Cơ bản về TÔNG PHÁI PHẬT GIÁO và câu hỏi Chiếm dụng Danh tính | Triết học Đại chúng | Hội Đồng Cừu

  Рет қаралды 117,184

Hội Đồng Cừu

Hội Đồng Cừu

Күн бұрын

Cơ bản về TÔNG PHÁI PHẬT GIÁO và câu hỏi Chiếm dụng Danh tính | Triết học Đại chúng | Hội Đồng Cừu
***
MỤC LỤC THAM KHẢO:
0:00 Đặt vấn đề
3:42 Ba hệ thống kinh kệ kinh điển Phật giáo (Pali, Chinese, Tibetan)
7:09 Thiền tông / Zen Buddhism
9:13 Tịnh Độ tông / Pure-land Buddhism
10:36 Hoa Nghiêm tông / Flower Garland Buddhism
11:49 Tam luận tông / Three Treatises Buddhism và Trung Quán tông / Centrism Buddhism
12:49 Lược sử và so sánh nhánh Theravada với Mahayana
15:34 Khái niệm "Buddha/Bodhisattva" trong hai nhánh
18:05 Mở rộng
***
Tuy đạo Phật là một đại gia đình tôn giáo lớn và hòa thuận bậc nhất trong lịch sử phát triển của nhân loại, sự khác nhau cơ bản giữa các tông phái Phật giáo không phải là không có.
Tuy nhiên, việc một tông phái, nhánh Phật giáo này dùng trang phục, thực hành của một tông phái, nhánh Phật giáo khác có vấn đề gì hay không?
Các tông phái khác nhau ra sao, và vì sao bạn không thể cùng một lúc tu tập theo nhiều tông phái?
Với video này, HDC sẽ giới thiệu những thông tin cơ bản nhất liên quan đến các tông phái Phật giáo, tổng hợp từ quyển Buddhism: One Teacher - Many Traditions của Đức DaLai Lama Đệ Thập tứ.
***
Theo dõi NCS Nguyễn Quốc Tấn Trung tại: / t2nguyenquoc
***
#triethocdaichung #trietlyphatgiao #hoidongcuu #phatgiaonguyenthuy #nghiêncuuphatgiao #phatphapnhiemmau #lichsuvietnam #phatgiao #phatgiaotheravada #phatgiaomahayana #phatgiaodaithua #phatgiaotieuthua #thiền

Пікірлер: 567
Жыл бұрын
MỤC LỤC THAM KHẢO: 0:00 Đặt vấn đề 3:42 Ba hệ thống kinh kệ kinh điển Phật giáo (Pali, Chinese, Tibetan) 7:09 Thiền tông / Zen Buddhism 9:13 Tịnh Độ tông / Pure-land Buddhism 10:36 Hoa Nghiêm tông / Flower Garland Buddhism 11:49 Tam luận tông / Three Treatises Buddhism và Trung Quán tông / Centrism Buddhism 12:49 Lược sử và so sánh nhánh Theravada với Mahayana 15:34 Khái niệm "Buddha/Bodhisattva" trong hai nhánh Phật giáo 18:05 Mở rộng
Жыл бұрын
Xin cảm ơn HĐC.
@rosiedefleur
@rosiedefleur Жыл бұрын
Mê giọng nói của Trung quá 💕
@cuongaouc5597
@cuongaouc5597 Жыл бұрын
Wao, chắc HĐC phải bỏ ra khá nhiều thời gian nghiên cứu và chiêm nghiệm để làm một video đề tài rộng như vậy. Video rất hay, xin cảm ơn
@aexomtoi3347
@aexomtoi3347 Жыл бұрын
Tft
@jackhill9805
@jackhill9805 Жыл бұрын
Nội dung ko có Tibertan nhỉ?
@transuong7623
@transuong7623 Жыл бұрын
[Bổ sung góc nhìn THERAVADA] Đầu tiên, rất cảm ơn HĐC đã làm 1 video rất kỳ công, vì Phật giáo là một chủ đề rất rộng, khó có thể truyền tải được hết thông tin qua 1 video dài chưa đến 20 phút. Nhưng HĐC đã làm rất tốt, mình nghĩ bất kì ai sau khi xem sau video này cũng có bức tranh toàn cảnh về Phật giáo nói chung, và Phật giáo ở Việt Nam nói riêng. Bản thân mình đang đi theo Theravada - Phật giáo nguyên thuỷ (mặc dù gia đình mình đã theo Bắc Tông từ đời ông nội, ông nội là Thầy Chùa), mình xin bổ sung một số thông tin để mọi người cũng như HĐC có thêm góc nhìn về Theravada: - Theravada: Thera là cổ xưa, trưởng lão, vada là quan điểm, triết lý...mình nghĩ HĐC dùng từ Quan điểm, Triết lý nó sẽ phù hợp hơn từ Quy Tắc. Bởi vì Quy Tắc mang tính chất bắt buộc. Nhưng hầu hết trong tất cả Kinh điển của Đức Phật dạy chưa bao giờ bắt hay ép buộc chúng ta phải làm điều gì. Ngài chỉ chia sẻ những kinh nghiệm đã được chứng nghiệm, và chỉ tin khi được kiểm nghiệm nó trên thân mình. Ngài từng nói với các Tỳ Kheo: Các con đừng vội tin tưởng vào bất cứ điều gì, cho dù những điều ấy đã được chép trong kinh điển. Cũng đừng vội tin tưởng vào bất kỳ điều gì, cho dù điều ấy được nói ra từ những đạo sư danh tiếng. - Đại thừa dễ tiếp cận đại chúng hơn vì không nhất thiết phải tu tập và sống đời sống tôn giáo: Theravada lấy thiền Vipassana (hay còn gọi thiền Minh Sát, thiền Tuệ, thiền Tứ Niệm Xứ) làm pháp môn chính để tu tập (sửa mình), là liều thuốc chung cho đại đa số nhân loại và còn là 1 NGHỆ THUẬT SỐNG. Vipassana - Tứ Niệm Xứ là sự quan sát thân tâm gồm: Thân (hơi thở, cử động) Thọ (cảm giác nóng lạnh, dễ chịu, khó chịu...) Tâm (Tham, Sân, Si...) Pháp (tất cả sự hay biết, biết mình đang khó chịu, đang phóng tâm...) tựu trung lại là Danh và Sắc. Việc hành thiền Vipassana với mục tiêu cốt lõi là để làm bén Chánh Niệm (1 trong 8 chi phần của Bát Chánh Đạo - con đường đưa đến chấm dứt đau khổ) để từ đấy chúng ta có được cái đà Chánh Niệm, ứng dụng nó trong đời sống, để luôn quán Danh và Sắc. Mình ví dụ cách mình áp dụng thiền Vipassana vào đời sống: Trước đây mình là người RẤT NÓNG TÍNH, hễ mà ai nói gì làm mình bực khó chịu là mình như 1 ngọn lửa cháy hừng hực, lời nói và hành vi đi cùng cũng gê gớm không kém. Nhưng giờ khi thực hành thiền và đưa Chánh Niệm vào đời sống thì mình quan sát được tâm Sân đang khởi sinh - chính giây phút mình biết được mình đang sân (chính là Pháp), thì tâm sân sẽ dịu lại và dần mất. Dĩ nhiên mình chưa đạt được cảnh giới là không sân, nhưng giờ đây đã cắt được 1 đoạn "hậu quả" của tâm sân là LỜI NÓI VÀ HÀNH VI. Tu tập theo Theravada chưa bao giờ là khó tiếp cận hoặc phải theo một đời sống tôn giáo. Chúng ta vẫn có thể sống một cuộc sống đời thường, quan sát Danh Sắc và thực hành theo Bát Chánh Đạo. =>> Đức Phật từng nói Ngài có nhiều pháp môn là để phù hợp với căn cơ (khả năng) mỗi người, nên dù đại thừa hay tiểu thừa thì nó đều dễ hoặc khó là tuỳ thuộc vào cá nhân đó. Giáo pháp của Ngài là một phương tiện để đi vào thực tại chứ không phải là để miêu tả thực tại, cũng như ngón tay chỉ lên mặt trăng không phải là mặt trăng. Người khôn khéo phải nương vào ngón tay để thấy được mặt trăng. Nếu cố chấp vào ngón tay, nếu cho ngón tay là mặt trăng thì sẽ không có cơ hội nào thấy được mặt trăng cả. Giáo pháp của Ngài là để thực tập chứ không phải là để cất giữ mà thờ phụng và ca ngợi. Lời nói không diễn tả được thực tại, chỉ có kinh nghiệm trực tiếp mới làm cho ta tiếp xúc được với thực tại. - Tu tập như Tỳ Kheo mới chứng Niết Bàn: Niết Bàn là trạng thái THAM SÂN SI được diệt bỏ hoàn toàn bằng việc tu tập theo Giới Định Tuệ (chính là Bát Chánh Đạo: Giới gồm Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng; Định gồm Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định; Tuệ gồm Chánh Kiến và Chánh Tư Duy, sự bén duyên với Theravada của mình là từ lúc mình được học CHÁNH KIẾN - cái nhìn cái thấy đúng đắn về mọi thứ như nó đang là). Nên việc tu tập như Tỳ Kheo mới chứng Niết Bàn là đúng nhưng chưa đủ vì nó còn tuỳ thuộc vào khả năng đoạn diệt THAM SÂN SI của mỗi người. Nhưng đúng là một người tu tập trong đời sống như chúng ta bây giờ sẽ khó chứng Niết Bàn hơn so với TỲ Kheo, vì hầu hết chúng ta đều bị Tâm dính mắc với gia đình, người thân, tiền bạc, địa vị (tâm THAM). Và đi mổ xẻ Niết Bàn, còn có các mức độ chứng đắc: Tu Đà Hoàn -> Tư Đà Hàm -> A Na Hàm -> A La Hán (Niết Bàn).
@koyoharuendo7647
@koyoharuendo7647 8 ай бұрын
Mô Phật, cảm ơn sư tỷ nha
@SonLe-lr8px
@SonLe-lr8px 15 күн бұрын
Cảm ơn chị, em cầu được học hỏi chị
@vanhsati
@vanhsati Күн бұрын
Mình xin bổ sung thêm. Cư sĩ cũng có thể đắc đạo. Ngài thiền sư Sayadaw U Tejaniya chứng đắc đạo quả đầu tiên trong thời gian còn làm việc ở ngoài chợ. Lúc này ngài đã lập ra đình. Sau đó mới đi xuất gia. Nhìn chung đắc đến tầng thánh thứ 3 vẫn sống cuộc đời tại gia được, chỉ có đền tầng thánh cuối cùng, vị đó sẽ phải xuất gia ngay trong ngày hôm đó, nếu không sẽ chọn chấm dứt thọ mạng. Do bậc thánh A La Hán không thể khế hợp với địa vị của một người tại gia.
@phandinhthanh2295
@phandinhthanh2295 Жыл бұрын
Mình thấy HDC đầu tư khá mạnh vào vid này, nhìu minh họa, hình ảnh và nội dung rất phong phú. Gửi lời khen tới bộ phận biên tập
Жыл бұрын
Từ nhỏ tới lớn mình phát triển trong cái nôi của Phật giáo Bắc Tông, nhưng mình chỉ thật sự chạm được tới những tinh hoa mà Đức Phật để lại khi bắt đầu thực tập và học hỏi theo trường phái Nguyên Thủy (Theravada). Video này của HĐC rất hay và hữu ích cho những ai muốn hiểu biết hơn về Phật Giáo.
@nhienthien2220
@nhienthien2220 Жыл бұрын
Tôi không theo đạo phật nhưng tôi rất kính trọng đức phật.tôi xem ngài là 1 triết gia có cái nhìn chủ quan về thế giới. Còn bây giờ những trụ trì bị lũng đoạn và tha hoá.làm mất đi tính nguyên thủy của đạo phật.
@danghuavan8569
@danghuavan8569 7 ай бұрын
E phân tích rất chi tiết cụ thể cả về lịch sử phát triển của các tông phái, chúc em nhiều sức khỏe để làm được nhiều video hữu ích cho mọi người
@momo45619
@momo45619 5 ай бұрын
Vậy là chưa hiểu về pg rồi
@anhhaophilos
@anhhaophilos Жыл бұрын
Các nghiên cứu, phân tích về tông phái Phật giáo thật ra hiện diện rất nhiều trong kho tàng nghiên cứu. Mặc dù tài liệu Trung đề cập là do đức Đạt Lai Lạt Ma viết và xuất bản bằng tiếng Anh, nhưng nếu diễn đạt triết lý phương Đông dựa trên nguồn ngôn ngữ phương Tây sẽ có phần khá hạn chế, nhược điểm hạn chế của ngôn ngữ. Nếu đọc sách của thầy Thích Nhất Hạnh thầy cũng phải thừa nhận điều này khi diễn dịch. Sự tiếp xúc đầu tiên của thế giới phương Tây với PG là PG Tây Tạng do hành trình thực dân của vương quốc Anh ở vùng địa lý này, do vậy có khá nhiều tác gia phương Tây chịu ảnh hưởng truyền thống PG này. Hơn thế, tiếng tăm của đức Đạt Lai Lạt Ma phổ biến trên thế giới một phần gắn liền với yếu tố chính trị và biểu tượng vì ngài thông thuộc với giới truyền thông phương Tây, về công cuộc nghiên cứu Phật giáo và các ấn phẩm thì có rất nhiều vị nổi tiếng khác mà Trung cần thời gian tìm hiểu thêm.
@stanleyalone
@stanleyalone 2 ай бұрын
Hiện nay các vấn đề của Phật Giáo đang xôn xao trở lại thì các video phân tích của Trung rất có ý nghĩa giúp mọi ng hiểu rõ hơn.
@huynhlamthienquoc6423
@huynhlamthienquoc6423 Жыл бұрын
Mình xin bổ sung một chút về khái niệm 'bồ tát' (boddhisatta) và 'phật' (buddha) trong truyền thống Theravada cũng như đối chiếu với truyền thống Mahayana: - Buddha: Tàu dịch là Phật Đà, hay gọi tắt là Phật, để chỉ một chúng sinh (satta) đã đạt đến sự giác ngộ về Tứ diệu đế (khổ đế, tập đế, diệt đế, đạo đế), thấu triệt được thực tính của sự hiện hữu, và giải thoát khỏi luân hồi (samsara). - Boddhisatta: boddhi: giác hay giác ngộ, tức là sự giác ngộ về Tứ diệu đế, 'satta' nghĩa là hữu tình hay chúng sanh, chỉ những sinh vật có đời sống tinh thần hay tâm (citta), ở đây boddhisatta dịch là giác hữu tình, giác hữu tình được hiểu là một chúng sinh chưa giác ngộ nhưng đang trên con đường đi đến sự giác ngộ Tứ diệu đế và giải thoát khỏi luân hồi. - Mục đích cuối chùng của đạo Phật là đạt đến sự giác ngộ về Tứ diệu đế, từ đó chấm dứt sự tái sinh trong vòng luân hồi, trạng thái giác ngộ Tứ diệu đế và không còn tái sinh ấy còn gọi là 'niết bàn' (nibbana), tong đạo Phật có 3 con đường chính để đi đến trạng thái niết bàn đó là + Thanh văn giác: đạt đến sự giác ngộ thông qua việc nương theo những chỉ dẫn hay Giáo Pháp (dhamma) của một vị Chánh đẳng giác, vị Thanh văn giác sau khi giác ngộ có thể có hoặc không có khả năng chỉ dẫn những người khác đạt đến sự giác ngộ như mình, tùy vào hạnh nguyện của họ. + Độc giác: tự mình đạt đến sự giác ngộ mà không thông qua bất kỳ một sự chỉ dẫn nào từ một vị Thanh văn giác, hay Chánh đẳng giác, sau khi giác ngộ, vị Độc giác hoàn toàn không có khả năng chỉ dẫn cho người khác đạt đến sự giác ngộ. + Chánh đẳng giác: tương tự Độc giác, vị Chánh đẳng giác cũng tự mình giác ngộ, nhưng sau khi giác ngộ, vị ấy có sứ mạng hướng dẫn cho những người khác đạt được sự giác ngộ, và vị ấy có năng lực trong việc chế định ngôn từ để hướng dẫn những người khác đạt đến sự giác ngộ, những chỉ dẫn của vị Chánh đẳng giác được gọi là Giáo Pháp (dhamma). - Ở đây có thể thấy, ứng với ba con đường đạt đến sự giác ngộ giải thoát có 3 hạng bồ tát là Thanh văn giác, Độc giác, Chánh đẳng giác, tương tự cũng có 3 hạng Phật là Phật Thanh văn giác, Phật Độc giác và Phật Chánh đẳng giác. Như vậy có thể thấy rằng thuật ngữ 'Bồ tát' và 'Phật' trong truyền thống Theravada có nội hàm rộng hơn so với trong truyền thống Mahayana, chỉ gói gọn trong hạng Bồ tát và Phật chánh đẳng giác. - Mặc khác quan điểm cho rằng những người theo truyền thống Theravada là tiểu thừa (Hinayana) là không thể cứu vớt chúng sanh khác là một sự nhầm lẫn vì vị Thanh văn giác vẫn có thể có khả năng hướng dẫn người khác đạt được sự giác ngộ như mình, 'hinayana' là một quan điểm mà truyền thống Mahayana dùng để chê bai, công kích truyền thống Theravada vốn có nhiều quan điểm đối lập với truyền thống này.
@leebasv
@leebasv Жыл бұрын
Đức Phật khi nói về mình trước khi giác ngộ, hoặc các kiếp trước thường dùng: "Khi Thế Tôn còn là Bồ Tát". Như vậy Bồ tát ở đây được hiểu là chúng sanh tìm cầu giác ngộ, chứ không giống như nghĩa của từ bồ tát hiện tại trong Phật Giáo phát triển. Mặc dù Phật giáo Theravada có giáo lý được cho rằng gần thời Đức Phật nhất nhưng mà mình tin rằng có những khái niệm được đưa vào từ Bà La Môn giáo thông qua luận giải của các vị đời sau. Bởi vậy về mặt nghiên cứu thì cần phân biệt rõ nhưng về mặt tu tập thì các khái niệm như vậy mình thấy không cần thiết lắm, tốt nhất vẫn làm nắm lấy căn bản Phật học và tự thân trải nghiệm.
@huugiangnguyen
@huugiangnguyen Жыл бұрын
Mahayana chia ra 4 bậc giác ngộ là: 1. Thanh Văn: vị nghe Pháp Phật, thực hành theo và đạt đến giải thoát. Như vậy vị đó có thể có khả năng thuyết Pháp giúp vị khác đạt đến giải thoát trong một số điều kiện hữu duyên. 2. Duyên Giác: vị sẵn có điều kiện giải thoát, nhờ nhân duyên mà thấu suốt ý nghĩa Pháp và đạt đến giác ngộ. Vị này cũng như vị Thanh Văn, có thể thuyết pháp hoặc thúc đẩy nhân duyên giúp các vị khác đạt đến giải thoát. 3 Bồ Tát: vị đã có khả năng giải thoát, như không tìm đến giải thoát ngay, mà tình nguyện ở lại để giúp đỡ người khác trên con đường tìm đến giải thoát. 4. Phật: là vị toàn giác, có đầy đủ năng lực thuyết Pháp, và thuyết một lượng Pháp cần thiết và hoàn chỉnh giúp các vị hữu duyên hiện tại và về sau đạt đến giải thoát! Như vậy, vị giải thoát với quả vị Độc Giác Phật là vị không giúp được vị thứ hai nào cũng đạt đến giải thoát như mình. Vị đó chỉ có trong 2 bậc giải thoát là Thanh Văn và Duyên Giác.
@hungphamvan4945
@hungphamvan4945 Жыл бұрын
@@leebasv Không thể đồng ý với bạn được , " Bồ Tát " Nghĩa dịch là giác hữu tình là chúng sanh phát tâm đưa hết thảy các chúng sanh khác đến giác ngộ như mình " chứ nào có phải như bạn nói là 1 chúng sanh tìm cầu giác ngộ cho mình như bạn nói "
@hungphamvan4945
@hungphamvan4945 Жыл бұрын
@@huugiangnguyen Có ba thứ bồ đề thôi, cái bạn đang nói là 4 bậc thánh Thanh Văn bồ đề Duyên giác Bồ đề ( Độc giác Phật) Vô thượng Bồ đề ( Toàn Giác phật) Thanh Văn và duyên giác chỉ nhập HƯU DƯ Y NIẾT BÀN ( nghĩa là còn dư lại cái gì đó) Phật nhập niết bàn thì nhập VÔ DƯ Y NIẾT BÀN ( nghĩa là không còn dư lại cái gì ) Bồ tát vốn là những người theo đuổi Vô Thượng Bồ Đề mà chưa hề chứng giác nên vẫn không tính là đầy đủ công đức, mặc dù họ siêu quần tuyệt luân , thần biến vượt qua hết thảy thanh văn và duyên giác. Tham khảo :" kinh Đại Bát Niết Bàn "
@thanhphongnguyen1412
@thanhphongnguyen1412 Жыл бұрын
@@hungphamvan4945 Bạn ấy nói cũng không có sai mà tại vấn đề ở đây bạn ấy nói theo hệ thống Phật Giáo nguyên thủy. Còn ở Phật giáo phát triển thì nâng cao tinh thần Bồ Tát đạo. Và cái bạn ấy nói theo khái niệm đại thừa thì đó là chúng sanh đang trên đường để hành Bồ Tát đạo. Còn các vị Bồ Tát mà chúng ta thấy thì đó là các bị Đại Bồ Tát.
@phinguyen8456
@phinguyen8456 11 ай бұрын
Rất mừng khi nghe thấy bạn trẻ lập luận vững vàng, logic,lịch sự. Trái với sòng phẳng mẹ nó sợ gì....
@PhuocNguyen-pm7ze
@PhuocNguyen-pm7ze Ай бұрын
Tình cờ tôi tiếp cận được clip này và hiểu được một số quan niệm trong Phật giáo, mong sẽ được tiếp cận nhiều hơn. Hội đồng cừu là một danh xưng lạ, mong được ad khai mở... Thanks.
@leepaul1058
@leepaul1058 2 ай бұрын
Đây chính là công án mình mong đợi,nó giúp mình thêm sáng tỏ và vững bước trên con đường mình đã chọn. Xin cảm ơn Trung và ê kíp HĐC.
@aliousduy2640
@aliousduy2640 Жыл бұрын
Đối với cá nhân mình, chủ đề tôn giáo đặc biệt là Phật giáo thực sự cực kì nhạy cảm. Nhưng, khi mình xem xuyên suốt video của Hội Đồng Cừu, xin dành một lời khen chân thành đối với mọi người! Lí do là vì toàn bộ video vừa cung cấp rất nhiều thông tin liên quan đến các tông phái, vừa hệ thống các thông tin đó rất mạch lạc, lại vừa nêu ra những góc nhìn của chính Hội đồng nhưng không hề có chút lệch lạc hay mang tính phân biệt - xúc phạm nào ! Cực kì tán thưởng cho đội ngũ Hội Đồng Cừu! Share và đón chờ những video tiếp theo ! Peace 🤩❤️
@DarkHorse.coffeine
@DarkHorse.coffeine Жыл бұрын
Tôn giáo nào cũng nhạy cảm. Tạo tri thức thì đừng đồng cảm mình với sự kiên
@aliousduy2640
@aliousduy2640 Жыл бұрын
@@DarkHorse.coffeine Mình chỉ nêu ý kiến cá nhân, thêm nữa, đây là comment vào một video chủ yếu nói về Phật giáo, bản thân mình là người chú trọng về tôn giáo này, cũng như sở thích cá nhân thôi ! Nên, không cần nhờ vả một người đi đường đi vào sửa lưng kì lạ như vậy ! Cảm ơn ạ ! 😇
@aliousduy2640
@aliousduy2640 Жыл бұрын
@@DarkHorse.coffeine Mình chỉ nêu ý kiến cá nhân, thêm nữa, đây là comment vào một video chủ yếu nói về Phật giáo, bản thân mình là người chú trọng về tôn giáo này, cũng như sở thích cá nhân thôi ! Nên, không cần nhờ vả một người đi đường đi vào sửa lưng kì lạ như vậy ! Cảm ơn ạ ! 😇
@ThuyNguyen-ie4dr
@ThuyNguyen-ie4dr Ай бұрын
Cám ơn bạn Trung đã dày công nghiên cứu Phật giáo nói chung, và Phật giáo tại Việt Nam. Trước hết khen bạn là tuổi còn trẻ mà chịu khó nâng tầm hiểu biết trên mọi địa hạt cuộc sống, trong đó có các triết thuyết, tôn giáo và đặc biệt là Phật giáo. Tầm nhìn phổ quát về Phật giáo thì bạn có; nhưng đi sâu vào nội tâm để hiểu đúng lời dạy của Phật và thấy ra chân lý và lẽ sống thì còn hạn chế. Nói đến giáo điển Phật giáo là phải tìm hiểu quá trình kết tập kinh điển Phật giáo qua các thời kỳ, sau đức Phật nhập diệt 3 tháng đến 400 năm sau mới ghi xuống văn tự, nên từ "nguyên thủy" thì hoàn toàn không có; bởi do miệng các đệ tử sau Phật truyền nói lại vậy. Tựu trung ngày nay còn tồn tại 3 tạng kinh là: Tạng Nikāya, tạng A Hàm, và tạng kinh tán rộng mà thường gọi là kinh Đại thừa. Vậy nội dung của 3 tạng này trình bày về những gì? Đức Phật chỉ nói về dòng thức biến của con người, và chơn tâm của con người mà thôi. Do sự tương tác giữa Thức + Căn + Trần mà tình thức con người dấy khởi từ vô thủy đến nay, tạo ra 3 loại hạt giống tương sanh là: Thiện - ác, tốt - xấu, khổ - vui...và trung tính. Đức Phật vận dụng lý duyên sanh không tự tánh này để chuyển hóa nghiệp thức, từ xấu sang tốt, khổ đau sang an vui; hoặc đưa "ý niệm trụ" vào đối tượng vô ký là: thân, thọ, tâm, pháp, câu Phật hiệu, câu mật chú, hơi thở, thân hành niệm...nhằm tạm thời chế ngự tham ưu. Ngoài ra, đức Phật còn dùng phương pháp đốt cháy vọng thức, để cho Nirvana hiện bày; nên gọi là Thiền na (Jhāna) đốt cháy dukkha thì Nirvana hiện bày. Chính nhờ thiền na này mà đức Phật đã đốt sạch thọ và tưởng, nên tánh giác mới hiện bày. Vì tánh giác thường tịch thường chiếu, nên cảnh sao thấy vậy, nên gọi là "thật tướng của các pháp" (chư pháp thật tướng - kinh Pháp Hoa), cũng gọi là "Tri kiến vô kiến" (kinh Lăng Nghiêm), cũng gọi là thiền tông (phi tư lương tức tọa thiền chi yếu dã), cũng gọi là "thấy các tướng mà không lập vọng thấy là dụng chiếu soi của chơn tâm" (Nhược kiến chư tướng phi tướng, tức kiến như lai - kinh Kim cương), cũng gọi là "cái thấy nguyên sơ, cái nghe nguyên sơ (nên gọi là quán hạnh Vipassana), cũng là "trong cái thấy sẽ chỉ là cái thấy, trong cái nghe sẽ chỉ là cái nghe" (Kinh Bāhiya), nên từ Vipassana trong Nikāya đồng nghĩa với từ "kiến tánh"; còn Tứ niệm xứ thuộc về "ý niệm trụ" chứ không phải Vipassana.
@-tu7cuocsong
@-tu7cuocsong Жыл бұрын
Rất biết ơn tất cả các bạn trẻ, quá tuyệt vời. Từ khi Đức Đạt Lai Lạt Ma, và Thiền sư Nhất Hạnh có mặt ở Phương Tây, Châu Âu truyền đạo thì đạo Phật đã nhanh chóng lan tỏa, 6 kể cả các nước Phương
@vanhoavatamnhin9453
@vanhoavatamnhin9453 Жыл бұрын
Phật giáo là một hệ thống Triết học và tín ngưỡng lâu đời thuộc loại phức tạp nhất của Nhân loại.Kênh đã cố gắng tóm lược về các hệ thống Phật giáo tương đối cơ bản.Tôi nghĩ về Phật giáo thì sẽ còn phải nghiên cứu rất nhiều và tranh luận rất nhiều.Tuy nhiên về hình ảnh mà kênh đưa ra ban đầu,thiết nghĩ sao chúng ta không thẳng thắn nhìn nhận đó là một nhóm KINH DOANH TÔN GIÁO,họ đâu cần biết về nghi thức,nghi quĩ,giới luật của các Tông phái Nam truyền,Bắc truyền..làm gì!!Họ chỉ cần tín đồ CÚNG DƯỜNG để làm giàu thôi.Còn ai theo họ thì do người ta không chịu nghiên cứu về Phật giáo,chúng ta phải chấp nhận xã hội luôn luôn tồn tại các nhóm như thế.Dù sao cũng cám ơn kênh đa có 1 bài nói hay để nâng cao tri thức cho mọi người
@cuongsumi1
@cuongsumi1 Жыл бұрын
Rất cô đọng, cám ơn HĐC
@trongnhan5
@trongnhan5 9 ай бұрын
Mỗi một video của các bạn đều có đầy đủ rationale, research question, literature review, research finding, discussion and conclusion rõ ràng. Tôi cảm tưởng được mỗi một video như một publication thật sự luôn. Thật sự nể phục các bạn
@huynhquocbao6372
@huynhquocbao6372 Жыл бұрын
Quá trời kiến thức về Phật Giáo trong clip này !
@uyenvivu3025
@uyenvivu3025 Жыл бұрын
☘️❤️☘️❤️☘️ Tuần nào cũng ngóng video của Hội Đồng Cừu, cả Trung nữa☺️
@phamtoan3941
@phamtoan3941 Жыл бұрын
Rất hay thank bạn
@LordBabyTea
@LordBabyTea Жыл бұрын
Xuất Sắc,Ngắn Gọn,Dễ hiểu,Đây là 1 Tư liệu Quý
@hoanggiap512
@hoanggiap512 Жыл бұрын
Một bầu trời tri thức. Cảm ơn hội đồng rất nhiều
@ThunAn1102
@ThunAn1102 Жыл бұрын
Cảm ơn Hội Đồng Cừu ❤
@minhquannguyenuc2516
@minhquannguyenuc2516 Жыл бұрын
cảm ơn hội đồng cừu rất nhiều,khối lượng kiến thức về tôn giao trong video thật sự rất nhiều và bổ ích cho tất cả những ai muốn hiểu về Phật giáo.
@stonerock5441
@stonerock5441 Жыл бұрын
Rất thú vị 👍, cám ơn Admin.
@HuyTRan-xo8dx
@HuyTRan-xo8dx Жыл бұрын
cảm ơn Hội đồng cừu, bài rất hay
@giango9315
@giango9315 Жыл бұрын
Video chất lượng, nghiên cứu rất có tâm cho 1 like 👍
@lfsketch1079
@lfsketch1079 Жыл бұрын
Kiến thức phổ quát và bổ ích. Cảm ơn Hội đồng Cừu.
@trinhtrungkien5662
@trinhtrungkien5662 Жыл бұрын
Cảm ơn Hội Đồng Cừu
@thaonhu9607
@thaonhu9607 Жыл бұрын
Cảm ơn HDC đã hệ thống lại thông tin các nhánh tu tập của Phật Giáo như này. Mình đã tìm hiểu bao lâu nay mà vẫn chưa đầy đủ được như vậy. Xin cảm ơn rất nhiều.
@tuongvile5713
@tuongvile5713 Жыл бұрын
Cảm ơn Hội đồng cừu có những phân tích rất đúng và hay.
@1truthfollower
@1truthfollower Жыл бұрын
Một trong những cuốn sách rất hay để tìm hiểu về các tông phái là cuốn "Chọn đường tu Phật" của Trùng Quang Cư Sĩ.
@lhbnguyen95
@lhbnguyen95 Жыл бұрын
Rất cô đọng và hàm súc ạ. Cảm ơn Hội Đồng Cừu đã phổ biến những kiến thức học thuật đến gần với người học phổ thông hơn.
@thithanhtrangtran1963
@thithanhtrangtran1963 Жыл бұрын
Đây là một trong những video của HĐC mà mình thấy thích nhất!!! Nó mở mang kiến thức và kích thích tư duy mở cho mình một cách nhẹ nhàng 🥰 Cảm ơn Trung và ekip HĐC nhé ❤️❤️❤️
@hahuynh1046
@hahuynh1046 Жыл бұрын
Xin chào Hội đồng cừu, cảm ơn vì đã chia sẽ kiến thức rất hay này.
@binhduongchothuexetai6669
@binhduongchothuexetai6669 Жыл бұрын
Dành lời khen và sự ngưỡng mộ cho hội đồng
@chicuongnguyen7596
@chicuongnguyen7596 Жыл бұрын
clip rất hay, cảm ơn ekip Hội Đồng Cừu
@Renj2b
@Renj2b Жыл бұрын
Cảm ơn HĐC vì video này.
@yarielrobledo3436
@yarielrobledo3436 Жыл бұрын
Tuyet vời quá cô Mây ơi. Cảm ơn cô Mây nhiều nhiều 😍😍😍
@kiterblx1063
@kiterblx1063 Жыл бұрын
Khâm phục công phu nghiên cứu và hệ thống lại thông tin của các bạn
@TamNguyen-iv2tu
@TamNguyen-iv2tu Жыл бұрын
Rất hay rất thu hút, cảm ơn bạn
@danaubuoi7084
@danaubuoi7084 Жыл бұрын
Cảm ơn kênh hội đồng chiên
@entvn
@entvn Жыл бұрын
Chủ đề này hấp dẫn quá. Đang ngóng đây HDC!
@forwhat169
@forwhat169 Жыл бұрын
là 1 người cũng đam mê và có tìm hiểu chút ít Phật pháp, mình góp ý 2 điểm thế này: - Kinh tạng Pali không phải là tiếng Phạn (Sanskrit), vì 2 ngôn ngữ Pali và Sanskrit này khác nhau, tuy nhiên kinh Phật nguyên thủy được viết bởi cả 2 ngôn ngữ này - Đối với các Phật tử xuất gia (các vị tu sĩ) và các Phật tử tại gia, trong quá trình tu học Phật, việc tìm hiểu và học triết lý của 2 truyền thống Đại thừa và Tiểu thừa là cần thiết, giống như việc học càng nhiều thì càng biết thêm kiến thức vậy. Tuy nhiên mình cũng đồng tình với bạn ở việc không nên mượn hình ảnh để làm event. Việc khất thực là truyền thống của Đức Phật Thích Ca, do vậy Tăng đoàn theo truyền thống Bắc tông vẫn có thể thực hiện để gieo duyên với chúng sinh, tuy nhiên nên giữ y phục đúng truyền thống, đồng thời thực hiện đúng giới luật của Đức Phật đã chỉ dạy, trong đó có quy định khất thực chỉ nhận thức ăn chứ không nhận tiền để tránh hình ảnh không tốt cho Phật giáo.
Жыл бұрын
Thực ra nếu mọi người có tìm hiểu thì sẽ thấy thực ra thầy Thái Minh có xu hướng chuyển từ Bắc Tông sang PG Nguyên Thủy thôi. Xu hướng này có ở hệ phái Khất Sĩ và cũng như ở hòa thượng Thích Minh Châu. Bảo rằng không thích thì đó là quyền mọi người... nhưng tiếc là trong đạo Phật nó không được xem như việc chiếm dụng danh tính và hình ảnh. Đương nhiên khi chưa xuất gia lại theo truyền thống Theravada thì sẽ không được coi như một vị tì kheo của Theravada...
@cybermean1155
@cybermean1155 Жыл бұрын
Cám ơn Trung . Cám ơn HĐC . Rất hay nhe mấy bạn ơi
@luckyluu100
@luckyluu100 Жыл бұрын
Nội dung rất chất lượng, thanks bạn
@ThuHa-hw1ou
@ThuHa-hw1ou Жыл бұрын
Thực sự là một kiến thức thú vị và đòi hỏi tìm hiểu rất nhiều và kĩ càng trước khi làm video. Cám ơn Hội đồng cừu rất nhiều.
@thanhdi6668
@thanhdi6668 Жыл бұрын
Mặc dù nội dung còn một số điểm chưa chính xác với Phật giáo lắm nhưng không hẳn là sai. Về tư tưởng bồ tát, đại thừa và niết bàn. Tuy nhiên vẫn xin gửi lời khen đến HDC có sự nghiên cứu một cách khá nghiêm túc và chỉnh chu. Nhưng xin HDC có cơ hội sẽ nghiên cứu thêm về khái niệm tịnh độ khác với khái niệm Thiên đàng , hai khái niệm này dùng từ tương đồng khì quá khiên cưỡng. Một lần nữa xin gửi lời khen và chúc HDC nhiều sức khoẻ.❤❤❤
@leduyluan1994
@leduyluan1994 Жыл бұрын
Xem xong video cơ bản này thì mình thật sự mong chờ 1 video Nâng cao vào thời gian tới, cảm ơn Hội đồng Cừu
@DangKhoaGuitarist
@DangKhoaGuitarist 5 ай бұрын
cảm ơn các bạn đã có clip rất chất lượng.
@datle2863
@datle2863 Жыл бұрын
1 chiếc video rất hay và mang tính thông tin cao. Cảm ơn HĐC
@MissTien89
@MissTien89 Жыл бұрын
Kênh có thể nói thêm về tam pháp ấn với lý duyên khởi giữa nam tông và bắc tông , khá là hay. Đôi khi sự sai biệt giữa các tông chi đạo còn lớn hơn giữa tôn giáo Phật và tôn giáo khác. Từ khi bị ảnh hưởng văn hoá, đạo phật đã chuyển hoá thành tôn giáo và dần trở nên phù hợp với từng thế hệ, tất cả là phương tiện giúp mình cứu người, nhưng nhiều người lại lợi dụng điều đó gây nên tà kiến không nên có. Cám ơn thông tin của kênh!
@anhtuanleinh6738
@anhtuanleinh6738 Жыл бұрын
Cảm ơn Trung và HĐC về 1 clip giải thích những điều khá khó nhằng với các khán thính giả một cách trực quan, dễ hiểu và rành mạch nhất. Duy có điều nho nhỏ nhưng mình nghĩ khá là quan trọng, cần phải gửi đến các bạn. Khi sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam, nhóm vui lòng thêm các đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào nghen. Có thể hơi buồn cười vì cho rằng nó tiểu tiết, nhưng các bạn biết đó, hằng giây phút, chúng ta đều phải tuyên truyền điều này để chống lại sự lập lờ đánh lận con đen của TQ ưa nhận vơ về mình. Cảm ơn các bạn.
@toantran7472
@toantran7472 Жыл бұрын
👍👍👍
@yennhihoang5537
@yennhihoang5537 Жыл бұрын
không phải tiểu tiết, kịch liệt nhắc nhở HĐC ghi nhớ chi tiết này
@KimNguyen-nf9xc
@KimNguyen-nf9xc Жыл бұрын
👏👏👏
@moeomeohuyenmeo1883
@moeomeohuyenmeo1883 Жыл бұрын
VN cũng nhận vơ 2 quần đảo, khác gì đâu. Có ai công nhận Tây Sa, Nam Sa là của VN đâu. Bạn Trung làm bên công pháp quốc tế nên thừa hiểu 2 quần đảo nào cũng chẳng phải của VN.
@yennhihoang5537
@yennhihoang5537 Жыл бұрын
@@moeomeohuyenmeo1883 1. "Năm 1951, tại Hội nghị San Francisco (Hoa Kỳ) có một đề nghị bổ sung bản dự thảo Hòa ước yêu cầu trao trả cho Trung Quốc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng Hội nghị đã bác bỏ đề nghị này với số phiếu áp đảo là 46 phiếu thuận, 3 phiếu chống và 1 phiếu trắng. Tại Hội nghị, Ngoại trưởng Trần Văn Hữu dẫn đầu phái đoàn Chính phủ Quốc gia Việt Nam đã tuyên bố khẳng định chủ quyền lâu đời của người Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không gặp sự phản đối hay bảo lưu của nước nào." 2. "Công ước Luật Biển năm 1982 cho phép các quốc gia ven biển được hưởng quy chế thềm lục địa để thăm dò và khai thác tài nguyên. Đây là chủ quyền chuyên biệt, không tùy thuộc vào điều kiện phải có sự chiếm hữu, khai phá hay tuyên bố minh thị. Mọi sự tùy tiện chiếm cứ của nước ngoài dù có bằng vũ lực hay không đều bất hợp pháp và vô hiệu lực. Về mặt địa lý, đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa chỉ cách Quảng Ngãi 135 hải lý và đảo Hoàng Sa (Pattle) chỉ cách lục địa Việt Nam 160 hải lý. Vì vậy, quần đảo Hoàng Sa nằm trong thềm lục địa của Việt Nam được quy định bởi Công ước về Luật Biển năm 1982. Về mặt địa chất, các nghiên cứu khoa học đều cho thấy quần đảo Hoàng Sa là một thành phần của Việt Nam. Về địa hình, đáy biển vùng quần đảo Hoàng Sa là một cao nguyên chìm dưới đáy biển nối tiếp liên tục lục địa Việt Nam. Tại quần đảo Trường Sa cũng vậy, về mặt địa chất và địa hình đáy biển các đảo Trường Sa là sự tiếp nối tự nhiên của lục địa Việt Nam từ đất liền ra ngoài biển. Hơn nữa, bãi Tư Chính và đảo Trường Sa (Spratly) chỉ cách đất liền Việt Nam từ 150 đến 200 hải lý, nằm trong thềm lục địa của Việt Nam."
@thuyduongtran2461
@thuyduongtran2461 Жыл бұрын
Đợi mãi cũng thấy senpai Trung lên clip về chủ đề này ạ. Chúc mừng senpai đã hồi phục lại và cho ra lò clip chất lượng quá luôn. Cảm ơn senpai và ekip thật nhiều nè. Mọi người giữ gìn sức khoẻ và phong độ nhé. 💪💪💪
@angkynhanhieuocquyen6731
@angkynhanhieuocquyen6731 Жыл бұрын
Video rất hay, cảm ơn HDC 😘
@trithequang7722
@trithequang7722 Жыл бұрын
Rất hay!
@thanhtho9366
@thanhtho9366 Жыл бұрын
Cảm ơn HĐC vì 1 video hệ thống Phật giáo rất tuyệt, cô đọng dễ hiểu mà khá đầy đủ. Đặc biệt là có nhiều tên tiếng Anh mà mình chưa biết. Nó chất lượng hơn nhiều bài viết hay clip chuyên về Phật giáo mà mình đã xem. Nói về chiếm dụng hình tượng, văn hóa Phật giáo thì có lẽ các bạn nên làm 1 video về Pháp Luân Công. Họ mượn nhiều thứ của Phật giáo nhưng lại chê bai Phật pháp trong giáo lý của họ.
@nguyenvanbieu8497
@nguyenvanbieu8497 Ай бұрын
Hay lắm con
@ThiMinhLy-xp4ju
@ThiMinhLy-xp4ju 8 ай бұрын
chúc Trung và HĐC luôn vui khoẻ bình an, thành công và làm nhiều video về nhiều chủ đề , truyền tải kiến thức không chỉ giới trẻ mà nhiều thành phần trông xh ,
@thamdutiensinh8630
@thamdutiensinh8630 Жыл бұрын
Bác rất khâm phục kiến thức và sự đầu tư của các cháu vào từng nội dung.
@olapnalapxuong3327
@olapnalapxuong3327 6 ай бұрын
tính ra coi anh này càng nghe mở mang đầu óc càng nghe càng muốn tìm tòi khoa học
@DEVZERO
@DEVZERO Жыл бұрын
rất hay
@hanhkop4475
@hanhkop4475 Жыл бұрын
Rất hữu ích, 1 cái nhìn khải quát, cơ bản và đơn giản nhất để cho những ng k theo tôn giáo nào như mình.
@MAXOAUDIO-LIGHTING
@MAXOAUDIO-LIGHTING Жыл бұрын
Xuất sắc, không chỉ nội dung mà cả sự khéo léo để tránh phê phán trực diện vào tôn giáo!
@antm9771
@antm9771 Жыл бұрын
Video hay
@trucaothuy6046
@trucaothuy6046 Жыл бұрын
Qua hay
@ngocthaokalimba
@ngocthaokalimba Жыл бұрын
Hay lắm Trung và HĐC ơi
@inhlongpham4329
@inhlongpham4329 Жыл бұрын
Cảm ơn Trung và nhóm của HDC, mình đã tin là sẽ có những thông tin được trình bày khoa học và mang tính học thuật trong video của bạn, và mình đã thấy điều đó khi xem xong. Nhưng có một điều mình muốn chia sẻ với Trung, là: Phật giáo, hay giáo lý của người chúng ta gọi là Phật thực chất là điều mà Phật tìm thấy, nhận ra khi tìm hiểu thực sự rõ về cuộc sống, nó tồn tại từ trước đó và vẫn "là nó như nó đang là". Nên giáo lý của Phật dành cho tất cả mọi người. Và sự xuất hiện các tông phái và có những quan điểm chia rẽ là do yếu tố lịch sử, địa lý, văn hóa - chính trị và quan trọng nhất là do chính những Con người đã truyền đạo và đã tiếp nhận đạo ở mức độ như nào mà thôi. Nên về hình thức chiếc áo hay cách vận hành tổ chức chỉ là bề ngoài của vấn đề. Bản chất của tất cả tông phái đều không chia rẽ, nên việc thực hành Khất thực hay mặc áo choàng lộ vai có lẽ chưa thể coi là hành vi đánh tráo nhận diện (vì thực hành Khất thực hay mặc áo chéo không phổ biến trong Bắc Tông là do những nhà truyền đạo muốn dung hòa với văn hóa của người TQ, chứ không phải là phái Bắc truyền k cổ xúy hay không công nhận các truyền thống đó). Hoặc nếu cho rằng phái giáo lý Theravada mang nhiều điều kiện sát với giáo lý gốc của Phật, thì việc một Tỷ kheo theo bất kỳ phái nào cũng có thể tìm hiểu và phục dựng lại một cách có chừng mực các truyền thống đó nếu nó không làm sai các giáo lý của tổ chức đó và những giá trị đạo đức cốt lõi cũng như PL của cư dân vùng đó. Thêm vào đó, nên xem xét VN với vị trí là vùng tiếp nối của rất nhiều nền VH, nên việc có sự pha trộn VH đã và đang xảy ra với dân tộc ta và sẽ tiếp tục là điều có thể không tránh khỏi. Ví dụ như người Việt ở miền Bắc chịu sự ảnh hưởng của văn hóa phương Bắc (nhưng cũng có những văn hóa của Ấn Độ, hay vh Java vẫn tồn tại trong nếp sống của ta, như tục thắp hương, xăm mình, hút thuốc lào). Hay bản thân một số văn hóa từ TQ du nhập sang cũng mang đầy màu sắc Tâm linh Ấn Độ như việc lấy tên các vị thần của người Ấn Độ ghép vào các sao hạn như Kế Đô, La Hầu,... Và nói về Thiền tông VN, ta biết sơ tổ Là Phật Hoàng Trần Nhân Tông, nhưng trước ngài là 3 dòng thiền lớn của Trung Hoa đã vào VN, ngài đã dung hợp cả 3 thành một dòng riêng của nước ta (nhưng ngài cũng tu tập theo hạnh Đầu Đà - hạnh này theo ngài Ma ha Ca Diếp bên Ấn Độ). Vậy thì cũng không thể nói thiền tông VN phải mang hướng Bắc truyền và việc có thể có hình thức tiếp nhận nghi lễ của khái Nam truyền là không đúng được.
@springcuong.7913
@springcuong.7913 5 ай бұрын
Chia sẻ cho quý khán thính giả thấy bình luận này, dạo này tôi có nghe pháp của sư Giác Nguyên, như một chân trời mới mở ra Trước đó tôi cũng có nghe pháp của các vị khác, thiền sư khác rồi.
@dieolinhnguyen1121
@dieolinhnguyen1121 Жыл бұрын
Video rất hay.
@heme8886
@heme8886 Ай бұрын
Cảm ơn bạn đã giải thích trường phái Phật Giáo và tên các giáo phái ở các quốc gia khác nhau tránh khỏi sự nhầm lẫn. Nhiều người hiểu nhầm cứ nghĩ rằng những gì họ đang học là đúng mà không biết tông phái và cứ thế tạo ra sự việc xảy ra không đáng có. Việt Nam nói riêng đã mời các thầy Thích...từ Tây Tạng giảng bài mà không hiểu họ có đúng thiền tông với mình hay không mà mãi nhìn vào màu áo kiểu áo...Tóm lại Phật Giáo tại VN không khác gì cuộc chiến
@KimNguyen-nf9xc
@KimNguyen-nf9xc Жыл бұрын
Cô rất thích theo dõi các video của Hội đồng Cừu thực hiện; Các em làm việc rất thận trọng, kỹ lưỡng. Nhờ vậy người xem có một khái niệm phổ quát về một vấn đề thường khó hiểu mà vẫn đầy đủ chi tiết. Riêng video này, Cô nghĩ: ngoài cuốn sách của Đức Dalai Lama thì trong Phật giáo Việt Nam chúng ta cũng có Thầy Nhất Hạnh nghiên cứu rất kỹ về sự hình thành của các bộ phái sau khi Đức Phật nhập diệt. Các em nên giới thiệu thêm cuốn sách đó: “Những con đường đưa về Núi Thứu”. Sách viết bằng tiếng Việt nên nhiều người có điều kiện đọc thêm để nghiên cứu. Riêng về đề mục của video này cô xin có ý kiến thêm như sau: việc đi khất thực không phải là một đặc điểm riêng chỉ có phái Nam Tông (Theravada) được quyền làm và phái Bắc Tông (Mahayana) không làm nữa. Đúng là thời nguyên thủy, Đức Phật và tăng đoàn của Người ở bối cảnh Ấn Độ cách đây hơn 2500 năm, chỉ có một cách duy nhất là đi khất thực. Sau đó các phái Bắc Tông chủ trương tự lập tự cường, không phải lúc nào cũng nhờ vả vào bá tánh nên truyền thống đi khất thực bớt dần. Nhưng hiện giờ, ở nhiều tự viện theo truyền thống Bắc Tông thỉnh thoảng vẫn tổ chức một buổi khất thực vừa để cho các Phật tử tại gia được bày tỏ lòng tri ân và phát tâm cúng dường Tam Bảo. Đồng thời cho các tỳ kheo học hạnh khiêm tốn, biết ơn và học tâm không phân biệt, đón nhận bất cứ món gì đại chúng cúng dường. Chỉ tiếc rằng ở Việt Nam mình có những -tạm gọi là- tục tăng đã dựa vào truyền thống tốt đẹp đó để tư lợi cho mình. Và đã nhập nhằng những cách hành trì, y áo, v.v..! Tội cho đại đa số người dân mình chỉ thuần tín ngưỡng tích lũy công đức (tu phước), ít chịu học hỏi thêm (tu huệ) nên đã bị lừa gạt! Chúc các em sức khỏe, an lành để tiếp tục cống hiến cho độc giả những video giá trị🙏
@tudieuechannguyen8132
@tudieuechannguyen8132 Ай бұрын
Cảm ơn nhóm vì sự nghiên cứu tận tâm…!!! Tôi chỉ xin nhóm nghiên cứu và nói rõ thêm về thiền Vipassana ( thiền minh sát). Xin cảm ơn…!!!
@nammo164
@nammo164 Жыл бұрын
*UYÊN BÁC___NCS Nguyễn Quốc Tấn Trung*
@khanhtuan8215
@khanhtuan8215 7 ай бұрын
Thanks chene hội đồng cuu ❤🤚
@vypham4521
@vypham4521 Жыл бұрын
Cám ơn Hội Đồng Cừu rất nhiều vì một video bổ ích. Mình đồng ý với cừu về việc lợi dụng hình ảnh, nghi thức Phật giáo để làm sự kiện, lấy lòng tin của Phật tử và trục lợi là hoàn toàn sai. Mình nghĩ đây cũng là vấn đề đang xảy ra ở nhiều nơi tại Việt Nam mà không chỉ ảnh hưởng tới Phật tử nói riêng mà còn tới hình ảnh của Đạo Phật nói chung đối với công chúng đặc biệt là những người ngoài đạo. Đối với vấn đề bản quyền hình ảnh giữa các tông phái khác nhau trong đạo Phật, mình cảm thấy còn cần được thảo luận thêm. Giống như cừu nói, đạo Phật là một tôn giáo mà các tông phái vận hành và chung sống hòa bình. Theo như mình được dạy, bản chất sự khác nhau của các tông phái là nhằm tập trung vào các đường lối tu tập nhất định, mà phù hợp nhất với các vùng đất và con người khác nhau.Bản chất tất cả đường lối, tông phái đó đều dựa trên giáo lý của Phật và nhằm đạt được mục đích cuối cùng là giúp đỡ chúng sanh. Đạo Phật là một tôn giáo linh hoạt, dễ thấy khi đạo Phật được truyền bá đến các đất nước khác nhau, thì cũng sẽ có những sự hòa nhập và thay đổi nhất định để phù hợp với phong tục, tập quán nơi đó. Mình cảm thấy đây là một điểm rất hay của đạo Phật, không phải dựa trên việc thực hiện các nguyên tắc cố định để đạt tới mục đích mà là hòa nhập và biến hóa các phương pháp cho phù hợp với từng vùng thậm chí từng cá nhân để giúp họ giải thoát. Thế nên việc có sự phân chia quá rạch ròi về bản quyền hình ảnh và giáo lý giữa các tông phái, mình nghĩ là không thực sự đúng với ý nghĩa và mục đích thật sự của đạo Phật. Trên thực tế cũng có những tông phái dung hòa và kết hợp những điểm khác biệt đó để hòa hợp với nơi truyền bá. Và mình nghĩ việc này hoàn toàn phù hợp với lý tưởng của đạo Phật. Vì vậy việc đem bản quyền hình ảnh vào giữa các tông phái có lẽ chưa phù hợp lắm. Vấn đề "bản quyền hình ảnh" chỉ sai ví dụ đặt trong trường hợp các cá nhân ngoài đạo lợi dụng hình ảnh để mạo danh danh tính tôn giáo. Mình nghĩ việc cần làm ở đây là bài trừ những cá nhân lợi dụng hình ảnh tôn giáo nói chung cho mục đích xa lìa với giáo lý và ý nghĩa đạo Phật. Vì chúng ta đang ở trong thời kỳ mạc pháp, không thể tránh khỏi việc có nhiều người tu hành nhưng truyền bá giáo lý sai trái hoặc thậm chí lợi dụng tôn giáo để trục lợi. Mỗi người cần chọn lọc nguồn thông tin để theo dõi và giống như Đức Phật đã dạy, phải tư duy và đặt câu hỏi với tất cả những gì mình được dạy, bao gồm cả giáo lý của Phật, để tránh việc tiếp nhận thông tin mù quán và thiếu chánh niệm. Cuối cùng, cảm ơn Cừu về những chia sẻ thú vị nhé ^^~
@Scorpisces1911
@Scorpisces1911 5 ай бұрын
Thanks for sharing
4 ай бұрын
HDC chân thành cảm ơn đóng góp của bạn. Nhóm chúc bạn một năm 2024 thành công và hạnh phúc.
@icebibii
@icebibii 8 ай бұрын
Cá nhân mình học theo kinh điển nam tông nhưng vẫn chọn tu tịnh độ. Dễ hiểu vì giáo lý nam truyền giải quyết và giải thích được hiện tượng giới một cách cụ thể, hợp lý hơn. Nhưng đồng thời cũng rất khó khăn cho phần đông đại chúng tiếp cận ở thời điểm hiện tại. Còn bắc truyền mang hơi hướng màu nhiệm, chủ yếu dựa vào niềm tin. Vì vậy nó giải quyết được phần nào hướng tiếp cận đến đại chúng - nhưng đồng thời cũng tạo nên sự tiếp cận sai lệch mà chúng ta nhận thấy rất rõ trong phương pháp tu tập Phật giáo Bắc tông ngày nay. Vì tiếp cận bằng niềm tin (mù mờ) nên người tiếp cận ko có hệ thốngn giáo lý vững chắc để giải thích cho sự vật, hiện tượng đang diễn ra quanh mình. Vì vậy khi một sự kiện xảy đến có thể phá vỡ niềm tin của họ bất kì lúc nào. Còn nếu ta cởi mở hơn và ko còn quan tâm đến tông phái nữa thì cái gì trả lời được cho câu hỏi, cho thắc mắc của mình. Giúp mình an lạc trong cuộc sống của mình thì ta cứ học và áp dụng. Đó là lý do tui học giáo lý nam truyền nhưng vẫn tu theo tịnh độ 😂
@Pro-K
@Pro-K Жыл бұрын
Hay thật
@VietShockGuy
@VietShockGuy Жыл бұрын
Clip của HĐC phải xem 2 lần trở lên mới tiếp thu hết thông tin, coi rất đã, cảm ơn Trung, cảm ơn các bạn trong HĐC nha
@TracyNguyen2018Jan
@TracyNguyen2018Jan Жыл бұрын
Mình mới xong lần 4, mới lướt xuống phần Bình luận đây!
@nguyennguyenthai7220
@nguyennguyenthai7220 5 ай бұрын
hay...rất hay bạn ơi...t hâm mộ bạn quá...rất chuyên sâu...ủng hộ bạn...
@LeHuuDucnt
@LeHuuDucnt Жыл бұрын
Hay quá
@phamdinhtuong
@phamdinhtuong Жыл бұрын
hay, like nhé
@kenhtinhthuc
@kenhtinhthuc Жыл бұрын
Phát triển thì nên khuyến khích cho phù hợp với bối cảnh văn hóa xã hội từng quốc gia và căn cơ của từng cá nhân. Nhưng cũng nên có kiến thức về giáo lý gần nhất với giáo lý nguyên bản để tránh tình trạng phát triến nhưng mất gốc.
@MrBibibox
@MrBibibox Жыл бұрын
Mọi bài thảo luận của Trung đều có cơ sở rất khoa học.
@TracyNguyen2018Jan
@TracyNguyen2018Jan Жыл бұрын
Các bạn ấy chọn nguồn kỹ ak, sách từ Đạt Lai Lạt Ma (thứ 14) và ‘Đồng Sự’ mà.
@canap2869
@canap2869 Жыл бұрын
Mình cũng tin phật giáo nam chuyền là cách tu đúng đắn nhất
@soundsofnature4065
@soundsofnature4065 7 ай бұрын
Mình là người miền quê phía bắc. Mình thấy rất nhiều người đang ngộ nhận mình là người của phật giáo, khi không hiểu biết chút nào về phật giáo cũng như không hề tu tập (điển hình là vợ mình). Mong bạn phân tích vấn đề này Cảm ơn bạn.
@songong4284
@songong4284 6 ай бұрын
Mình dám nói chắc một câu : bà con ngoài bắc hiểu đạo Phật chưa đến 1% . Mặc dù họ tự nhận là đạo Phật . Hy vọng sau này bà con tiếp thu các bài giảng từ các thầy trong miền Nam tình hình sẽ khá hơn
@nguyendanghai7992
@nguyendanghai7992 Жыл бұрын
ui dồi ôi chủ đề này thì quan tâm lắm đây này. Phật học là nặng lắm về triết học và hành vi con người đấy nên là mong rằng HDC sẽ có góc nhìn cho toàn diện hơn về Phât học và sự khác biệt giữa phật học và phật giáo.
@nguyenanhtrung6661
@nguyenanhtrung6661 Жыл бұрын
Hi vọng Hội Đồng Cừu có thể làm Clip về Pháp Luân Công ạ 😍😍
@nguyenngoc689
@nguyenngoc689 Жыл бұрын
Hay quá em ơi, e giỏi quá. Anh yêu em, Trung. 😍(in VN)
@NovemberFour1102
@NovemberFour1102 Жыл бұрын
Video rất tuyệt vời, cảm ơn HĐC.
@vinhcheo2009
@vinhcheo2009 Жыл бұрын
Em thân mến, video của HĐC này khá thú vị, tuy nhiên cần xét lại chút ít nhe. Thí dụ tông phái Khất sĩ của Việt Nam mình vừa niệm Phật, ăn chay, nhưng cũng có trang phục của nam tông và tự xưng mình là Khất sĩ do tổ Nhiên Đăng sáng lập vậy mình phải nói như làm sao. Chưa kể Phật giáo Việt Nam mình cũng từng nói là: Tam giáo đồng nguyên, vậy có thể nói Phật giáo Việt Nam là một triết lý tôn giáo rất khó mà phân biệt rạch ròi đâu là bắc tông, nam tông? Nếu muốn hiểu rành rọt về Phật giáo bắc truyền và nam truyền thì xin mời các anh em trong HĐC nghe thầy thích Trí Siêu nói về vấn đề này. Cảm ơn HDC làm video này để giúp nhiều người biết thêm ít nhiều về Phật giáo Việt Nam❤
@ThanhPham-ny3vi
@ThanhPham-ny3vi Жыл бұрын
Video hay như thường lệ. Và lại có rất nhiều kẻ cuồng tín vào comment.
@namwest
@namwest Жыл бұрын
cám ơn Trung vì mấy cái tên phật tiếng anh. đọc truyện nhật bổn hay gặp, giờ thấy đỡ rắc rối hơn :))
@dqmmyanmar253
@dqmmyanmar253 Жыл бұрын
Xuất sắc.
@taimai4164
@taimai4164 Жыл бұрын
Love trung ❤️
@Yogabnw
@Yogabnw Жыл бұрын
hóng từng giờ ạaa
@lenhondao
@lenhondao Жыл бұрын
Bravo
@roggyyoung7171
@roggyyoung7171 Жыл бұрын
chúc kênh thầy càng phát triển hơn nha
@NguyenMinh-vr6vl
@NguyenMinh-vr6vl Жыл бұрын
Giỏi lắm em trai.
@kiettu6240
@kiettu6240 Жыл бұрын
À mình cũng thích câu "đạo Phật là một đại gia đình tôn giáo lớn và hòa thuận bậc nhất" của kênh. Đây cũng là 1 điều tự hào của mình khi là 1 phật tử và cũng là 1 thắc cực lớn về các tôn giáo khác. Không hiểu sao cùng chung gia đình mà họ có thể đại chiến, thánh chiến này nọ giữa các nhánh trong cùng 1 đạo -_-
@kyuctvb7116
@kyuctvb7116 Жыл бұрын
Quy mô của Phật giáo nhỏ và nằm trong các quốc gia ảnh hưởng bởi TQ chăng 😄
КАКОЙ ВАШ ЛЮБИМЫЙ ЦВЕТ?😍 #game #shorts
00:17
1🥺🎉 #thankyou
00:29
はじめしゃちょー(hajime)
Рет қаралды 52 МЛН