Thế mạnh lớn nhất của bạn là kết hợp ngôn ngữ bình dân và kiến thức chuyên sâu vào bài giảng tạo cảm giác vừa gần gửi vừa khoảng cách để người nghe tiếp thu từ từ và đúc rút kinh nghiệm. Cảm ơn bạn. Chúc bạn hạnh phúc và thành đạt.
@HoiDongCuu2 жыл бұрын
Kính gửi quý khán thính giả của HDC, Anh Trung có gửi lời xin lỗi đến mọi người là anh bị "liệu" khi nhắc đến Kurt Cobain trong video này. Có lẽ anh bị "teen spirit" ám. Xin cảm ơn những đóng góp chân thành của quý khán thính giả. Best wishes, HDC.
@MinhPham-wh4lg2 жыл бұрын
đang tính thắc mắc "ủa Cobain khác thời mà?" thì mới thấy còm men này ^^
@phile86642 жыл бұрын
Kurt Cobain thời sau, mặc dù là ban nhạc Niết Bàn: nhưng nhạc như địa ngục vậy, sao so sánh được với TCS!
@teecomtrung69222 жыл бұрын
@@phile8664 nhạc như thế nào là nhạc địa ngục nhỉ???
@oatanalbe3562 жыл бұрын
Thấy nhắc đi nhắc lại nhìu lần mình cũng hơi hoang mang
@robocopvn2 жыл бұрын
Chắc là bị lạm phát văn hóa Kurt Cobain tại Bắc Mỹ =DD
@phuthuyxd2 жыл бұрын
Xuất sắc quá. Một người yêu nhạc TCS từ rất lâu nhưng rất đồng tình với phân tích của HĐC. Cảm ơn HĐC. Luôn là những lập luận sắc bén.
@jobt34752 жыл бұрын
Khi xem clip thì thấy hội đồng cừu có nhắc về giải cấu trúc về vua " Gia Long - Nguyễn Ánh " và vua " Quang Trung - Nguyễn Huệ ". Hi vọng HĐC có 1 video về 2 vị vua này, nghe đề cập sơ qua thì thật sự thấy rất thú vị
@buinam96892 жыл бұрын
đúng rồi, di đâu cũng thấy bàn luận về công tội của Nguyễn Ánh
@VanNguyen-it3he2 жыл бұрын
Cũng nhiều lý do tại sao dân Miền Nam cứu Nguyễn Anh với sau này Nguyễn Ánh về họ lại suy tôn NA lên vua lắm bạn. Kể tội QUang Trung cũng nhiều khủng khiếp.
@curtisstrawberry27862 жыл бұрын
Bạn có thể kiếm cuốn sách Vua Gia Long và người Pháp đọc để biết thêm
@caodat20012 жыл бұрын
Nguyễn Ánh như Lưu Bị, Nguyễn Huệ như Tào Tháo, chúng ta như dân thời nhà Tấn mới có ngôi 30 năm, vì Tấn cướp ngôi Nguỵ nên chửi Tào Tháo ca ngợi Lưu Bị, còn sau này hậu nhân (như La Quán Trung hay thời chúng ta) viết thế nào thì đã rõ.
@Heolun04052 жыл бұрын
@@VanNguyen-it3he quang trung ác lắm
@manhchienbui2 жыл бұрын
Một số người mới ở nước ngoài được vài tuần hay ở Việt Nam nhưng làm cho công ty nước ngoài mà đã ra vẻ khó nói tiếng Việt, cứ phải chèn tiếng Anh mới chịu. Còn bạn này sinh sống ở nước ngoài nhưng nói rất thuần Việt, đến cả những từ chuyên ngành cũng kiếm tiếng Việt để nói. Đó là sự văn minh. Video của bạn rất tuyệt vời. Cảm ơn bạn đã chia sẻ!
@canhduongngoc18810 ай бұрын
Bạn nói đúng nhưng ko thể nào là toàn bộ được 1 số nào thôi . Theo mình biết thì quanh mình dùng cách đó để học từ vựng. Nó cũng ko tệ khi mình nghĩ như vậy
@viettrung5599 ай бұрын
Mình chưa đi nc ngoài nên không bt sao. Nhưng mình học bằng ctrinh dh full TA ở Việt Nam thì mình cảm thấy khá khó khi nch trong vấn đề chuyên môn khi nch thuần Việt vì tư duy sẽ bị chậm do đôi khi dịch mà vẫn không sát nghĩa nên mình phải chêm TA vào. Còn giao tiếp thì ok
@manhchienbui9 ай бұрын
@@viettrung559 Mình công nhận là có những từ chuyên ngành rất khó, hoặc không thể chuyển sang tiếng Việt, nhưng những từ giao tiếp đơn giản, có thể dùng tiếng Việt một cách dễ dàng mà cũng phải đá tiếng Anh thì thực sự là một người kém tư duy và/hoặc thích thể hiện.
@manhchienbui9 ай бұрын
@@canhduongngoc188 Bạn đọc xem có chỗ nào mình nói "toàn bộ" không? Và bạn cũng không thể học từ vựng bằng cách đá tiếng Anh như vậy đâu, bạn sẽ cho ra sản phẩm là một thứ tiếng Anh bồi chẳng đâu vào đâu. Hãy học bằng cách nói một câu tiếng Anh trọn vẹn cho chuẩn.
@bomausd8 ай бұрын
Tôi rất thích đánh giá của bạn. Anh bạn trẻ này rất đáng khâm phục.
@fuongdang63082 жыл бұрын
Quá tuyệt. Trung rất trẻ mà có hiểu biết quá rộng và khả năng diễn đạt quá uyên bác. Cám ơn HĐC
@halinhnguyen83910 ай бұрын
Cảm ơn HĐC đã chia sẻ những chủ đề hay vô cùng mà không phải ai (đặc biệt trong giới trẻ) cũng đủ hiểu biết, tư duy và quan tâm tới. Nhờ HĐC mà những vấn đề khá khó nhai và trừu tượng được mổ xẻ chi tiết nhưng đầy tính học thuật, giúp mọi người có hướng tiếp cận mới cùng góc nhìn khác hơn
@HồSơĐen24712 күн бұрын
Một video quá hay! Đồng ý 100% với COS về trường hợp của Nhất Hạnh. Chúc COS luôn thành công!
@duykhang30132 жыл бұрын
Rất đồng tình với HĐC về quan điểm âm nhạc của cụ Trịnh. Ông đúng là một nhà thơ, một triết gia qua lời ca. Âm nhạc của ông "vừa đủ giản dị" để chở lời ca của ông. Nhưng chắc chắn, âm nhạc của ông không thể nào so sánh với các nhạc sĩ cùng thời: Phạm Đình Chương, Lê Thương,... Càng không thể so sánh với những nhạc sĩ vĩ đại về việc hài hòa âm nhạc và lời ca: Phạm Duy và Cung Tiến. Hy vọng sẽ có một tập nào đó được nghe HĐC bàn về "tính hiện sinh" trong âm nhạc của những nhạc sĩ 1954 - 1975. Có vài cái tên mình nghĩ HĐC có thể thử để nghiên cứu: Ban nhạc Phượng Hoàng, Ban nhạc Mây trắng, Lê Uyên Phương... Hay một số ca khúc của Phạm Duy trong giai đoạn này về "cái chết", "tục ca"... Cảm ơn HĐC nhiều
@alexjoken73752 жыл бұрын
triết gia hơi quá :)). Việt Nam làm gì có triết gia, chỉ có học giả thôi.
@Dani_Dang2 жыл бұрын
Không phải là Mây Trắng thập niên 90 đấy chứ? 😂
@khanhtuong710 Жыл бұрын
Mình không phản đối ý kiến đóng góp của bạn, tuy vậy, mình cảm thấy âm nhạc TCS khác với Phạm Duy, Cung tiến, hay thậm chí là Phạm Đình Chương. Nếu Cung Tiến có những bài hát lãng mạn, lời nhạc thẳng thắng, chút thơ mộng; hay âm nhạc Phạm Duy với những vần thơ huyền ảo phần nào chân thực thì Trịnh lại ở một phạm trù khác, một nỗi buồn da diết, khó tả, hiện lên ấy là lời ca dành cho thân phận con người. Mình ít khi so sánh các nhạc sĩ với nhau, nhưng Quỳnh Hương, Diễm xưa, tuổi đá buồn, mưa hồng đã đi vào tâm thức của người Việt, thậm chí câu nói "xưa rồi diễm!" của người địa phương cũng xuất phát từ tính phổ biến của nhạc trịnh, phần nào ở thời đại trước, người ta nói TCS k thể so sánh với những nhạc sĩ cùng thời, nhưng bây giờ, nhạc trịnh vẫn len lỏi vào các quán cafe, bảo tàng, đời sống người việt qua gần 100 năm
@HaThanh-e6fe6 ай бұрын
🤩Những vấn đề Trung trình bày đều có nghiên cứu nghiêm túc, đầy đủ (tương ứng với các tài liệu hiện có), trình bày rất lưu loát và ngắn gọn, logic. Tôi chỉ mới xem vài video của Trung thôi nhưng cũng chia sẻ những video này cho bạn bè có cùng sự trân trọng các suy nghĩ khách quan và có cơ sở như những nghiên cứu và trình bày của Trung.
@QuanHoang-wh7fm2 жыл бұрын
Rất thích các chủ đề của Hội đồng cừu vì chúng giải thích một cách logic hầu hết các hiện tượng văn hóa. cách suy nghĩ tư duy của đại bộ phận người dân Việt Nam hiện nay. Học thuật chưa bao giờ là thừa, thiếu thực tế nếu nó dùng để diễn giải những gì thực tiễn đang diễn ra và chỉ có những người không chịu nâng cao dân trí thì mới phán những gì mà các bạn đang chia sẻ là thiếu thực tiễn và chỉ toàn lý thuyết suông.
@quviet67272 жыл бұрын
Tính thích nghi của kênh Hội đồng cừu là số 2 thì cũng có nhiều người số 1. Nội dung kết hợp sự vụ hot và phân tích triết học rất nhuần nhuyễn, có đầu tư. Rất ok.
@tusitanguyen87382 жыл бұрын
Cám ơn HĐC đã mỡ rộng góc nhìn mới về Văn Hóa Nghệ thuật. Theo tôi bài "Một cõi đi về" của TCS diễn tả hay nhất về kiếp nhân sinh luân hồi của Triết học Phật Giáo
@PNLMaths5 ай бұрын
Triết học Phật Giáo là gì vậy bác?
@phuongtran36682 жыл бұрын
Hay quá. Cám ơn bạn trẻ Trung và nhóm HỘI ĐỒNG CỪU.
@trinh98842 жыл бұрын
Cảm ơn HĐC đã nói chủ đề gần gũi nhưng với góc nhìn thú vị mới này. Mình rất mong HĐC có thể thảo luận thêm về tính triết học trong nhạc Trịnh để một người không có nền tảng về triết như mình có thể hiểu hơn ạ. Cảm ơn HĐC nhiều 😘😘😘
@HueTran-qo7to6 ай бұрын
Cảm Ơn Cháu Trung Đã Nhìn Nhận, Đánh Giá Về TCS Rất Đúng Và Thật Chính Xác Về Hiện Tượng Âm Nhạc Của Ông. Với Một Tư Duy Đặc Biệt Ông Đã Gửi Gắm Vào Từng Sản Phẩm Âm Nhạc Của Ông
@ResistdDang8 ай бұрын
Thông minh,kiến thức rộng,mến mộ Tấn Trung... Lý luận chặt chẽ, minh chứng chính xác...
@LeVanChu20235 ай бұрын
Rất đồng ý. Cá nhân tôi, rất khâm phục và ngưỡng mộ!
@NhanTran-f3m20 күн бұрын
Chào Trung, trước tiên xin chân thành cảm ơn bạn vì những thông tin, phân tích giá trị và bổ ích. Tuy nhiên, tôi rất mong Trung và các thành viên của Hội Đồng Cừu cố gắng hơn nữa trong việc tự kiểm duyệt để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, bởi vì đây thực sự là kênh thông tin của tri thức. Các từ và thuật ngữ chuyên môn tiếng Anh các bạn đã làm rất tốt khi cố gắng dịch ra hoặc sử dụng tử tiếng Việt tương đương. Tuy nhiên, đôi lúc những từ thường nhật, hay dùng thì các bạn lại dùng tiếng Anh, như là claim, reset...Điều này tôi hoàn toàn hiểu và thông cảm bởi vì do phản xạ khi các bạn đang học tập và làm việc trong môi trường tiếng Anh. Nhưng vô tình điều này lại làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt, mà những kênh đem lại tri thức như thế này nên làm gương. Nhìn thấy thực trạng trong nước, tiếng Việt đang bị lai căng rất nhiều, các từ tiếng Anh được chêm vào vô tội vạ nhằm thể hiện đẳng cấp của các bậc "trí thức", tôi không khỏi chạnh lòng. Trong khi đó, trình độ tiếng Anh của phần lớn người Việt, thậm chí là người có học, rất kém. Vài dòng chia sẻ. Chúc bạn Trung và Hội Đồng Cừu sức khỏe và bình an. Mong chờ những kiến thức bổ ích mới từ các bạn.
@sangkhach11682 жыл бұрын
Ai muốn viết văn hay, thuật hùng biện tốt ...cứ nghe "hồi đồng cừu' diển thuyết....chưa bàn chiều sâu ....khả năng trình bày ....đã hay quá rồi
@tiendatbtt12 жыл бұрын
Nếu bỏ qua chiều sâu và lập luận thì nói gì cũng chỉ là ba xạo thôi đó bác. Sau clip vẫn cảm thấy thiếu thiếu một sự chốt ý. Chưa rõ lắm thông điệp đang muốn tranh biện cụ thể.
@sangkhach11682 жыл бұрын
@@tiendatbtt1 triết học là môn học khó nhằn với đa số mọi người, người ngoại đạo khó thấm , giống như nhạc cổ điển ..... Nói nôm na đây là cách nhìn , cảm nhận triết học về vấn đề hiện tượng xã hội ví dụ như đây là qua dẩn chứng cụ thể Trịnh Công Sơn .... Khen chê,yêu ghét.....cái loa 🔊 phết đại truyền thông ......đứng với nhiều góc độ văn hóa, chính trị, xã hội, triết lý.....cơ sở nền tảng đáng giá dựa trên trên học thuyết ,lý luận các bố triết học khác nhau.....nên khoai lắm.....anh chàng học ở tây mà lý luận dựa trên luận điểm nhiều nhà tư tưởng khác nhau ....còn mình học VN chỉ có vài nhà tư tưởng kiểu Mác, Anghen, Lênin..... nên khó khăn thông nhau....tôi nghĩ đơn giản thế biết đúng không nhỉ? ....thôi tranh luận nhau cũng tốt....
@tiendatbtt12 жыл бұрын
@@sangkhach1168 Có thể việc mình chưa hiểu hết ý của HĐC vì hệ qui chiếu của mỗi người đang đặt ở trong các khung nhìn khác nhau. Cơ mà vì bụp vào clip nó rối, không rõ đầu đuôi, clip vào thân bài hơi đường đột. Tự dưng lại có 4 phần "bênh vực"-"LPVH"-"lướt sóng văn hóa PC" - "sự thích nghi của TCS". Chỉ là nội bản thân tôi vốn ko thấy cần những ý đó vậy, và ko hiểu lắm là kết cục câu chuyện đến đâu vì quan điểm chính trị của một cá nhân như TCS có quan trọng tới vậy không? Ngay cả việc lúc đó TCS sáng tác nhạc có phản chiến hay ko phản chiến thì tốn giấy mực tới vậy ko? Vẫn chẳng rõ clip đến cuối sẽ chốt ý gì vì ngay từ lúc đầu vào đã ko được giới thiệu phần logic thắt nút ở đâu rồi. Nếu đc cắt nghĩa tốt chắc sẽ ko đến mức xem xong bị chưng hửng.
@hungphunguyenhoai13202 жыл бұрын
@@tiendatbtt1 Mấu chốt của clip là giải mã vì sao TCS lại nhiều người biết đến đến, từ đó lật ngược lại vấn đề ở khía cạnh ; do âm nhạc, do lời nhạc, do tính triết học trong âm nhạc của ông, do được lăng xê hay do tính thích nghi,...Clip có vậy thôi, dễ hiểu. Bạn xem không hiểu rồi nói người khác ba xạo thì làm 1 clip phản biện xem.
@huyleinh72362 жыл бұрын
@@tiendatbtt1 tôi cũng có suy nghĩ giống bạn. Riêng tôi. Không bao giờ thích TCS từ khi tôi hiểu về ông ấy
@nguyenkoanh2296 ай бұрын
Cám ơn HĐC rất nhiều. Bài phân tích rất hay
@pttran77122 жыл бұрын
Rất thích bài bình luận và phân tích này của HĐC về TCS. Nửa đoạn đầu, tôi đồng ý kiến HĐC, tôi công nhân tài năng của TCS, ông có tài, tài năng ấy dc nở rộ 1 cách tự do khoáng đạt và ko bị hạn chế trước 1975. Nữa đoạn sau , tôi cũng đồng ý, HĐC sử dụng từ còn khá lịch sự, “sự lạm phát” với tôi được coi là “sự lợi dụng” triệt để, lợi dụng các bài nhạc phản chiến của TCS để cho các chiêu bài chính trị đó là trước năm 1975, sau năm 1975 TCS tiếp tục bị lợi dụng hình ảnh người nhạc sĩ nổi tiếng cho các phong trào văn nghệ của hội văn nghệ Tp Hcm , dưới sự vừa nâng vừa kìm kẹp của Hoàng Hiệp, Trần Long Ẩn. Và cụm từ “sự thích nghi” , từ này quá hay , trần trụi hơn với tôi đó là sự xu nịnh, TCS khá khéo ở điểm này, khi bị Tôn Thất Lập “tát 1 cái tát” thức tỉnh khi tham gia hát ở đài phát thanh ngày 30/4/1975, TCS lủi ra Huế, sau dc vào lại Saigon dưới trướng của Hoàng Hiệp, Trần Long Ẩn , trở thành con cờ thu hút sự chú ý của công chúng . TCS quan điểm chính trị ngay từ đầu đã xác định rõ chỉ là đu dây không khéo, vẫn còn 1 chút mơ mộng của ng nhạc sĩ khi tham gia chính trị. Cám ơn HĐC đã có 1 bài hay và khéo về TCS.
@hadanghuy19012 жыл бұрын
mặc dù về opinions thì mình ko có quyền đòi hỏi HĐC phải thế này thế kia. nhưng công nhận nghe clip hơi lấn cấn thật. nói nhẹ như HĐC thì là 'thích nghi', nhưng lại chưa nhắc đến mối quan hệ của TCS với ông Sáu Dân. hay Hoàng phủ ngọc tường nói gì về thảm sát Huế Mậu Thân cũng ko thấy HĐC nói đến. nói 'Thích nghi' cũng ậm ừ cho qua tạm được. nhưng đúng hơn thì phải là 'đu dây', 'xu nịnh' mới chính xác
@pttran77122 жыл бұрын
@@hadanghuy1901 tôi thấy ngay từ đầu clip HĐC cũng đã có nói, về chính trị, HĐC ko thích quan điểm chính trị của TCS, nên tôi nghĩ là HĐC cho qua ko nói đó. Tôi chờ mong HĐC sẽ có bài về các nhân vật khác hay ho 1 chút, có thể là Nguyễn Ánh hay Quang Trung như HĐC có nói qua, tôi cũng khá thích triết học và lịch sử nên kênh HĐC tôi khá mong chờ.
@juned72902 жыл бұрын
Đu dây xu nịnh không phải là từ trung lập mà mang cảm xúc cá nhân của bạn đối với ông TCS, k thích hợp để mang vào video này.
@hadanghuy19012 жыл бұрын
@@juned7290 đó là Opinion của tôi bạn ạ, và tôi cũng ko yêu cầu HĐC phải mang vào video này
@pttran77122 жыл бұрын
@@hadanghuy1901 thân chào bạn, theo tôi thì Hoàng Phủ Ngọc Tường ko bao giờ dám nói gì, với bản thân là 1 ng con xứ Huế, là 1 ng đứng ra hiệu lệnh cho quần chúng Huế ủng hộ cái phong trào “đứng lên …”, thì ông ta ko chỉ nợ người dân xứ Huế lời xin lỗi mà ông ta nợ rất nhiều, nhưng đã bước 2 chân lên thuyền, ko có cửa bước xuống, phóng lao phải theo lao.
@tientrungvu419610 ай бұрын
Hay …bổ ích! Cảm ơn hội đồng cừu!
@greengreenieee88812 жыл бұрын
Cảm ơn nhờ có bạn giải thích mà mình hiểu được thêm về tư tưởng và cuộc đời của TCS vào thời điểm đó bởi vì tìm tư liệu về thời điểm đó 2 phe choảng nhau xoang xoảng 😂 Càng có nhiều sự kính trọng đối với cố nhạc sĩ.
@tranminhducndvn2 жыл бұрын
Cảm ơn bạn!
@PhienNghienChannel2 жыл бұрын
Phải có lời khen là HĐC quá nhanh nhạy và em Trung quá khéo léo trong việc chọn đưa vài khía cạnh của câu chuyện hot này tiếp tục lên diễn đàn công cộng :D Bravo!
@henrythai20202 жыл бұрын
Bình luận khôn vãi luôn..., "Sự lạm phát về vai trò của văn hóa của Trịnh Công Sơn...."
@aqua25hana22 жыл бұрын
Thích tất cả các nội dung bạn truyền tới mọi người. Thật tốt nếu bạn có thể chuyển các video thành PODCASTS để mở rộng đối tượng khán giả. Và những người như mình muốn nghe kênh bạn ngay cả khi đang lái xe hay đang di chuyển.
@dnnguyen85822 жыл бұрын
Đã có spotify ạ!
@manngocgin376610 ай бұрын
Chuyện hết sức bình thường ...vd: như KẺ SÁT NHÂN MÁU LẠNH CŨNG CÓ THỂ KHOÁC TRÊN MÌNH HÌNH ẢNH MỘT TAY HỀ HÀI HƯỚC HÓM HỈNH...
@quoclien772 жыл бұрын
Cảm ơn clip của anh bạn trẻ💗 Nói "TCS thích nghi nhanh với chính quyền mới" có thể là chưa hết ý. Có thể nói là "TCS thích nghi cực kỳ nhanh với chế độ mới" mới đủ ý nghĩa. Khủng khiếp nhất là lời kêu gọi văn nghệ sĩ miền Nam trên đài phát thanh Sài Gòn chiều ngày 30.4.1975, nghe lạnh cả sống lưng. Cứ như lời của một cán bộ tuyên giáo trung ương vậy! Trong "lời kêu gọi" ấy có đoạn: "...Yêu cầu các văn nghệ sĩ cách mạng miền nam Việt Nam ... hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam. Những kẻ đã ra đi chúng ta xem như là đã phản bội đất nước!!!" Điều trớ trêu là một trong những nhạc phẩm hay nhất của TCS lại có bản "Cho một người vừa nằm xuống", ca ngợi và tiếc nhớ cố Đại tá Việt Nam Cộng Hòa - Lưu Kim Cương trước đó. Vì vậy có nhận xét rằng: "Con người này chỉ là một anh ba phải, gió chiều nào theo chiều đó!" cũng không sai.
@henrythai20202 жыл бұрын
Mình đã bước ra khỏi đám đông sau khi nghe được đoạn băng thâu âm đó.
@picesoshi2 жыл бұрын
Người lý trí sẽ biết điều gì tốt nhất cho đất nước vào thời điểm đó bạn ah. Bạn có thể tìm bài Ca dao mẹ của ông để nghe. Trong đó có đoạn "mẹ nhìn con đi phút giây bàng hoàng..." để thấy mẹ tổ quốc sẽ đau thế nào khi người việt nam bỏ đi ra nước ngoài để thành công dân nước ngoài nha bạn. Những ng ly hương theo bạn chắc là hay chăng?
@henrythai20202 жыл бұрын
@@picesoshi Đất nước được giải phóng hoàn toàn như TCS nói thì đó đáng ra phải là một niềm vui lớn của dân tộc, nhưng sao người người lại lũ lượt chạy theo tư bản trong nước mắt, thậm chí là chấp nhận bỏ mạng dưới biển để tháo chạy khỏi vùng được "giải phóng"? Sau giải phóng gần nửa thế kỷ rồi mà dân vẫn bỏ chạy khỏi xứ thiên đường, xếp hàng lũ lượt trươc cái đại sứ quán để xin được visa cho nhiệm vụ chính trị, "xuất khẩu lao động." Mặc dầu đến từ phía "Bên Thắng Cuộc" nhưng nghe những bài của Quốc Gia để lại mới thấy thấm thía và tính nhân văn của họ trong đó. "Làm những gì tốt nhất cho đất nước" thì chỉ có lịch sử đúng nghĩa mới có thể oánh giá được điều đó, và hy vọng là bạn không nhầm lẫn giữa đất nước - tổ quốc và đảng cầm quyền.
@picesoshi2 жыл бұрын
@@henrythai2020 Về cơ bản lịch sử là ko thể đảo ngược. Còn chúng ta chỉ có thể làm tốt nhất những điều có thể cho đất nước giống như bác Trịnh đã làm thôi bạn. Một đất nước đã tan hoang sau chiến tranh. Liệu bạn còn muốn thêm một cuộc chiến nào khác? ĐCS ít nhất họ làm đc một điều là an lòng dân, mọi ng đc yên ổn làm ăn, an ninh ổn định...như vậy là cũng là thành công của họ rồi.
@henrythai20202 жыл бұрын
@@picesoshi Làm tốt nhất bằng cách phán một câu xanh rờn như Quoc Lien thuật lại hả bạn? " [...] Những kẻ đã ra đi chúng ta xem như là đã phản bội đất nước!!!" Nói như vậy có phải đã gây thêm thù hận không, trong khi khi đất nước đang tan hoang? ĐCS làm gì thì dân họ cũng thấy và nếm trải đủ rồi, có lẽ không cần nhắc lại, Tui nghĩ thành công của họ là cướp được chính quyền và đoạt được sự độc tôn về quyền lực. Bạn có nghĩ thành công của đcs là một thất bại thảm hại của người dân không? Ha ha... cái gì cũng của dân nhưng 'nhà nước' quản lý toàn diện và tuyệt đối.
@namphong69506 ай бұрын
Có tính chuyên nghiệp trong nghiên cứu về Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, Nhạc sỹ Việt Nam duy nhất có những ca khúc phản chiến rất nhân văn . Cảm ơn Cháu nhiều . ❤❤❤
@HaiHoang-fq7vg2 жыл бұрын
Cảm ơn Hội Đồng Cừu đã làm tôi hiểu biết thêm về hiện tượng Trịnh Công Sơn nhất là phía quốc tế. Tôi xin bổ sung ở Việt nam có nhiều văn nghệ sĩ khác được mến mộ tầm như TCS nhưng vấn đề định hướng chính trị, bên cầm quyền chọn lọc số ít nghệ sĩ cùng phe được ca ngợi, tuyên truyền đến với người dân thôi. Ví dụ các nghệ sĩ bị khống chế như nhóm nhà văn Tự Tực Văn Đoàn, thậm chí nhà văn Nguyên Ngọc còn bị phát biểu công khai là liệt sĩ, nhạc sĩ Phạm Duy, hoạ sĩ Tạ Tỵ...
@thienvipassana012 жыл бұрын
Cảm ơn những chia sẻ của HĐC và Trung
@NovemberFour11022 жыл бұрын
Cảm ơn Hội đồng cừu đã cung cấp thông tin lịch sử rất khách quan và bổ ích, không phải có thể tìm được những thông tin như thế này trên báo chí đại chúng Vn. Trc giờ mình cũng thích nhạc TCS bởi ngôn từ và nội dung khác biệt so với đại đa số những tác phẩm cùng thời, nh mình không chú ý mấy đến thông tin cuộc đời và tư tưởng ct của ông. Nhờ bộ phim " em và Trịnh" mới đây cùng làn sóng khơi lại TCS mình mới biết thêm nhiều thứ. Không ngờ TCS lại cùng mâm với Thích Nhất Hạnh
@pitsapnguyen81672 жыл бұрын
TCS là học trò của TNH thì đúng hơn. Có một thời TCS ăn ngủ ở chùa.
@thinhletran26952 жыл бұрын
Mình không biết việc mình nói vậy có đúng ko? Mình ko đồng ý quan điểm bạn nói TCS lại cùng mâm với Thích Nhất Hạnh, có lẽ bạn có thể nhầm khi hội đồng cừu có nói về nhân vật phản chiến trong thời chiến tranh la2 Thích Nhất Hạnh (dù trong video chỉ lướt qua và ko nói tên nhân vật đó). Tại sao mình ko đồng ý? Vì mình biết TCS từng có nhiều mối tình và âm nhạc của ông cũng nói về tình yêu đôi lứa rất nhiều, ko biết TCS có sáng tác thể loại nào ko. Về TNH, theo hiểu biết của mình thì NGƯỜI là một người có trái tim lớn, luôn hướng về thiện duyên, là con người luôn tìm giải pháp giúp con người thoát khỏi nổi đau bất hạnh, và một trong những phương pháp đó là thiền tứ niệm xứ kết hợp sự nghiên cứu kinh điển Phật Học Nam Truyền và trải nghiệm bản thân, TNH đã thể hiện điều đó qua tâm và hành động. Từ đó mình nghĩ có khi TNH còn cao hơn TCS nữa chứ (quan điểm ko phải là coi thường TCS). Trân Trọng!
@grass_lily Жыл бұрын
@@thinhletran2695 Sư Thích Nhất Hạnh nói riêng và phong trào phản chiến của Phật giáo miền Nam trước 1975 đã góp phần làm sụp đổ chế độ VNCH. Nên nhiều người không thích ông TNH. Bạn có thể tìm hiểu thêm về con người chính trị của ông để biết tại sao ông dù phản đối chiến tranh nhưng sau 1975 vẫn ra nước ngoài sống.
@bininhockon Жыл бұрын
@@thinhletran2695 TCS không thể so được với TNH bạn ah.
@hoangsinhluong31794 ай бұрын
Cũng như nhiều người Việt, tôi tiếp nhận nhiều thông tin về nhạc sĩ TCS cả chủ động lẫn thụ động, cả khen lẫn chê... Nhưng cũng chỉ miễn cưỡng dung nạp, chấp nhận chứ chẳng thể khác. Chắc chắn là do trình độ "triết lý" chưa đủ để hiểu. Do vậy, xem được video này của HĐC với sự đầu tư nghiên cứu và trình bày sắc xảo rõ ràng, tôi như được "khai minh" về người nhạc sĩ mình yêu thích. Xin chân thành cám ơn và chúc HĐC sức khỏe, luôn vững vàng phát triển kênh của mình!
@HFARMER2 жыл бұрын
Có rất nhiều vấn đề và lý do để người ta chọn ra một hướng phát triển có lợi trong những thời điểm nhất định.Và Trịnh và Nhạc Trịnh cũng vậy,được chọn và được định hướng,phát triển vào một thời điểm thích hợp.Với xã hội hiện đại nhiều giá trị,góc nhìn được nâng cao(k hẳn là sâu) và cái đc chọn chính là sự kết hợp của cuộc đời Trịnh và nhạc Trịnh. K phải là riêng Trịnh và k phải riêng nhạc Trịnh.Cốt lõi mục đích là tạo ra giá trị cho một nhóm nào đó.
@phinguyen8456 Жыл бұрын
Nhan xet tinh te,thanks HDC.
@williamkhoa2 жыл бұрын
5:24 hóng anh Trung sẽ làm clip phân tích về Nguyễn Ánh và Nguyễn Huệ bằng phương pháp "Giải cấu trúc"
@kinhdoanhthuongmai75132 жыл бұрын
Lên top nà!
@tbnh39082 жыл бұрын
Sĩ phu bắc hà cũng đông với hung hãn như dlv á bạn. Làm là ăn chửi no.
@tungnguyenthanh11732 жыл бұрын
cái này dám làm mới đỉnh này
@vxnguyen23342 жыл бұрын
@@tbnh3908 sao đông bằng những đứa con bị bỏ lại của mẫu quốc được :))
@thuongthuong37392 жыл бұрын
Hi vọng a phản bác tiếp các quan điểm của Tifosi về cái này
@nguyenhuyhoang22922 жыл бұрын
Yeah, cuối cùng thì video mình mong chờ cũng có. Cảm ơn HĐC!!!
@manngocgin376610 ай бұрын
Bình luận rất chuẩn mực. Cảm ơn HĐC.
@rucy5102 жыл бұрын
Xem chăm chú từ đầu cho hết video luôn. Xuất sắc quá ạ! Cảm ơn kênh vì những kiên thức rất bổ ích🖤
@bomausd8 ай бұрын
Phân tích quá hay! Thật sự khâm phục anh bạn trẻ này!
@phoebetberg43242 жыл бұрын
Chào Trung, mình mới biết kênh của bạn. Mới xem 3 clip và mình sub luôn. Rất ngưỡng mộ tư duy và kiến thức của bạn cũng như tầm nhìn và những hướng suy nghĩ của bạn. Rất cởi mở và mới mẻ! Có điều có nhiều thuật ngữ chuyên môn quá về chính trị cánh tả gì đó...mình nghe cũng ko hiểu lắm nhưng lại rất thu hút =))) Nói vậy chứ-- Bạn cứ tiếp tục làm thêm clip nhé. Chúc kênh bạn mau phát triển hơn! :)
@tranvannhon2 жыл бұрын
Minh sub khi chỉ mới nghe có 1 đoạn, clip về sư Thích Chân Quang...! Quá xuất sắc!
@xuanthocap61196 ай бұрын
Tôi cũng thích nhạc Trịnh! Cảm ơn Trung đã phân tích hay về âm nhạc TCS .
@hoaitran76802 жыл бұрын
theo tôi thì TCS không phải thích nghi và thay đổi tư duy phù hợp với chính phủ mới mà là tư duy của ông TCS vượt qua tình yêu dân tộc số đông, nó là tình yêu với con người mà con người thì dù là kẻ thù cũng là con người. còn tình yêu dân tộc thì chỉ cần là kẻ thù dân tộc thì họ điều phải bị triệt tiêu. như vậy TCS trung thành vs tư tưởng của mình vì tư tưởng tình yêu con người bao trùm lên tình yêu dân tộc vì nó không phân biệt miền nam và miền bắc. đó là cách ông ấy yêu. giống như có vài giải thuyết cho rằng thế giới này là ảo tưởng, nhưng thật ra thế giới này bị những ảo tưởng bao trùm lên chứ nó không phải không thực.
@vohue8622 Жыл бұрын
Mình đồng ý với bạn hoàn toàn. Mình nghe nhạc Trịnh trong vài năm tuổi trẻ, cùng với nhận thức của bản thân, mình thấy rằng nhận thức của TCS đã vượt qua chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi mà hướng tới tình con người với nhau, ở đó ông thấy chiến tranh là thứ vô nghĩa và độc ác.
@minh_the78497 ай бұрын
@@vohue8622
@minh_the78497 ай бұрын
@@vohue8622
@TuấnVũ-n2m6 ай бұрын
❤ Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ tài năng đích thực phục vụ con người vượt lên trên mọi hệ tư tưởng chính trị ông xứng đáng là nhạc sĩ số 1 của Việt Nam
@phanluan87706 ай бұрын
Theo tôi Tcs được cái lời có vẻ triết một chút thôi, về Thiền, về Mẹ, còn nhạc thì kém xa mấy Ông kia nhiều,
@LInhTran-eh5wo2 жыл бұрын
Một video với những phân tích quá tuyệt vời!
@HungNguyen-gh3qj5 ай бұрын
Càng nghe càng thích kênh này .
@mrrickie282 жыл бұрын
Rất hay, lịch sử về 1 con người thú vị, đúng người đúng thời điểm
@soundman19102 жыл бұрын
Ô kìa đúng là trái đất tròn :) k70 tâm lý chào k70 lịch sử nha
@mrrickie28 Жыл бұрын
@@soundman1910 hellu :>
@MinutesPerDay2 жыл бұрын
Cảm ơn bài phản biện của Trung, nhờ đó mà mình có thêm nhiều kiến thức. Mình đó giờ không có nghe nhạc Trịnh nên chẳng thể nói thích hoặc ghét được. Nhưng coi đến đoạn Nghệ sĩ "thích nghi" thì cũng hiểu được 1 người lên báo Mỹ - là những người phản chiến mà Mỹ muốn lăng xê mà khi trưa 30/04/1975 thì ông lên hát bài Nối vòng tay lớn. Cuối cùng, ông được nhiều người bảo vệ vì sự yêu nước, cách mạng của ông.
@duyvo94652 жыл бұрын
Nếu k nghe nhạc Trịnh, cũng như k am hiểu cảm thụ được âm nhạc thì tốt nhất đừng bàn luận thêm gì.
@bellang7172 жыл бұрын
Cái gì mà” vì sự yêu nước, cách mạng của ông”?? 🙄🙄🙄
@phuongnghi36906 ай бұрын
Tôi nghĩ ông TCS vừa sáng tác và vừa nghe ngóng phe nào có khả năng thắng trận. Các bài hát có quan điểm chung chung như " Hát trên những xác người" khi không chỉ rõ kẻ thủ ác, dù ông biết rõ là ai làm. "Tiến thoái lưỡng nan" chắc giây phút duy nhất mà thấy ông thật thà khi phải chọn phe.
@HungHoang-bc9nn6 ай бұрын
TCS chống chiến tranh và vì ở phía Nam nên hắn ta tồn tại
@niennguyen-bg5fx6 ай бұрын
Một nhận xét khá chính xác về con người thật của ông ta.
@nhungnguyenthi398810 ай бұрын
Quá chính xác ! Quá hay !!!. Quá giỏi !
@nguyengiathinh23142 жыл бұрын
Thực sự là một bài diễn thuyết xuất sắc, tuyệt vời! Rất nhiều thông tin hữu ích, em xin được cảm ơn Hội Đồng cừu.
@minhthuo72962 жыл бұрын
Cảm ơn Hội Đồng Cừu. Không biết bạn Trung không thích Trịnh Công Sơn ở điểm nào nhưng đối với mình, một người trước giờ không nghe nhạc Trịnh và tìm hiểu gì về cố nhạc sĩ thì sau khi nghe bài này, mình cảm thấy cố nhạc sĩ là một người rất giỏi và khôn khéo. Rõ ràng là ông chỉ muốn hoà bình và sống yên ổn, và ông đã thích nghi rất tốt với phe chiến thắng để thực hiện được mong muốn đó. Nào là phe phái rồi đánh nhau gì gì đó bên nào đúng bên nào sai mình là người thế hệ sau ko biết được, mà có khi cả n ở thế hệ đó cũng chẳng biết được.Những người hy sinh vì một lý tưởng nào đó rất đáng trân trọng, nhưng những người biết lựa mà sống để bảo vệ chính mình và gia đình, miễn là không gây hại đến ai thì cũng đáng khâm phục không kém.
@attruong90112 жыл бұрын
lý tưởng của lính VNCH là gì bạn, chia tách VN thành 2 miền nam bắc, hay là sân sau của mẽo, đừng tẩy trắng công lao của những người hy sinh trong cuộc chiến thoát khỏi ách thống trị của pháp và mẽo chứ.
@minhhieu2092 жыл бұрын
Bắt đc 1 con bò đỏ nè mng
@AnNguyen-oj1xd2 жыл бұрын
@@attruong9011 Lý tưởng của lính VNCH là họ muốn xây dựng một quốc gia tư bản, tự do, nhân quyền. Họ căm ghét chủ nghĩa Cộng Sản. Quan điểm họ là sân sau của Mỹ hay người Mỹ muốn chiếm thuộc địa để biến miền Nam thành Mỹ? Liệu đến bây giờ, khi kiến thức ngày được vun đắp thì liệu những quan điểm đó có tính khả thi không?
@NguyenTran132 жыл бұрын
@@attruong9011 Đừng bênh vực 'công lao' của những người hy sinh trong cuộc chiến để lệ thuộc vào ách thống trị của Trung Quốc chứ.
@attruong90112 жыл бұрын
@@AnNguyen-oj1xd bạn nghĩ gì khi những trái boom dân chủ ném xuống miền trung và miền bắc VN, giết chết những dân thường vô tội, hậu quả của chất độc màu gia cam, căm thù cộng sản không có nghĩa là giết người dân vô tội, chúng tôi ở Vn cũng mong được các bạn mang sự dân chủ ở xứ văn minh đến đây, hãy hành động chứ đừng nói xuông,
@LeVanChu20235 ай бұрын
Xin cám ơn!
@tracnguyen33512 жыл бұрын
Phân tích hay. TCS theo Cộng Sản nên ông ấy viết nhạc phản chiến là điều dễ hiểu. Người Miền Nam người ta gọi là "Ăn cơm Quốc Gia thờ ma Cộng Sản". Thử hỏi, nếu TCS sống ở Miền Bắc VN, ông ấy có thể viết nhạc phản chiến, hay những ca khúc để đời không?. Chắc chắn 100% là KHÔNG! Hậu bối chúng tôi phải thừa nhận là TCS rất may mắn khi được sống ở NM Tự Do.
@cothebanchuatin78052 жыл бұрын
Rất đúng
@datle28632 жыл бұрын
Chả biết. Có khi ông lại sáng tác ra những ca khúc nhạc đỏ để đời?
@Lenguyenthiba192510 ай бұрын
Tcs là sản phẩm của VNCH.
@TrungHauTran-om5xw7 ай бұрын
Vậy là dưới thời QG phải như thế nào đấy thì ổng mới theo CS, chứ tự do-bình đẳng-bác ái ai ai cũng được thì người ta đã theo CS làm gì.
@Lenguyenthiba19257 ай бұрын
@@TrungHauTran-om5xw Bạn đòi hỏi miền Nam lúc đó phải CHXHCN trong mơ hay thời Nghiêu thuấn (lý tưởng) của mấy ô hủ Nho vậy. Dầu sao cũng có tự đó sáng tác, in ấn dù trong điều kiện chiến tránh mất còn. Và nói gì thì TCS vẫn là sản phẩm của VNCH.
@ngocduyenpham61932 жыл бұрын
Chinh xac luon rat nhat thoi de duoc binh vuc tcs trung con tre ma lap luan cua em that ro rang cam on em
@HienLe-zp5dv2 жыл бұрын
Ủng hộ hội đồng nhiều lắm, like cho hội đồng nhiều
@thoNguyen-pu6bx9 ай бұрын
Con bình luận hay và đúng sự thực
@luciaminamiya49972 жыл бұрын
Về mặt huyền bí hóa trong âm nhạc, mọi tác giả vốn luôn là người cố tình trong việc đó. Việc cố tình này làm chặt chẽ luận điểm hay làm rời rạc luận điểm là do trình độ của người sáng tác. Không có một loại âm nhạc nào khi được tạo ra mà nó vô tình tạo nên sự huyền bí. Vì thế âm nhạc của tất cả những nhà sáng tác đều là cố tình tạo nên một cái gì đó. Việc phân tách người cố tình tạo sự huyền bí và người tạo sự huyền bí là hoàn toàn sai về cách thức vì nó vốn là một, bởi lẽ bất cứ thứ gì được tạo ra mà mang lại ý nghĩa thì nó chắc chắn là sự cố tình. Và bất cứ tác giả nào cũng phải biết điều đó. Nghệ thuật vốn là ánh trăng của sự lừa dối, nhưng cũng có thể nghệ thuật chỉ là tiếng nói thoát ra từ một kẻ đau khổ, kiếp sống lầm than nhằm tìm sự đồng cảm. Một bài văn hay không cần phải có đầy đủ những chi tiết mang tính nghệ thuật, những câu chữ được trau chuốt, những phép ẩn dụ đầy hàm ý, nó chỉ cần khiến người nghe đồng cảm thì bản thân nó chính là nghệ thuật.
@lytrongnguyen61812 жыл бұрын
có lẽ nghệ thuật vị nghệ thuật
@bachhoang54202 жыл бұрын
"bởi lẽ bất cứ thứ gì được tạo ra mà mang lại ý nghĩa thì nó chắc chắn là sự cố tình". Mình không đồng ý lắm.
@luciaminamiya49972 жыл бұрын
@@bachhoang5420 cứ thử viết tiểu thuyết đi rồi sẽ hiểu những gì mình nói. Có những kẻ chưa bao giờ viết tiểu thuyết mà lại ngồi phân tích tiểu thuyết gia thay vì tác phẩm mới thật sự là kẻ thiếu hiểu biết nhưng vẫn chứng tỏ bản thân mình biết tuốt... chỉ những kẻ thiếu hiểu biết mới chứng tỏ bản thân mình hiểu biết, còn những ai hiểu biết quá nhiều thì họ sẽ nhận ra mình chưa thể hiểu được toàn bộ sự thật, muốn biết 1 vấn đề gì đó thì chúng ta nên tự trải nghiệm nó chứ đừng vội tin vào những gì người khác nói.... 10 người nói thì hết 9 người nói bậy rồi.
@ductoantran30722 жыл бұрын
@@luciaminamiya4997 "Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật đích thực chính là cuộc đời" . Cố tình mà lại không cố tình, ta chỉ kể về cuộc đời ta mà thôi. (Nghệ thuật vị nhân sinh)
@luciaminamiya49972 жыл бұрын
@@ductoantran3072 vậy là bạn chỉ biết đến 1/2 nghệ thuật thôi ah, tôi cũng chả rãnh ngồi phân tích cho người khác hiểu, tôi ghi quá rõ trong cmt của mình rồi.
@khanhldttyt2 жыл бұрын
Một quan điểm mới, rất ok, làm thêm một video về Bùi Giáng đi bạn, chắc sẽ rất nhiều người xem.
@thuyle56352 жыл бұрын
bùi giáng với ổng có chơi chung, một ông bị bắt đốt tác phẩm, ông còn lại được ủng hộ nổi tiếng, khó hiểu quá đi
@minhthanhnguyen24902 жыл бұрын
Mình xin góp ý chút, ở đầu đoạn "Bênh vực Trịnh Công Sơn", phút 06:31, em có nói về việc "vào thập niên 60 hoặc 70, báo chí phương Tây ca ngợi Trịnh Công Sơn là Kurt Cobain của Việt Nam". Tuy nhiên Cobain sinh năm 1967, chỉ bắt đầu nổi tiếng với ban nhạc Nirvana từ khoảng cuối thập niên 80, còn cụ Trịnh sinh năm 1939, nên rõ ràng hai con người ở hai thời đại khác nhau. Hội Đồng Cừu xem xét lại và đính chính nhé ^^ P/s: HĐC đã đính chính ở phần bình luận rồi nhé mọi người.
@WindSlasher972 жыл бұрын
1 chỗ nữa là Phạm Duy rõ ràng thuộc thế hệ trước TCS, hoạt động từ đầu những năm 40 nên theo mình thấy ko thể gọi là "cùng thời" với TCS đc. Khác nào nói Sơn Tùng cùng thời với Đan Trường 😅
@binhnhan24922 жыл бұрын
@@WindSlasher97 cùng thời tôi nghĩ ở đây khá rõ. Lệch tuổi kiểu Sơn Tùng với Đan Trường nhưng trong bối cảnh chính trị thì hai ông hai phe rõ ràng hẳn, khác chiến tuyến khác quan điểm chính trị. Thời ở đây là thời chính trị
@vietnamese98732 жыл бұрын
@@WindSlasher97 cùng quan điểm. Khác thời . bậc tiền bối phải khác hậu bối r
@WindSlasher972 жыл бұрын
@@binhnhan2492 Ừ nói thế thì cũng có lý của bạn. Còn cái "thời" mà tôi đang hiểu nó là thời điểm hoạt động nghệ thuật của nghệ sỹ, ko phải nói đến "lệch tuổi" kiểu tuổi đời mà là tuổi nghề. Phạm Duy là đã có tên tuổi từ thời nhạc tiền chiến (trước 1954), trước "thời" của TCS (những năm 60) khá lâu 😀
@felixhelix65802 жыл бұрын
mình tưởng phương Tây họ ca ngợi cụ như Bob Dylan chứ nhỉ? có cả 1 cuốn sách viết về 2 người họ luôn mà
@nguyenthacban6 ай бұрын
Hay, Người thứ 2 mà HĐC nhắc đến là Thích Nhất Hạnh. Mong nhận được bài giải cấu trúc về ông này của HĐC.
@DoCoCaTi9z92 жыл бұрын
Cảm ơn Hội Đồng Cừu và Trung thật nhiều. Chúc Ekip luôn nhiều sức khoẻ!
@phanthithuhuong11692 жыл бұрын
Cảm ơn a Trung và HĐC về những video chất lượng quá. Mong HĐC làm thêm kênh podcast trêb Spoyify, chuyển những video cũ thành dạng podcast để mở rộng đối tượng khán giả hơn ạ.
@trunghieunguyen83182 жыл бұрын
thực sự rất nể cách truyền tải thông điệp và quan điểm chính trị của Trịnh Công Sơn, ông thường xuyên gửi gắm thông điệp phản chiến vào trong những bài nhạc của mình một cách tính tế đủ để không làm phật lòng chính quyền miền nam lẫn miền bắc
@trunghieunguyen83182 жыл бұрын
@@tracnguyen3351 sau giải phóng TCS cũng ko gặp vấn đề gì khi miền bắc nắm quyền, thậm chí còn không bị cho đi cải tạo chính trị. Tôi rất muốn được nghe thêm quản điểm của bạn vì sao TCS lại đáng trách
@@holygoldarrow sao bạn lại lấy ví dụ về thời pháp thuộc, tôi không thấy sự tương quan ở đây khi một bên là một ông ở nơi khác đến nhà mình bắt mình làm này làm kia, mình không muốn nên mình đánh nhau với ổng. Còn một bên là 2 anh em trong nhà đánh nhau rồi có mấy ông nơi khác đến cổ vũ, xúi hai thằng đánh nhau tiếp đi. Rõ ràng trường hợp thứ 2 thì can ngăn 2 anh em là việc nên làm rồi, đâu có gì gọi là hèn nhát ở đây.
@holygoldarrow Жыл бұрын
@@trunghieunguyen8318 "Rõ ràng trường hợp thứ 2 thì can ngăn 2 anh em là việc nên làm rồi, đâu có gì gọi là hèn nhát ở đây." Bạn lấy ví dụ này chính xác, can ngăn 2 người đánh người còn lại chứ không phải trói tay, trói chân một người rồi để người còn lại đánh người kia. Bạn hiểu rõ vấn đề chứ ?
@phonglanle81705 ай бұрын
Cháu nhận xét về TCS rất đúng
@taimai41642 жыл бұрын
Mình thường ko sub kênh của nhiều người hoặc của người nổi tiếng, nhưng mình sẽ sub kênh của hội đồng cừu, đây là kênh kiến thức hay và mình mong kênh sẽ ngày một phát triển cũng giúp cho các bạn trẻ có thêm tri thức. Mở rộng tư duy hơn và xã hội sẽ phát triển theo. Pray for you
@alexx07132 жыл бұрын
Hằng ngày, hằng tuần em đều hóng các video mới của Hội Đồng Cừu đó ạ. Trịnh Công Sơn không phải chủ đề em hứng thú nhưng những thứ mở rộng ra khi phân tích một vấn đề cụ thể thì hay quá đi Chúc các anh chị trong HDC thật nhiều sức khỏe
@hienphan7492 жыл бұрын
Thanks. Em nên làm về những chu đề khoa học. Hay lịch sử khoa học thôi. Những gì chặt chẽ em ạ. Còn về một con người mà cách mình quá nhiều năm thì không nên làm. Văn vô đệ nhất mà em. Kể cả triết học cũng là tư tưởng thôi. Tư tưởng là hình lập thể đa chiều .Ai xem thế nào cũng đc.
@lecongdinhnguyen86292 жыл бұрын
Vì đã nghe qua và tìm hiểu ít nhiều và ông nhạc của ông, mình không hoàn toàn đồng tình với ý kiến này. Trước tiên, mình đồng ý với nhận định đã có rất nhiều tên sĩ nổi tiếng khác cùng thời như Từ Công Phụng, Lê Uyên Phương, Phạm Duy, Vũ Thành An, v.v . Tuy nhiên, yếu tố giúp cho nhạc của ông có phần nổi trội, khác biệt hơn nhạc của những nhạc sĩ khác chính là âm hưởng nhẹ nhàng, những gam màu sáng (chủ yếu ở tone trưởng), hoặc thậm chí ở trong những bài hát tone thứ, ông cũng không khoác một chiếc áo đau buồn, bi lụy lên những tâm tư của mình. Không như những nhạc sĩ khác, dù ông yêu say đắm, hay đau khổ vì chia tay, ông luôn gửi gắm những nỗi buồn này vào âm nhạc của mình một cách nhẹ nhàng và giàu chất thơ, chất trữ tình. Nguyên do đằng sau sự thơ, sự tình này cũng chính là do nguồn gốc xuất thân, cũng như "Quan niệm nhân sinh" (một yếu tố khác đằng sau sự nổi tiếng của ông). Ông xuất thân trong một gia đình phật tử, và vì tiếp xúc với Phật giáo từ nhỏ, những suy nghĩ, lời nhạc của ông luôn mang đậm tính Phật giáo. Vì quan niệm rằng con người chúng ta đều chỉ là những thực thể đang "ở trọ trần gian" , mang "đôi vần nhật nguyệt" trên đôi vai gầy suốt một kiếp lãng du rồi cũng về với cát bụi, ông luôn đón nhận tình yêu, cũng như sự chia ly một cách hết sức nhẹ nhàng. Bởi vì thế, dù có phải nói lời giã từ với người yêu Bích Khuê của mình trên bãi biển Quy Nhơn, hay có xót thương cho dấu vết thời gian trên búp "tay măng trôi trên vùng tóc dài" của Dao Ánh, ông vẫn mang lại cho người nghe một cảm giác thoải mái , nhẹ nhàng, như đắm chìm vào thế giới ảo mộng. Những bóng hồng hiện lên trong nhạc của ông luôn có chút gì đó mờ ảo, nhẹ tựa sương khói, thể hiện qua những hình ảnh như cánh vạc bay, cánh chim én, là ngọn lửa, dòng suối, là hương hoa quỳnh, là ánh trăng mờ ảo. Ông ru em những phụ rẫy, ngọt bùi,"ru em ngồi yên đó, ru tình à ơi", như chính cái cách mà ông ru đôi tai của những người nghe và hiểu nhạc ông. Chính vì thế, không thể nói là ông nổi tiếng không phải là vì nhạc. Cũng không thể phủ nhận, chủ đề phản chiến là một trong những chủ đề góp phần xây dựng lên màu sắc âm nhạc của ông. Nếu đã nghe những bài hát "hát trên những xác người", "nối vòng tay lớn" , "sao mắt mẹ chưa vui", "ta thấy gì đêm nay",v.v , sẽ không dễ nào quên đi những hình ảnh hết sức ám ảnh của chiến tranh Việt Nam. Hình ảnh vẫn ám ảnh mình cho đến tận ngày hôm nay chính là hình ảnh người mẹ đi quanh quan tài của con mình, vừa vỗ tay, vừa khóc, vừa cười, vì đã mất đi hết bình tĩnh và lý trí sau cái chết của con mình trong trận Mậu Thân. Nếu ông đã gói gọn hết những hình ảnh này trong những bài hát của mình, để tuyên truyền, để phản đối chiến tranh, vậy làm sao có thể nhận định rằng ông nổi tiếng không phải vì nhạc của mình? Kể cả sau những năm 75, khi ông phải đi vùng Kinh tế mới và rơi vào tầm ngắm của chính quyền, ông vẫn tiếp tục viết và phục vụ cho khán giả của mình thêm rất nhiều bài nhạc khác, kể cả nhạc tình lẫn phản chiến, như một lời khẳng định ông không đứng về phe phái nào, mà chỉ là một người nhạc sĩ nhạy cảm, muốn bày tỏ hết những sự thương xót khi những người đồng bào của mình bị cuốn vào vòng xoáy chiến tranh. Dù video có bênh vực tài năng của cố nhạc TCS, việc phủ nhận ông nổi tiếng vì nhạc của ông là một điều không hợp lý và thuyết phục. Đó là chưa kể đến những bài hát về quan niệm nhân sinh, về số phận của một kiếp người trong âm nhạc. Từ những câu hát mình đã được nghe từ lúc còn rất nhỏ như "Tôi nay ở trọ trần gian, Trăm năm về chốn xa xôi ngút ngàn"; đến ánh trăng "rọi suốt trăm năm một cõi đi về", hay"Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, Để một mai vươn hình hài lớn dậy".Dù có thể mình vẫn còn chưa đủ sâu sắc để hiểu hết những quan điểm sống này, có một điều mình biết rằng âm nhạc của ông vẫn sống mãi với thời gian, vẫn sẽ vang vọng mãi từ những nơi phòng trà, đến những con hẻm nhỏ, đến những nốt nhạc trầm bổng trên cây đàn guitar . Nói tóm lại, dù có là những quan điểm về tình yêu, về quan niệm nhân sinh, hay về tư duy phản chiến, ông cũng đã gói gém chúng một cách hết sức tài tình vào âm nhạc của mình.Để đặt bút xuống để viết một bài nhạc rap, ko có giai điệu, đã rất khó rồi. Để lại cả một kho báu âm nhạc gồm hơn 236 ca khúc, nhiều tập thơ,tranh vẽ, v.v. là một điều hoàn toàn xứng đáng được tôn trọng và ghi nhận.
@nguyenlammm33472 жыл бұрын
Mình đồng ý
@CaNho-yv9jy Жыл бұрын
Tóm tắt thêm lần nữa cho ai lười: Văn hoá trịnh nổi tiếng là do tư duy nghệ thuật trong âm nhạc của ông. Chứ ghi cái sớ dài kia rồi lợi dụng ngôn ngữ văn học mang tính cảm nhận cá nhân kia khá rồi.
@tantran43669 ай бұрын
Xồn làm.
@thibichdungdo51377 ай бұрын
Cam on su binh luan sau sac cua ban😊😊😊
@LâmLêThanh-u7f6 ай бұрын
Tôi đý
@CatVo1971 Жыл бұрын
Great job Trung. Love your talks. You got my sub.
@minhnguyen-fr1hj2 жыл бұрын
Cảm ơn hội đồng cừu, đây là một bài thảo luận hết sức sâu sắc. TC Sơn nỗi tiếng, nhưng nền tảng triết lý mà nhạc sĩ đặt trên những sáng tác nó rất mơ hồ, ko có quan điểm rõ nét..., nói chung là trường phái triết của TCS là lộn xộn
@nguyenlammm33472 жыл бұрын
Chào bạn, mình không muốn tranh luận hay gì về ý kiến của bạn, nhưng là người nghe nhạc Trịnh và có thực hành Thiền nên mình tin mình có hiểu được đôi chút, những từ ngữ cố nhạc sỹ sử dụng đều không mơ hồ đâu nếu bạn có tìm hiểu về đạo Phật sẽ hiểu cố nhạc sĩ muốn nói gì, đó là ý của mình mình không có ý gì về quan niệm của bạn xin bạn đọc xong đừng tức giận, chúc bạn ngày vui vẽ.
@minhnguyen-fr1hj2 жыл бұрын
@@nguyenlammm3347 mình cũng trân trọng ý kiến của bạn, cảm ơn bạn đã chia sẽ quan điểm của bạn, mình đã từng có ý tưởng làm một bài luận triết học về triết lý âm nhạc của TCS, nhưng rồi những câu hỏi đặt ra về nền tảng triết lý sống, âm nhạc của TCS dựa trên Đạo Phật liệu có sâu xa hay không, có đúng nền tảng của Đạo Phật hay không? Ví dụ như "...xin cho một người vừa nằm xuống thấy bóng thiên đường..." hoặc ý tưởng trần gian chỉ là nơi tạm bợ, là quán trọ...có phải là thấm nhuần Phật giáo hay không?...hi, mình chỉ chia sẽ một số quan điểm của mình vậy...cảm ơn bạn...
@TamNguyen-fp1zp2 жыл бұрын
Tuyệt vời Trung ơi, cảm ơn đã chia sẻ
@viettrinh76962 жыл бұрын
Nhận định "Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ phòng trà " là nhắm vào khả năng sáng tác nhạc của ông, không nhắm vào tầm ảnh hưởng. Điều này về mặt kỹ thuật là đúng vì Trịnh Công Sơn chỉ là nhạc sĩ nghiệp dư chỉ biết sáng tác giai điệu, việc viết hòa âm hoàn toàn phải đi nhờ các nhạc sĩ chuyên nghiệp thời đó. Việc một tác giả ảnh hưởng đến thị trường thế nào còn tùy thuộc vào trình độ thưởng thức nghệ thuật của thị trường đó nữa, nó không phản ánh trình độ sánh tác.
@DeanHendo2 жыл бұрын
Comment này chuẩn này. Cá nhân mình thấy cách truyền tải thông điệp qua việc viết lời của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hay, hoặc thậm chí là rất hay, không việc gì phải bàn cãi. Nhưng trình độ về học vấn (ở đây là học về âm nhạc, về viết nhạc) và tư duy âm nhạc của Trịnh Công Sơn thì có thể nói là amateur so với những nhạc sĩ gạo cội khác của nền âm nhạc Việt Nam thời bấy giờ. Nhưng cố nhạc sĩ may mắn, phải gọi là may mắn, kẻ thức thời làm trang tuấn kiệt bởi vì sao? Bởi vì những nhạc sĩ lớn, được đào tạo bài bản dưới thời âm nhạc tân thời Việt Nam đa số họ đều đã đến hải ngoại sau 1975 (các bạn có thể tìm hiểu về những nhạc sĩ như HĐC đã trình bày ở trên xem có bao nhiêu bác đã rời Việt Nam). Và con người đã đi khỏi Việt Nam thì âm nhạc của họ cũng vậy, âm nhạc của họ bị cấm sóng sau năm 1975 và điều đó vô tình khiến âm nhạc của họ không được chú ý nhiều, ví dụ nhắc tới Phạm Duy, Ngô Thụy Miên, Lam Phương, Từ Công Phụng mấy ai biết được những bài nhạc của họ? Sự thật là cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được ưu ái trong cả lịch sử, văn hoá lẫn âm nhạc Việt Nam.
@tiendatbtt12 жыл бұрын
Cám ơn bạn giải thích mình mới hiểu vụ "nhạc sĩ phòng trà", ý của HDC lúc trình bày chưa rõ ý. Kết luận vẫn là TCS đắt giá ở phần lời bài hát. Tôi lần đầu nghe nhạc Trịnh cũng bị cuốn vào từ vựng của nó trước khi cảm được giai điệu.
@viettrinh76962 жыл бұрын
@@tiendatbtt1 Mình thì không cùng quan điểm về ngôn từ trong nhạc TCS, nhưng mình không muốn bàn nhiều về việc đó vì đối với mình nó không cần thiết. Chỉ có một điều buồn cười là đứng ở phương diện một nhạc sĩ nhưng lại được người đời ca tụng về những thứ không liên quan lắm đến âm nhạc như thể họ tránh né bàn về âm nhạc của ông vậy, là mình thì ko lấy gì làm tự hào lắm đâu. Mình nhiều lời trong topic này của HĐC vì lý do giống như tiêu đề: lạm phát văn hóa. Vài thế hệ bị truyền thông nhồi nhét làm cho tưởng mình đang thưởng thức thứ nghệ thuật hảo hạng.
@oceanblue19382 жыл бұрын
Bạn nói đúng nhưng cũng cần cẩn thận những fan cuồng những ca sĩ hát nhạc Trịnh thì nghĩ khác đó. Chúng nó tôn khùng TCS lắm nghĩ ông đẳng cấp tiến sĩ chuyên môn về âm nhạc, khai sáng văn hóa các. kiểu.
@thuyle56352 жыл бұрын
@@oceanblue1938 ổng học triết nhờ thời đó trường lớp còn dạy triết, tiếp cận với mấy thuyết hiện sinh đồ sớm nên viết nhạc nó có tinh thần v thôi, chứ có phải nhà tư tưởng đâu mà tới mức khai sáng văn hoá, tại mấy người k hiểu biết về lịch sử triết học nên tưởng ổng sáng tạo ra mớ đó thui.
@YourRelaxMind2 жыл бұрын
HDC phân tích về TCS quá chuẩn. Hay.
@POWGameStd2 жыл бұрын
lần đầu tiên xem kênh này, luận điểm sắc bén làm mình cuốn hút, đăng ký luôn
@Niman-mz1dq2 жыл бұрын
những góc nhìn rất thú vị, mình cảm thấy có sự mở mang góc nhìn hơn. cảm ơn đội ngũ của kênh.
@haoo60312 жыл бұрын
Hay quá anh Trung. ❤️❤️
@chaunguyen98052 жыл бұрын
Người HDC đề cập phút 16 có lẽ HT Thích Quãng Đức HDC Phân tích rất chặt chẽ dễ hiểu hay lắm 🎉🎉🎉🎉❤
@lifeenglightment7977 Жыл бұрын
Vì thấp nên người vẫn ngẩn cao đầu dẹt nhìn đời . TCS vẫn phải đắm chìm trong men say, khói thuốc & đàn bà
@locjoach21382 жыл бұрын
Cảm ơn anh Trung về kiến thức cũng như các luận điểm. Mong anh có thể làm về các phương pháp nghiên cứu triết và chủ đề thiên về ngụy biện.
@Duy_Thanh2 жыл бұрын
Tri thức rất đáng để xem học hỏi tôi biết đến H.Đ.C qua channel DƯA LEO thanks bạn.
@TracyNguyen2018Jan2 жыл бұрын
Quá hay, không cần nói gì thêm!
@nguyenbao19132 ай бұрын
❤❤❤
@hoangdinh23542 жыл бұрын
Cám ơn anh ạ, anh ơi anh có thể làm video về chủ nghĩa cá nhân, ưu nhược điểm và cách nó ảnh hưởng và thay đổi xã hội Việt Nam, giới trẻ trong thời kỳ hội nhập và đặc biệt là trong công nghệ 4.0 với ạ?
@abcxxz24062 жыл бұрын
Mình chờ video này lâu lắm rùi ấy. Cảm ơn Team
2 жыл бұрын
Cá nhân mình nghĩ, nhạc của Trịnh Công Sơn được nổi tiếng như nó đã và đang là vì chính khả năng của nó thôi. Giống như việc tại sao có những ca khúc nghe xong chỉ muốn nghe đi nghe lại, một số thì nghe xong chỉ muốn tắt đi vội. Hơn nữa, chưa cần so sánh vội đến những nhạc sĩ khác cùng thời mà có đủ tầm như trong video đề cập, đối với nhạc của bác, đã có những bài nổi tiếng hơn rất nhiều so với những bài khác. Vì thực chất cũng không ai muốn chiến tranh, bom rơi đạn lạc, hy sinh mất mát; cái mọi người cần chính là tình yêu, và những thứ "tình" mà TCS đã đưa vào nhạc, và đó là cách âm nhạc tự nó lan rộng. Và nếu nói TCS nổi tiếng như vậy không phải vì nhạc của ông thì cũng không đúng, vì dù ông có mang quan điểm trung lập, phản chiến, mà không thông qua những giai điệu ông viết ra, thì cũng không ai biết ông là ai cả. Cảm ơn HDC vì một video bổ ích.
@anghoanghieu77612 жыл бұрын
đúng rồi tớ cũng nghĩ vậy, một cái nhà muốn đứng được lâu thì cái cốt lõi, cái móng của nó phải chắc đã
@bininhockon Жыл бұрын
Mình nghĩ nhận xét của bạn là thuyết phục hơn HĐC khi bàn về nhạc TCS
@phuongphimai2 жыл бұрын
Em bình luận rất hay 👍👍👍❤️❤️
@jimmiih2 жыл бұрын
Tóm lại HĐC đưa ra 2 lập luận để chứng minh sự "lạm phát văn hoá" của TCS: 1. Vì là nhạc phản chiến nên được phương Tây lăng xê. 2. Thích nghi đi với chính quyền mới nên tiếp tục được hoạt động chứ cùng thời còn những Phạm Duy, Ngô Thụy Miên, Vũ Thành An ... cũng hay. 2 lập luận trên có vấn đề như sau: 1. Phương Tây lăng xê không ảnh hưởng đáng kể đối với độ phổ biến của TCS trong văn hoá Việt. Còn trên bình diện thế giới thì TCS không có gì phổ biến lắm để đi coi làm lạm phát. 2. Cần phải chứng minh nhạc của các tác giả kia hay tương đương hoặc hơn TCS, điều này HĐC chưa làm đc. 3. Nếu nói TCS phổ biến vì được hoạt động sau 75 thì tại sao các nhạc sĩ miền Bắc ko được phổ biến bằng mặc dù họ còn được thoải mái hoạt động hơn. Ở đây mình chỉ phản biện sự chưa trọn vẹn của lập luận chứ ko phải là phản đối quan điểm về sự lạm phát văn hoá của TCS. Mặc dù, trong mấy tác giả mà HĐC nêu thì cá nhân mình thấy chỉ có Phạm Duy là cùng đẳng cấp (Phạm Duy có phần vượt TCS về nhạc vì TCS viết theo cảm xúc còn PD có cảm cảm xúc và kiến thức sâu về âm nhạc. Tuy nhiên, tính triết học trong Nhạc Trịnh lại có phần sâu hơn PD).
@ngocanhhuong43937 ай бұрын
Dễ hiểu , hấp dẫn
@theodongthoigian44862 жыл бұрын
cái đoạn Trung nói "một nhân vật không tiện nhắc tên" (nhưng ai cũng biết là Thích Nhất Hạnh) thật là thâm thúy
@kemmuadong2 жыл бұрын
Mình nghĩ đến là Hồ Chí Minh. Ông Thích Quảng Đức và rất nhiều nhiếp ảnh gia cũng dùng phương thức phản chiến
@quanghuythai57162 жыл бұрын
Exactly ^^
@nguyentri5961 Жыл бұрын
công nhận
@TaiLe-dr5ve Жыл бұрын
đoạn nào vậy bạn?
@quyquy4049 Жыл бұрын
Rất hay!
@locjoach21382 жыл бұрын
Anh Trung có thể bàn về vấn đề nhân viên y tế VN đang tháo chạy khỏi y tế công được k?
@TheNguyenhai1232 жыл бұрын
Bài phân tích hay quá! Hy vọng HDC sẽ có bài phân tích, đánh giá về Vua Gia Long - Nguyễn Ánh và Vua Quang Trung - Nguyễn Huệ.
@dsl23352 жыл бұрын
Nhiều ý kiến tranh cãi về việc ông thích nghi hay không thích nghi, phản bội hay quan điểm chính trị không thống nhất,... Nhưng có một câu nói của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mà mình đọc được, rồi nhớ mãi: “Khi tôi đứng bên một xác người, tôi không phân định đó là ta hay địch, mà là một thân phận gánh chịu sự vô nghĩa của chiến tranh”. Mình nghĩ, quan điểm chính trị của ông rất rõ ràng: Yêu nước - yêu hoà bình, không phải là yêu một chế độ nhất định nào.
@thomaspham41622 жыл бұрын
Trong ca từ ông cũng thể hiện ông là người yêu dân tộc yêu đất nước hơn là ngã về một chế độ nào.
@namluan62952 жыл бұрын
@@thomaspham4162 Ông có tình cảm tha thiết với con người, đất nước Việt. Đó là lý do tại sao ông đã không ra hải ngoại sống cùng với người thân trong gia đình mà lại chọn ở lại Việt Nam dù điều kiện sống không thể bằng trời Tây.
@hadanghuy19012 жыл бұрын
Yêu nước, yêu hòa bình thì vẫn phải có quan điểm ai đúng, ai sai bạn ơi :) nói thế thì bạn bảo vì yêu nước, yêu hòa bình nên Zelensky nhượng đất cho Putin đi để kết thúc chiến tranh. Vì rõ ràng ko về phe nào cả mà, hòa bình là trên hết
@namluan62952 жыл бұрын
@@hadanghuy1901 Ông Sơn chưa bao giờ nói đến việc dùng đất để đổi lấy hòa bình. OK? Lập luận như bạn chỉ lọt tai những kẻ thiếu trí tuệ thôi.
@donalddonald86172 жыл бұрын
Nói TCS yêu nước yêu hoà bình mà không yêu chế độ là chưa đặt câu hỏi như thế này: nếu TCS chỉ nghỉ đến “nối vòng tay lớn” và nói lên sự đau khổ của dân tộc, thì tiếng nói TCS ở đâu khi thấy hàng trăm vạn người của chế độ miền Nam đi tù, bị mất nhà cửa, con cái lầm than, có cả người chết trong rừng sâu nước độc ? Có ai thấy TCS nói hay viết gì cho những thân phận đó không? Hay TCS cũng đồng lòng cho họ là Nguỵ Quân đáng trừng phạt? Hay TCS trở nên hèn nhát vì chế độ mới này không cho dung túng một lời phản biện nào?
@conghoanvu558210 ай бұрын
Tuyệt vời...
@kimthaotran78472 жыл бұрын
Cảm ơn Team, nội dung hay lắm
@rosiedefleur2 жыл бұрын
Hay xem clip của HĐC ... Vì mình yêu giọng nói của Trung ❤
@tommythuyen40632 жыл бұрын
Bài "đàn bò vào thành phố" của TCS lại rất phù hợp với bối cảnh sau 1975...😆
@blablu24752 жыл бұрын
Bài “đàn chó phản đối ‘bỏ cấm vận’” cũng hợp
@thuymai77662 жыл бұрын
@@blablu2475 bạn tào lao, làm gì có bài đàn chó nhưng bài đàn bò có thật đấy, bài Du mục của TCS
@anngo83292 жыл бұрын
Thằng Tommy Thuyen nói ra thì sợ mày buồn còn không nói thì khi nào mày phụt quốc được. Vào kênh tri thức thì phải có lập luận phân thích thuyết phục, chứ cứ gán ghép quy chụp ô nhiễm kênh quá
@triallaga3 Жыл бұрын
@@blablu2475 nước vn dưới sự lãnh đạo của đảng tự lực tự cường thì cần gì quan tâm cấm vận của phương tây 🤔 hay cũng muốn mút chút bơ thừa sữa cặn
@hieubeobb Жыл бұрын
@@triallaga3 Lúc bị cấm vận dân đói há mồm, phải áp dụng chế độ bao cấp để đảm bảo dân không chết đói, tới bây giờ người già nhắc lại chế độ bao cấp vẫn còn thấy sợ, thấy khổ chứ ở đấy mà không quan tâm. Còn từ ngày bỏ cấm vận, đi quan hệ với quốc tế nhiều đất nước mới khá lên, mới có của ăn của để, doanh nghiệp FDI mới bắt đầu vào VN, mới bắt đầu được các chính phủ phương Tây viện trợ ODA để xây dựng cơ sở hạ tầng. Đơn giản nguyên cái FDI thôi đã chiếm 20% GDP, 24% vốn đầu tư xã hội, 70% kim ngạch xuất khẩu. Giờ phương Tây mà cấm vận 1 lần nữa là đủ để cả kinh tế VN chao đảo rồi =)))))
@anhdungvuong36167 ай бұрын
Ca từ trong nhạc TCS QUÁ TUYỆT Có thể Phạm Duy phải chịu thứ nhì .Nhà văn hay nhưng không ai nhớ được lời nhưng nhạc với lời hay sẽ được mãi mãi ghi nhớ Phản chiến luôn là một việc làm đúng đắn cho dù có khi bị lợi dụng làm việc sai và không phải ai cũng đũ lý lẽ thuyết phục một nữa kia riêng về lý tưởng xã hội không phải ai đã mất niềm tin vào chân lý một thời có đủ sức để nói lên mình đã lầm nhất là khi khen thì dể chê thì khó TCS sẽ mãi tồn tại vì là một người có tài về ngôn từ của âm nhạc Khi mình nghe những ca khúc hái ra tiền của những ca sỹ ban nhạc tiếng Anh Việt khác bạn sẽ thấy ca từ có khi thô tục và lặp lại một cách tài tình thì sẽ thấy lời TCS hay hơn người khác
@phuongnghi36906 ай бұрын
TSC mà đứng trên Phạm Duy 😂? Nhạc Sỹ Việt theo thứ tự 1.Phạm Duy, 2. Lam Phương, Anh Bằng 3. TCS và rất nhiều ns nằm trong list này rất nhiều.
@nguyenhoabinh89746 ай бұрын
@@phuongnghi3690Âm nhạc do cảm nhận của mỗi người thôi. Sao mà sắp xếp thứ tự được.
@thinhcpudt2 жыл бұрын
Thật sự mà nói, Phạm Duy là bậc thầy của TCS.
@hiennguyenquang64882 жыл бұрын
Phạm Duy là tượng đài rồi, nhưng mấy đứa con sau này tham lam đòi bản quyền tác quyền cao quá nên ko ai dám mua để hát, cuối cùng thì nhạc Phạm Duy dần dần chìm vào quên lãng
@markanthonio20892 жыл бұрын
Tuyet vời quá cô Mây ơi. Cảm ơn cô Mây nhiều nhiều 😍😍😍