TUẤN - CHÀNG TRAI NƯỚC VIỆT. Tập 02. Tác giả: NV. Nguyễn Vỹ. Người đọc: Thái Hoàng Phi

  Рет қаралды 7,651

TỦ SÁCH TINH HOA của Thái Hoàng Phi

TỦ SÁCH TINH HOA của Thái Hoàng Phi

Күн бұрын

#TủSáchTinhHoa #tsthcuathaihoangphi #nguyenvy
@TSTH giới thiệu:
Tác phẩm: "TUẤN - CHÀNG TRAI NƯỚC VIỆT". Tập 02
Tác giả: NV. Nguyễn Vỹ
Người đọc: Thái Hoàng Phi
Tiểu sử:
Nguyễn Vỹ sinh tại làng Tân Hội (sau đổi là Tân Phong, năm 1945 lại đổi là Phổ Phong), thị xã Ðức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Cha ông tên Nguyễn Thuyên[2] từng làm quan ở huyện Tuy Phước tỉnh Bình Định, nhưng sau từ chức để chống Pháp. Mẹ ông là bà Trần Thị Luyến.
Ngoài ra, ông có người bác là Nguyễn Tuyên từng bị nhà cầm quyền Pháp đày Côn Đảo, anh họ là Nguyễn Nghiêm, thủ lĩnh phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh ở Quảng Ngãi năm 1930, sau bị giết hại tại tỉnh nhà.[2]
Ông từng theo học tại trường Trung học Pháp-Việt ở Quy Nhơn 1924-1927, rồi gián đoạn vì tham gia các cuộc vận động chống thực dân, sau đó ông ra Bắc theo học ban tú tài tại Hà Nội.
Năm 1934, ông xuất bản tập thơ đầu tiên, tên là Tập thơ đầu, gồm hơn 30 bài thơ Việt và thơ Pháp. Thi phẩm này in ra không được nhiều thiện cảm, bị cho là rườm rà, "nhiều chân" và là đối tượng chê bai chính của Lê Ta trên các báo.
Năm 1937, Nguyễn Vỹ sáng lập tờ Việt - Pháp lấy tên là Le Cygne, tức Bạch Nga. Báo này ngoài Nguyễn Vỹ còn có nhà văn nổi tiếng bấy giờ là Trương Tửu cộng tác. Sau do Nguyễn Vỹ có viết nhiều bài viết chỉ trích đường lối cai trị của người Pháp nên tờ báo bị đóng cửa, bị rút giấy phép vĩnh viễn. Còn bản thân ông bị kết tội phá rối trị an và phá hoại nền an ninh quốc gia, bị tòa án thực dân tuyên phạt 6 tháng tù và 3.000 quan tiền.
Năm 1939, Nguyễn Vỹ mãn tù lúc Pháp thất trận, quân Nhật vào chiếm đóng nước Việt. Nguyễn Vỹ lại tranh đấu chống Nhật, bằng cách soạn và cho xuất bản hai quyển sách chống chế độ quân phiệt Nhật là: Kẻ thù là Nhật Bản, Cái họa Nhật-Bản.
Lần này, Nguyễn Vỹ lại bị nhà cầm quyền Nhật bắt giam tại ngục Trà Khê (sau này trong tạp chí Phổ thông bộ mới, Nguyễn Vỹ có kể lại những ngày sống trong tù ngục với tựa bài Người tù 69).
Năm 1945, thế chiến thứ hai chấm dứt, Nguyễn Vỹ ra tù, sáng lập tờ báo Tổ quốc tại Sài Gòn, trong ấy có những bài công kích chính quyền đương thời nên chỉ ít lâu sau, báo này bị đóng cửa.
Sau đấy, Nguyễn Vỹ lại cho ra tờ Dân chủ xuất bản ở Ðà Lạt, chống chính sách quân chủ lập hiến của Bảo Ðại. Tồn tại chẳng bao lâu, đến lượt tờ báo trên cũng bị đình bản.
Năm 1952, một nhật báo khác cũng do Nguyễn Vỹ chủ trương là tờ Dân ta, sống được một thời gian, cuối cùng cũng bị đóng cửa như các tờ báo trước.
Mãi đến năm 1958, ông đứng ra chủ trương bán nguyệt san Phổ Thông, chú trọng về nghệ thuật và văn học, tạp chí này được kể là có nhiều uy tín đối với làng báo miền Nam. Ngoài ra, ông còn cho ra tuần báo Bông Lúa, tuần báo thiếu nhi Thằng Bờm.
Năm 1956, Nguyễn Vỹ được mời làm cố vấn cho chính quyền thời bấy giờ, nhưng chỉ ít lâu sau ông rút lui. Trong khoảng thời gian này ông được phép tái bản nhật báo Dân ta (bộ mới) nhưng đến năm 1965 cũng lại bị đóng cửa và từ 1967 Nguyễn Vỹ chỉ còn chủ trương tạp chí Phổ Thông mà thôi.
Vào ngày 4 tháng 2 năm 1971, ông qua đời do tại nạn xe hơi trên đoạn đường Tân An (thuộc tỉnh Long An) - Sài Gòn, hưởng dương 59 tuổi.
---------------------
Truyện "Tuấn - chàng trai nước Việt"
• TUẤN, CHÀNG TRAI NƯỚC ...
---------------------
Truyện cùng tác giả
Link trọn bộ “Mồ hôi nước mắt”
• MỒ HÔI NƯỚC MẮT - Nguy...
Truyện "Giây bí rợ"
• GIÂY BÍ RỢ - Nguyễn Vỹ

Пікірлер: 14
@anhle1838
@anhle1838 7 ай бұрын
Ngày xưa , tuần báo Thằng Bờm của thiếu nhi do bác Nguyễn Vỹ chủ nhiệm, rất hay và vui, hàng tuần cứ phải đón chờ mua về xem rồi đóng bộ, lúc bắt đầu lên trung học là lớp 6 bây giờ, học Cổ Văn là văn học sau này, có các truyện nên đọc trong đó có “Tuấn, chàng trai nước Việt “ giờ nghe lại thấy thật nhớ quá, hay quá, cám ơn TSTH và giọng đọc của Thái Hoàng Phi nhé!
@minhluonghong1017
@minhluonghong1017 7 ай бұрын
Dân ta buổi giao thời đổi mới nhiều lạ lẫm gây cười.. Cám ơn chúc sk THPhi.
@MrTTD51
@MrTTD51 7 ай бұрын
Thời ấy dân gian thường kính trọng gọi người thông dịch tiếng Pháp là Thầy Thông, người ghi sổ sách là Thầy Ký tức thư ký, gọi bác sĩ trị bệnh học bên Pháp về là Quan Đốc ( docteur ).
@annerosenguyen8568
@annerosenguyen8568 7 ай бұрын
Mình cùng nghề với thầy ký Thanh, nghe kiểu thông ngôn của thầy mà chết đứng như Từ Hải.
@vietlo1142
@vietlo1142 7 ай бұрын
Chuyện tình yêu 🥰 ❤ vợ chồng xưa nghe thấy hây hây Lần vui nữa chứ. ❤❤💕🌺🌺
@sanhnguyen8533
@sanhnguyen8533 7 ай бұрын
❤❤❤
@cindynguyen2529
@cindynguyen2529 7 ай бұрын
Thanks anh Hoang Phi chuc anh mot ngay moi tot dep .love your voice. good lucky❤🎉😊
@jasontran8095
@jasontran8095 5 ай бұрын
Nhờ truyện này mà chúng ta học được rất nhiều về lịch sử và tập quán thời đầu thế kỷ 20. Cảm ơn
@sealionsvn
@sealionsvn 7 ай бұрын
vẫn là tuyệt 😛🍺😁❤️❤️♥️❤️
@khangle8379
@khangle8379 7 ай бұрын
Ngày còn nhỏ, tui thấy cậu và dì tui đọc truyện này mà cười quá xá, giờ nghe đọc truyện mới biết, kkkkk
@monvlog5220
@monvlog5220 7 ай бұрын
😊😊😊
@tranhtuquy5373
@tranhtuquy5373 7 ай бұрын
❤❤❤❤❤❤ 0:54 0:56
@MinibiteTran
@MinibiteTran 6 ай бұрын
Phai ra thanh phim hay á heng 😂
@TrucNguyen-uk3rb
@TrucNguyen-uk3rb 7 ай бұрын
❤❤❤❤❤❤❤
TUẤN - CHÀNG TRAI NƯỚC VIỆT. Tập 03. Tác giả: NV. Nguyễn Vỹ. Người đọc: Thái Hoàng Phi
50:27
Cracking Ancient Codes: Cuneiform Writing - with Irving Finkel
38:55
The Royal Institution
Рет қаралды 2,4 МЛН
The selfish The Joker was taught a lesson by Officer Rabbit. #funny #supersiblings
00:12
Funny superhero siblings
Рет қаралды 10 МЛН
Life hack 😂 Watermelon magic box! #shorts by Leisi Crazy
00:17
Leisi Crazy
Рет қаралды 76 МЛН
TUẤN - CHÀNG TRAI NƯỚC VIỆT. Tập 04. Tác giả: NV. Nguyễn Vỹ. Người đọc: Thái Hoàng Phi
47:09
Nguyễn Ngọc Ngạn | Nhìn Quanh Một Mình - Phần 1 (Audiobook 58)
3:12:22
Nguyễn Ngọc Ngạn
Рет қаралды 1,3 МЛН
TUẤN - CHÀNG TRAI NƯỚC VIỆT. Tập 05. Tác giả: NV. Nguyễn Vỹ. Người đọc: Thái Hoàng Phi
49:57
Pháp thoại 07.10.2024 - Thầy Thích Pháp Hòa  I  New Video
36:29
Pháp thoại Thầy Pháp Hòa
Рет қаралды 41 М.
TUẤN - CHÀNG TRAI NƯỚC VIỆT. Tập 01. Tác giả: NV. Nguyễn Vỹ. Người đọc: Thái Hoàng Phi
52:15