No video

Viêm võng mạc sắc tố | Bác Sĩ Của Bạn || 2021

  Рет қаралды 5,128

Bác Sĩ Của Bạn

Bác Sĩ Của Bạn

2 жыл бұрын

Viêm võng mạc sắc tố | Bác Sĩ Của Bạn || 2021
Hãy cùng Bác Sĩ Của Bạn tìm hiểu viêm võng mạc sắc tố là gì
1. Bệnh viêm võng mạc sắc tố là gì?
Võng mạc là lớp trong cùng của nhãn cầu. Võng mạc được cấu tạo bởi nhiều lớp tế bào (lớp tế bào thần kinh thị giác -lớp biểu mô sắc tố -lớp hắc mạc) Trên võng mạc chứa các tế bào đặc biệt, gọi là tế bào que và tế bào nón. Hai tế bào này có nhận cảm ánh sáng và gửi hình ảnh lên não.
Các tế bào que dài rất nhạy cảm với ánh sáng, chúng cho phép ta nhìn thấy các vật trong điều kiện thiếu ánh sáng, giúp cho tầm nhìn được xa hơn. Các tế bào nón thì ngược lại cần nhiều ánh sáng, nhưng lại cho ta nhận biết các chi tiết rất nhỏ của vật nhìn vào, đảm bảo tập trung thị lực vào một điểm và giúp phân biệt các màu khác nhau. Loại tế bào thứ hai nằm tập trung vào một chỗ, chúng quyết định sự tinh tường của thị giác.
Bệnh viêm võng mạc sắc tố còn được gọi là bệnh quáng gà là một tập hợp các bệnh có ảnh hưởng tới võng mạc. Bệnh võng mạc sắc tố thường gây phá hủy tế bào que trong võng mạc khiến thị lực bị mất dần dần, cuối cùng có thể dẫn đến mù lòa. Đặc điểm của bệnh, biểu hiện thoái hóa biểu mô sắc tố võng mạc có thể từ khi trẻ mới ra đời hoặc ở giai đoạn muộn hơn. Dần dần thoái triển các tế bào que làm cho thị trường mắt bị thu hẹp. Tiếp sau đó là đến thoái hóa các tế bào nón dẫn đến giảm sút thị lực trầm trọng.
2. Nguyên nhân gây bệnh viêm võng mạc sắc tố
Nguyên nhân hiện tại vẫn chưa được làm rõ, tuy nhiên một số chuyên gia cho rằng phần lớn viêm võng mạc sắc tố liên quan đến yếu tố bất thường về gen, bệnh tùy thuộc mức độ đột biến gen, cách thức di truyền bệnh mà có mức độ trầm trọng và tốc độ tiến triển khác nhau.
Tình trạng đột biến gen có thể di truyền từ bố hoặc mẹ, hoặc cả bố và mẹ, trong đó yếu tố di truyền lặn chiếm khoảng 60-70%, còn gen trội khoảng 25%, số còn lại là di truyền trên nhiễm sắc thể giới tính X. Nếu có bố hoặc mẹ mắc bệnh viêm võng mạc sắc tố thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
3. Triệu chứng viêm võng mạc sắc tố
Triệu chứng thường gặp của bệnh võng mạc sắc tố thường xuất hiện lần đầu tiên trong thời thơ ấu. Các triệu chứng mới xuất hiện thường chưa phát triển nặng, các dấu hiệu nặng sẽ xuất hiện ở giai đoạn trưởng thành. Các triệu chứng có thể gặp bao gồm:
• Giảm thị lực vào ban đêm hoặc ở những nơi có điều kiện ánh sáng yếu.
• Thu hẹp thị trường mắt tức là mất tầm nhìn ngoại biên: Người bệnh sẽ có cảm giác như đang nhìn trong đường hầm (gọi là thị lực hình ống) và thường bị trượt ngã.
• Mắt tầm nhìn ở ngoại biên trường hợp nặng mất hết thị trường cả trung tâm và ngoại biên
• Bệnh phát triển không giống nhau ở mỗi người, biểu hiện bệnh cũng tùy từng giai đoạn bệnh.
Để phát hiện sớm bệnh có thể dựa vào các triệu chứng theo giai đoạn như:
• Giai đoạn nhẹ: Chủ yếu người bệnh cảm thấy khó nhìn trong điều kiện thiếu ánh sáng, mất thị lực ngoại biên, cảm thấy màu sắc các vật tối và nhạt hơn.
• Giai đoạn nặng: Mất hẳn thị lực vào ban đêm, mất thị trường ngoại biên và cả trung tâm (tức là các vật ở rìa và giữa không thấy rõ). Không phân biệt được màu sắc các vật chỉ thấy 2 màu đen và trắng. Nặng hơn là bệnh nhân hoàn toàn không thấy gì.
4. Cách chữa bệnh viêm võng mạc sắc tố
Hiện nay chưa có liệu pháp nào được chứng minh là có hiệu quả để điều trị viêm võng mạc sắc tố. Một số nghiên cứu cho thấy các phương pháp dưới đây có thể giúp làm chậm sự phát triển của bệnh:
• Nghiên cứu cho thấy việc bổ sung một liều lượng vitamin A thích hợp có thể làm chậm sự phát triển của bệnh, từ đó có thể trì hoãn mù lòa lên đến 10 năm trên một số bệnh nhân trong những giai đoạn nhất định của bệnh. Tuy nhiên việc bổ sung vitamin A cần được hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ
• Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ: Gồm kính lúp và ống nhòm hồng ngoại vào ban đêm giúp người bệnh có thể nhìn rõ hơn. Nhất là những người có thị lực hình ống, thị lực giảm nhiều trong điều kiện giảm ánh sáng.
• Đeo kính mát ban ngày giúp bảo vệ võng mạc khỏi tia cực tím nên có thể giúp giữ gìn thị lực.
• Thăm khám thường xuyên định kỳ để được đánh giá chính xác tình trạng bệnh, từ đó đưa ra các phương pháp phù hợp. Ngoài ra để phát hiện và điều trị sớm các bệnh đi kèm như tật khúc xạ, đục thủy tinh thể, glocom...tránh nguy cơ mất thị lực sớm.
Những thông tin chương trình Bác Sĩ Của Bạn cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bác Sĩ Của Bạn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa. Các bài viết của Bác Sĩ Của Bạn chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Ấn “Đăng kí” để theo dõi các video mới nhất về sức khỏe tại đây.
/ @aophatviet456
© Bản quyền thuộc về Bác Sĩ Của Bạn
© Copyright by Bac Si Cua Ban ☞ Do not Reup
#bacsicuaban #viemvongmacsacto #viemmat

Пікірлер: 4
2 жыл бұрын
Những thông tin chương trình Bác Sĩ Của Bạn cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
@DuongNguyen-fp9ko
@DuongNguyen-fp9ko Жыл бұрын
Bệnh này đã có phương pháp điều trị chưa bác sĩ
@thienlong3534
@thienlong3534 Жыл бұрын
Chịu
@ThanhTranThi-nr1nh
@ThanhTranThi-nr1nh Жыл бұрын
Bs cho e hoi bệnh viện sắc tố mắt kéo dài đc bao nhiêu lâu thì mất thị lực ạ
Schoolboy - Часть 2
00:12
⚡️КАН АНДРЕЙ⚡️
Рет қаралды 15 МЛН
Đau mắt đỏ - Viêm kết mạc chữa sao mau khỏi?
27:43
Video AloBacsi
Рет қаралды 58 М.
Dinh dưỡng cho người bệnh thận mạn ăn sao để khỏe?
30:27
#362. Bệnh run tay chân và cách chữa
13:24
Dr. Wynn Tran Official
Рет қаралды 209 М.