Dạ thầy ơi, thầy có thể dẫn link sách mà thầy đã cho xuất bản cho người xem chúng e để tham khảo được không ạ.
@HocHoaTT2 күн бұрын
Sách đó cũ rồi, cần điều chỉnh. Tôi đang viết lại cho phù hợp với chương trinh mới. Nội dung thì hầu như không đổi, nhưng phải thay đổi gần như hoàn toàn tên gọi. Đồng thời sẽ xuất bản dưới dạng ebook nên dùng màu dễ dàng, chứ không đen trắng như hồi đó. Cũng là dạng ebook nên sẽ có link trực tiếp đến các mô hình động cần thiết. Việc muốn làm (và có khả năng làm) thì nhiều, nhưng thời gian thì ít, nên cũng chỉ biết cố thôi. Chúc luôn vui với Hóa.
@LePhucToan-ld4sm11 сағат бұрын
@@HocHoaTT Dạ, em sẽ đợi đến ngày thầy phát hành sách ạ.
@quoccuongnguyen77403 күн бұрын
chỗ electron hoá trị của Sn là 4 chứ sao lại là 2; 4 vậy ạ. E hoá trị là e ở lớp ngoài cùng và phân lớp sát lớp ngoài cùng nếu phân lớp đó chưa bão hoà. Vậy Sn có 4 e lớp ngoài cùng cũng là 4 e hoá trị chứ ạ
@HocHoaTT3 күн бұрын
Đúng vậy, nói chung. Các khái niệm nêu trong sách giáo khoa phổ thông chỉ phù hợp với các nguyên tố có số điện tích hạt nhân 30 trở xuống (Chemistry: the Central Science - Brown, Le May, ...). Với các nguyên tố có hóa trị thay đổi thì tùy thuộc hóa trị trong hợp chất cụ thể. Tôi cố ý chọn Sn vì nó có 4 electron ngoài cùng, hiểu đơn giản là 4 electron hóa trị, song ta lại có các hợp chất Sn(II) và Sn(IV). Hình dung bạn phải mô tả liên kết kim loại của Sn để giải thích thí nghiệm đo thế điện cực chuẩn của cặp Sn²⁺/Sn (thế điện cực chuẩn có trong sách giáo khoa) thì tất nhiên bạn chỉ có thể vẽ 2 electron chuyển động tự do với phần còn lại là cation Sn²⁺. Đây chính là ví dụ tốt để minh họa electron hóa trị tự do trong liên kết kim loại. Để hình thành Sn²⁺, Sn chỉ mất 2 electron 5p², còn để tạo Sn⁴⁺ thì nó mới dùng cả 4 electron 5s² và 5p². Cũng nhắc thêm, liên kết kim loại mô tả theo sách giáo khoa chỉ là cách mô tả đơn giản nhất để dạy cho các bạn trẻ ở phổ thông. Chúng ta còn hai cách khác, phức tạp hơn, để mô tả và giải thích liên kết này... Chúc luôn vui với Hóa.
@duyphuong4434Күн бұрын
Dạ thầy cho em câu 13.3.b trong lời giải SBT CD thì tác giả cho sai ạ vì tác giả giải thích nguyên tử kim loại tồn tại trong thời gian rất ngắn cho nên coi như không có trong mạng tinh thể ạ! Thầy cho em xin ý kiến với ạ!
@HocHoaTTКүн бұрын
Một câu hỏi thú vị. Tự câu trả lời trong sách, như bạn nói chứ tôi không đọc nên không biết, đã giải thích câu trả lời của tôi. Thật vậy, nguyên tử kim loại và cation kim loại luân phiên tồn tại, dù trong thời gian rất ngắn, nhưng lại được lặp đi lặp lại vô số lần nên thực tế là không biết ngắn hay dài theo nguyên lí bất định xứ của Heisenberg. Bạn có thể đọc lại phần mô tả liên kết kim loại trong video "Thế điện cực chuẩn" sẽ rõ hơn. Đó cũng là lí do vì sao tôi hay dùng cụm từ "nguyên tử hoặc ion dương kim loại" khi đề cập đến tinh thể kim loại. Chúc luôn vui với Hóa.
@duyphuong4434Күн бұрын
@@HocHoaTT Em cám ơn thầy nhiều ạ. Chúc thầy luôn nhiều sức khỏe và an nhiên ạ.
@banhgoingai24192 күн бұрын
Thưa thầy, không liên quan đến bài học lắm nhưng em có thể hỏi về phức chất được không ạ? Màu sắc của phức chất phụ thuộc vào những yếu tố nào và liệu rằng hai phức chất là đồng phân của nhau nhưng có dạng hình học khác nhau thì có màu sắc giống nhau không ạ? Độ bền của phức phụ thuộc vào những yếu tố nào ạ? Thầy có thể giới thiệu một số đầu sách về phức chất dễ đọc được không ạ? Vì tìm tài liệu về phức chất cho học sinh THPT rất khó với em ạ.
@HocHoaTTКүн бұрын
1. Các cẩu hỏi của bạn đều đã được trình bày trong bài giảng về phức chất. Bạn chờ xem. 2. Sách bạn muốn đọc là sấch tiếng Việt hay tiếng Anh? Chúc luôn vui với Hóa.
@hoahoc-cothanhchau619823 сағат бұрын
Thầy cho em hỏi tí ạ, theo thế điện cực chuẩn thì cặp Fe3+/Fe2+ lớn hơn 2H+/H2 nhưng sao khi cho Fe tác dụng với HNO3, khi sinh ra H2 thì trong sản phẩm vẫn còn Fe3+ ạ
@quoccuongnguyen77403 күн бұрын
thầy xem lại chỗ mặt cắt của lục phương chặt khít có nhầm lần không ạ. Vì 3 nguyên tử ở giữa khối lục phương và hoàn toàn thuộc khối lục phương, theo hình vẽ mặt cắt ở 8:35 thì Thầy vẽ chỉ có 1 nửa nguyên tử ạ
@HocHoaTT3 күн бұрын
Sự "tưởng tượng" không gian ba chiều đôi khi không đúng khiến bạn nghĩ vậy thôi. Phần này, lúc đầu tôi có giải thích trong bài giảng,vì cũng đã có người nhầm lẫn như vậy, tuy không giống hệt bạn. Sau đó, tôi thấy không cần thiết nên đã cắt bỏ, thì bạn lại cho tôi thấy lẽ ra không nên cắt bỏ. Khi nào rảnh, tôi sẽ giải thích trên blog vì xem ra cũng nên làm. Chúc luôn vui với Hóa.