Lập Pháp, Hành Pháp, Tư Pháp Là Gì ? | TVPL

  Рет қаралды 44,076

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

2 жыл бұрын

Lập pháp, hành pháp, tư pháp là 03 nhóm quyền lực nhà nước. Tại Việt Nam 03 nhóm quyền lực này được phân công trách nhiệm rõ ràng. Tuy nhiên trong thực tế không ít người có sự nhầm lẫn về các quyền cũng như nhiệm vụ của các cơ quan. Video này sẽ giúp quý vị và các bạn nắm rõ cơ quan nào, được phân công quyền lực nhà nước gì.
-
Văn bản:
Hiến pháp 2013
thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo...
-
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT - MEDIA TEAM
Nội dung: Thạch Trương
Trình bày: Huy Hoàng
Dựng hình: Hoàng Hiệp
---
Hãy đăng ký kênh và theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều video clip và cảm nhận nhịp sống pháp lý nhé!
- Website: thuvienphapluat.vn/
- Fanpage: / thuvienphapl. .
#TVPL #ThuVienPhapLuat
Xin chào quý vị và các bạn, cách đây không lâu TVPL có làm một video có đề cập về chức năng và nhiệm vụ của Bộ Tư pháp. Theo đó, chúng tôi có nói rằng mặc dù có tên là Bộ Tư pháp, nhưng đó lại là cơ quan thực hiện chức năng hành pháp chứ không hề “tư pháp” một chút nào.
Có nhiều ý kiến thắc mắc xoay quanh về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan ở Việt Nam. Nhiều người vẫn còn nhầm lẫn về cơ quan hành pháp, lập pháp, và tư pháp ở Việt Nam nên hôm nay TVPL xin nói một lần để mọi người được rõ. Rồi bắt đầu thôi nào!
Lập pháp, hành pháp và tư pháp là 03 nhóm quyền lực được tách biệt trong Nhà nước, được người ta biết tới với thuyết tam quyền phân lập của nhà triết học vĩ đại Aristotle và được phát triển và hoàn thiện bởi Montesquieu, Rousseau và Locke. Để tìm hiểu về những nhà hiền triết này thì quý vị và các bạn có thể tham khảo nhiều tài liệu ở trên mạng.
Thuyết tam quyền phân lập được hình thành và phát triển dựa trên quan điểm cho rằng phải hạn chế sự độc quyền bằng việc không tập trung quá nhiều quyền lực nhà nước vào tay một cơ quan nhất định, bằng sự kiểm soát và khống chế lẫn nhau giữa các hệ thống cơ quan nhà nước khác nhau.
Quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp được giao cho các cơ quan khác nhau trong nhà nước. Quyền lập pháp giao cho nghị viện và ở Việt Nam gọi là Quốc hội. Quyền hành pháp giao cho Chính phủ. Quyền tư pháp giao cho Tòa án.
Thuyết tam quyền phân lập được hình thành và phát triển ở các nước phương Tây. Đặc biệt là các quốc gia theo hệ thống thông luật áp dụng rất triệt để. Tại Việt Nam, sự phân công nhiệm vụ về lập pháp, tư pháp và hành pháp cũng khá rõ ràng và có nền tảng tương tự như các nước phương tây. Điều đó được cụ thể hóa tại Khoản 3 Điều 2 Hiến pháp 2013:
“Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.”
1. Về quyền lập pháp
Theo quy định tại Điều 69 của Hiến pháp 2013, Quốc hội là cơ quan quyền lực thực hiện quyền lập pháp.
Lập pháp được hiểu là việc các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, thực hiện nghiên cứu soạn thảo ra Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp, Luật, Bộ luật. Quyền này được cụ thể hóa tại Khoản 1 Điều 70 của Hiến pháp.
2. Về quyền hành pháp
Cơ quan hành pháp là cơ quan thi hành Hiến pháp và các luật do Quốc hội (cơ quan lập pháp) ban hành. Cơ quan hành pháp là một bộ phận cơ bản cấu thành nhà nước, bao gồm số lượng người nhất định, được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật, nhân danh nhà nước thực hiện quyền lực nhà nước.
Tại Việt Nam, quyền hành pháp được trao cho Chính phủ theo quy định tại Điều 94 của Hiến pháp và được cụ thể hóa tại Điều 1 Luật Tổ chức Chính phủ 2015.
Dưới Chính phủ thì là UBND các cấp, thay mặt thực hiện quyền hành pháp tại các cấp địa phương.
Theo quy định của Luật Tổ chức Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan giúp việc chuyên môn cho Chính phủ. Cho nên mặc dù có tên là Bộ Tư pháp nhưng vì là cơ quan của Chính phủ nên chức năng của Bộ này lại là hành pháp.
Tương tự với các Bộ và Cơ quan ngang bộ là cơ quan chức năng giúp việc cho Chính phủ thực hiện quyền hành pháp thì các Sở ngành ở địa phương cũng là cơ quan chức năng giúp việc cho UBND, giúp UBND thực hiện quyền hành pháp ở địa phương theo các cấp tương ứng.
3. Quyền Tư pháp
Ở nước ta, quyền tư pháp được hiểu là hoạt động xét xử của các Toà án và những hoạt động của cơ quan nhà nước khác trực tiếp liên quan đến hoạt động xét xử của toà án như điều tra, truy tố, bổ trợ tư pháp nhằm bảo vệ chế độ, pháp chế xã hội chủ nghĩa, lợi ích hợp pháp của công dân, tôn trọng và duy trì công lý.
Cụ thể tại Việt Nam, cơ quan thực hiện quyền tư pháp là Tòa án nhân dân. Điều này được quy định tại Khoản 1 Điều 102 Hiến pháp 2013 và được cụ thể hóa tại Khoản 1 Điều 2 Luật Tổ chức TAND 2014. Và để Tòa án thực hiện quyền Tư pháp của mình một cách minh bạch, thượng tôn pháp luật, cần có các cơ quan bổ trợ giúp Tòa án thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình.
Các cơ quan hỗ trợ thực hiện quyền tư pháp của Tòa án gồm có Viện kiểm sát thực hiện quyền giám sát và công tố, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án và các tổ chức tư pháp bổ trợ (như luật sư, công chứng, giám định tư pháp, tư vấn pháp luật...)

Пікірлер: 39
@THUVIENPHAPLUAT_VN
@THUVIENPHAPLUAT_VN 2 жыл бұрын
Lập pháp, hành pháp, tư pháp là 03 nhóm quyền lực nhà nước. Tại Việt Nam 03 nhóm quyền lực này được phân công trách nhiệm rõ ràng. Tuy nhiên trong thực tế không ít người có sự nhầm lẫn về các quyền cũng như nhiệm vụ của các cơ quan. Video này sẽ giúp quý vị và các bạn nắm rõ cơ quan nào, được phân công quyền lực nhà nước gì.
@kimliennguyen3144
@kimliennguyen3144 2 жыл бұрын
Công án là cơ quân gì
@truonghai23
@truonghai23 Жыл бұрын
@@kimliennguyen3144 Bộ Công an thuộc Chính phủ là cơ quan hành pháp, nhưng Cơ quan điều tra thì lại là cơ quan tư pháp
@DungNguyen-ux2cy
@DungNguyen-ux2cy Жыл бұрын
😂😂😂😂😂😂😂😂😂😂😂😂😂😂😂😂😂😂😂😂😂😂😂😂😂😂😂😂😂😂😂😂😂😂😂😂😂😂😂😂😂
@ThuyNguyen-ho6jb
@ThuyNguyen-ho6jb Жыл бұрын
😁✍️Chân thành cảm ơn Chương trình từ THƯ VIÊN PHAP LUÂT Mang Đến KTG Quan Tâm Thêm Phần Nhận Thức được Tầm Nhìn Diện Rộng Thật MINH BẠCH Với QUYỀN LẬP PHÁP ,HÀNH PHÁP ,TƯ PHÁP 👌👍
@caohoatien4072
@caohoatien4072 2 жыл бұрын
Ad giải thích rõ hơn về quyền hạn của người đứng đầu hành pháp là thủ tướng và người đứng đầu tư pháp là chánh án toà án nd tối cao, viện trưởng vks nhân dân tối cao vs ạ, và vị trí về quyền lực cao thấp giữa những người đứng đầu hành pháp, tư pháp, lập pháp vs ạ
@user-xw3yu4oh3s
@user-xw3yu4oh3s 11 ай бұрын
Video này đã đem lại cho tôi cảm giác mạnh mẽ và tư duy tích cực.
@user-eh9fc1kx3m
@user-eh9fc1kx3m 11 ай бұрын
Cảm ơn bạn đã mang lại niềm v
@user-jp7bd8kw2k
@user-jp7bd8kw2k 10 ай бұрын
Nội dung hữu ích!
@user-rq3qg6ko4k
@user-rq3qg6ko4k 10 ай бұрын
Ý tưởng và thiết kế video thật sáng tạo. Bạn đã làm rất tốt!
@homqua9613
@homqua9613 3 ай бұрын
Rất rõ ràng ạ ❤
@binhnguyenquang4638
@binhnguyenquang4638 2 жыл бұрын
Vấn đề là: 1/ Cơ quan lập pháp là Quốc hội, nhưng tham mưu cho Quốc Hội một văn bản luật nào đó đều do 1 cơ quan Hành pháp chủ trì. Ví dụ: Luật thuế là giao cho Bộ tài chính tham mưu. Tất nhiên là phải được Quốc hội thông qua. Kết quả, là xẩy ra 2 vấn đề: một là chất lượng tham mưu, thái độ chính trị đúng vì lợi ích của người dân thì tốt; hai là, nếu cơ quan tham mưu cho Quốc Hội lại có thái độ thiếu tích cực, lợi ích nhóm, ngu dốt nữa thì thật nguy hiểm vì không phải lúc nào Quốc hội cũng phát hiện được những kẽ hở để cơ quan Hành pháp lách luật phục vụ cho nhóm lợi ích. 2/ Cần có một cơ quan chuyên trách trong xây dựng luật của Quốc hội với chất lượng cao, cả về chất lượng chính trị và chất lượng tham mưu về chuyên môn. Bây giờ, nghe Bộ tài chính xây dựng luật thuế thì biết.
@truonghai23
@truonghai23 Жыл бұрын
Chốt lại những vấn đề bạn nói đều nằm ở yếu tố con người chứ k phải do cơ cấu. Nếu thêm một cơ quan chuyên trách của Quốc hội mà trình độ chuyên môn của họ cũng k đủ đáp ứng thì sẽ lại dẫn đến cồng kềnh bộ máy và k giải quyết đc vấn đề gì
@hocapmu9293
@hocapmu9293 Жыл бұрын
tóm loại đó là do độc tài csvn vn ko có tam quyền phân lập nha
@user-ge5sb7ts1p
@user-ge5sb7ts1p 10 ай бұрын
Tổ chức tuyệt vời!
@nhialangthi762
@nhialangthi762 Жыл бұрын
Anh có thể so sánh mô hình hệ thống nghị viện với mô hình hệ thống tổng thống được không ạ.
@cuongdo3484
@cuongdo3484 Ай бұрын
Ad cho nhạc nền nhỏ hơn một chút ở các video sau ad nhé.
@THUVIENPHAPLUAT_VN
@THUVIENPHAPLUAT_VN Ай бұрын
Ok bạn nè!
@user-zb7iu4jg8u
@user-zb7iu4jg8u Жыл бұрын
Cả một trời thương nhớ - Đức Phúc
@Ha1973.
@Ha1973. 11 ай бұрын
Ở Việt Nam làm gì có 3 quyền phân lập ?
@vpham3554
@vpham3554 5 ай бұрын
Sao m ko lên gg hỏi ? Ngầu ở đây hay khoe dốt
@Ha1973.
@Ha1973. 5 ай бұрын
@@vpham3554 loại giẻ rách thì biết gì ?
@vpham3554
@vpham3554 5 ай бұрын
@@Ha1973. Có thằng tự chửi mình , trời ơi
@Cleanocean
@Cleanocean 6 ай бұрын
Mình hỏi nhờ chút, TVPL sử dụng phần mềm gì để dựng 1 clip như này ạ? Vì thấy hay nên mình muốn học ạ
@ThaiLe-wv8pc
@ThaiLe-wv8pc 2 жыл бұрын
Bộ tư pháp có chức năng hành pháp vậy sao đặt tên là Bộ tư pháp vậy Thư viện pháp luật?
@Lasthope-th8sw
@Lasthope-th8sw 2 ай бұрын
muốn biết thì bạn cứ gõ trương hòa bình, vừa bắt vừa kết tội vừa xét xử. ạ cụ
@HanhDoan
@HanhDoan 10 ай бұрын
Góp ý:nhạc nền nhỏ nhỏ xíu, nhẹ nhàng hơn nữa.
@phanquantv1999
@phanquantv1999 10 ай бұрын
Hello mọi người
@tritran4512
@tritran4512 Жыл бұрын
Cho ví dụ cụ thể hơn nữa cho rõ ý, nói chung chung quá
@hiendieuthaithi2735
@hiendieuthaithi2735 2 ай бұрын
vậy vị trí pháp lý của cơ quan hành pháp thì sao ạ
@user-ho1tr9fk7h
@user-ho1tr9fk7h Жыл бұрын
Thế công an làm gì không thấy bạn nhắc đến?
@world.secret.american
@world.secret.american 2 ай бұрын
Có nhắc đến mà, do bạn không tập trung theo dõi thôi, nằm dưới sự quản lý tập trung của thủ tướng chính phủ
@HoangNguyenuc-wm7ww
@HoangNguyenuc-wm7ww Ай бұрын
Ở Việt Nam quyền lực tối cao là quốc hội nhưng không nói roc là quyền lự tối cao về chính trị mà chỉ nói tối cao về quyền lực quản lý đất nước, quyền lực tối cao về mặt chính trị được ghi rõ trong hiến pháp là : " Đảng cộng sản Việt Nam là tổ chức chính đảng đại diện cho nhân dân có toàn quyền hợp pháp thực hiện quyền lãnh đạo tuyệt đối nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", các thế lực phản động trong và ngoài nước rất muốn bỏ điều này trong hiến pháp của nhà nước, tôi nghĩ điều đó là viển vông bởi nhân dân đã đồng ý trao cho Đảng cộng sản quyền lực lãnh đạo tuyệt đối khi Đảng đại diện cho nhân dân bảo vệ quyền tự do của dân tộc, quyền tự chủ về kinh tế, quyền chủ quyền lãnh thổ lãnh hải hợp pháp về lịch sử lãnh thổ trên đất liền trên biển và không phận vùng trời
@Lasthope-th8sw
@Lasthope-th8sw 2 ай бұрын
VN cũng tam quyền nhưng ko phân lập. ngoài ra đảng còn đứng trên cơ quan lập pháp. Nói chung là như tô bún.
@hanangthi7125
@hanangthi7125 Жыл бұрын
xem không hiểu gì cả. Đừng xem mất thời gian nha mọi người :>>>
@ThoNguyen-yi2td
@ThoNguyen-yi2td 11 ай бұрын
Thì kênh bưng bô cho CS mà , ở VN độc Đảng thì làm j có tam quyền phân lập!
@mrhelp92
@mrhelp92 6 ай бұрын
thế mà vẫn có oan sai và tham nhũng :)) vậy vấn đề nằm ở đâu?
@vpham3554
@vpham3554 5 ай бұрын
Phương tây có oan sai , tham nhũng không bạn
Muốn Kiện Một Người Cần Lưu Ý Những Gì? | TVPL
13:19
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Рет қаралды 135 М.
22 Bộ, Cơ Quan Ngang Bộ Và Người Đứng Đầu | TVPL
7:28
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Рет қаралды 41 М.
Which one is the best? #katebrush #shorts
00:12
Kate Brush
Рет қаралды 27 МЛН
Каха ограбил банк
01:00
К-Media
Рет қаралды 10 МЛН
Bí Thư, Chủ Tịch UBND, Chủ Tịch HĐNĐ: Ai Quyền Lực Nhất? | TVPL
4:45
Hiểu rõ về Thượng viện - Hạ viện chỉ với 5 phút
6:11
KIẾN THỨC THÚ VỊ Official
Рет қаралды 1,4 МЛН
05 Điều Phải Biết Khi Lần Đầu Mua Đất | THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
5:31
Nguyên Thủ Quốc Gia Là Ai | TVPL
7:07
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Рет қаралды 28 М.
7 THAY ĐỔI NỔI BẬT CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI MỚI 2024
30:59
Tài chính & Kinh doanh
Рет қаралды 531 М.
Tất Tần Tật Quy Định Về Án Treo | TVPL
5:09
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Рет қаралды 29 М.