê/máy tính để giải quyết một số vấn đề sinh học bạn ạ. Vật lý sinh học (Biophysics) lại là một chuyên ngành khác (giải thích các vấn đề sinh học dựa trên nền tảng vật lý)
@malpha69682 жыл бұрын
@@VuLamDang à tin sinh đúng ko
@VuLamDang2 жыл бұрын
@@malpha6968 dạ đúng rồi bạn
@manhquangnguyen2413 Жыл бұрын
Mình thì nghĩ thế này, con người là một thứ gì đó không hoàn hảo và khiếm khuyết nên hiển nhiên những công cụ mà chúng ta tạo ra không có lí do gì để có thể hoàn hảo cả dù rằng là có thể vượt trội hơn chính bản thân chúng ta về một số mặt. Điều này tương tự với các chủ nghĩa mà chúng ta tạo ra. Không có bất kì một chủ nghĩa nào có tính siêu việt và vượt trội hơn so với cái còn lại. Nên mình nghĩ những chủ nghĩa này sẽ được sử dụng cho từng thời kì ứng với một giai đoạn lịch sử phù hợp với bản thân nó. Như mọi người có thể thấy trong arcane thành phố piltover do đã nhận quá nhiều sự đóng góp của khoa học mà khiến cho chúng ta có cái nhìn thiên vị hơn về khoa học. Từ đó dẫn tới khoa học được coi như là kim chỉ nam vì đơn giản thôi ai lại không đi theo thứ tạo ra nhiều của cải và lợi ích nhất. Và điều này cũng hoàn toàn đúng với từng tiến trình lịch sử mà con người ghi nhận. Còn khoa học, mình phải công nhận khoa học là thứ khách quan nhất mà con người từng tạo ra vì đơn giản nó là sự logic, tính chứng minh của nó rất cao và thường được cân nhắc để làm thước đo cho nhiều thứ. Nhưng nhiều thôi chứ không phải tất cả sự logic không thể chứng minh được tính trừu tượng của một vấn đề và ngược lại sự trừu tượng rất khó để có thể chứng minh được một cái gì đó logic. Song hành nhưng đồng thời độc lập là thứ tốt nhất mà chúng ta có thể làm được. Trong tương lai thì mình không chắc vì con người là một cái gì đó rất ẩn số. Nhất là khi chúng ta những người đã chứng kiến dòng chảy của lịch sử có thể thấy thế giới đã biến đổi nhanh tới nhường nào. Mong rằng trong một tương lai không xa sẽ có nhiều chủ nghĩa cũng như lí luận có thể giúp và đóng góp nhiều hơn cho toàn thể nhân loại.
@khongbietkhongbiet82692 жыл бұрын
tâm linh. mình tin vào tâm linh. mình đã trãi nghiệm nó. 7 ngày liên tục trái tim của mình nhói đau theo kiểu đau buồn thê thãm..tự nhiên cãm nhận như vậy mà không hiểu tại sao?, các anh trai mình cũng có cãm giác như vậy nhưng khônh nặng nề như mình. Một vài hôm sau đó, gia đình mình nhận tin chị gái ở xa bị nhiễm covid và một tuần sau đó chị ấy mất.
@tungcao53802 жыл бұрын
@@ThienNguyen-es7pt Phật giáo KHÔNG tin vào sự TỒN TẠI của linh hồn ! MỤC ĐÍCH tối thượng của Phật giáo là THOÁT KHỔ, là tôn giáo DUY NHẤT xoay quanh CON NGƯỜI VÀ SỰ GIẢI THOÁT DO TỰ THÂN CON NGƯỜI, các tôn giáo khác ĐỀU xoay quanh THƯỢNG ĐẾ VÀ SỰ GIẢI THOÁT DO THƯỢNG ĐẾ BAN PHƯỚC.
@renler75552 жыл бұрын
nhạc nền rất hợp với nội dung video
@khuenguyenthu33602 жыл бұрын
Chết rồi, đã dành cho Narrator một tình yêu 💓
@tommythuyen40632 жыл бұрын
Nội dung quá hay cảm ơn Admin ! ^_^
@quocvietnguyen3092 жыл бұрын
Mình không rành về triết học, nhưng khi xem phần phản biện của bạn về câu trả lời của giáo sư về bản chất con người là "nhân giống DNA", mình nghĩ rằng chưa thuyết phục lắm. Câu trả lời này không phải phủ định các giá trị khác như bạn nói, vì theo mình nghĩ, đây là câu trả lời chuẩn về bản chất sinh học. Theo một góc nhìn của mình, các giá trị xã hội, tình cảm, tinh thần... của con người đều được sinh ra trong quá trình thực hiện mục tiêu "nhân giống DNA", và các giá trị có thể tồn tại và truyền lại qua thời gian đều là các giá trị góp phần giúp con người tồn tại, phát triển, từ đó đảm bảo được quá trình "nhân giống DNA".
@hoangminh6742 жыл бұрын
Đồng ý với bạn, việc con người theo đuổi hoàn thiện những giá trị xã hội, tinh thần.. nghĩ kĩ cũng ko nằm ngoài sức ảnh hưởng chọn lọc tự nhiên. Ngoài ra, ý của R. Dawkin cũng chưa chắc đại diện cho toàn bộ giới KH để dựa vào đó ta phủ định scientism. Cá nhân tôi nghĩ rằng loài người đang trong quá trình để hiểu bản chất, định mệnh của mình, mà KH hiện giờ là công cụ sáng giá nhất cho sứ mệnh đó.
@kemmuadong2 жыл бұрын
Mong hội đồng có thể làm một video phân tích triết học trong sách Suối nguồn của Ayran
@vy2599 Жыл бұрын
Mình theo Chủ nghĩa Duy Khoa học, hầu hết các vấn đề xung quanh mình nó đều nằm trong phạm vi khoa học có thể giải thích được, một niềm tin sẽ sai nếu có người chứng minh nó không còn đúng, khoa học đơn giản vậy thôi.
@trucngon35212 жыл бұрын
Mong ad làm một video về Pragmatism. Cảm ơn ad
@avo-chan2 жыл бұрын
Tự nhiên nhớ tới Xeno Houston Wingfield của bộ Dr.Stone quá!
@HoaLeCong-ys2km2 жыл бұрын
Rất hay
@whitehorse79652 жыл бұрын
mình đồng quan điểm với HDC
@King.Nguyen-Canada2 жыл бұрын
Tuyệt vời
@phile86642 жыл бұрын
Theo tôi Chủ nghĩa duy khoa học có thể bao trùm hết mọi thứ: Vấn đề là level áp dụng của con người chưa đạt đủ thôi, ví dụ trường hợp Hitler áp dụng thuyết tiến hóa Darwin để giết các chủng tộc người khác được coi là thấp hơn, người khuyết tật, LBGT.... là áp dụng ở level thấp sẽ ko giải quyết được vấn đề của tự nhiên "bản năng sinh tồn tự nhiên" của các loài vật như loài cỏ dại làm sao diệt được hết, những loài chuột bẩn thỉu làm sao diệt hết được huống chi là con người là 1 sản phẩm cao cấp của tự nhiên. Sau này khoa học phát triển lên thì biết được chuỗi thức ăn làm cân bằng sinh thái, thì cách xử sự sẽ hài hòa hơn
@ngotrongphuc992 жыл бұрын
sẵn chủ đề này mong HĐC làm 1 clip nói về quan điểm, góc nhìn của nhân vật Dr.Manhattan trong Watchmen
@ngocdoankim36192 жыл бұрын
Rất thú vị
@sandking54932 жыл бұрын
rất hay :D cảm ơn nhóm
@tuannghiabui49692 жыл бұрын
Cũng có 1 nhân vật mang khuynh hướng "đặc sệt" scientism là Sheldon Cooper trong loạt sitcom The Big Bang Theory, lúc nào cũng cứng nhắc với việc lý giải hay mã hóa mọi thông tin theo góc nhìn khoa học.
@huytran29912 жыл бұрын
Nếu mục đích của bạn là giúp cho loài người tồn tại và phát triển. Nghĩa là bạn đang muốn loài người tiếp tục ... "Nhân giống DNA". Mục đích cuối cùng của loài người cũng là "Nhân giống DNA" thôi bạn ơi
@trivo58632 жыл бұрын
chuẩn, +1 like
@beered66592 жыл бұрын
Em thắc mắc: trong vật lý, các nhà vật lý học có cố gắng tìm ra 1 lý thuyết, hay 1 công thức có thể thống nhất được tất cả các mảng của vật lý. Vậy trong tất cả các ngành khoa học nói chung (khtn, khxh, triết học, xh học, thần học...) có ai từng có suy nghĩ về việc tạo ra 1 lý thuyết có thể thống nhất tất cả các ngành đó hay k
@quanquynh64602 жыл бұрын
chắc chắn là k. vì k có j tồn tại một cách độc lập và riêng biệt
@ktstrandang Жыл бұрын
Nội vật lý còn chưa tìm ra lý thuyết thống nhất nữa là
@levinhtran35772 жыл бұрын
khi thuyết nhật tâm ra đời cũng phải quan sát trời sao rồi thấy mặt trời làm tâm hợp lý hơn trái đất làm tâm nên mới nghĩ ra thuyết nhật tâm
@jnguyen92582 жыл бұрын
Ku ad và nhiều đứa cmt đang hiểu sai về duy khoa học, khoa học là để làm rõ ràng mọi thứ, đưa mọi thứ về với sự thật. Chứ ko phải là bác bỏ mấy cái như triết học, thần học, văn học nghệ thuật, các giá trị truyền thống này nọ, ko phải tự nhiên mà ng ta dùng từ "khoa học xã hội" ku ad ạ!
@blackblake21225 ай бұрын
Ông có phân biệt đc "tư duy khoa học" với "chủ nghĩa duy khoa học"? Ko ai bảo khoa học sai cả. Ng ta chỉ phản biện những người đề cao nó thái quá, đến nỗi gạt bỏ các lĩnh vực khác và dùng khoa học tự nhiên để phán xét tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xh thôi. Ko nằm trong số đó thì ai bảo sao mà phải giật mồng?
@jnguyen92585 ай бұрын
@@blackblake2122 mọi thứ trên thế giới đều vận hành dựa trên vật chất, đều có thể lý giải bằng khoa học. Những lĩnh vực khác khoa học đa số ra đời do sự thiếu hiểu biết, dốt nát nhg thích tỏ ra nguy hiểm của con ng! 🙂
@duyanh2802 жыл бұрын
cảm ơn Trung vì những phân tích quá đà :))
@thaylethanh2 жыл бұрын
Các kiến thức này được lấy từ đâu ạ, các bạn theo học ngành nào ở trường nào, các tài liệu các bạn dùng là … mình tò mò điều này để biết độ uy tín của kênh
@phucwall1212 жыл бұрын
Hãy nói về định luật vạn vật hấp dẫn của Newton, hay bất kì một định luật, phát minh vật lí toán học nào. Nếu họ, các nhà khoa học không tưởng tượng sáng tạo thì làm gì có được thế giới khoa học phát triển như bây giờ. Mà tưởng tượng sáng tạo không phải là về duy tâm sao?
@tanle42442 жыл бұрын
nếu ý nghĩa cuộc sống là nhân giông DNA thì giá súc, gia cầm là loài thành công nhất từ trước đến này vì con người nuôi gà còn nhiều hơn dân số thế giới
@datle28632 жыл бұрын
Mình để ý rằng Trung thường hay làm 1 việc gì khác trước hoặc trong khi nói về 1 vấn đề quan trọng. Trung có thể chia sẻ lí do vì sao Trung làm như vậy không?
@Tony-oc7yf Жыл бұрын
Khi các nhà duy khoa học sống một cuộc sống thật là "con người" thì họ sẽ biết vị trí phù hợp cho khoa học là ở đâu.
@phamdinhtuong2 жыл бұрын
hay bác, like ủng hộ nhé. like share mạnh
@phuongnd2 жыл бұрын
Các bạn quan tâm đến các học thuyết trung hoà giữa khoa học duy lý và duy tâm nên tìm hiểu thuyết Bất khả tri. Có thể nó sẽ giúp giải quyết một số conflict về tư duy khoa học, nhất là nó rất phù hợp với dân Á Đông chúng ta.
@NamNguyen-iu6cn2 жыл бұрын
Tuyệt vời ❤️❤️
@TuanLong-hx2fn11 күн бұрын
Anh làm về quyền được chết đi
@ChuAnhLong2 жыл бұрын
Good work
@pinocchiolamnguoi74972 жыл бұрын
Tôi tin rằng tồn tại quanh ta nhiều trường nguyên lý giúp kiến tạo qui luật thế giới vật chất và cảm thức..(field of senses) đã thúc đẩy sự xuất hiện và tiến hóa não bộ và hệ thần kinh... Con người nhận thức về mọi thứ bằng cảm thức và trên nền biểu đạt ngôn ngữ...Khoa học, Triết học là những nhận thức kích thích sự tiến hóa não...Trong khi niềm tin cố định của tôn giáo là nhận thức trì trệ... bị biến thành trí tưởng tượng Khoa học và Triết là tri thức khi nhập vào não của ai sẽ phát sinh quá trình tư duy sâu giống như quả trình deep learning của AI. Còn niềm tin không giúp con người học và thông thái hơn nữa được... nó chỉ sinh ra những sản phẩm hư cấu vô lý của trí tưởng tượng và không được trường Nguyên lý xác định thành qui luật dù là qui luật tâm linh...
@angkhoa71062 жыл бұрын
Ad có thể làm về các phương pháp luận trong triết học được ko ạ.
@BaoNguyen-qf4jv2 жыл бұрын
mình đang muốn tìm hiểu thêm về chủ nghĩa duy khoa học, Trung và hội đồng có tài liệu gì có thể giới thiệu cho mình với
@maiphuongnguyenthi69102 жыл бұрын
Thực sự không phí 14:55 😍😍
@mimchannel66382 жыл бұрын
Hội Đồng Cừu có thể để link references về cái tài liệu trên phần mô tả cho các video lần sau được không. Thanks
@emgaikurt2 жыл бұрын
Khi nghe tới đoạn Eugenics Laws, mình nghĩ ngay tới việc sàng lọc trước sinh. Làm sao để biết rằng SLTS ko phải là Eugenics Laws?
@candles4hope2 жыл бұрын
Bạn đã đọc qua tác phẩm "I am That" của Nisargadatta Maharaj chưa? bạn thử đọc qua và nhận xét về tính triết học của tác phẩm này nhé, những khía cạnh tôn giáo của nó vẫn có đó nhưng khá dễ dàng để phân biệt cái gì thuộc về triết học Á đông và cái gì thuộc về tôn giáo đó là tồn tại giá trị tuyệt đối hoàn hảo và mỗi chúng ta là 1 phần của giá trị đó, 1 "trạng thái" đứng ngoài tất cả trạng thái từng được biết như nền tảng của nhận thức! Một tác phẩm nữa là "The tao of physics" của Fritjof Capra về cái nhìn của 1 khoa học gia phương Tây đối với nền đạo học/triết học Á đông.
@dcathinh6149 Жыл бұрын
Tại sao những người mang gen bệnh lý vẫn tồn tại đến ngày nay ? Đó có phải là chọn lọc tự nhiên ?
@illustrious4202 жыл бұрын
Cũng như cách Jayce vô tình bắn chết 1 đứa nhỏ trước mặt anh ta bằng vũ khí khoa học mà anh ấy tạo ra và cũng như cách Viktor trong lúc nghiên cứu cái công nghệ hextech đó để cứu cái mạng sắp chết(do nhiều lý do mà bộ phim arcane đã diễn tả xuất sắc) của mình thì anh ta đã vô tình giết chết cô trợ lý, viktot đã nói 1 câu như câu : " We lost ourselves. Lost our dream. In the pursuit of great, we failed to do good.", đã nói lên những mặt tác hại của khoa học.
@TramNguyen-pk2ht2 жыл бұрын
Khoa học chỉ là sự tìm hiểu về những gì mà Chúa đã tạo ra
@yoganhungoc77992 жыл бұрын
Huhu khai sáng khai sáng 💪💪💪
@bunricenoodle1072 Жыл бұрын
9:20 em nghĩ nếu tập trung về việc nhân giống DNA của con người về những việc cảm xúc và truyền thống âm nhạc vv. góp phần khiến có gì đó đối với cuộc sống thêm màu mè tười đẹp để nhân loại không bị trầm cảm để có thể tiếp tục duy trì nòi giống và cũng để phát triển kế thừa liên tục như lenin nói nhưng mục đích cuối cùng của việc kế thừa duy trì và phát triển mặc dù con người cũng sẽ chết đi ở độ tuổi nhất định cho nên họ đều hướng tới cái tương lai em cho rằng công bằng cho nhân loại trong việc kiếm sống. và em 16t vẫn còn tin vào chủ nghĩa khoa học nhưng cx tin vào thuyết tương đối con người của kant về nhân loại.