hay quá ạ mong thầy có thể bàn luận về tỉ số bán kính cation/anion của mạng tinh thể và cách chứng minh
@PhamYen-l4d15 сағат бұрын
Bài học rất hay.
@quoccuongnguyen774016 сағат бұрын
nhờ Thầy giải thích em đã hiểu tường tận hơn ạ. Cảm ơn Thầy nhiều ạ. Chúc Thầy nhiều sức khoẻ ạ ❤
@HaoVu-mb7igКүн бұрын
Em chào thầy. Phản ứng của dung dịch glycerol hoặc glucose với Cu(OH)2 có cần phải tiến hành trong môi trường base ko?
@ucThienNguyen-bs5wtКүн бұрын
Thầy ơi, thầy có thể gửi cho em tài liệu hóa 10 của thầy được không ạ. Em cảm ơn thầy nhiều ạ.
@HocHoaTTКүн бұрын
Không rõ ý câu hỏi của bạn. Chúc luôn vui với Hóa.
@MyLienVanThiКүн бұрын
Chúc Thầy luôn nhiều sức khoẻ ạ. Em luôn share kênh của Thầy đến các nhóm lớp em dạy để các con được học thêm nhiều điều từ Thầy.
@HocHoaTTКүн бұрын
Vui vì bạn thấy có ích. Chúc luôn vui với Hóa.
@duyphuong4434Күн бұрын
Dạ thầy cho em câu 13.3.b trong lời giải SBT CD thì tác giả cho sai ạ vì tác giả giải thích nguyên tử kim loại tồn tại trong thời gian rất ngắn cho nên coi như không có trong mạng tinh thể ạ! Thầy cho em xin ý kiến với ạ!
@HocHoaTTКүн бұрын
Một câu hỏi thú vị. Tự câu trả lời trong sách, như bạn nói chứ tôi không đọc nên không biết, đã giải thích câu trả lời của tôi. Thật vậy, nguyên tử kim loại và cation kim loại luân phiên tồn tại, dù trong thời gian rất ngắn, nhưng lại được lặp đi lặp lại vô số lần nên thực tế là không biết ngắn hay dài theo nguyên lí bất định xứ của Heisenberg. Bạn có thể đọc lại phần mô tả liên kết kim loại trong video "Thế điện cực chuẩn" sẽ rõ hơn. Đó cũng là lí do vì sao tôi hay dùng cụm từ "nguyên tử hoặc ion dương kim loại" khi đề cập đến tinh thể kim loại. Chúc luôn vui với Hóa.
@duyphuong4434Күн бұрын
@@HocHoaTT Em cám ơn thầy nhiều ạ. Chúc thầy luôn nhiều sức khỏe và an nhiên ạ.
@banhgoingai24192 күн бұрын
Thưa thầy, không liên quan đến bài học lắm nhưng em có thể hỏi về phức chất được không ạ? Màu sắc của phức chất phụ thuộc vào những yếu tố nào và liệu rằng hai phức chất là đồng phân của nhau nhưng có dạng hình học khác nhau thì có màu sắc giống nhau không ạ? Độ bền của phức phụ thuộc vào những yếu tố nào ạ? Thầy có thể giới thiệu một số đầu sách về phức chất dễ đọc được không ạ? Vì tìm tài liệu về phức chất cho học sinh THPT rất khó với em ạ.
@HocHoaTTКүн бұрын
1. Các cẩu hỏi của bạn đều đã được trình bày trong bài giảng về phức chất. Bạn chờ xem. 2. Sách bạn muốn đọc là sấch tiếng Việt hay tiếng Anh? Chúc luôn vui với Hóa.
@hoahoc-cothanhchau619819 сағат бұрын
Thầy cho em hỏi tí ạ, theo thế điện cực chuẩn thì cặp Fe3+/Fe2+ lớn hơn 2H+/H2 nhưng sao khi cho Fe tác dụng với HNO3, khi sinh ra H2 thì trong sản phẩm vẫn còn Fe3+ ạ
@LePhucToan-ld4sm2 күн бұрын
Dạ thầy ơi, thầy có thể dẫn link sách mà thầy đã cho xuất bản cho người xem chúng e để tham khảo được không ạ.
@HocHoaTT2 күн бұрын
Sách đó cũ rồi, cần điều chỉnh. Tôi đang viết lại cho phù hợp với chương trinh mới. Nội dung thì hầu như không đổi, nhưng phải thay đổi gần như hoàn toàn tên gọi. Đồng thời sẽ xuất bản dưới dạng ebook nên dùng màu dễ dàng, chứ không đen trắng như hồi đó. Cũng là dạng ebook nên sẽ có link trực tiếp đến các mô hình động cần thiết. Việc muốn làm (và có khả năng làm) thì nhiều, nhưng thời gian thì ít, nên cũng chỉ biết cố thôi. Chúc luôn vui với Hóa.
@LePhucToan-ld4sm6 сағат бұрын
@@HocHoaTT Dạ, em sẽ đợi đến ngày thầy phát hành sách ạ.
@LePhucToan-ld4sm2 күн бұрын
Mừng quá, thầy vẫn ra video được như trước, e thấy mấy ngày nay ở Mỹ cháy rừng nhiều quá mà thầy cũng sống ở đây nên e cũng lo cho thầy lắm. Lành thay!!
@HocHoaTT2 күн бұрын
Cảm ơn bạn đã nghĩ đến. Ở đây không lo vì cháy, mà mệt vì ...tuyết. Ngắm thì thích, nhưng dọn thì rất nản...
@LePhucToan-ld4sm2 күн бұрын
@@HocHoaTT Dạ, không sao là tốt lắm rồi thầy ơi. Mừng cho thầy!
@NhuQuynhNguyen-ol2hj2 күн бұрын
Thầy ơi! Ví dụ về thứ tự điện phân, ví dụ cho các chất FeCl3, H2SO4, CuSO4 thì Fe3+ bị điện phân trước hay Cu2+; H+ bị điện phân trước ạ thầy. Thầy giúp em khơi sáng với ạ, chứ điện phân làm em nhức đầu về lý thuyết, nhiều cái em khó hiểu, em hỏi thầy dần dần ạ!
@HocHoaTT2 күн бұрын
Bạn nắm chắc thứ tự thế điện cực chuẩn thì sao nhức đầu được. Ta biết H₂O < H⁺ < Cu²⁺ < Fe³⁺ nên: A. Tại cathode có thứ tự sau: (1) Fe³⁺ + e → Fe²⁺ (E⁰ = +0,77V) (2) Cu²⁺ + 2e → Cu (E⁰ = +0,34V) (3) 2H⁺ + 2e → H₂ (E⁰ = 0,00V) (4) Fe²⁺ + 2e → Fe (E⁰ = -0,44V) Khi các ion trên điện phân hết, dung dịch vẫn còn dẫn điện (vì còn H₂SO₄) nên H₂O sẽ điện phân: (5) 2H₂O + 2e → H₂ + 2OH⁻ (E⁰ = -0,83V) Bên lề: nếu dựa theo sách giáo khoa, người ta dùng thế điện cực KHÔNG chuẩn của H₂O là -0,42 V, có lẽ đáp án của sách giáo khoa sẽ đảo ngược (4) và (5) chăng? Tuy nhiên đảo ngược là sai! B. Tại anode: (1) 2Cℓ⁻ → Cℓ₂ + 2e (E⁰ = +1,396V) (2) 2H₂O → O₂ + 4H⁺ + 4e (E⁰ = +1,53V đã xét thêm quá thế) Tất cả đều như trong bài giảng, thậm chí chẳng cần nghĩ ngợi gì! Chúc luôn vui với Hóa.
@NhuQuynhNguyen-ol2hjКүн бұрын
@@HocHoaTT Thầy ơi nhưng mà trong bảng tuần hoàn có cặp Fe3+/Fe 2H+/H2 Cu2+/Cu Fe3+/Fe2+. Nên là em mới không biết ion nào bị điện phân trước, tại Cu2+ và H+ vừa đứng trước Fe3+ vừa đứng sau Fe3+
@HocHoaTTКүн бұрын
Trước hết, không phải là "bảng tuần hoàn" mà là bảng "thế điện cực chuẩn". Thứ hai: bạn cứ theo đúng thứ tự tính oxi hóa giảm dần mà xét, như vậy, Fe³⁺ nhận electron trước Cu²⁺ nên không có gì phải băn khoăn cả. Giá trị E⁰(Fe³⁺/Fe) nhỏ hơn nên chẳng có gì phải xét cả. Chúc luôn vui với Hóa.
@NhuQuynhNguyen-ol2hjКүн бұрын
@@HocHoaTT Thầy ơi! Về phần thầy cung cấp thứ tự nhận và nhường electron ở cathode và anode học thuộc các thứ tự thầy cung cấp như vậy là đã đủ kiến thức làm bài thi chưa ạ thầy. Tại em sợ giáo viên nào đó ra đề vượt qua giới hạn hiểu biết học sinh ạ (nhiều đề em cũng trường hợp kiểu này). Về phần thứ tự nhường electron ở anode còn thêm các ion nào nữa không ạ thầy, thầy cung cấp cho em thêm với ạ, F- đứng ở đâu vậy ạ thầy. Và thầy ơi có phải cứ gốc acid chứa O là không bị điện phân đúng không ạ thầy!
@HocHoaTTКүн бұрын
Lý thuyết quyết định bài tập. Cẩn thận là tốt, song lo lắng lại không tốt chút nào. 1. Fluoride F⁻: chỉ cần nhớ F có độ âm điện mạnh nhất nên sẽ nhường electron khó nhất (đó là lý do vì sao điều chế F₂ phải dùng sự điện phân KF·HF). Vậy giữa các halogen, hiển nhiên là fluoride F⁻ sẽ nhường electron sau cùng. Tất cả đều từ giáo khoa cả. Thực nghiệm cho biết E⁰(F₂/2F⁻) = +2,866 V! 2. Theo sách giáo khoa phổ thông thì là vậy. Trong bài giảng, tôi nói là chúng coi như không nhường electron cho phù hợp với sách giáo khoa. Chúng có nhường electron chứ, nhưng khó, và nếu bài tập hay bài thi có ý định cho chúng nhường electron, thì BUỘC phải cung cấp giá trị thế điện cực chuẩn chứ chẳng ai nhớ hết nổi. Ví dụ: (1) E⁰ (NO₃⁻ + H⁺/NO + 2H₂O) = +0,957 V (hay NO₃⁺ + 4H⁺ + 3e → NO + 2H₂O E⁰ = +0,957 V) (2) E⁰ (SO₄²⁻ + 4H⁺/H₂SO₃ + H₂O) = +0,957 V (hay SO₄²⁻ + 4H⁺ + 2 e → H₂SO₃ + H₂O E⁰ = +0,172 V) nhưng chưa xét đến quá thế, ... Điều này ngoài chương trình phổ thông nên không cần lo lắng. Chúc luôn vui với Hóa.
@foggi19262 күн бұрын
Thầy dạy hay quá ạ, kiến thức sâu và rộng. Em cảm ơn thầy và mong thầy sớm ra tiếp các video bài giảng tiếp theo trong chương trình
@HocHoaTT2 күн бұрын
Vui vì giúp được bạn. Hãy share để những bạn khác cũng có thể được vui với Hoá!
@linhhangoc21172 күн бұрын
Đúng là hoá học đích thực, mong các bài giảng của Thầy được xuất hiện trong các trường học.
@HocHoaTT2 күн бұрын
Vui vì bạn thấy có ích. Chúc luôn vui với Hóa.
@linhhangoc21172 күн бұрын
Bài giảng của Thầy luôn sáng tạo, chuyên nghiệp, em cảm ơn Thầy ạ
@HocHoaTT2 күн бұрын
Vui vì giúp được bạn. Chúc luôn vui với Hóa.
@quoccuongnguyen77403 күн бұрын
chỗ electron hoá trị của Sn là 4 chứ sao lại là 2; 4 vậy ạ. E hoá trị là e ở lớp ngoài cùng và phân lớp sát lớp ngoài cùng nếu phân lớp đó chưa bão hoà. Vậy Sn có 4 e lớp ngoài cùng cũng là 4 e hoá trị chứ ạ
@HocHoaTT2 күн бұрын
Đúng vậy, nói chung. Các khái niệm nêu trong sách giáo khoa phổ thông chỉ phù hợp với các nguyên tố có số điện tích hạt nhân 30 trở xuống (Chemistry: the Central Science - Brown, Le May, ...). Với các nguyên tố có hóa trị thay đổi thì tùy thuộc hóa trị trong hợp chất cụ thể. Tôi cố ý chọn Sn vì nó có 4 electron ngoài cùng, hiểu đơn giản là 4 electron hóa trị, song ta lại có các hợp chất Sn(II) và Sn(IV). Hình dung bạn phải mô tả liên kết kim loại của Sn để giải thích thí nghiệm đo thế điện cực chuẩn của cặp Sn²⁺/Sn (thế điện cực chuẩn có trong sách giáo khoa) thì tất nhiên bạn chỉ có thể vẽ 2 electron chuyển động tự do với phần còn lại là cation Sn²⁺. Đây chính là ví dụ tốt để minh họa electron hóa trị tự do trong liên kết kim loại. Để hình thành Sn²⁺, Sn chỉ mất 2 electron 5p², còn để tạo Sn⁴⁺ thì nó mới dùng cả 4 electron 5s² và 5p². Cũng nhắc thêm, liên kết kim loại mô tả theo sách giáo khoa chỉ là cách mô tả đơn giản nhất để dạy cho các bạn trẻ ở phổ thông. Chúng ta còn hai cách khác, phức tạp hơn, để mô tả và giải thích liên kết này... Chúc luôn vui với Hóa.
@quoccuongnguyen77403 күн бұрын
thầy xem lại chỗ mặt cắt của lục phương chặt khít có nhầm lần không ạ. Vì 3 nguyên tử ở giữa khối lục phương và hoàn toàn thuộc khối lục phương, theo hình vẽ mặt cắt ở 8:35 thì Thầy vẽ chỉ có 1 nửa nguyên tử ạ
@HocHoaTT3 күн бұрын
Sự "tưởng tượng" không gian ba chiều đôi khi không đúng khiến bạn nghĩ vậy thôi. Phần này, lúc đầu tôi có giải thích trong bài giảng,vì cũng đã có người nhầm lẫn như vậy, tuy không giống hệt bạn. Sau đó, tôi thấy không cần thiết nên đã cắt bỏ, thì bạn lại cho tôi thấy lẽ ra không nên cắt bỏ. Khi nào rảnh, tôi sẽ giải thích trên blog vì xem ra cũng nên làm. Chúc luôn vui với Hóa.
@danghieuthichhochoa3 күн бұрын
Video hay ạ
@HocHoaTT3 күн бұрын
Vui vì giúp được bạn. Chúc luôn vui với Hóa.
@quyetuc50143 күн бұрын
Bài này thầy giảng vô cùng dễ hiểu so với thầy cô trên lớp ạ, hình ảnh minh họa cũng rất sinh động dễ hiểu Cảm ơn thầy chúc thầy có nhiều sức khỏe ra nhiều clip bổ ích
@HocHoaTT3 күн бұрын
Cảm ơn bạn với lời chúc rất ý nghĩa. Hãy luôn vui với Hóa.
@longchuhai49994 күн бұрын
Thầy ơi cho e hỏi là carboxylic acid hay ester có được tính là hợp chất carbonyl do chúng cũng có nhóm C=O ko ạ? E cảm ơn thầy ạ
@HocHoaTT3 күн бұрын
Bạn cứ theo định nghĩa sẽ tự trả lời được. Các nhóm chức được phân loại dựa trên khsac biệt cấu tạo ⇒ khác biệt tính chất. Nhóm carbonyl C=O tự nó có tính chất rất khác so với nhóm C=O gắn liền với nhóm -OH. Tương tự nhóm -OH tự nó cũng có tính chất rất khác với nhóm -OH khi gắn trực tiếp với nhóm C=O. Vì thế: (1) Nhóm carbonyl C=O ⇒ hợp chất carbonyl là aldehyde R-CHO, hoặc ketone R-CO-R'. (2) Nhóm hydroxyl -OH ⇒ hợp chất có nhóm hydroxyl là alcohol R(OH)ₙ. hoặc phenol C₆H₅OH (3) Nhóm carboxyl -COOH ⇒ hợp chất carboxyl là carboxylic acid R(COOH)ₙ. Tuy nhiên, để mô tả thì ta có thể nói, ví dụ "... do đôi electron tự do trên nhóm hydroxyl của nhóm carboxyl có thể có hiệu ứng liên hợp với liên kết π trong nhóm carbonyl, nên... " "Chính danh" là điều cần thiết trong thuật ngữ khoa học mà nhiều khi sự nhầm lẫn được lặp đi lặp lại, riết tưởng là đúng nên cứ mặc nhiên sử dụng. Một ví dụ quen thuộc là từ acid "đặc" chẳng hạn. Đúng ra phải viết là "đậm đặc", vì trái với đậm đặc là "loãng", còn trái với "đặc" lại là "rỗng", song có ai quan tâm đâu? Chúc luôn vui với Hóa.
@longchuhai49992 күн бұрын
@@HocHoaTT Không chỉ tự trả lời được câu hỏi cho mình, e còn hiểu thêm về câu chuyện acid đậm đặc và đặc khác nhau thế nào, giờ e cũng mới biết thầy ạ. E cảm ơn thầy nhiều ạ
@tuanhuynguyen18955 күн бұрын
Mọi người cho em hỏi, 2 chất này có cùng thuộc dãy đồng đẳng kh ạ, giải thích giúp em càng tốt để về tranh cãi ạ🥹 CH3-CH(OH)-CH3 và CH3-CH2-OH
@DuyNamNguyen-v5b5 күн бұрын
Video rất hay ạ❤
@HocHoaTT3 күн бұрын
Vui vì bạn thấy có ích. Chúc luôn vui với Hóa.
@leminhhoang94968 күн бұрын
Thầy ơi cho em hỏi giữa 2 câu hỏi "nêu đồng phân của Alkene C4H8" và "nêu đồng phân của C4H8" thì phạm vi có giống nhau không do nó đều có Đồng phân Alkene và đồng phân ko phải Alkene, hay còn nữa ạ?
@quyetuc50145 күн бұрын
đồng phân alkene thì cậu viết đúng theo định nghĩa alkene nha là mạch hở, có một liên kết đôi còn đề chỉ yêu cầu viết đồng phân C4H8 thì phải bao gồm mạch vòng nữa nha
@HocHoaTT3 күн бұрын
Tôi có ghi rõ rồi, bạn không để ý? 1. Đồng phân *_alkene của_* C₄H₈: chỉ viết đồng phân mạch hở, có liên kết đôi C=C, nhớ viết luôn đồng phân hình học. 2. Đồng phân *_của alkene_* C₄H₈: viết hết tất cả các loại đồng phân, cả alkene lẫn cycloalkane. Vì đồng phân của alkene có thể là alkene, có thể khác. 3. Đồng phân của C₄H₈: như phần 2. Hy vọng đã giải đáp thắc mắc của bạn. Hãy share giải đáp này với các bạn khác vì có thể có nhiều bạn cũng có cùng thắc mắc như vậy, nhưng chưa biết hỏi ai. Chúc luôn vui với Hoá!
@VănQuỳnhBùi-y3u9 күн бұрын
Em chào thầy ạ, thầy cho em hỏi ạ, thực tế phân tử H2S có phân cực không ạ, liên kết H-S trong H2S là liên kết cộng hóa trị không phân cực hay có phân cực ạ?
@HocHoaTT3 күн бұрын
Bạn cứ theo định nghĩa sẽ tự trả lời được. Độ âm điện của S và H lần lượt bằng 2,58 và 2,22 nên Δχ = 0,38, nên liên kết H-S là liên kết phân cực yếu, phân tử H₂S cũng là phân tử có cực, với moment lưỡng cực khoảng 0,95 D (chỉ bằng 49% so với H₂O) Hy vọng đã giải đáp thắc mắc của bạn. Hãy share giải đáp này với các bạn khác vì có thể có nhiều bạn cũng có cùng thắc mắc như vậy, nhưng chưa biết hỏi ai. Chúc luôn vui với Hoá!
@VănQuỳnhBùi-y3u2 күн бұрын
Dạ, em cảm ơn thầy ạ! Chúc thầy luôn khỏe mạnh ạ!
@VănQuỳnhBùi-y3u9 күн бұрын
Em chào thầy, thầy cho em hỏi ạ, thực tế phân tử H2S có phân cực không ạ? Liên kết H-S trong phân tử H2S là liên kết cộng hóa trị có cực hay không phân cực ạ?
@HocHoaTT3 күн бұрын
Bạn cứ theo định nghĩa sẽ tự trả lời được. Độ âm điện của S và H lần lượt bằng 2,58 và 2,22 nên Δχ = 0,38, nên liên kết H-S là liên kết phân cực yếu, phân tử H₂S cũng là phân tử có cực, với moment lưỡng cực khoảng 0,95 D (chỉ bằng 49% so với H₂O) Hy vọng đã giải đáp thắc mắc của bạn. Hãy share giải đáp này với các bạn khác vì có thể có nhiều bạn cũng có cùng thắc mắc như vậy, nhưng chưa biết hỏi ai. Chúc luôn vui với Hoá!
@linhhangoc21179 күн бұрын
Luôn mong bài giảng của Thầy, em cảm ơn Thầy ạ
@HocHoaTT3 күн бұрын
Vui vì bạn thấy có ích. Chúc luôn vui với Hóa.
@GUN-u8m10 күн бұрын
dạ thầy ơi cho em hỏi pp chưng cất chỉ dùng để tách các chất lỏng khác nhau về nhiệt độ sôi nhiều là đúng sau sai vậy ạ
@HocHoaTT3 күн бұрын
Chưng cất bao gồm nhiều loại như: chưng cất dưới áp suất thường, chưng cất dưới áp suất thấp hoặc trong chân không, chung cất phân đoạn, chưng cất lôi cuốn hơi nước, chưng cất đẳng phí, ... Về mặt thiết bị, chung cất cũng dùng nhiều loại cột chưng cất khác nhau (khoảng 7 loại). Tất cả phụ thuộc vào mục đích tách các chất lỏng có độ sôi hoặc tính chất vật lí khác biệt nhiều hay ít... Vì thế phương pháp chưng cất có thể tách các chất lỏng có độ sôi nhiều hay ít đều được, chỉ cần dùng phương pháp chưng cất phù hợp. Nếu 1. nhiệt đô sôi khác nhau nhiều: chưng cất bình thường (đơn giản) 2. nhiệt đô sôi gần nhau: chưng cất phân đoạn. 3. nhiệt độ sôi cao: chưng cất trong chân không 4. cần tách hai chất lỏng đẳng phí: chưng cất đẳng phí. ... Về câu hỏi trên, tác giả hoặc hạ thấp trình độ xuống, hoặc không hiểu rõ phương pháp chưng cất nên mới chọn câu hỏi với chỉ một lựa chọn đúng/sai, vì không thể chọn được. Vậy nếu chỉ hiểu theo cách đó, với phương pháp chưng cất đơn giản, thì câu trả lời là đúng, còn nếu hiểu ""đúng" thì câu trả lời lại là "sai" như đã nêu trên. Hy vọng đã giải đáp thắc mắc của bạn. Hãy share giải đáp này với các bạn khác vì có thể có nhiều bạn cũng có cùng thắc mắc như vậy, nhưng chưa biết hỏi ai. Chúc luôn vui với Hoá!
@GUN-u8m2 күн бұрын
@HocHoaTT dạ em cảm ơn ạ
@vanmenh23211 күн бұрын
Dạ trong pin Zn-H2 thì H2 có được coi là cực dương không thầy?
@HocHoaTT3 күн бұрын
Bạn cứ theo định nghĩa là tự trả lời được thôi. Chúc luôn vui với Hóa.
@linhnguyen-fk1cu11 күн бұрын
Thầy ơi. Thầy có thể giải đáp cho em trong trường hợp sau bóng đèn có sáng không ạ? Thí nghiệm: có 2 quả chanh riêng biệt. Mỗi quả chanh gắn 1 điện cực khác nhau. Hai điện cực này nối với nhau bởi dây dẫn, trên đoạn dây dẫn có 1 quả bóng đèn nhỏ. Thì đèn có sáng không ạ?
@HocHoaTT11 күн бұрын
Không, vì đây chưa phải một pin Galvani do thiếu cầu muối. Nếu nối 2 quả chanh bằng một cầu muối (chứa KCl, hoặc NaCl, hoặc chính nước chanh cũng được), đèn sẽ sáng được (đèn LED thôi). Chúc luôn vui với Hóa.
@linhnguyen-fk1cu10 күн бұрын
@ Thưa thầy. Có quan điểm cho rằng. Chỉ cần có chênh lệch điện thế ở hai điện cực thì sẽ có dòng điện từ cực này sang cực kia một thời gian nên bóng đèn vẫn sáng một lát , đến khi cân bằng điện thế ở 2 bên thì bóng k sáng nữa. Quan điểm này liệu có đúng không ạ?
@comotconcuulangthang11 күн бұрын
Con cảm ơn thầy ạ. Bài giảng của thầy đã giúp kiến thức cơ chế của con chắc hơn để mai thi ạ 💗
@HocHoaTT11 күн бұрын
Vui vì giúp được chút gì. Chúc làm bài tốt và luôn vui với Hoá!
@DanhNguyen-st1lw12 күн бұрын
Dạ thầy ơi, còn ZnSO4, khi thực hiện điện phân, H2O nhường e tạo H+, vậy lúc đó cation di chuyển về cathode gồm Zn2+ và H+, xét về thứ tự thì H+ bị khử trước Zn2+, vậy liệu có khí H2 thoát ra trong trường hợp này không ạ hay lúc điện phân ZnSO4 thì có vách ngăn H+ không ạ...? Hay là do quá thế mà H2 khó thoát ra ở cathode so với Zn ạ? E cảm ơn thầy trước nhiều ạ
@HocHoaTT12 күн бұрын
Chuyện đó tôi dành lại để các bạn tự suy nghĩ vì lời giải đã có trong các ví dụ sau đó của bài giảng điện phân. Chúc luôn vui với Hóa.
@DanhNguyen-st1lw11 күн бұрын
@HocHoaTT dạ thầy e có theo dõi... Mà chưa hiểu ý thầy đã đề cập ạ...Nhưng e cảm ơn thầy, e sẽ cố gắng tìm hiểu
@DanhNguyen-st1lw10 күн бұрын
@@HocHoaTT dạ em hiểu được 2 ý ạ: ý (1) là do quá thế H2 trên điện cực và ý (2) là do H+ hình thành ứng với nồng độ thấp (vì so sánh thế điện cực chuẩn thì đều xét Zn2+, H+ phải ở 1 M. Vì thế, có sự cản trở hình thành khí H2 ở cathode. Như vậy có ổn không thầy?
@dungvoanh484412 күн бұрын
Dạ thưa thầy, trong điện phân dung dịch, tại cathode, nếu nước điện phân thì bản chất là H+ của nước nhận e tạo thành H2; còn tại anode nếu nước điện phân thì bản chất là O2- trong nước nhường e thành Oxygen hay OH- của nước nhường e ạ?
@HocHoaTT12 күн бұрын
Không phải O²⁻ cũng chẳng phải OH⁻ mà phức tạp hơn nhiều. Bạn xem giải thích ở đây: tinyurl.com/H2O-nhuong-electron Chúc luôn vui với Hóa.
@dungvoanh484411 күн бұрын
@ dạ e cám ơn thầy rất nhiều!
@khoahuynh749813 күн бұрын
@boiduongto14 күн бұрын
Cảm ơn thầy rất nhiều, giọng thầy chew quá
@doqbao12315 күн бұрын
em thưa thầy cho e hỏi là pp chưng cất như thầy giảng là kcan sd đá bọt , em sắp thi hsg nên có thắc mắc nếu đề cho hình như trong sgk và bắt liệt kê hóa chất thì có nhất thiết phải liệt kê đá bọt ko ạ
@HocHoaTT15 күн бұрын
Bạn cứ làm y như thầy cô dạy để ...có điểm. Tôi không thấy nêu tên "cá từ" (stir bar) dù hình vẽ thí nghiệm lấy từ sách nước ngoài người ta dùng bếp khuấy từ (stirring hot plate) để dùng với cá từ. Còn ta thì dùng hình vẽ bếp khuấy từ hiện đại với "đá bọt" cổ điển một cách thật hồn nhiên! Vì thế, cứ làm như sách giáo khoa, dù không đúng song chắc có điểm, hoặc nêu cả hai: đá bọt hoặc cá từ nếu là bếp khuấy từ. Cách cho đề thi, chấm thi học sinh giỏi ở Việt Nam, không giống đi thi quốc tế. Ở Việt Nam, việc ra đề thi không được thảo luận, góp ý, sửa đổi, ... của cả hội đồng giám khảo như đề thi Olympic Hoá Học Quốc Tế nên đã có khi xảy ra những chuyện trục trặc. Chúc thành công trong kỳ thi, và luôn vui với Hóa.
@anhduongtranngoc39615 күн бұрын
Dạ thưa thầy cho em hỏi ở phút 24:13, đồng phân hình học của 3-methylpent-2-ene có 2 nhánh CH3 ở cùng bên liên kết đôi là cis nhưng lại được xếp vào trans và ngược lại vậy ạ ? Em cảm ơn thầy ạ!
@HocHoaTT15 күн бұрын
Việc quy chiếu trong đồng phân hình học đã phát triển từ: (1) các nhóm/nguyên tử giống nhau, sang (2) quy chiếu thao mạch chính, và (3) theo số hiệu nguyên tử Z của các nguyên tử/nhóm gắn vào liên kết đôi C=C, khi ấy cách gọi tên cũng chuyển từ cis/trans qua Z/E. Vì thế, trong bài giảng tôi đã lưu ý là nên giải thích cách quy chiếu để tránh hiểu lầm, đặc biệt với các dùng cis-trans (Chính vì thế mà cách quy chế Z/E mới ra đời vì không thể nhầm lẫn được). Trong trường hợp bạn hỏi, đồng phân đó là cis (theo nhóm -CH₃), trans (theo mạch chính), vì thế mà người ta bỏ không đọc là cis-trans nữa, mà ký hiệu là E (Entgegen, "opposite", tương đương với trans). Đó cũng là điều đã trình trong bài giảng. Chúc luôn vui với Hóa.
@anhduongtranngoc39613 күн бұрын
@ Dạ em hiểu rồi. Em cảm ơn thầy ạ!
@BuiHien-g7j15 күн бұрын
Em chào thầy, xin thầy giải thích dùm em. Trong pin Galvani, thành phần nào không nhất thiết phải có trong thành phần cấu tạo của pin galvani? Dây dẫn hay cầu muối ạ? Dạ em cảm ơn nhiều
@HocHoaTT15 күн бұрын
Tôi đã giải thích chi tiết với một số comment khác nhau ở đây rồi, bạn xem thêm cho rõ. Riêng với pin Galvani *_học trong chương trình phổ thông_* thì dây dẫn không phải là thành phần cấu tạo của pin. Tiếc là chương trình không dạy cách kí hiệu pin Galvani, ví dụ pin Galvani Zn-Cu được kí hiệu như sau: Zn(𝑠)|Zn²⁺(𝑎𝑞)||Cu²⁺(𝑎𝑞)|Cu(𝑠) trong đó || là cầu muối hoặc vách ngăn xốp, không có biểu tượng nào cho dây dẫn cả. Bạn lại có thể hỏi vậy thay cầu muối bằng vách ngăn xốp thì đâu cần cầu muối? Song câu hỏi đâu có nêu vách ngăn xốp, và chương trình học cũng không đề cập đến loại pin này. Còn thêm một số luận điểm nữa tôi có nêu trong các phần trả lời khác, bạn tự xem thêm. Chúc luôn vui với Hóa.
@ngoctule390115 күн бұрын
Thưa thầy, em đang phân vân một câu nhận định như này ạ: "Cu2+ có tính oxh mạnh hơn Fe3+" cây này đáp án là sai nhưng mà em thấy trong bảng điện hóa kim loại thì nó có thứ tự thek tính oxh tăng dần là Fe3+/Fe -> Cu2+/Cu -> Fe3+/Fe2+ nếu vậy thì làm sao biết được ạ ? Em cảm ơn thầy
@HocHoaTT15 күн бұрын
Bạn bối rối là phải thôi. Có lẽ do sách Cánh Diều và Kết Nối Tri Thức không ghi giá trị E⁰(Fe³⁺/Fe) = -0,04 V nên người soạn câu hỏi quên xét giá trị này chăng? Chỉ có trang mạng nêu câu hỏi này mới trả lời được cho bạn. Thế điện cực chuẩn là một nội dung tương đối mới nên những câu hỏi ngô nghê trên mạng là không tránh khỏi. Ngay cả 3 bộ sách giáo khoa còn mơ hồ khi bỗng dưng đổi E⁰(2H₂O/H₂ + 2OH⁻) = -0,828 V (điều kiện tiêu chuẩn) thành không tiêu chuẩn E(2H₂O/H₂ + 2OH⁻) = -0,42 V rồi tự cho đây cũng là tiêu chuẩn để đem ra so sánh với các thế điện cực chuẩn khác một cách rất hồn nhiên! Vì thế tôi không có ý kiến gì về câu hỏi trên mạng mà bạn trích dẫn, một câu hỏi không cẩn thận. Nhân tiện, các bạn đừng quá tin vào một số trang mạng dù trông có vẻ có uy tín, vì sau cùng, chẳng ai kiểm định những nội dung nêu ra trong các trang ấy. Chúc luôn vui với Hóa.
@NhuQuynhNguyen-ol2hj15 күн бұрын
Thầy ơi! Ví dụ Fe3+ + Ni ---> Ni2+ + Fe (trong trường hợp này Ni có tính khử mạnh hơn Fe). Nhưng ví dụ: Ni2+ + Fe ----> Fe2+ + Ni (trong trường hợp này thì Fe lại có tính khử mạnh hơn Ni). Như vậy nếu đề hỏi tính khử của Ni mạnh hơn Fe là đúng hay sai thì điền như nào ạ thầy, vì tùy trường hợp Ni lại có tính khử mạnh hơn Fe hoặc yếu hơn Fe
@HocHoaTT15 күн бұрын
Trong bài học sắp tới về kim loại, ngay trong phần mở đầu cũng như xuyên suốt bài giảng, tôi luôn nhắc các bạn phải lưu ý đến Fe vì có nhiều mức oxi hoá, và cũng có nêu trường hợp bạn hỏi ở trên, song với cả Ni, Sn, và Pb. Trong ví dụ này, do chênh lệch thế điện cực chuẩn nên trong thực tế không xảy ra phản ứng 3Ni + 2Fe³⁺ → 3Ni²⁺ + 2Fe, mà là phản ứng Ni + 2Fe³⁺ → Ni²⁺ + 2Fe²⁺. Một khi Fe³⁺chuyển thành Fe²⁺ rồi thì Ni đành "ngậm ngùi" thôi! Như bạn thấy, không thể máy móc nhìn vào 2 thế điện cực chuẩn là xong đâu, mà còn phải xem xét tổng thể các thế điện cực chuẩn khác nữa. Vì thế, xét cho cùng thì tính khử của Ni không mạnh hơn Fe đâu. Chúc luôn vui với Hóa.
@NhuQuynhNguyen-ol2hj13 күн бұрын
@@HocHoaTT Thầy ơi, tại sao trong bảng tuần hoàn người ta lại cho cặp Hg2+/Hg đứng sau cặp Ag+/Ag ạ thầy!
@NhuQuynhNguyen-ol2hj11 күн бұрын
@@HocHoaTT Thầy chỉ em phần bình luận ạ!
@HocHoaTT11 күн бұрын
Dựa trên thế điện cực chuẩn thôi. Bạn để ý, sách ghi cặp Hg²⁺/Hg, còn trong bài giảbg tôi ghi Hg₂²⁺/Hg. Hai cặp khác nhau. Sở dĩ tôi chọn cặp Hg₂²⁺/Hg là để giải thích "mẹo nhớ" khá phổ biến là dựa trên số liệu nào, thế thôi. Chúc luôn vui với Hóa.
@nhungha720016 күн бұрын
Em chào thầy ạ. Thầy ơi thầy có thể giải thích cho em hiểu rõ hơn vì sao chỉ có nhóm OH hemiacetal mới có phản ứng với CH3OH được không ạ? Em cảm ơn thầy nhiều!
@HocHoaTT16 күн бұрын
1. Bạn nên đặt câu hỏi đúng bài, vì đây là câu hỏi về monosaccharide/disaccharide, không nên xuất hiện ở bài điện phân, không tiện cho các bạn khác cùng xem. 2. Tôi có trả lời câu hỏi tương tự ở bài Glucose và Fructose rồi, bạn xem lại bên đó sẽ đầy đủ cả... Chúc luôn vui với Hóa.
@nhungha720015 күн бұрын
@ dạ vâng, em cảm ơn thầy, lần sau em sẽ xem đúng bài
@vanphan340416 күн бұрын
Các chất hữu cơ CH3CH(OH)CH3, C2H5OH là đồng đẳng của nhau . Thầy cho em hỏi mệnh đề này là sai phải không ạ Em cám ơn thầy
@HocHoaTT16 күн бұрын
Đúng hay sai rất dễ thấy. Bạn chỉ cần tự hỏi mỗi chất thuộc dãy đồng đằng nào, hoặc công thứng chung dãy đồng đẳng của mỗi chất giống hay khác nhau, thế thôi. Chúc luôn vui với Hóa.
@TrangQuynh-mi4bk16 күн бұрын
bài giảng của thầy rất hay, em hi vọng rằng thầy sẽ ra video hướng dẫn về phản ứng tách và phản ứng chuyển vị
@HocHoaTT16 күн бұрын
Vui vì bạn thấy có ích. Chương trình không yêu cầu gì về các cơ chế bạn đề cập nên trước mắt không có thời gian để làm(tôi làm video rất chậm!). Sau này, khi hoàn tất các video của chương trình cho học sinh phổ thông bên nhà, tôi dự định sẽ làm tiếp các video giảng dạy theo ý tôi, chứ không bị ràng buộc theo sách giáo khoa, cho các bạn trẻ khác mà tôi đang còn nợ. Tôi cảm thấy rất mệt mỏi khi cứ phải trả lời những câu hỏi kiểu như tại sao sách giáo khoa viết thế này mà tôi lại giảng thế kia, vì các bạn ấy luôn nghĩ phải như sách giáo khoa mới đúng, trái với sách giáo khoa là sai! Tôi cũng sẽ giảng bằng tiếng Anh để giúp các bạn bên nhà học chương trình tiếng Anh hoặc có ý định du học, cũng như để trả nợ những bạn trẻ khác mà tôi cứ lỡ hẹn từ khá lâu. Khi ấy chắc sẽ thoải mái hơn vì thoát ra khỏi sự gò bó của nội dung muốn trình bày. Chúc luôn vui với Hóa.
@ĐạinghĩaTrần-d4h16 күн бұрын
Cảm ơn thầy vì bài giảng ạ!
@HocHoaTT3 күн бұрын
Vui vì giúp được bạn. Hãy share để những bạn khác cũng có thể được vui với Hoá!
@duyphuong443417 күн бұрын
Thầy cho em thầy sửa câu 4 (bài tập SGK CÁNH DIỀU) thì chỉ có phát biểu a đúng, nhưng trong SGV thì sửa a và c đúng ạ?
@HocHoaTT17 күн бұрын
Bạn nghĩ thêm một chút thì sẽ thấy ngay thôi. Chúc luôn vui với Hóa.
@duyphuong443417 күн бұрын
Thầy cho em hỏi sao trong phản ứng của kim loại với nước trong SGK Cánh Diều ghi thế điện chuẩn của nước là -0,413 V còn của thầy ghi là -0,828 V ạ?
@HocHoaTT17 күн бұрын
Trước hết, giá trị thế điện cực chuẩn E⁰(2H₂O/H₂+2OH⁻) = -0,828 V là giá trị được ghi trên mọi bảng số liệu chính thức, còn E(2H₂O/H₂+2OH⁻) = -0,413 V là giá trị -*không ở điều kiện tiêu chuẩn*_ (không được viết là E⁰) ghi trong sách giáo khoa sau khi điều chỉnh từ [OH⁻] = 1M (chuẩn), về [OH⁻] = 10⁻⁷ M (không chuẩn) để có pH = 7. Tại sao điều chỉnh thì giá trị E thay đổi từ -0,828 thành -0,413, và tại sao điều này vừa không cần thiết, vừa gây mâu thuẫn cho chính những gì sách giáo khoa nêu ra tôi có nêu trong phần giải thích (đọc thêm) trong bài kim loại, có thể đọc ở đây: tinyurl.com/the-dien-cuc-chuan-cua-nuoc Chúc luôn vui với Hóa.
@nganguyen893017 күн бұрын
Thầy cho e có chút thắc mắc mong thầy giải đáp, với các kim loại tác dụng với nước ở điều kiện thường như Na, K ...thì thế điện cực chuẩn được đo như thế nào ạ.
@HocHoaTT17 күн бұрын
Tôi thích thắc mắc này của bạn. Thắc mắc này không chỉ có với các kim loại tác dụng với nước, mà cũng có thể với các cặp oxi hoá khử khác liên quan đến phi kim chẳng hạn. Riêng với đo thế điện cực chuẩn của kim loại kiềm không thôi là đã đủ "nhức đầu" lắm rồi. Cần rất nhiều hình vẽ và giải thích nên không thể nêu ở đây, mà chỉ vắn tắt một số khác biệt chủ yếu sau: (1) Điện cực chuẩn thường là điện cực (Ag/Ag⁺) trong dung môi không phải là nước mà là THF (tetrahydrofuran), hay DMSO (dimethylsulfoxide), ... Vì không phải là điện cực chuẩn hydrogen, nên thế điện cực đo được với điện cực Ag/Ag⁺ sẽ được hiệu chỉnh để có giá trị phù hợp tương ứng. (2) Điên cực còn lại Na/Na⁺ được phủ trong bầu khí trơ Ar hay N₂ trong dung môi THF hay DMSO với chất điện li là TBAPF₆ (tetrabutylammonium hexafluorophosphate). Đó là những nét chính mà không đi vào chi tiết vì những lý do đã nêu. Nếu bạn xem hình vẽ thiết bị đo tiêu chuẩn từ năm 1940 thì chắc sẽ không thê tin được nó phức tạp đến thế. Chúc luôn vui với Hóa.
@nganguyen893016 күн бұрын
@@HocHoaTT em cảm ơn thầy ạ.
@PhuongAnhLePhan17 күн бұрын
Em chào thầy ạ , cảm ơn thầy vì những video rất bổ ích mà thầy mang lại . Trong video này , e nghĩ rằng 12:56 +1 H20 sao mới cân bằng đúng ko ah
@HocHoaTT17 күн бұрын
Cảm ơn bạn. Đúng vậy, tôi đã ghi chú dưới video để các bạn khác lưu ý điều chỉnh, nếu cần. Chúc luôn vui với Hóa.
@longchuhai499918 күн бұрын
Thầy cho e hỏi là vinyl chloride và phenyl chloride có phản ứng với NaOH đặc, nóng chảy không ạ? E tự tìm hiểu thì do hiệu ứng liên hợp p-pi nên halogen gắn với vinyl và phenyl sẽ bền hơn. Nhưng thấy vẫn có chỗ viết phản ứng của phenyl chloride + NaOH đặc nóng chảy vẫn có phản ứng. Còn vinyl chloride e cũng tra thì ko thấy ra ạ. Mong thầy giải đáp giúp e ạ
@HocHoaTT18 күн бұрын
Tôi không biết bạn đi dạy hay đi học? Câu trả lời có thể hơi rộng một chút... (1) Ít ai xét phản ứng trực tiếp giữa vinyl chloride và NaOH vì phản ứng thuỷ phân không xảy ra do liên hợp p-π ⇌ ⁻CH₂−CH=Cl⁺. Tuy nhiên, giữa vinyl halide và OH⁻ có thể xảy ra phản ứng tách loại (elimination) HX để tạo thành acetylene CH≡CH, như là một giai đoạn trong phản ứng dehydrohalogenation hai lần từ CH₃−CHX₂ hoặc CH₂X−CH₂X với KOH trong ethanol để thu được CH≡CH. Do pKa của H trong nhóm CH₂ vinyl khoảng 44, rất nhỏ so với pKa của OH⁻ kiềm (~14), nên để khắc phục rào cản năng lượng này, cần thực hiện ở nhiệt độ cao, hoặc tốt hơn là thay NaOH bằng NaNH₂ chẳng hạn. (2) Với chlorobenzene thì lại khác (và đó là điều mà nhiều người học/dạy hoá học mất cảnh giác vì nghĩ là tương tự cả!). Tuy cũng có liên hợp p-π với hệ liên hợp thơm, nhưng chính là vì hệ liên hợp thơm nên chlorobenzene vẫn có thể cho phản ứng thế (thuỷ phân) với *_dung dịch NaOH_* nhưng ở nhiệt độ cao (~350⁰C), dưới áp suất cao (~200 atm) để tạo sodium phenolate C₆H₅ONa, sau đó acid hoá để thu được phenol C₆H₅OH. Đây cũng là lần duy nhất tôi trả lời những câu hỏi như thế này vì thời gian rất eo hẹp, và kiến thức tôi có cũng vô cùng hạn chế. Chúc luôn vui với Hóa.
Bài giảng của thầy rất dễ hiểu ạ. Em có một câu hỏi muốn hỏi thầy ạ. Nếu như đề nói " Nhỏ dung dịch Gly-Ala-Gly vào ống nghiệm chứa Cu(OH)2 xuất hiện hợp chất màu tím" thì có được xem là đúng không ạ thầy. Do đề trên ko nói đến Cu(OH)2 trong môi trường kiềm, liệu phản ứng này có được xem là đúng không ạ thầy. Em cảm ơn thầy
@HocHoaTT18 күн бұрын
Tôi không trả lời câu hỏi ấy là đúng hay sai, vì ngoài khả năng. Tôi chỉ bàn về phản ứng màu biuret thôi. Phản ứng này buộc phải thực hiện trong môi trường kiềm để có thể tạo Cu²⁺ với cấu hình electron sẵn sàng để tạo phức có cấu trúc vuông phẳng hoặc bát diện không đều. Chỉ là Cu(OH)₂ thôi thì không tan, lấy đâu ra Cu²⁺ để tạo phức với 4 nitrogen của các liên kết peptide? Chúc luôn vui với Hóa.
@saopanlainhin.-.980620 күн бұрын
Cho e hỏi 10:11 câu 7.9, ý d Trường hợp thủy phân protein đơn giản là đúng. Nhưng nói chung chung là protein thì câu này còn đúng không thầy ?
@HocHoaTT20 күн бұрын
Mọi chuyện đều có lý do và hoàn cảnh của nó. Đây là câu hỏi cho chương trình phổ thông, trong đó còn không đề cập đến những điều cơ bản như 4 cấp cấu trúc của protein, nói gì đến những α-amino acid đã chuyển đổi. Vì thế, với câu hỏi bạn đề cập, trả lời khác đi, theo tôi, là không cần thiết. Chúc luôn vui với Hóa.
@saopanlainhin.-.980621 күн бұрын
Thầy ơi, cho e hỏi mạch mạng lưới không gian (cao su lưu hoá) có được gọi là mạch phân nhánh không ạ ?