Cô này nhận định rất OK ! Phải làm sao cho học sinh tự phát hiện ra khả năng của mình và phải có tính tự học , tự đọc sách và ham đọc sách / học là học suốt đời . . .Còn dạy theo nội dung biên soạn sẵn và theo kiểu ê kíp thì khi có trường hợp khác thì lúng túng trong xử lý và có thể bị bí luôn ! Chính vì vậy nên nếu ai từ Bách khoa ra thì tính tự học , tự mày mò là 1 tự hào của dân Bách khoa . . . Chứ cứ khư khư theo ê kíp bắt buộc thì khó bắt nhịp sự phát triển của hiện tại
@Sonnie_Tran26 күн бұрын
Em được may mắn học Hoa Sen ở thời kỳ còn cô quản lý nên cảm nhận rõ những sự khác biệt mà cô mang lại với các trường khác bạn em học. Thật sự em đã nghe nhiều người nói nhưng cô là người nhà giáo mà em trân trọng nhất, cô nói chuyện súc tích, đúng trọng tâm chứ không lan man. Cô mới thực sự là người truyền cảm hứng một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, chân phương nhưng thấm thía nhất mà em từng nghe. Cảm ơn cô rất nhiều.
@scorpionor986529 күн бұрын
Quan điểm của TS rất tuyệt vời. Thật kỳ lạ vì cháu chỉ thực sự cảm thấy bản thân bắt đầu sự giáo dục chỉ từ khi bỏ giữa chừng khỏi trường đại học để tự tìm lấy những gì mình thực sự mong muốn biết, mong muốn làm chủ. Khi đi làm, cháu nhận ra người ta ít quan tâm đến bằng cấp của cháu hơn nhiều so với năng lực thực sự của cháu. Cũng có thể do ngành của cháu, ngành mỹ thuật, có tính đặc thù riêng (Cũng khó để một người muốn hành nghề y mà không có bằng ĐH y, nên cháu hiểu đây không phải quy luật để cổ súy) và cháu cũng không phải tham gia các tổ chức quan liêu nên chẳng cần quá bận tâm đến những thứ hình thức, mà cần phải quan tâm hơn đến bản chất để nâng cao năng lực của mình. Nhiều người cho rằng ngành mỹ thuật cần có năng khiếu mới theo đuổi được, song đây là tư duy cực kỳ sai lầm. Như mọi môn khác, quan trọng nhất là tự giáo dục, các bậc thầy hội họa giỏi là nhờ họ luôn quan tâm, tìm tòi, quan sát và thực hành hơn bất kỳ ai khác, điều đó khiến cho kết quả mà họ đạt được trông có vẻ như "phép màu" trời ban. Dĩ nhiên, có những người có thiên bẩm rất mạnh, họ chỉ cần dùng một nỗ lực tối thiểu cũng có thể đạt được hiệu quả tối đa, nhưng ngay cả thế, những họa sỹ như Leonardo, Michelangelo... cũng đều là những người tự học vĩ đại. Họ là động lực để cháu vượt qua những quan điểm sai lầm, cơ chế quan liêu và những kỳ vọng xã hội đè nén tính độc đáo cá nhân, để bắt đầu trên hành trình tự giáo dục phục vụ cho ý chí của chính mình. Khi ta để tính tò mò của bản thân có sức sống của riêng nó, không còn bị đè bẹp bởi kỳ vọng xã hội, định kiến, những tham vọng xấu xí khác, một niềm vui bền vững sẽ nảy nở trong quá trình khám phá của chúng ta. "Just studying for Its sake, for the curiousity itself".
@AnhoQuang-pz2fq28 күн бұрын
Chat gpt đk.
@duchoangvu758423 күн бұрын
Nghe cô nói chuyện thật thực tế, thú vị, và rất sâu sắc. Sau khi nghe xong hết chương trình này , chỉ ước một điều là trong xã hội chúng ta có thật nhiều nhà giáo, thật nhiều nhà quản lý giáo dục có tâm và có tầm như cô. Với em, có một điều sẽ không thay đổi trong 10 đến 20 năm tới là nền giáo dục của chúng ta chưa hoàn thành tốt được nhiệm vụ của chính nó. Bỗng nhiên thấy chạnh lòng, thấy xót xa cho thế hệ học sinh, sinh viên trong suốt những năm tháng qua cho đến hiện tại vì có chưa có được một môi trường chuẩn , môi trường tốt để phát huy hết khả năng, phát huy được hết những mong muốn của chính mình.
@huuphatphan3229Ай бұрын
Chúng ta thường học qua sáu căn là: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Chúng ta chủ yếu thường học thông qua việc lắng nghe. Hãy nhớ câu thần chú quan trọng là: nghe cho rõ, đọc cho kỹ, nghĩ cho sâu, nói và làm cho thật đúng
@qq_darie19 күн бұрын
Câu cuối hay quá, cảm ơn bạn đã chia sẻ
@HuyenPhan-nt6uq26 күн бұрын
Ông Nội mình học trường Pháp biết nói tiếng Pháp, viết chữ đẹp, biết đi chợ nấu ăn, giặt đồ cho vợ. Ông đưong thời giữ chức vụ trong ngành pháp luật mà không hề gia trửơng. Bà sinh 4 người con đều học thành tài. Tui luôn ngưỡng mộ tình yêu của ông bà! Nền giáo dục thời Pháp ưu việt thiệt!
@sacflas14 күн бұрын
Chúc mừng gia đình chị. Nhưng có 1 vấn đề: Nền giáo dục đấy chỉ dành cho chừng 10 nghìn người, trong khi dân số Vietnam thuộc Pháp là khoảng 20 triệu.
@icandoit476715 күн бұрын
trông cô mà nghĩ chắc là càng học khiến mình trông càng trẻ cả về thể chất và tinh thần, trông cô rất minh mẫn và tinh tường so với nhiều người cùng tuổi
@truongvan8563Күн бұрын
Một nhà giáo đích thực. Kính trọng cô vô cùng! ❤️
@ducbonalannha15 сағат бұрын
Cảm Ơn. Xin được cảm ơn Ekip làm chương trình này 🙏
@cobapcl29 күн бұрын
Nghe cô nói chuyện mà rưng rưng thật. Mình cả đời chưa chính thức là giáo viên bao giờ nhưng mỗi khi đào tạo bất kì một thế hệ kế thừa nào thì đều làm đúng tinh thần của cô: Khỏi gợi, hỗ trợ phía sau chứ không rập khuôn, trừ khi đó là công việc làm theo quy trình, nhưng dầu cho việc đã có quy trình thì vẫn gợi cho tụi nhỏ cách để liên tục cải tiến. Nghe cô nói xong mà đau lòng với đám cháu khi đang học để trở thành công nhân, robot.
@nhung-huynguyen783928 күн бұрын
Vâng 🕊️ Giáo Dục là nghệ thuật tuyệt vời nhất của loài người, được hấp thụ từ Thượng Đế. Vì Giáo Dục là giáo huấn, dưỡng dục, đào tạo một Con Người, một Con Người thực thụ, một Con Người mang tư tưởng của Con Người Văn Minh Lịch Sự. Nếu như xã hội ngày hôm nay nói mình Văn Minh hơn xã hội phong kiến, thì hãy suy nghĩ lại, khi còn chém giết hại người một cách rất là tinh vi. Thời xưa người ta tôn trọng người có tri thức lắm vì ngày xưa có tri thức đi đôi với có tư cách đạo đức con người. Còn ngày nay chỉ chú trọng vào có kiến thức, nhưng chưa chắc là biết sống làm người hay là sống cho ra người
@PHUONGLE-zp5ouАй бұрын
Chính xác là tập cho bé quen với sách từ nhỏ thì đến 1 lúc nào đó tư nhiên sẽ biết đọc, bé nhà mình như thế nhé, 4 tuổi dã biết đọc sách rồi . Và rất mê sách, lớp 2 đã đọc bộ Harrry Potter
@NewYorkGuy26 күн бұрын
Cô nói về "giáo dục" quá hay! nhân tài hiếm có của Việt Nam.
@HuongVu-vx4vd6 күн бұрын
Khâm phục cô Phượng một chuyên gia giáo dục hàng đầu
@minguyen494128 күн бұрын
Cách đặt câu hỏi của bạn này nhiều lúc còn ngập ngừng không trôi chảy và không đúng trọng tâm, nhưng cô đã trả lời và còn mở rộng thêm vốn câu từ rất hay ạ
@DangNguyen-l5x9 күн бұрын
Nghe cách đặt câu hỏi đã biết ngay bạn trẻ này là sản phẩm của nền giáo dục nhồi sọ.
@NV-fl6zs29 күн бұрын
cách đặt câu hỏi hay ghê. Mình cũng đang muốn hướng đến tự học và càng mong muốn học theo kiểu tư duy độc lập về suy nghĩ á, có lẽ có những cái phải theo cơ chế nào đó để làm nhưng cái quan trọng là mình muốn học không phải theo đáp án, bù đầu chạy theo điểm số mà không hiểu mình đang học cái gì. Có lẽ những bước đầu thật sự khó nhưng mình mong rằng mình sẽ làm được và cũng cảm ơn chương trình và cô TS. Bùi Trân Phượng đã chia sẻ về quan niệm giúp mình có bước tiếp để phát triển hơn. Vì hồi nhỏ mình cũng từng tự học để có thể đọc truyện ngụ ngôn đọc sách, cứ có gì là mình đọc hết, cảm giác khám phá ra từ mới nó lạ nhưng lại vui lắm nhớ cũng lâu nữa. Nhưng dần dần mình thấy cách giáo dục từ cấp 2 trở lên mất dần điều đó, kiểu cứ rập khuôn và khiến cho ý tưởng suy nghĩ của mình không được khai thác hay được chia sẻ, cứ dừng lại ở khung điểm chấm . Nhiều lần như thế là mình lại về tự ngẫm tự tìm tòi nhưng rồi vô trưởng cứ thất vọng, uể oải. Có lẽ do lần phát biểu khi soạn bài của tôi gần đây cứ nghị ngắt ý chỉ để chạy kịp tiến độ ôn thi nên tôi khá khó chịu và nản chí, cảm thấy như môi trường giáo dục dường như không còn là nơi để tiếp bước hay điều hướng cho học sinh nữa mà cứ định hình, sắp đặt theo quy định.
@hangtrinh613524 күн бұрын
Đã từng thất vọng dần đều vè giáo dục vn cho tới hnay nghe post này thấy rất hay. Cảm ơn kênh cảm ơn bà ạ. Mong nhiều ngừoi có thể nghe được share này
@halethi78083 күн бұрын
Nghe cô nói mình rất xúc động. Nếu nền GD VN có được nhiều nhà giáo như cô thì tuyệt vời quá.
@phuongduong255227 күн бұрын
Cô là Cựu Hiệu Trưởng trường Đh Hoa Sen nè, người phát triển trường hoa sen KHÔNG VÌ LỢI NHUẬN trc khi trở thành hoa sen vì lợi nhuận như bây giờ :( Nhớ Cô.
@trongn.g.u294320 күн бұрын
Tôi từng học ở trường ĐH KHXH&NV TPHCM, và cũng tiếp xúc với phong cách gd của ĐH Hoa Sen dưới thời của cô. Cả 2 ngôi trường đều mang màu sắc khá tương đồng về tư duy giáo dục, và cũng tương đồng với nền gd Miền Nam trước 1975
@khanhhoatran402425 күн бұрын
Các cụ ngày xưa đâu có được đi học nhưng sống rất văn hóa lễ nghĩa dạy con nhiều điều cần thiết trong cuộc sống
@nhivu744125 күн бұрын
Rất khâm phục và cảm ơn cô. Cảm ơn chương trình.
@nguyenhoang47825 күн бұрын
Nghe cô chia sẻ mà cảm thấy thấm. Ngẫm lại hồi còn đi học chán lắm, đi học toàn học thuộc lòng, đến cả ngữ văn, phân tích cũng phải sẵn dàn ý, thành ra 10 bài thi như 1 ...
@scoatine26 күн бұрын
Lần đầu nghe chủ đề này mà thấy thích thú và trân quý thật sự. Cám ơn cô và cám ơn kênh đã mời cô!
@tranlinh4016Ай бұрын
Chương trình rất hay và bổ ích, mong các bạn tiếp tục phát triển. Xin cảm ơn cô Trân Phượng và Spiderum
@phonghuynhdiep985927 күн бұрын
Quá hay!Tôi chân thành cảm ơn TS Bùi Trân Phượng.
@chomchomngotngao24 күн бұрын
Rất trân trọng kiến thức chuyên môn và sự cống hiến cho lĩnh vực giáo dục của cô Phượng , buổi talkshow rất cuốn hút từ những câu chuyện làm giáo dục của cô , đồng thời là sự dẫn dắt của bạn host rất hay, đào sâu vào vấn đề để tìm ra những giải pháp , bài học từ hai bên , cảm ơn ban ban biên tập , đội ngũ sản xuất của Spiderum rất nhiều , mong kênh phát triển và ra nhiều seasons và episode hơn nha !!!!!
@sacflas14 күн бұрын
Cảm ơn cô những chia sẻ về cách khơi gợi tinh thần tự học và giáo dục trẻ nhỏ trong gia đình.
@DiamondTrip4youКүн бұрын
Cô nói đúng...một phần cũng nhờ sự may mắn mới có cơ hội tiếp cận sự giáo dục một cách đúng nghĩa...
@Tuyduyen2528 күн бұрын
Biết được cô Trân Phượng và thầy Giản Tư Trung là may mắn của tôi❤❤
@minhhaibui5326 күн бұрын
Giáo dục khai phóng nhân bản đã tồn tại ở miền Nam trước năm 1975, tiếc thay nó không còn cùng với chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Một chế độ cho mình là ưu việt hơn tư bản 2024 rồi vẫn chưa làm được. Thiệt là tuyệt vời
@phamphong86222 күн бұрын
Cô đã may mắn được hưởng nền giáo dục tiên tiến khi còn nhỏ, giúp cho việc giáo dục nền của cô đã rất vững chãi, nền giao dục bây giờ không hề giao dục nền mà chỉ chú ý đến ngọn, đến bộ mặt và tiền bạc
@khanhhoatran402425 күн бұрын
Trước đây nền giáo dục tốt hơn bây giờ nhiều sách là do những nhà giáo dục có tài có đức soạn Thầy cô giáo dạy học có tâm là tấm gương cho học trò còn học trò thì kính trọng Thầy Cô...
@huonghuynh80585 күн бұрын
Quá hay luôn,cải cách giáo dục làm cho hs dốt thì có.
@binhtran191023 күн бұрын
Vào mà nghe , mà xem cho rổ cho tường tận để học hỏi để làm cho tốt.
@fonghee914216 күн бұрын
Mỗi lần nghe cô chia sẻ em đều cảm thấy xúc động, vô cùng biết ơn cô và chương trình❤
@ngoctruongnguyen922624 күн бұрын
ui con sợ hỏi sai lắm luôn ý k bao giờ dám mạnh dạng hỏi thầy cô. Thấy cách khuyến khích của cô hay quá
@Hunggac686820 күн бұрын
Em chân thành cám ơn cô và chương trình ạ, kính chúc cô luôn mạnh khoẻ, vui vẻ ạ.
@maibaloc487811 күн бұрын
Hay và ý nghĩa. Cảm ơn cô Phượng và chương trình.
@lananhphung713828 күн бұрын
Em đang muốn tự học thiết kế, video này thật hữu ích với em. Cảm ơn spiderum ❤
@mqpets19 күн бұрын
Tâm và Tầm của Cô. Thích nghe Cô nói quá 🙂.
@MinhNgan080529 күн бұрын
Cảm ơn cô Phượng, chúc cô nhiều sức khoẻ!
@tronghiepngo645723 күн бұрын
Hãy đảm bảo mức sống của những nhà giáo và tôn trọng họ, Giáo Dục Việt Nam mới có đủ sức để cho những người như cô chỉ dẫn và hướng thế hệ tiếp theo. Respect cô 100❤
@nguyendoan229519 күн бұрын
Đối với người tham trẻ bao nhiêu cho đủ để mà đảm bảo mức lương cho người ta. Như cô đấy giờ là 74 tuổi đã nghỉ hưu rất lâu rồi thì cái lúc cô còn đang dậy cô có đòi hỏi đảm bảo mức lương đâu nhưng cô vẫn dạy bằng cả trái tim mình đấy thôi.
@quangcuongduong969428 күн бұрын
Hầu hết người Việt hiện nay đều quen với những lối mòn trong suy nghĩ, khiến cho việc đưa ra những ý tưởng khác biệt hay một cách giải không đúng theo phương pháp thông thường là một điều sai trái và bị vùi dập, điều này cản trở rất nhiều đến sức sáng tạo và suy nghĩ độc lập của mỗi cá nhân. Em rất đồng tình và ngưỡng mộ cách cô suy nghĩ và cách cô diễn đạt ý kiến, câu chuyện của mình.
@scorpionor986527 күн бұрын
Hồi mình còn đi học, giải ra đáp án mà không đúng cách của giáo viên vẫn bị trừ 0.5 đ :D Sau này học ở hocmai thì gặp 1 thầy toán, có tư duy rất khác biệt. Thầy giao 1 bài không quá khó nhưng yêu cầu phải tìm ra 5 cách giải khác nhau, phần lớn mn chỉ tìm đc 2-3 cách. Mà t vẫn thích cách tiếp cận giáo dục như vậy, yêu cầu học sinh bằng lượng kiến thức cơ bản nhưng khuyến khích tìm ra giải pháp sáng tạo.
@DiepTranCartoon20 күн бұрын
Nghe cô nói chuyện rất thích luôn ạ !!! Em cảm on đã chia sẻ những điều bổ ích !!!
@DtieuphungАй бұрын
Cái phần đánh giá học sinh của giáo dục Pháp quá hay. Ngày xưa tôi học toán, tôi ẩu, hay bị ghi nhầm đề, nhưng vẫn làm đúng công thức và cho ra kết quả đúng. Tuy nhiên thì cô dạy toán không tiếp nhận bài làm của tôi chỉ vì nó "sai đề" :)) cay kinh khủng khiếp. Vì cách đánh giá chỉ bằng những con số mà từ một đứa học đc môn toán dần tôi tự chán và bỏ bê, kh muốn học nữa
@moshile460621 күн бұрын
Ủa sai đề sao chấm dc :)))))). Ví dụ ra đi làm khách kêu nặn cái tô mà bạn nặn cái lọ hoa rồi sao khách xài :))))).
@Dtieuphung21 күн бұрын
@moshile4606 bạn ơi, học sinh vẫn con đang trong giai đoạn cần học nhiều và biết mình sai gì, sai đề thì phê sai đề và phải nói là ừ em làm đúng công thức rồi trình bày đúng rồi, bài này cô trừ điểm vì ẩu nhen, thì có phải hay hơn là bỏ bài không bạn? Với cái tư duy này của bạn thì mình chỉ nói đến đây thôi. Đ thân!
@Dtieuphung21 күн бұрын
@@moshile4606 bị dốt mới sai đề thì không chấm được nhen bạn :v người có khả năng thì dù là con số gì thì cũng ra đáp án! Còn mấy con gà công nghiệp thì cứ barem đáp án mà chấm.
@Khaghoan26 күн бұрын
em thấy em khá may mắn vì mình thích đọc sách, em học được rất nhiều điều từ sách và cũng may mắn là gia đình em có đam mê với đọc sách
@TuanNguyen-lp6pm22 күн бұрын
Cô có kiến thức Uyên thâm quá
@thyhuynh648720 күн бұрын
Cô nói quá hay, ai trãi nghiệm rồi sẽ thấy rất đúng. Các cha mẹ đang chuẩn bị có bé vào lớp 1 nên nghe. Nhưng MC hình như không hiểu và cũng không khai thác được vấn đề
@audiobinhdanhth121015 күн бұрын
Cô quá giỏi.Và kiến thức sâu sắc
@thanhquangngo353323 күн бұрын
Học bây giờ đua đòi quá, học vì cái gì, chứ không phải học cho mình. Đỉnh cao của sự học là tự học. Phàm làm việc gì nhanh hay chậm không quan trọng, quan trọng là phải có mục tiêu và không dừng lại.
@luongoano25243 күн бұрын
Mong rằng sẽ có ngày ctr phỏng vấn Thầy Dương Quang Minh người sáng lập tổ chức giáo dục Seroto
@ricebeanvn28 күн бұрын
Mừng quá ạ!!! Đã tìm thấy cô
@thihongloannguyen747310 күн бұрын
Nghe cô mấy bài postcard nhiều chương trình thật sự hay, ngẫm ra nhiều điều sự học. Đôi khi hoài nghi vì sự học của mình, vì chính ba mẹ cũng kỳ vọng con mình thành bác sĩ, thành ông này bà kia. Nhưng khi chọn con đường khởi nghiệp thất bại trùng trùng, không hiểu vì sao? Mỗi giai đoạn lại học thêm, học thêm, đúng học cả đời.
@LAMVI518529 күн бұрын
không phải đồng tình hết vài quan điểm với Cô, nhung Cô chia sẻ phân tích quá hay!
@nhung-huynguyen783928 күн бұрын
Em rất yêu thích chia sẻ về việc học của Cô❤️🔥 sách giáo khoa và tư duy của học sinh là hai vấn đề khác nhau. Sách mở ra một phương trời cho học sinh, và tư duy của học sinh có thể từ sách mở rộng ra cuốn sách thuộc về học sinh đang học bài trong sách ấy. Giống như anh Elon Musk. Từ lý thuyết của Tesla, anh ấy làm được điều tuyệt vời thuộc về anh ấy
@xiangan-2023Ай бұрын
tập này thật tuyệt vời! ❤
@viethungpham684728 күн бұрын
Đây là những lời chia sẻ nên được nghe lại nhiều lần. Cám ơn Cô. Cám ơn chương trình.
@goldtradingg12 күн бұрын
thuyền thống, nề nếp hình thành từ cuộc sống thường ngày trong gia đình.
@sleeplessmimosa21 күн бұрын
Hay quá cô ơi. Em cảm ơn Spiderum đã mời cô ạ
@diepluong929317 күн бұрын
hay quá nên mời tiến sĩ phượng nhiều hơn nữa
@thanhtritran686623 күн бұрын
Cảm ơn kênh! Cảm ơn Cô!
@NhatNguyen-i7i27 күн бұрын
Hay quá, cảm ơn cô ạ
@bilingualstoryboxАй бұрын
Con yêu tư duy của cô quá ạ.
@cuocsongmienquephapАй бұрын
❤ Cô quá tuyệt với!!! Cám ơn Cô và chương trình!!!!❤
@sontrinh934926 күн бұрын
hay quá ạ. em xin cảm ơn cô!
@tatachi.mobile572Ай бұрын
Hôm bữa tui quên giờ học của con nên đi rước nó sớm,phải đậu xe ở ngoài cổng đợi thì nghe ở trong cô hô ABCD rồi ở dưới tự sửa tự chấm, tuyệt nhiên k nghe 1 câu giao tiếp nào luôn. Tui tự nghĩ học kiểu này giống hên xui hơn, đứa nào khoanh trúng nhiều thì ăn rồi cuối cùng k biết là đang học cái j luôn
@tunguyenanh886314 күн бұрын
cảm ơn cô ạ!
@kfiguretoys10 күн бұрын
video rất hay, khách mời rất tuyệt
@nguyenucvinh8922Ай бұрын
Dường như những người từng được tiếp thu nền giáo dục của miền nam trước 75 đều phê phán cách giáo dục của VN hiện nay.
@pandora1512Ай бұрын
Yep. Câu anh giải phóng tôi hay tôi giải phóng anh. Đến giờ vẫn đúng và luôn có giá trị nền tảng. Vẫn luôn có quá nhiều sự khác biệt😂
@tuanlietduongАй бұрын
Họ đang nói đúng bạn ơi làm ơn ngẫm thật sâu nào
@ngocbao-lr8hnАй бұрын
mời bạn ngẫm lại nhé :)) bạn mong chờ gì ở trẻ em ?? tự có ý thức tìm đến kiến thức à :))) hay là học gì chúng cần trong khi trẻ con chỉ muốn ăn ngủ chơi :))) hay là tự biết chuẩn bị cho tương lai
@DtieuphungАй бұрын
không chỉ giáo dục trước 75 mà tất cả các nên giáo dục khai phóng. Ngay cả các bạn đã được học ở nước ngoài thì vẫn lên án (nhưng bị cho là sính ngoại, cali, bưng bô Mỹ) nếu lên tiếng về nền giáo dục hiện nay ở nước nhà.
@Cat.In.The.MoonlightАй бұрын
Haha. Tiếc là youtube không cho phép cmt bằng ảnh. Nền giáo dục miền nam trước 75 cơ =)) Miền Nam trước 1975 hình như rộng đúng bằng 3 quận trung tâm Sài Gòn, nơi mà hở ra là bị lính Mỹ dí 🔫 vào đầu, nơi mà sinh viên biểu tình liên tục và cũng bị đàn áp liên tục 🥴 Quá nhân văn 😌 Rồi không biết nền giáo dục ấy đã gây dựng được những thành tựu gì đáng kể =))
@yuhuy199629 күн бұрын
nghe cô phản biện, phân tích hay quá đi
@havothingoc303925 күн бұрын
Cảm ơn cô ❤❤❤
@thubatrinh691826 күн бұрын
Xin tri ân cô ❤
@thubatrinh691827 күн бұрын
❤❤❤❤❤ xin tri ân cô
@boomgoose593524 күн бұрын
Bạn MC ngay từ đầu đã thể hiện sự định kiến khi cho rằng cô Phượng sinh ra trong gia đình khoa bảng. Đây là nhược điểm lớn của người Bắc và những MC non nớt rất cần khắc phục
@antant5129 күн бұрын
MC chán thật, trình độ cảm giác chưa đủ để phỏng vấn những khách mời như cô Phượng. Hỏi câu nào cũng thể hiện kiến thức hạn chế, may mà cô giải thích rất cụ thể, mở rộng vđề chứ không đưa buổi phỏng vấn vào ngõ cụt
@timveanyen628222 күн бұрын
Quá hay cô ơi
@55centimet3328 күн бұрын
1 nhà giáo đúng nghĩa
@phatlamvong884827 күн бұрын
Cô nói chuyện hay quá
@htxtmdvphuhoa224825 күн бұрын
e thích câu định chế xã hội về giáo dục tốt hợn bây giờ..
@nmthang533810 күн бұрын
Tôi vẫn còn nhớ rõ lúc đó tôi học lớp 2, năm 1994. Ngồi sau tôi là 1 thằng bạn nghịch ngơm, nó quấy phá tôi rồi cười sằng sặc. Cô nhìn thấy nhưng quay mặt đi, tiếp tục dạy cho hết bài.
@ximuoidethuong28 күн бұрын
Wow Thanks a lot
@ducke21027 күн бұрын
hay xuất sắc ạaaaaaaaaaaaaaaa
@HungVu-nw2tg26 күн бұрын
hay mời đúng người đúng chủ đề
@duyen6995Ай бұрын
cảm ơn Spiderum ạ
@thuyvy560729 күн бұрын
Hay quá ạ
@HuyQuoc-hb7lj28 күн бұрын
Giáo dục ko sai, sai là những người tham gia vào quá trình giáo dục. Thay vì để tri thức là món quà, chúng ta đang biến nó thành một món ăn, và cuối cùng thì do khẩu vị, nhu cầu khác nhau, nên người thấy ngon, ng thấy dở.
@taihuynh463626 күн бұрын
cụ thể hơn là những người không biết kiểm soát lòng tham cá nhân của mình tham gia vào quá trình giáo dục. mình may mắn gặp dc những thầy cô đem cái tâm của sự chia sẽ đến với giáo dục, nên k thể nói hầu hết những người tham gia vào quá trình giáo dục đều sai cả
@HuyQuoc-hb7lj25 күн бұрын
@taihuynh4636 ý tôi nói là cả học sinh, phụ huynh và nhà trường. Mỗi ng sai một chút làm cho hệ thống giáo dục thực sự đang có vấn đề.
@ThientamCa21 күн бұрын
Mình học theo hệ học thuộc lòng đây . Sáng tạo hay không do bản thân tự bổ trợ vào thêm. Chứ đừng nghĩ cách học thuộc lòng là sai.
@DoènChẩy19 күн бұрын
lớp tiểu học của con tui 59 đứa trong 1 lớp , 1 ngôi trường buồn ở quận 12
@gamekillervn725427 күн бұрын
Intro hay quá
@nguyentoai611314 күн бұрын
🧠🧠🧠XIN CHÚNG TA,HÃY LẮNG NGHE...
@anhnguyenngoc795424 күн бұрын
Chị MC hơi không hiểu quá về vấn đề đang nói, nên có cảm giác khá tiếc khi không cùng cô đào sâu được vấn đề thêm nữa. Tại cô nói rất hay, và mình cần thông tin thêm về nó, chị MC bị lấm nhiều quá, nên tìm hiểu thông tin rõ hơn nữa, và cách đặt câu hỏi của chị dễ gây hiểu lầm ( ý là cách đặt câu hỏi của chị khiến người khác có thể diễn giải ra nhiều vấn đề khác nên ngta có thể trả lời thành câu hỏi khác chứ không phải vấn đề mình muốn hỏi á)
@trananh-ii6tf14 күн бұрын
Cô này làm hiệu trưởng chắc cũng phải con nhà nòi
@NhiLe-xp6rt22 күн бұрын
Bố mẹ chị ý dth quá=))}
@lifetruth799020 күн бұрын
❤❤❤
@trantai9501Ай бұрын
Hay quá ❤❤
@DcfVietNamАй бұрын
Ad ơi. Ngôi trường Pháp nơi cháu cô Phượng đang theo học mà cô nhắc đến có phải là trường Trường Quốc tế Pháp Marguerite Duras ở Long Bình Q9 không vậy ạ. Tôi có 2 đứa con cũng cho theo học ở trường này. Vì tôi tin vào triết lý giáo dục của nước Pháp.
@tuyetmaivu3016Ай бұрын
Hình như cháu nội của cô Phượng sống ở HN.
@DcfVietNam29 күн бұрын
@@tuyetmaivu3016 À. Cám ơn bạn. Ở Hà Nội cũng có 1 trường quốc tế Pháp Alexandre Yersin
@ucTran-to9ur22 күн бұрын
Câu chuyện thành tài bây giờ nó đã khác xưa, Bây giờ có học cao mà ko ra tiền thì cũng ra chuồng gà😅
@langtudatinhvuitinh23 күн бұрын
❤
@ConLonBay28 күн бұрын
Thất bại của giáo dục là chuyển từ chương trình cũ sang chương trình cải cách. Bằng việc nhồi nhiều kiến thức quá tài kiến thức dồn xuống khiên học sinh bị ngộp với lượng kiến thức mang tên cải cách. Đồng thời người làm giáo dục mang quá nhiều lợi ích nhóm vào cải cách khiến cho học sinh chỉ là con tốt trong lợi ích. Đồng thời việc thi cử chuyển từ tự luận sang trắc nghiệm mặc dù thuận lợi cho chấm thi cử nhưng lại làm hao mòn tư duy học sinh. Rốt cục mục đích của việc chuyển này làm gì ? Mục đích đào tạo nhân tài là để biết tư duy suy nghĩ chứ ko phải những con rối học thuộc đáp án. Là một người thời kì chuyển giao giữa chương trình thi tự luận cũ và trắc nghiệm là cảm nhận rõ nhất của tôi về việc này
@SONGVOI-qi5fm27 күн бұрын
rồi sai dữ chưa? thay vì trông chờ hết thẩy tất cả học sinh, chương trình bây giờ dạy cho những người có thiên phú trở nên cực tài giỏi k thua phương tây dù cơ sở , điều kiện thua phương tây rất nhiều
@Blue-goose-artist24 күн бұрын
@@SONGVOI-qi5fmbruh, bạn tư duy theo kiểu từ bỏ cuộc sống của con người à? Cái kiểu xem thường cuộc đời gì đây?
@SONGVOI-qi5fm23 күн бұрын
@@Blue-goose-artist bạn nói tôi xem, thiên tài được đánh giá như thế nào? bạn nói xem một người cần một cuộc đời ntn? cái kiểu để mọi người tự vận động đó mới chính là xem thường cuộc đời con người, lỡ ng ta thích thì ng ta lấy cái gì để tiến tới xây dựng ước mơ của họ? thế là bạn chỉ lấy 1 mà bỏ tất thẩy phải k, bây giờ xem nào, ai mới xem thường cuộc đời con người nào? cứu tất cả hay cứu 1 người xứng đáng
@Blue-goose-artist23 күн бұрын
@@SONGVOI-qi5fm à rồi, lỗi tôi:") tôi không hiểu tôi đọc thế nào lại thành bạn bảo chỉ nên tập trung vào những người có tài, còn lại mặc xác hết đi.
@SONGVOI-qi5fm21 күн бұрын
@@Blue-goose-artist Nói một cách đơn giản để bạn hiểu có vẽ hơi khó, ở đây tôi có một ví dụ. Để đánh giá một người là thiên tài hoàn toàn là một điều khó khăn, vì vậy trong quá trình đào tạo, ở VN ta dạy hết tất cả kiến thức từ dễ đến khó và nói chung là thừa thải với hầu hết mọi người, nhưng chúng ta không biết ai thực sự là thiên tài thế nên trong số đó sẽ có một số cần và một số không phải thiên tài nhưng rất cần, vì vậy khi đến một giai đoạn một số người trong đó dựa vào những kiến thức mình đã học hiểu được mục tiêu cuộc đời của mình, hoặc yêu thích một thứ gì đó thật sự , họ có thể dùng những kiến thức từ dễ đến khó đó vận dụng để phát triển cuộc đời của họ, điều này rất có ích. Mọi người không hài lòng vì học quá nhiều thứ vì họ chưa tìm thấy mục đích của họ để vận dụng những kiến thức đó, không sao cả, họ sẽ áp dụng được ở một mức độ nào đó những thứ họ đã học. ở phương tây có những người làm 1 công việc mang tính chuyên sâu vì họ không cần học những kiến thức kia, bởi vì điều kiện phúc lợi của phương tây đã hoàn thiện, cơ bản là họ có thể sống với những ngành nghề ít phổ biến ở VN , ví dụ như khảo cổ, sinh vật học, nhiếp ảnh, nghệ thuật vv...nhưng nếu so điều kiện sống của 1 người VN và phương tây như nhau, một người VN có trình độ nghiên cứu ăn đứt người phương tây kia. Đào tạo ở VN nó nặng về kiến thức nhưng tốt cho mọi người ở điều kiện hiện tại, bạn thấy đấy, thế giới vẫn nói về sự thông minh của người châu á. đó không phải là ngẫu nhiên. Vì vậy nếu điều kiện kinh tế và đời sống của VN nâng cao lên, mọi người có thể làm tốt hơn bất cứ người phương tây nào ở cùng điều kiện