Рет қаралды 4,547
Nếu không yêu thương thì làm sao mà sống được. Có rất nhiều người trẻ tự tử, trước hết là vì họ không có khả năng yêu thương.
Con người của mình được làm từ nhiều yếu tố: hình hài, cảm thọ, cảm xúc, tri giác, nhận thức, tâm thức. Cảm xúc làm cho mình tự tử chỉ là 1 phần rất nhỏ của mình. Tại sao mình phải tự tử chỉ vì 1 cảm xúc nhỏ như thế?
Một cảm xúc tới, ở lại một thời gian, và cuối cùng phải đi thôi. Tại sao mình phải chết vì một cảm xúc. Mình không chỉ là cảm xúc đó, mình là hình hài, là cảm thọ, là tri giác, là tâm hành,…, mình rộng lớn hơn cảm xúc đó rất nhiều.
Khi cảm xúc mạnh bắt đầu tới, mình phải nhận diện nó. giống như trời sắp có cơn giông thì có những dấu hiệu. Khi có dấu hiệu thì mình phải ngưng hết mọi chuyện để đối phó với cơn giông.
Mình có thể ngồi lại hoặc nằm xuống và bắt đầu theo dõi hơi thở. Mình để 2 tay lên bụng và bắt đầu thở vào, để ý tới hơi thở vào, để ý tới phồng xẹp của bụng.
Thở vào tôi thấy bụng phồng lên
Thở ra tôi thấy bụng xẹp xuống
Mình chỉ để ý tới hơi thở và để chỉ tâm xuống huyệt đan điền (phía dưới rốn), và để tay trên huyệt đan điền. Không suy nghĩ gì khác và chỉ để ý đến việc đó thôi. Nếu làm được như vậy thì chỉ sau vài phút là cơn bão sẽ qua đi.
Giống như khi trời bão tố, mình thấy phần trên của cây cây oằn oại trong gió và có thể bị gió làm gãy bất cứ lúc nào. Nếu mình để ý đến thân cây thì sẽ thấy khác hơn, thấy cây có thể đứng vững qua cơn bão. Cũng như vậy, cơ thể mình giống như cây. Não bộ chỉ là phía ngọn. Khi cảm xúc đến thì đừng ở trên ngọn mà đi xuống dưới thân cây (huyệt đan điền) và ôm lấy chỗ đó thì sẽ có an ninh. Mình thở vào ra nhận diện phồng xẹp của bụng. Nếu làm được như vậy thì chắc chắn cảm xúc lớn sẽ không đẩy mình đi đến chỗ tự tử.
Một điều mình cần nhớ đó là: cảm xúc chỉ là 1 cảm xúc, tại sao mình phải tự tử vì cảm xúc đó?
Nhưng mình đừng đợi đến khi cảm xúc đến rồi mới thức tập, hãy thực tập từ ngay hôm này phương pháp thở bụng. Mỗi ngày thực tập 5-10 phút trong tư thế nằm hay ngồi, Sau vài ba tuần sẽ thành thói quen. Một ngày nào đó khi cảm xúc đến thì tự nhiên mình nhớ và ngồi xuống thức tập và mình có thể vượt qua cảm xúc một cách dễ dàng. Mình không sợ nó nữa. Mình có thể thách thức nó “Tới đi, ta biết cách để xử lý ngươi!”
Khi mình làm được rồi, mình sẽ dạy cho em, cho con cháu mình làm cho được. Nếu mình là giáo chức, trong lớp học mình hãy kiếm thời gian để trao truyền cho học sinh của mình. Mình dạy học sinh cách thở có ý thức và buông bỏ sự căng thẳng trong thân tâm, cách nhận diện và ôm ấp được niềm đau, cách xử lý được cảm xúc.
Trước hết mình có thể dạy cho con em của mình. Con em mình dù còn nhỏ những đã có những cảm xúc lớn. Mình ngắm vững sự thực tập rồi giúp con thực tập. “Con nắm tay mẹ, con thở đi, hai mẹ con mình cũng thở vào nè, có phải là bụng phồng lên không. Hai mẹ con mình cùng thở ra nè, có phải là bụng đang xẹp xuống không?”
Mình truyền năng lượng chánh niệm và vững chãi của mình cho con và giúp con quên đi tư tưởng, cảm thọ đã làm cho nó bị tràn ngập. “Con biết không, cái giận cái buồn đó tới rồi đi, nếu mình biết thở biết ngồi yên thì mình sẽ vượt thắng được. Ba/mẹ đang thở với con, ba/mẹ đang giúp cho con, có Phật trong lòng mình yểm trợ cho mình”. Và nếu mình tập cho con trong lúc con có cảm xúc mạnh, mai mốt khi không có mình nó sẽ nhớ để thức tập mỗi khi có cảm xúc tới, và như vậy là mình có thể cứu được đời của nó. Mình cần phải làm điều này liền.
Link Pháp Thoại gốc ở Trang Nhà Làng Mai: • Video
Để tiện cho việc tìm về bài giảng gốc của Sư Ông, nếu đăng lại clip này vui lòng dẫn link tới bài Pháp thoại gốc của Làng Mai như mình đã viết ở trên hoặc dẫn link đến clip này theo địa chỉ sau:
• Điều phục cảm xúc mạnh...