Ngay từ khái niệm thì Đấng sáng tạo đã là Đấng tự hữu rồi mà còn hỏi ai tạo ra Đấng sáng tạo. Nếu Đấng sáng tạo mà được tạo nên bởi cái gì đó thì đó không phải là Đấng sáng tạo mà chỉ là Đấng được dựng nên mà thôi. Giống như hỏi giới hạn của vô cực là bao nhiêu vậy, nếu đã có giới hạn thì còn là vô cực không? Ngay cả giới hạn của dãy số mà con người còn chưa tìm ra mà còn nghĩ mình đủ thông thái đến mức có thể phán xét sự tồn tại của Đấng tạo hóa. Cho dù con người có đủ khả năng tạo ra một vũ trụ thứ 2 đi chăng nữa thì cũng chỉ dựa trên nền tảng khởi nguyên của vũ trụ. Nên nhớ con người chỉ tìm tòi và khám phá ra chứ không sáng tạo ra bất cứ thứ gì trên cõi đời này cả. Một video rất hay và rất thuyết phục.
@HuyenThoaiChauPhi26 күн бұрын
dãy số không có giới hạn thì sao phải tìm? Dó đó, cũng không cần phải phán xét về đấng tạo hóa vì làm gì có đấng tạo hóa? Đấng tự hữu chỉ là một nhân cách hóa của vũ trụ tự hữu mà thôi, cho nên làm gì có khởi nguyên của vũ trụ? Nói con người không sáng tạo ra bất cứ thứ gì là chưa chính xác. Chính xác phải là: Con người không sáng tạo ra bất cứ thứ gì trừ chính nó. Nói cho đúng hơn, Con người là vũ trụ, vũ trụ và con người là một, không thể chia tách. Không có vũ trụ không có con người, và cũng không có con người sống ngoài vũ trụ. Con người là một sự có thể không giới hạn, unlimitted.
@bienlong141126 күн бұрын
ai bảo đấng sáng tạo nó là tự hữu. cái j ko biết thì cứ đổ cho đấng sáng tạo ak? khoa học càng phát triển đấng sáng tạo lại càng ít quyền năng. quyền năng duy nhất của nó là tạo ra điểm kỳ dị ak?
@QuocTran-br8ev25 күн бұрын
@@bienlong1411"khoa học càng phát triển thì đấng sáng tạo ít quyền năng ? Thế đấng sáng tạo là khoa học tối cao thì sao ?
@QuocTran-br8ev25 күн бұрын
@@bienlong1411Đấng sáng tạo thì tạo ra mọi thứ bao gồm cả khoa học Lại còn dùng khoa học để chứng minh đấng sáng tạo ít quyền năng ?
@daotran357824 күн бұрын
@@HuyenThoaiChauPhi rồi khi mặt trời cạn nhiên liệu, phì to nuốt chửng trái đất thì con người lúc đó còn không?? mà nói không giới hạn
@linngu259428 күн бұрын
Tôi rất may mắn được gặp ông Hawking & 2 người cháu của ông từ Mỹ qua vào năm 2011 ở viện bảo tàng Science Museum, London. Tôi cũng được trò chuyện với người phụ tá của ông thì cô ta nói sức khỏe không tốt lắm. Hơn 30 phút tôi cảm thấy ông không được tỉnh táo như nhìn thấy ông ở tv. Xin chia sẻ.
@vanannguyen880929 күн бұрын
Bạn nói rất đúng, định lý bất toàn của Gödel đôi khi bị hiểu quá đà hoặc bị diễn giải sai lệch để áp dụng vào những lĩnh vực vượt ngoài phạm vi của nó, chẳng hạn như nguồn gốc của sự sống hay ý thức. Đây là những lĩnh vực khoa học, triết học và thần học vốn rất phức tạp, nhưng không trực tiếp liên quan đến nội dung hay ý nghĩa thực sự của định lý bất toàn. Hiểu đúng về định lý bất toàn 1. Phạm vi áp dụng của định lý: Định lý bất toàn của Gödel chỉ áp dụng cho các hệ thống logic hình thức đủ mạnh để biểu diễn số học cơ bản. Nó không trực tiếp nói về thế giới vật lý, ý thức, hay nguồn gốc của sự sống. 2. Nội dung thực tế: Định lý bất toàn khẳng định rằng trong các hệ thống logic, sẽ luôn tồn tại những mệnh đề đúng nhưng không thể chứng minh được từ chính hệ thống đó. Nó nói về giới hạn trong khả năng chứng minh trong toán học và logic, chứ không khẳng định rằng mọi thứ đều không thể giải thích. Những hiểu lầm phổ biến 1. Gán ý nghĩa triết học sâu xa: Nhiều người cho rằng định lý bất toàn có thể áp dụng để khẳng định rằng chúng ta sẽ không bao giờ hiểu được ý thức, sự sống, hoặc toàn bộ vũ trụ. Điều này là suy diễn quá xa, vì những vấn đề đó không phải là các hệ logic hình thức như số học. 2. Biến thành “bài toán không lời giải”: Một số người dùng định lý này để biện minh rằng có những điều “không thể giải thích” hoặc “không bao giờ hiểu được”. Tuy nhiên, sự không thể chứng minh trong định lý bất toàn không đồng nghĩa với việc từ bỏ nỗ lực tìm hiểu các vấn đề khoa học hoặc triết học. 3. Mâu thuẫn với khoa học thực nghiệm: Khoa học thực nghiệm không dựa vào hệ thống tiên đề chặt chẽ như toán học. Thay vào đó, nó dựa vào quan sát, thí nghiệm và lập luận. Vì vậy, định lý bất toàn không áp dụng trực tiếp cho khoa học thực nghiệm. Vấn đề của ý thức và sự sống • Nguồn gốc của sự sống: Đây là một câu hỏi thuộc về khoa học sinh học và hóa học, đang được nghiên cứu bằng cách tìm hiểu các phản ứng hóa học tiền sinh học, mô hình về RNA đầu tiên, v.v. Việc “chưa tìm ra” không đồng nghĩa với “không bao giờ tìm được.” • Ý thức: Đây là lĩnh vực phức tạp, liên quan đến thần kinh học, triết học, và trí tuệ nhân tạo. Vấn đề chưa được giải thích hoàn toàn, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy nó “không thể giải thích.” Tóm lại Định lý bất toàn không phải là “lá chắn vạn năng” để che đậy những điều chúng ta chưa hiểu. Việc giải thích nguồn gốc sự sống hay ý thức có thể khó khăn và đòi hỏi thời gian, nhưng không nên nhầm lẫn giữa “chưa hiểu” và “không thể hiểu.” Thay vì coi định lý bất toàn như một giới hạn tuyệt đối, chúng ta nên nhìn nhận nó như một lời nhắc nhở về sự khiêm tốn trong việc xây dựng hệ thống tri thức, đồng thời tiếp tục khám phá những bí ẩn của vũ trụ.
@nguyenxuan953129 күн бұрын
Ti toe, nửa đực nửa cái về nhận thức. Hiểu sai về định lý Goden, đặc biệt là qua kiểu phân tích theo ý số 3. trên.
@anhdungnguyen6229 күн бұрын
Mình từng học vật lý, không biết các khoa học khác thế nào nhưng có điểm chắc chắn thế này, Không thể đi tới tận cùng chân lý trong vật lý (quy luật vận động của tự nhiên), dù có sử dụng logic toán học, vật lý. Bản chất của mọi lý thuyết chỉ là để mô tả sao cho giống nhất với thực tế. Nhưng bức tranh dù có đẹp tới đâu, nó không phải sự thật. Luôn luôn tồn tại cái giới hạn trong nhận thức vì nó bị giới hạn bởi cái đã biết, mọi phát kiến của vật lý đều sinh ra từ sự mở rộng cái giới hạn đó, nó tạo cho ta cái cảm giác rằng sẽ đến một ngày ta sẽ biết hết mọi thứ khi cái đã biết đạt đến giới hạn tối đa, nhưng liệu có thật vậy? Ví dụ để đi đến tận cùng của vật lý hạt cơ bản, người ta phải tạo ra một năng lượng lớn đến mức có thể phá hủy tận cùng của vật chất (phá hủy vật chất và biến nó hoàn toàn thành năng lượng) chạm đến bản chất của năng lượng. Đầy là điều không thể vì chính trong điều khiện đó, vật lý học không còn áp dụng được, và không có một mô hình thực nghiệm nào có thể áp dụng. Xét về mặt phạm vi áp dụng của định lý bất toàn, nó bị hạn chế (do những điều kiện để chứng minh), và nếu ai đó dùng nó để lập luận có thể bị bắt bẻ. Nhưng ít nhất khi xuy xét trong vật lý mà mình biết, định lý là hiển nhiên về thực tế. Về vấn đề sự sống mình không biết liệu có phương pháp nào để chứng minh hay lập luận để giải thích sự xắp xếp của DNA. Và cả những khó khăn trong việc tồn tại những điều khiện rất khó để các quá trình xảy ra. Một lý thuyết chỉ đầy đủ khi nó không có mâu thuẫn và tự giải thích hết mọi mâu thuẫn trong nó. Bạn có thể tin sinh học sẽ làm được, còn mình khẳng định trong vật lý không thể tồn tại vì vật lý là khoa học thực nghiệm không phải tá lý thuyết hiện tại. Xuy cho cùng nếu cái ta tin là chân lý ở phía đông trong khi chân lý lại ở mọi hướng thì dù anh có đi đến tận cùng thì anh vẫn không không tài nào tìm được chân lý vì đôi mắt của anh chỉ có thể nhìn về một hướng (điều này không cần chứng mình nhé).
@anhhoai873429 күн бұрын
@@nguyenxuan9531khi bạn dùng cách vô văn hoá để phản đối ý kiến của người khác thì bạn tự cho thấy bản thân mình nông cạn như thế nào
@hoaytran8828 күн бұрын
b này cũng chưa nghiên cứu đủ sâu về Định lý Bất toàn nên mới nói vậy. Bác P.V.Hưng là Thầy dạy toán, đã nghiên cứu rất nhiều về Định Lý này và có cả thông qua các nhà toán học và khoa học khác. Và bác ấy có bề dày triết học và trải nghiệm - phân tích của bác ấy nghe thấy đầy hợp lý. Mà chẳng phải riêng bác ấy phân tích vậy...bác ấy góp nhặt tư tưởng của rất nhiều khoa học gia khác mới hình thành được như vậy. - Ở mục 1 của b - mình thấy bạn nói không ổn rồi- bất kì chứng minh khoa học nào đều thường đi kèm ý nghĩa triết học của nó hết...này nhiều nhà khoa học nói rồi...b không biết chăng. và nếu b có nghe bác Hưng nhiều với sự khiêm tốn thì b nên hỏi bác ấy những sách báo khoa học uy tín bằng tiếng Anh hay tiếng nước ngoài nói và giải thích về ý nghĩa triết học của Định Lý Bất Toàn. - Ở mục 2, b có thể cũng chẳng hiểu bác ấy muốn nói gì. khi biết những thứ gì là giới hạn không thể khám phá ra được thì nên dùng nguồn lực đó (tiền bạc, công sức của các bộ óc vĩ đại) đi theo con đường đúng thay vì mất công mà uổng phí. vd : nhà toán học David Hilbert cùng rất nhiều cộng sự, cùng vô vàn nhà toán học khác bỏ công sức nhiều năm liền cố lao vào để tìm ra cái thứ giúp có thể giải mọi bài toán. Chính Hilbert lại cũng dùng một mớ tiên đề - cái thứ mà trực giác hay niềm tin ban phát. Chính Godel với trực giác và triết học sâu sắc đã tìm ra chân lý và bẻ gãy cái ý tưởng điên rồ của Hilbert. Ngoài ra còn cái học thuyết chọn lọc tự nhiên với nhiều sai lầm nữa, thay vì dùng quá nhiều nguồn lực cho nó mà đem về ít ý nghĩa và ít khoa học , thì nguồn lực con người và tiền bạc đó - dành cho các hướng đi khác có phải tốt hơn không. - Ở mục 3, mình thấy b nói không đúng. Thực nghiệm cũng cần lý thuyết và một hướng đi trước khi vào thực nghiệm...không có ai thực nghiệm mà không có tư tưởng dẫn đường cả. Về việc tìm nguồn gốc của ý thức hay sự sống thì cần nhiều khoa học vào cuộc…trong đó có cả khoa học về thông tin, toán học, triết học …và thực tế các khoa học đó và cả triết học đều đã vào cuộc. B gò bó nó chỉ giới hạn trong sinh học và hóa học thì đúng là không khiêm tốn rồi. Kết Luận : tất cả tranh luận của b hay của mình đều dùng lý lẽ để lập luận, nó chính là logic. Mà logic là cái thứ giới hạn. khoa học hiện nay toàn dùng cái thứ ngôn ngữ logic để chứng minh, để lập luận. - nên suy ra khoa học cũng đang bị bó buộc trong cái giới hạn. Vậy có cách nào để vượt qua giới hạn đó không??? Đó là 1 câu hỏi. Nhận thức triết lý này với sự khiêm tốn không hề làm nản lòng các nhà khoa học - trái lại đó như ngọn đuốc soi đường để các nhà khoa học dùng đến trên con đường khám phá, đi đúng hướng hơn, ít bớt sai lầm hơn, khoa học tiến nhanh hơn, biết dùng nguồn lực đúng nơi đúng chỗ hơn thay vì cố đâm đầu vào ngõ cụt, chưa kể có thể khám phá ra phương pháp mới để khám phá khoa học bằng các con đường khác - chứ không nhất thiết là lúc nào cũng phải là con đường logic.
@King_Cong28 күн бұрын
Đúng là ngu dốt triết học có khác. Ngay cả nguồn gốc của logic trong và có hệ quả kéo dài trên tư tưởng triết học thế nào cũng không biết, nên mới phát ngôn kiểu "Định lý bất toàn của Gödel chỉ áp dụng cho các hệ thống logic hình thức". Nhận thức tư duy của con người có bản chất là hệ thống kết hợp thông tin từng phần - định đề về việc không thể cùng lúc biết toàn bộ thông tin về thực tại (hệ quả trong lịch sử triết học là sự bất định giữa cố định/biến dịch, yếu tính/hiện hữu, thể xác tinh thần, sự vật/hiện tượng...) nên mới có chuyện tri thức cần phải theo nguyên lý đồng nhất và túc lý. do đó không có chuyện có hai hay nhiều logic khác nhau, để phát ngôn cái câu ngu muội "Định lý bất toàn của Gödel chỉ áp dụng cho các hệ thống logic hình thức" đâu ạ.
@VanDinh-z6f27 күн бұрын
MC đặt vấn đề rất hay: " câu hỏi Ai tạo ra Đấng sáng tạo là câu hỏi khó nhất trong các câu hỏi khó ", vấn đề càng khó gấp bội khi Gs Hưng phải bác bỏ câu hỏi của một nhà khoa học lớn như ông Hawking, một người có uy tín rất lớn chứ không phải người tầm thường . Nhưng nghe lập luận của Gs Hưng tôi bái phục, Phải nói rằng lập luận không chê vào đâu được, đúng là lập luận logic của một nhà toán học. Chỉ có điều để hiểu được câu chuyện , người nghe phải có trình độ khoa học + triết học + vốn văn hóa ở một mức độ nhất định. Nếu không sẽ không hiểu và sẽ không đánh giá đúng giá trị của video này . Tôi nghĩ tầm trí tuệ của Nhận thức Mới có thể sánh với nhiều thảo luận khoa học quốc tế, vì ngay ở nước ngoài cũng hiếm có những cuộc thảo luận như thế này. Rất cảm ơn Nhận thức Mới vì những điều rất mới về nhận thức đã mang lại cho khán giá.
@NhanThucMoi27 күн бұрын
Cảm ơn Quý khán giả đã có sự đánh giá tốt và động viên tới kênh Nhận Thức Mới. Sự động viên của Quý khán giả là sự khích lệ rất lớn cho chúng tôi trên con đường sản xuất các video có nội dung hấp dẫn, ý nghĩa nhưng không phải ai cũng hiểu hoặc bình tĩnh để xem và hiểu. Rất mong Quý khán giả sẽ tiếp tục theo dõi và ủng hộ kênh trong các video tiếp theo. Trân trọng cảm ơn!
@Chung_dinh20 күн бұрын
Biện luận của Gs mình nghĩ nhiều người cảm thấy dễ hiểu mà.(vì mình đây 1 người bình thường cũng cảm thấy lập luận rất thuyết phục và đầy logic) 1 số người không hiểu ở đây theo mình là họ không muốn hiểu thôi, vì đụng tới Đấng sáng tạo sẽ đụng tới tín ngưỡng mà tín ngưỡng lại chia phe và đầy định kiến,(định kiến rồi thì khó chấp nhận 1 quan điểm trái chiều lắm) đối với nhóm này thì không thể dùng logic để giải thích được đâu😂😂
@luongminhkhue13 күн бұрын
Đối với những người vô thần thì họ không chấp nhận đâu. Còn lập luận này thì tôi đã trả lời cho rất nhiều người khi họ bắt bẻ tôi trên mạng internet. Cũng không có gì khó hiểu lắm nếu bạn đã từng nghiên cứu logic và triết học.
@ninhnguyen330111 күн бұрын
@@Chung_dinhđúng rồi ! Những người có tâm cởi mở để tìm chân lý thì khác còn những người bảo thủ thì dù chứng minh rõ như ban ngày họ vẫn tìm cách bác bỏ . Tội nghiệp
@oanat500110 күн бұрын
Theo cá nhân tôi thì video chương trình làm rất dễ hiểu và GS đã chia sẻ mọi vấn đề 1 cách logic, bản thân tôi là 1 người làm công bt ko có học hỏi hay nghiên cứu quá sâu, nhưng là 1 người yêu khoa học và vũ trụ tôi cũng có thể hiểu đc tất cả
@Hung6554-u9z26 күн бұрын
Con người còn nhiều thứ chưa chứng minh được thì làm gì có khả năng biết được về đấng sáng tạo.thật vô nghĩa
@thuantran0911-agree29 күн бұрын
Cám ơn GS. Phạm Việt Hưng đã phân tích cực kỳ hay, thuyết phục và đã có kết luận thú vị: "Logic, lý lẽ đến một lúc nào đó phải dừng lại và nhường chỗ cho trực giác".
@vuhoangtran318828 күн бұрын
Nếu là Khoa học phải chính xác. , còn Triết học thì thoải mái bàn cải
@dev-qq2vy26 күн бұрын
Đó là phán đoán rồi phải thử nghiệm lại để tái chứng minh điều đó là đúng, trong khoa học cũng hay làm như vậy. Còn nếu ko chứng minh lại thì đó là chấp nhận thất bại.
@ThangTatNaoNguyenHuuTri25 күн бұрын
Không hẳn =). Trực giác điên trực giác khùng mà không symbolize được thì cũng vô nghĩa.
@lamnguyentung157522 күн бұрын
GS này mua bằng ak. nói kiểu gì mà t thấy xàm vcl. cả thế giới phương tây bị đế quốc vantican tuyên truyền về chúa 1 cách vô lý
@hinhnguyen305022 күн бұрын
Nhường chổ cho Đức tin… trực giác cũng vòng vo ah
@quypham181829 күн бұрын
Người dẫn chương trình cũng là một nhà khoa học, cám ơn Anh Dũng về cách đặt vấn đề và cách dẫn dắt rất tuyệt của Anh. Và xin cám ơn Nhận Thức Mới.
@ThuyNguyen-uv4ek28 күн бұрын
chờ mãi mới được xem tập 6, vừa thấy là mình nhảy vào xem luôn :D. Rất hay và rất thuyết phuc. Cảm ơn Giáo Sư và ekip rất nhiều. MÌnh chờ đợi thêm những tập mới của kênh
@DungTran-qt5ko21 күн бұрын
Hồi tôi còn là sinh viên ở LX , năm 1968 ,có một ông phó tiến sỹ già người Israel luôn trả lời sinh viên khi có những câu khó bằng cách chỉ lên trần giảng đường cà nói chỉ có trần nhà mới trả lời được . Hi hi…
@iamngu19 күн бұрын
Suy cho cùng, khoa học cố gắng bao nhiêu thì điểm đến cuối cùng cũng là nơi xuất phát của các nhà Thần học, trông có vẻ uyên bác và logic hơn 1 chút!
@GiangLe_tc28 күн бұрын
Chương trình rất bổ ích và đã cung cấp nhiều kiến thức khoa học cho khán giả. Mình rất tôn trọng và ngưỡng mộ tri thức của GS Phạm Việt Hưng. Tuy nhiên, mình có 2 ý kiến nho nhỏ sau: 1. Nếu nói trên đời không có 1 lý thuyết nào là hoàn hảo và có thể giải thích mọi thứ, nhưng dường như chúng ta đang xem Định lý bất toàn là một lý thuyết giải thích về mọi thứ, từ nguồn gốc vũ trụ, nguồn gốc con người cho đến những vấn đề về khác. 2. Các giải thuyết về nguồn gốc vũ trụ, nguồn gốc sự sống... có nhiều giả thuyết và xét cho cùng vấn đề lớn nhất vẫn là niềm tin của mỗi người. Nếu như anh A tin vào lý thuyết X thì sẽ tìm mọi lý lẽ, chứng cớ để chứng minh cho nó, Anh B tin vào lý thuyết Y thì cũng sẽ tìm mọi lý lẽ để chứng minh cho nó. Do vậy, nếu như chương trình có thêm sự bàn bạc từ những vị học giả khác thì sẽ có cái nhìn đa chiều hơn. GS Phạm Việt Hưng đã rất xuất sắc với những quan điểm và cách bảo vệ quan điểm của GS. Vậy những người có quan điểm khác họ cũng sẽ có những cách lý giải hay ho khác về quan điểm của họ. Cảm ơn chương trình!
@King_Cong28 күн бұрын
1. Định lý bất toàn không nói về lý thuyết (ý tưởng tưởng tượng) là bất toàn - , nhưng nói rằng, lý thuyết mô tả thực tại (hệ thống kết hợp thông tin từng phần) thì bất toàn - nghĩa là hệ thống thông tin kết hợp từng phần đó phải lấy thực tại làm Đầy đủ. Nguyên tắc là, bắt đầu từ thực tại thì phải kết thúc nơi thực tại (dù là thiều sự nhất quán), chứ không phải (bất khả thể) biến thực tại thành hư vô, mơ hồ xác suất, hay biến thành "quy luật"/"pháp" - một thứ không phải là cái thứ gì cả, bằng tâm trí tưởng tượng vô hướng. 2. Cái thứ (2) này thì phải hiểu (1) sau đó thông qua xác định cấu trúc nhận thức tư duy từng phần để tiến hành giảm trừ triết học - thì có thể quy hồi về căn nguyên của tư tưởng để hiểu về thực thể có ý chí và lý trí đơn nhất bằng phương pháp giảm trừ triết học (giảm trừ túc lý). Ai quan tâm đến cái này có thể kết bạn FB - Công King, tôi có thể nói cho kỹ hơn.
@nguyenxuannguyentrinh374828 күн бұрын
Bạn nói đúng đấy, incompleteness theorem có giá trị và được tung hô là vì ứng dụng của nó trong khoa học máy tính chứ không phải trong vật lý. Thứ nhất, incompleteness theorem hoàn toàn thuộc về phạm trù toán học và logic. Mà thực tại hay đấng sáng tạo không nhất thiết phải chịu ảnh hưởng của toán học và logic. Chỉ đơn giản là con người đã có những thành công nhất định trong việc dùng toán học và logic để giải thích thực tại mà thôi. Thứ hai, khác với GR hay Quantum Mechanics, nó không trả lời bất kỳ câu hỏi có giá trị trong vật lý lý thuyết cả. Bạn không thể tung hô một lý thuyết là ngang với thuyết tương đối khi mà nó chả có ứng dụng hữu ích gì cho phát triển của khoa học và con người. Chính xác hơn nó thuộc về phạm trù triết học và tri thức luận (epistemology). Giống như bạn ngồi nghĩ về simulation theory. Dù cho thuyết vạn vật được xây dựng có hoàn thiện và chuẩn xác đến đâu chăng nữa, bạn luôn có thể nói thế giới chúng ta sống là một giả lập. Có thể đúng, có thể sai. Tôi không chứng minh được nó sai, bạn không chứng minh được nó đúng. Khả năng xảy ra là có. Cuối cùng chỉ thành một vòng lặp luẩn quẩn vô ích, chả hướng tới đâu cả.
@quangxeap529728 күн бұрын
Đi đến tận cùng của vấn đề dẫn đến câu hỏi ý thức (chủ quan) có trước hay vật chất (tồn tại khách quan) có trước. Nói đến đấng sáng tạo là nói đến chủ quan, nói đến vũ trụ là nói đến khách quan (vốn dĩ tồn tại như thế, chẳng ai tạo ra cả). Cho nên cho rằng đấng sáng tạo tạo ra vũ trụ thì có nghĩa cho rằng ý thức có trước. Nếu đụng đến ý thức thì có nghĩa đụng đến vấn đề nằm ngoài logic, tức k thể suy luận, chứng minh, vì ý thức k thể cân, đo, đong, đếm, sờ, thấy, nghe. Nếu cho rằng ý thức có trước, hay là có đấng sáng tạo rồi có đấng tạo ra đấng sáng tạo, thì phải hiểu được sự ra đời và tồn tại của ý thức. Mà chứng minh được sự ra đời, tồn tại của ý thức, có nghĩa cũng chứng minh được khách quan (thời gian, không gian, vật chất) có trước, rồi thì ai đã tạo nên thời gian, không gian, vất chất ấy..., câu hỏi không có hồi kết và k thể xác định vũ trụ hay đấng sáng tạo có trước. Mà sự ra đời và tồn tại của ý thức thì đến giờ khoa học cũng chỉ giả định chứ chưa thể chứng minh. Có nghĩa rằng, chưa thể chứng minh có đấng sáng tạo chứ đừng nói đến tìm ra đấng tạo ra đấng sáng tạo. Hay nói cách khác, khi đề cập đến đấng sáng tạo thì chỉ có thể mặc nhiên thừa nhận, không thể suy luận, chứng minh bằng logic
@nguyenxuannguyentrinh374828 күн бұрын
Cả 3 mệnh đề đáng sáng tạo là chủ quan, vũ trụ là khách quan và ý thức nằm ngoài logic đều là ý kiến cá nhân của bạn thôi, đâu có phải sự thật hiển nhiên đâu. Làm sao dùng làm tiên đề để lý luận được
@GiangLe_tc28 күн бұрын
@@nguyenxuannguyentrinh3748 Mình là dân học văn, làm việc liên quan đến viết lách nhưng cũng có tìm hiểu 1 chút về thiên văn học. Mình rất thích xem kênh này vì giúp bổ sung thêm nhiều kiến thức. Rất ngưỡng mộ GS Phạm Việt Hưng, nhưng vẫn có cảm giác là GS diễn giải hơi xa, dùng định lts bất toàn như một tấm lá chắn để bảo vệ các quan điểm khoa học
@Huyndoan28 күн бұрын
buổi thảo luận rất hay và giúp mình mở mang tầm mắt. Định lý Godel cũng là 1 cách để giải thích nguồn gốc vũ trụ. Mình là 1 người theo Công Giáo nhưng cũng rất thích tìm hiểu về vũ trụ. Cuộc nói chuyện này không mâu thuẫn về niềm tin của mình là có 1 Đấng Sáng Tạo. Vừa ngay lúc mình đang đọc 1 cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng tên là Einstein's Enigma cũng nói về những điều này nên càng thấy thú vị.
@jerrypotter011229 күн бұрын
Sau video này, tôi có thể hiểu, về mặt logic thì Đấng Sáng Tạo là tiên đề. Ta chỉ có thể thừa nhận chứ không thể chứng minh. Và khi không thể dùng logic để chứng minh, thì sẽ mở ra các khoa học mới, nhận thức mới, thì mới có thể tiếp xúc đến Ngài. Theo tôi thì Đấng Sáng Tạo luôn tồn tại, bằng chứng là Sự sống và Vũ Trụ là những thiết kế đáng kinh ngạc mà Ngài tạo ra, chứ không thể ngẫu nhiên từ vật chất hình thành tự phát được. Cảm ơn Gs. Hưng, cảm ơn chương trình.
@VEKTO10229 күн бұрын
Tôi đồng ý với bạn
@thanvankien228929 күн бұрын
Tao là đấng đây chứ hỏi cái gì nữa
@songngu71129 күн бұрын
@@jerrypotter0112 Khi con người không thể hiểu được sự hình thành của vũ trụ như thế nào bèn tin là có đấng sáng tạo.một dạng mê tín cấp cao của khoa học.
@anhdungnguyen6229 күн бұрын
Nếu đấng sáng tạo là "vị sáng tạo" và có thể "sáng tạo" thì cái "sáng tạo" ra "vị sáng tạo" cũng là "vị sáng tạo". Vậy tại sao "vị sáng tạo" phải tạo ra một "vị sáng tạo" trong khi bản thân đã là "vị sáng tạo". Rõ ràng câu hỏi ai tạo ra "vị sáng tạo" là "ngố".
@zemv1327 күн бұрын
Bạn nhầm hoàn toàn. Các tiên đề là thứ không thể chứng minh được nhưng có thể nhìn thấy được bằng thực nghiệm. Giống như tiên đề 1 của Euclid "Qua 2 điểm bất kì luôn vẽ được 1 đường thẳng", người ta không chứng minh được nó, nhưng người ta có thể thực nghiệm được kết quả của nó. Dù cho công cụ đo và vẽ phát triển, đến như thế nào, luôn chỉ có thể vẽ được 1 và chỉ 1 đường thẳng qua 2 điểm. Còn Đấng sáng tạo của bạn nó là vấn đề của Niềm tin chứ không phải của logic, nên mỗi người, mỗi tôn giáo lại có 1 Đấng sáng tạo riêng, và cái hay là khi 1 người thay đổi niềm tin tôn giáo, thì họ thay luôn cả Đấng sáng tạo của mình.
@luongminhkhue13 күн бұрын
Ô. Tình cờ xem được video này. Câu trả lời của giáo sư y chang suy luận của mình bấy lâu nay. Thật là vui vì mình đi đúng hướng. Cảm ơn admin rất nhiều. ❤❤❤👍.
@ngoctuyennguyen963329 күн бұрын
Bài thuyết giảng của Giáo sư hay quá . Chặt chẽ và đầy tính logic . Cám ơn Giáo sư PHẠM VIỆT HƯNG và chương trình này !❤
@quangxeap529728 күн бұрын
Đi đến tận cùng của vấn đề dẫn đến câu hỏi ý thức (chủ quan) có trước hay vật chất (tồn tại khách quan) có trước. Nói đến đấng sáng tạo là nói đến chủ quan, nói đến vũ trụ là nói đến khách quan (vốn dĩ tồn tại như thế, chẳng ai tạo ra cả). Cho nên cho rằng đấng sáng tạo tạo ra vũ trụ thì có nghĩa cho rằng ý thức có trước. Nếu đụng đến ý thức thì có nghĩa đụng đến vấn đề nằm ngoài logic, tức k thể suy luận, chứng minh, vì ý thức k thể cân, đo, đong, đếm, sờ, thấy, nghe. Nếu cho rằng ý thức có trước, hay là có đấng sáng tạo rồi có đấng tạo ra đấng sáng tạo, thì phải hiểu được sự ra đời và tồn tại của ý thức. Mà chứng minh được sự ra đời, tồn tại của ý thức, có nghĩa cũng chứng minh được khách quan (thời gian, không gian, vật chất) có trước, rồi thì ai đã tạo nên thời gian, không gian, vất chất ấy..., câu hỏi không có hồi kết và k thể xác định vũ trụ hay đấng sáng tạo có trước. Mà sự ra đời và tồn tại của ý thức thì đến giờ khoa học cũng chỉ giả định chứ chưa thể chứng minh. Có nghĩa rằng, chưa thể chứng minh có đấng sáng tạo chứ đừng nói đến tìm ra đấng tạo ra đấng sáng tạo. Hay nói cách khác, khi đề cập đến đấng sáng tạo thì chỉ có thể mặc nhiên thừa nhận, không thể suy luận, chứng minh bằng logic
@Joshanh9 күн бұрын
@@quangxeap5297vậy có thể chứng minh không có thượng đế ko
@asonvlog29116 күн бұрын
Hay ! cảm ơn các vị đã đồng nhận thức.
@vanson31128 күн бұрын
Người dẫn chương trình thật sự cũng rất uyên bác
@Scenic2T.29 күн бұрын
Con xin cám ơn Giáo sư về buổi talk show khoa học quá hay, quá hấp dẫn và có tính khai sáng đối với con. Con rất mong đợi được tiếp tục nghe các buổi nói chuyện của Giáo sư và anh Dũng.
@HiepLe-p4n17 күн бұрын
Cảm ơn giáo sư cho tôi hiểu biết trật tự Vũ trụ nhằm phục vụ cho con người.nha thiết kế vụ trụ chính là Thiên chúa là tác giả rất tinh vi và hoàn hảo.
@gautruc28 күн бұрын
Mỗi tối thứ bảy, xem một chút về kênh, thực sự quá hay. Trong thần học thì đúng là phải dùng sách Kinh thánh để trả lời câu hỏi, mà việc này lại không khó. Cũng nhờ có chương trình của Nhận thức mới mà tôi mới biết được trong khoa học cũng tự trả lời câu hỏi bằng cách trả lời lo-gic của khoa học.
@NaoA-badboy27 күн бұрын
Kinh thánh nói rằng : Nếu chẳng có sự ban cho từ trên cao, thì ko ai lãnh được chi hết. Chúa không ban cho những người họ làm khoa học khả năng sự hiểu biết thì họ cũng chỉ là những thằng vô học, thậm chí là một thằng ngu.
@chuongpham127315 күн бұрын
Trình độ của thầy mới ở dạng mẫu giáo trong thời kỳ này,làm sao thầy cô thể giải đáp những câu hỏi ở trình độ trên đại học nhiều lần . Thêm nhiều triệu năm nữa,trình độ hiểu biết của con người cao gấp vạn lần hiện nay ,sẽ giải đáp được những câu hỏi cực khó này. Con người hiện nay thì hiểu biết cao gấp hàng ngàn lần con người sinh ra cách đây hàng trăm ngàn năm .Con người hiện nay mới hiểu biết một ít mắn lá trong lòng bàn tay,trong khi chưa hiểu biết gì nhiều về thế giới bí mật chung quanh .
@michaeldang920713 күн бұрын
Bạn Chương Phạm là một SIÊU NHÂN. Phước cho ai gặp được Chương Phạm
@thanle192328 күн бұрын
Cảm ơn chương trình và Gs giải thích rất rõ ràng và logic. Nhà khoa học mà không tin vào nhân quả là phản khoa học, mọi sự tồn tại ₫ều là ngẫu nhiên ư...?Thời đại hiện tại phong trào CÁNH TẢ CHIẾM ƯU THẾ nên quá đề cao cái tôi, Chối bỏ và phủ nhận sự thật. Vì quá đề cao cái tôi nên nhiều người tự tin xem mình là trung tâm vũ trụ, chối bỏ đấng sáng tạo, tự xem mình là 1 ngôi sao...
@LeeTien-o9k11 күн бұрын
Wow! Cảm ơn Giáo Sư đã phân tích tường tận, củng cố thêm nhận thức mà cháu đã ngộ ra trước đây, từ khi nghe những cuốn sách Vũ Trụ Xoắn từ Bà thôi miên học Dolores Cannon.
@MrPhanxuanduong27 күн бұрын
😮 Thật tuyệt vời ! GS đã diễn giải những vấn thuộc loại " Khoai" nhất của nhân loại một cách dễ hiểu. Tôi đã nghe lôi cuốn từ đầu đến cuối. Chúc GS khỏe 😊
@nguoiconcuachua24 күн бұрын
Tuyệt vời quá! Chta đều tin rằng có Đấng Sáng Tạo đã sáng tạo ra sự sống. Tôn giáo lấy Chúa làm trọng tâm để sinh sống, thờ lạy. Khoa học lấy Đấng Sáng Tạo làm đích đến cuối cùng. Tuy nhiên, sự sống trong toàn bộ vũ trụ này chỉ có một Đấng làm nên, chính vì thế Chúa và Đấng Sáng Tạo là một, chỉ là cách gọi khác nhau mà thôi. Giống như quan điểm của Stephen Hawking, Chúa đã lập trình, tinh chỉnh vũ trụ này dành riêng cho sự sống của chta và Ngài cũng đã tạo ra một BẢN THIẾT KẾ SỰ SỐNG cho chta, giúp chta tìm được tương lai sự sống ngập tràn niềm vui và hạnh phúc mãi mãi.
@GiapNguyen-to5xw21 күн бұрын
Câu này dễ trả lời thế mà giáo sư trả lời mênh mang quá chẳng có chút trọng tâm sáng tỏ
@hung725418 күн бұрын
@@nguoiconcuachua chúa tạo ra vũ trụ vs điều kiện có thể tự phát sinh sự sống. Chứ Ngài không trực tiếp tạo ra sự sống. Theo mình nghĩ là như z
@nguoiconcuachua18 күн бұрын
@@hung7254 mk xin lỗi bạn, nghĩ sai rồi. Chúa tạo ra vũ trụ và sự sống của chta nằm trong vũ trụ, tuân theo các định luật vật lý của vũ trụ. Ví dụ: trong hệ mặt trời của chta, để hình thành nên sự sống trái đất ko được quá xa hay quá gần mặt trời, phải có mặt trăng quay quanh trái đất tạo nên thuỷ chiều nhờ lực hấp dẫn. Vậy, những điều kiện để tạo nên sự sống này có thể tự phát sinh sao?
@Diệuthanhcao122517 күн бұрын
@@hung7254Sự thật không có chúa tạo ra.
@catdangnguyen102713 күн бұрын
Cảm ơn Giáo Sư và đội ngũ làm video này, nó rất hay và ý nghĩa.
@hoang423129 күн бұрын
giáo sư nhầm lẫn bản chất tồn tại(giống như khi sinh ra trí thông minh của con người không cao và có khả năng đạt được do di truyền, giới tính, lúc vũ trụ còn sơ khai tùy vào sự định nghĩa và hiểu biết của giáo sư về vũ trụ) với sự sắp đặt để đạt được tồn tại đó(sắp xếp lại cấu trúc, tạo ra liên kết mới trong bộ não để hình thành cấu trúc thông tin bậc cao hơn khi liên kết với môi trường xung quanh, hay trường hợp của giáo sư là sự sắp xếp lại vụ trụ nơi mà thiên hà chứa trái đất được sắp xếp lại dưới một trật tự cao) giống như stephen hồi trẻ và trung đã lầm lẫn nhưng khi về già ông đã nhận ra và sửa lại lỗi nhận thức đó (đã được Jacques Monod và George Wald ủng hộ từ trước) nhưng ông vẫn chưa thuyết phục được đa số người đọc. Có điều rất quan trọng mà giáo sư hiểu lầm đó là chủ nghĩa tự nhiên khác với lại tự nhiên. Bởi vì khoa học chính là một phần của tự nhiên. Tự nhiên bao gồm các sự tái cấu trúc đơn giản và tái cấu trúc phức tạp do hoặc không do các chủ thể có độ phức tạp được hình thành dưới xác xuất khác nhau trải dài khắp không gian dưới khoảng thời gian đủ để sự tổng hợp của chủ thể đó tạo thành tác động vào
@bangchungthep33122 күн бұрын
Ý bạn là bạn tin vũ trụ này là hình thành một cách ngẫu nhiên mà không phải do bàn tay của một đấng sáng tạo nào đó à. Thế thì bạn quên cái câu chuyện một người bạn đến gặp ông Albert Einstein và thấy cái mô hình và hỏi ai tạo ra chúng và cái câu trả lời của Albert Einstein à ?.
@nhatkyvietnam19 күн бұрын
@@bangchungthep331 thế đấng sáng tạo đó là gì ?
@bangchungthep33119 күн бұрын
@@nhatkyvietnam mình ví dụ thế này nhé. Gió không hình không dạng, bạn chỉ cảm nhận được gió khi cơn gió đó thổi vào người bạn , bạn sẻ thấy mát lạnh, hoặc bạn nhìn mọi vật xung quanh như lá cây nhành cây chẳng hạn, nó sẻ đung đưa, hoặc bị gió thổi bay thì bạn biết đó là do gió tác động. Bạn không thể miêu tả được cho người khác biết gió như thế nào hình dạng ra sao đúng không. Còn 1 ví dụ nữa, nếu bạn bị đau chỗ nào đó trong cơ thể bạn, thì chỉ có bạn mới cảm nhận được cơn đau đó, người khác không thể cảm nhận được cơn đau của bạn như thế nào. Cũng vậy đấng sáng tạo bạn không thể nhìn thấy được bằng con mắt xác thịt nhưng những gì bạn thấy một trật tự được xếp đặt hợp lý thì bạn cảm nhận được có sự hiện diện của đấng sáng tạo, chỉ vậy thôi
@raito.truthapple17 күн бұрын
@@bangchungthep331câu chuyện của bạn có thể thay thế cụm từ "đấng sáng tạo" bằng một cụm từ khác, ví dụ như "quái vật mì Ý bay" thì nó vẫn hợp lý theo logic của bạn thôi.
@luongminhkhue13 күн бұрын
Bạn vẫn bí lối. Vì không trả lời được câu hỏi vật chất có thể tự tạo ra chính nó. Phi logic bạn à. Bạn không chấp nhận thì bạn đang cứng đầu mà thôi.😅😅😅.
@HaiPham-bm5bv21 күн бұрын
Cảm ơn GS nghe bài nói chuyện of GS tôi như mở mang ra nhiều điều về biển cả mênh mông of tri thức nhân loại ... Giọng nói truyền cảm & đầy năng lượng of GS : Khâm phục & ngưỡng mộ GS . Chúc GS mãi khỏe mạnh .
@luuphong905329 күн бұрын
Chờ mãi mới có tập mới. Hãy ra nhiều tập nữa.
@loitrinh8228 күн бұрын
Thú thật khi xem tiêu đề, tôi cũng chỉ muốn vào tò mò xem các nhà duy khoa học nói cái gì, rồi cuối cùng nhận ra mình thật vô minh. Cảm ơn kênh rất nhiều.
@sharpdiscovery617724 күн бұрын
Thấy giống như thằng trẻ con đang luyên thuyên về món đồ chơi của nó bạn nhỉ. Những kẻ đần này thích ôm 1 đống kiến thức để rồi mang ra chứng tỏ bản thân, chấp ngã. 😂
@thuvu050429 күн бұрын
Cảm ơn câu trả lời rất thuyết phục của bác ạ.
@haivu733029 күн бұрын
Chương trình đụng chạm đến nh vấn đề quá lớn, đến nh nhà khoa học lỗi lạc. Đụng chạm đến niềm tin tôn giáo. Vì thế ít người có thể hiểu. Riêng tôi xin cảm ơn chương trình và có quan điểm : ko có chân lý tuyệt đối và con người chỉ có thể tiệm cận đến chân lý mà thôi ( bản thân con người là một bộ phận trong cái hệ logic mà ta dag cố giải thích.
@quocthanhvl125 күн бұрын
có 2 quy luật tuyệt đối đúng
@lucxuan200514 күн бұрын
Cuốn kinh thánh của tà đạo thiên chúa giáo chống cộng là nhảm sit nhất, chỉ là câu chuyện tạo dựng lên không có thật để lừa bịp chăn dắt đàn chiên thôi
@luongminhkhue13 күн бұрын
Đụng chạm vô thần chứ không đụng chạm tôn giáo bạn à. Vì các nhà thần học đã trả lời câu hỏi này từ lâu rồi.
@lucxuan200513 күн бұрын
@luongminhkhue vô thần là trí tuệ nhé, tôn giáo như thiên chúa giáo là kìm hãm sự phát triển của nhân loại, là câu chuyện nhảm sit trong cuốn kinh thánh do đế quốc Vatican thuê người bồ Đào Nha viết lên
@ucthunguyen2172Күн бұрын
Bạn nói rấtcao về kiến thức rất sâu về trí tuệ mà rất đơn giản dễ hiểu
@boiv840029 күн бұрын
Một trong những Chương trình khoa học hay nhất mà tôi từng xem
@hahong450817 күн бұрын
Câu chuyện thật cuốn hút, rất hay và vui nhộn. Xin cám ơn giáo sư và người dẫn chương trìn
@thachle602026 күн бұрын
Xin thường niệm NAM MÔ A DI Đà Phật! Cảm ơn thầy rất nhiều, cảm ơn bạn Thầy cũng như mọi người nghe bài này nên đọc Kinh Lăng Nghiêm giảng giải sẽ siêu vượt hơn các câu hỏi, trả lời của các học giả khoa học...
@vuongokhac639725 күн бұрын
Tôi cũng cảm thấy đúng như vậy !
@bimatsieuhinhofficial22 күн бұрын
Đây là một chủ đề thú vị, cảm ơn Giáo sư đã chia sẻ những quan điểm sâu sắc với lý luận sắc bén. Thưa Giáo sư, nếu lý giải qua loa thì vụ nổ BigBang là vụ nổ Nguyên tử, bản thân hạt Nguyên tử hoạt động có nguyên tắc, vì thế tạo ra Vũ trụ với quỹ đạo tương đương là điều hiển nhiên. Xét ở cấp độ nguyên tử sau Vụ nổ BigBang thì mọi thứ đang vận động đúng quỹ đạo của riêng nó, chỉ là biểu hiện ở các cấp độ và mức độ khác nhau. Vì vậy Thuyết BigBang cũng không sai, nhưng ở mức độ nào đó khoa học vẫn chưa thể hoàn toàn chứng minh thuyết ấy là đúng, vì chúng ta đang bị đóng khung bởi vector thời gian và không gian. Chúng tôi cũng đồng ý với Giả thuyết của Giáo sư về một lực lượng nào đó đã sắp xếp Vũ trụ theo cách mà khoa học chưa chạm tới được. Nhưng như vậy chúng ta vẫn chưa trả lời được câu hỏi lực lượng đó từ đâu mà có? Điều này trong Triết học Siêu hình Aristotle đã có lý giải, tuy nhiên cũng ta vẫn không ngừng tìm kiếm những câu trả lời khác và gọi đó là khoa học thực nghiệm.
@PNLMaths29 күн бұрын
Các nhà khoa học vô cùng dễ thương, mộng mơ giương buồm đi tìm đường chân trời. Càng tiến về phía chân trời, đường chân trời càng lùi mãi nơi xa… Trí óc con người như cái vỏ sò làm sao đong đo cả đại dương. Tạ ơn nhà thiết kế vũ trụ. 🙏💖😍
@vanthangpham419412 күн бұрын
Giáo sư thuyết trình quá hay tôi ngưỡng mộ giáo sư
@huylee694328 күн бұрын
Lấy tri thức và suy nghĩ của thế giới 3 chiều đầy giới hạn để đong đếm thế giới 4 chiều và 5 chiều vô hạn thì đó là câu hỏi ấu trí nhất lịch sử loài người. Không khác gì các con kiến hỏi nhau là con người tạo ra tàu vũ trụ như nào 😊😊😊
@vuongokhac639725 күн бұрын
Đúng vậy !
@luongminhkhue13 күн бұрын
Chính xác. 😅😅😅.
@victorkim833911 күн бұрын
chính xác
@tungvu597421 күн бұрын
Cảm ơn chương trình đã có một bài phân tích rất chi tiết và hợp lý chúc giáo sư nhiều sức khỏe và hạnh phúc
@zemv1327 күн бұрын
Thầy bảo "Phải trả lời Hawking bằng logic", sau đó thầy bảo "Câu hỏi của Hawking là phi logic" :)) Giống kiểu người lớn khi đuối lý hay mắng trẻ con là "Mày biết cái gì, đừng có hỏi linh tinh".
@VanTran-mh2vz27 күн бұрын
Cai “Khong biet” la su that,la chan ly,la nguon goc cua “Cai biet”
@VanTran-mh2vz27 күн бұрын
Hawking cuoi doi nhan biet rang “Tu hu khong sinh ra phap gioi vu tru”
@VanTran-mh2vz27 күн бұрын
“Tat ca cac kien thuc la vo minh”..Nishagadatta Maharaj
@inhVanKhang25 күн бұрын
bạn phải hiểu dc người ta dùng logic để chứng minh câu hỏi là phi logic. tương tự tôi yêu cầu bạn chứng minh 1 lớn hơn 10. bạn có dùng toán học chứng minh dc ko. nếu bạn ko chứng minh dc thi bạn phi logic. => bạn thấy tôi hỏi logic hay ko logic? hay là bạn ko chứng mình dc thì là do bạn ko logic?
@sharpdiscovery617724 күн бұрын
@@inhVanKhang bạn nói hay đấy. Vì lý do gì mà bạn nghĩ 10 sẽ lớn hơn 1 ? Phải chăng là do nhiều số 1 cộng lại mà bạn nghĩ 10 lớn hơn 1 ? Logic là thứ thuốc độc giết chết sự hiểu biết chạm tới sự thật.
@anhkim9213 күн бұрын
Rất chuẩn rất tuyệt vời.❤
@phongngodinh362328 күн бұрын
Cám ơn GS Phạm Việt Hưng. Thật tuyệt vời!!!
@diepvocong382027 күн бұрын
Câu khẳng định “Chủ nghĩa tự nhiên là chủ nghĩa cực kỳ vô lý về logic, vì thực tế không tồn tại bất kỳ một hệ logic nào đóng kín” là một lập luận mang tính triết học, và tính đúng sai của nó phụ thuộc vào cách hiểu các khái niệm như chủ nghĩa tự nhiên, logic, và hệ thống đóng kín. Hãy cùng phân tích: 1. Chủ nghĩa tự nhiên có vô lý về logic không? a. Định nghĩa chủ nghĩa tự nhiên: • Chủ nghĩa tự nhiên phương pháp luận: Tin rằng thế giới tự nhiên vận hành theo các quy luật tự nhiên và khoa học có thể giải thích nó thông qua các phương pháp quan sát và thực nghiệm. • Chủ nghĩa tự nhiên siêu hình: Cho rằng chỉ có thế giới tự nhiên tồn tại, và tất cả hiện tượng có thể được giải thích hoàn toàn trong phạm vi tự nhiên, không cần yếu tố siêu nhiên hay siêu hình. b. Logic của chủ nghĩa tự nhiên: • Chủ nghĩa tự nhiên thường dựa vào logic và phương pháp luận khoa học để giải thích thế giới, không phải là sự mâu thuẫn nội tại về logic. • Tuy nhiên, có thể bị chỉ trích rằng: • Chủ nghĩa tự nhiên siêu hình là hạn hẹp về phạm vi: Việc khẳng định chỉ có thế giới tự nhiên tồn tại là một giả định siêu hình, không thể được chứng minh hoàn toàn bằng logic hoặc thực nghiệm. • Điều này dẫn đến câu hỏi triết học: “Liệu chính giả định này có hợp lý hay không?”. 2. “Không tồn tại hệ logic đóng kín” có nghĩa là gì? • Một hệ logic đóng kín là hệ thống lý luận trong đó tất cả các mệnh đề và quy tắc đều nhất quán và không thể bị bác bỏ từ bên trong. Ví dụ: • Trong toán học, Định lý bất toàn của Gödel chứng minh rằng bất kỳ hệ tiên đề phức tạp nào cũng không thể vừa hoàn chỉnh (mọi mệnh đề đều có thể được chứng minh) vừa nhất quán (không có mâu thuẫn). • Trong triết học, điều này gợi ý rằng không thể có một hệ thống lý luận nào tự nó hoàn toàn giải thích được mọi thứ. Áp dụng vào chủ nghĩa tự nhiên: • Chủ nghĩa tự nhiên dựa trên niềm tin rằng các quy luật tự nhiên và phương pháp khoa học là đủ để giải thích thế giới. Tuy nhiên: • Chính hệ thống này không thể chứng minh được tính đúng đắn của bản thân nó (vì phải giả định trước rằng thế giới tự nhiên là toàn bộ thực tại). • Điều này có thể bị coi là “không đóng kín về logic”, bởi vì nó cần các giả định vượt ra ngoài phạm vi của chính nó. 3. Chủ nghĩa tự nhiên có “cực kỳ vô lý” không? a. Điểm mạnh của chủ nghĩa tự nhiên: • Chủ nghĩa tự nhiên rất hợp lý trong việc nghiên cứu và giải thích thế giới tự nhiên. Nó là nền tảng của khoa học hiện đại và đã mang lại nhiều thành tựu thực tiễn. b. Điểm yếu/phê phán: • Chủ nghĩa tự nhiên siêu hình có thể bị coi là vô lý về mặt triết học, bởi vì: • Nó giả định rằng thế giới tự nhiên là toàn bộ thực tại mà không có cách nào chứng minh điều đó một cách logic hoặc thực nghiệm. • Nó loại trừ khả năng tồn tại của các hiện tượng siêu hình hoặc siêu nhiên mà khoa học hiện tại chưa giải thích được, điều này có thể là một hạn chế của chính hệ thống. c. Cực đoan hóa lập luận: • Việc gọi chủ nghĩa tự nhiên là “cực kỳ vô lý” có thể là quan điểm phê phán, nhưng không phải là đánh giá công bằng, vì chủ nghĩa tự nhiên vẫn rất logic trong phạm vi khoa học và thực nghiệm. 4. Kết luận: • Câu “Chủ nghĩa tự nhiên là chủ nghĩa cực kỳ vô lý về logic” không hoàn toàn đúng, nhưng có thể có cơ sở phê phán trong ngữ cảnh triết học. • Điểm cốt lõi là chủ nghĩa tự nhiên không phải là hệ logic đóng kín, vì nó dựa trên giả định nền tảng mà không thể chứng minh từ bên trong hệ thống. • Tuy nhiên, điều này không làm cho nó “vô lý” trong thực tế khoa học và ứng dụng, mà chỉ hạn chế khi xét trong ngữ cảnh triết học siêu hình.
@duyanhpham634625 күн бұрын
Có lẽ cách lập luận của bạn hơi có vấn đề thì phải. Mà đúng ra là giống kiểu lập luận Chat GPT 🙄
@tuanba813411 күн бұрын
Quá hay quá tuyệt vời 👍
@Susan-lucky29 күн бұрын
Chương trình này quá hay các câu trích dẫn của Giáo Sư & các nhà khoa học rất sâu sắc mà chúng ta những vị đọc giả phải chú ý lắng nghe từng câu chữ mới am hiểu tường tận được… Theo mình thì Chủ Nghĩa Tự Nhiên và Đấng Sáng Tạo k phải 2 mà là cùng 1 thể thống nhất tương hỗ nhau, ta có thể phân biệt nhưng đừng tách biệt ra…khi cả 2 hợp lại thì gọi là “ Đạo”. Đạo dung hợp & bao hàm toàn thể vũ trụ. Trong Đạo có Tự Nhiên, trong Tự Nhiên có Đạo..là chân lý.
@diennguyen572229 күн бұрын
Hợp lý quá ạ❤
@quangxeap529728 күн бұрын
Đi đến tận cùng của vấn đề dẫn đến câu hỏi ý thức (chủ quan) có trước hay vật chất (tồn tại khách quan) có trước. Nói đến đấng sáng tạo là nói đến chủ quan, nói đến vũ trụ là nói đến khách quan (vốn dĩ tồn tại như thế, chẳng ai tạo ra cả). Cho nên cho rằng đấng sáng tạo tạo ra vũ trụ thì có nghĩa cho rằng ý thức có trước. Nếu đụng đến ý thức thì có nghĩa đụng đến vấn đề nằm ngoài logic, tức k thể suy luận, chứng minh, vì ý thức k thể cân, đo, đong, đếm, sờ, thấy, nghe. Nếu cho rằng ý thức có trước, hay là có đấng sáng tạo rồi có đấng tạo ra đấng sáng tạo, thì phải hiểu được sự ra đời và tồn tại của ý thức. Mà chứng minh được sự ra đời, tồn tại của ý thức, có nghĩa cũng chứng minh được khách quan (thời gian, không gian, vật chất) có trước, rồi thì ai đã tạo nên thời gian, không gian, vất chất ấy..., câu hỏi không có hồi kết và k thể xác định vũ trụ hay đấng sáng tạo có trước. Mà sự ra đời và tồn tại của ý thức thì đến giờ khoa học cũng chỉ giả định chứ chưa thể chứng minh. Có nghĩa rằng, chưa thể chứng minh có đấng sáng tạo chứ đừng nói đến tìm ra đấng tạo ra đấng sáng tạo. Hay nói cách khác, khi đề cập đến đấng sáng tạo thì chỉ có thể mặc nhiên thừa nhận, không thể suy luận, chứng minh bằng logic
@KennyNg-x8s26 күн бұрын
Quá hay, cám ơn Giáo Sư và chương trình rất nhiều!
@lyquocviet251026 күн бұрын
Ông hùng hồn quá cuối cùng ông chưa biết gì phí
@shopfpt746716 күн бұрын
Nhà khoa học chỉ giỏi "Luyên thuyên ". Nói cho sướng miệng mà không sợ phải phản biện .
@TuongNguyen-rz9uy16 күн бұрын
@@shopfpt7467rất tiếc là không đủ trình độ để phản biện 😢
@luongminhkhue13 күн бұрын
😅😅😅. Bạn có lẽ không biết logic là gì.
@tuananhpham660820 күн бұрын
Thật hay và ý nghĩa.. Cảm ơn kênh.
@dev-qq2vy26 күн бұрын
Cái chủ nghĩa tự nhiên hay chủ nghĩa khoa học mà giáo sư nói thật ra không gạt bỏ điều gì, mà nó không đưa điều gì chưa được xác nhận vào trong hệ thống thông tin khoa học đã chứng minh thôi. Nó vẫn chấp nhận các giả thuyết để mở đường cho tư duy và thực nghiệm. Chứ nếu không thì Big Bang là ở đâu ra khi không được khoa học chấp nhận như một giả thuyết khả thi. Vẫn nói lại điều trên, Hawking thà tin vào tiên đề Vũ trụ (thứ tồn tại mà ai cũng thấy, ai cũng cảm nhận được) còn hơn tin vào tiên đề Đấng sáng tạo vốn cũng mắc phải vấn đề khởi nguyên tương tự, và câu nói của ông là câu trả lời lại trở thành câu hỏi hoàn toàn không hề sai, đó là thể hiện của tầm cao nhận thức một đời thì đúng hơn.
@nguyenlu157924 күн бұрын
Đúng là giáo sư học nhiều nói nhiều mà mỗi Lý Duyên Khởi và 12 nhân duyên thì không học. Xin phép hỏi thêm giáo sư 1 câu : nếu đã có đấng sáng tạo rồi sao còn tạo ra khổ đau, nếu nói là ma quỷ hay thiên thần sa ngã thì Đấng sáng tạo quyền năng như vậy sao còn để điều đó xảy ra. Vũ trụ vốn là 1 thể thống nhất, mọi vật mà ta thấy trên thế gian đều do sự phân biệt trong tâm trí ta mà hình thành các so sánh.
@lienhalythi386423 күн бұрын
thế là đấng sáng tạo phải là mang đến toàn hạnh phúc, không được có một tí khó khăn nào thì mới được ạ? :D nói gần lại, chỉ có ai mang đến điều tốt cho mình, không phản đối mình tí nào mới là người tốt ạ?
@luongminhkhue13 күн бұрын
Cái lý duyên khởi đó không đầu không đuôi dùng logic và toán học để lý giải thì bạn sẽ bí lối. Vì thế mà các khoa học gia họ không thèm để ý đâu. Vì thế mà phật giáo từ xưa đến nay chẳng có lấy một nhà khoa học. Còn Kitô giáo thì đầy rẫy.
@hainguyencanh350515 күн бұрын
Hay, tôi chú ý từ đầu đến cuối
@ManhNguyen-ry7eh28 күн бұрын
Người miền Bắc nếu có học thức thì giọng nói nghe rất dễ chịu và hay còn ko thì rất tạp nham và rất khó chịu khi nghe.
@vantuanle671317 күн бұрын
Đúng 😂
@tysquare31937 күн бұрын
@@vantuanle6713không học thì đụng cái là biết bố mày là ai không.
@trungtodang349928 күн бұрын
Bài nói chuyện hay trả lời về "ĐẤNG SÁNG TẠO" của giáo sư rất hay. Nhưng bảo những người đặt câu hỏi truy vấn chấp nhận một giới hạn nào đó có lẽ chưa thuyết phục nó chỉ đúng với sự hiểu biết của chúng ta cho đến thời điểm này. Cảm ơn chương trình.
@haiatbaruong795927 күн бұрын
Ngọn nến không thể tự hình thành mà phải có người sản xuất ra nó, Vũ trụ vạn vật phải có đấng sáng tạo ra nó đó mới là khoa học. Ngay cả những mỏ khoáng sản trong lòng đất cũng dành cho con người , không có sinh vật nào có khả năng sở hữu những tài nguyên đó. Vậy chắc chắn một điều con người và vũ trụ là do đấng sáng tạo.
@nguyenxuan953129 күн бұрын
Người khoa học tin phải có đấng sáng tạo. Tôi cũng tin như vậy căn cứ theo kiến thức chân chính đã được đọc. Ông Hawking là người không có lập trường. Điều đó đánh đổ giá trị của ông ta. Đừng nghĩ rằng "nhà khoa học" là chuẩn mực cả đâu. Đầy rẫy những thói xấu của con người như tự phụ, coi thường người khác, háo danh hám lợi... Cách nói của ông PVHưng về "mấy ông Nôbel" là rất đúng.
@thanhminh689128 күн бұрын
Đúng lắm. Chúng ta ai cũng bị cái bệnh thần tượng người giỏi xuất xác, nhà khoa, tỉ Phú ….nói cái gì cũng cho là đúng. Nhưng con người bất toàn, ko thể đúng đắn toàn vẹn.
@dinhvu544229 күн бұрын
Đấng sáng tạo đang sáng tạo ra tập 6 và các tập sau nữa đến....vô cực 🎉🎉🎉
@thangnguyenvan652228 күн бұрын
Lần đâu đc nghe sự khẳng định của GS Hưng về đấng sáng tạo. Rất biết ơn ông và các bạn đã làm cho trình
@Fahuajing29 күн бұрын
Vũ trụ vốn không có sự khởi đầu và kết thúc nó luôn liên kết chặt chẽ các yếu tố của nhân duyên không có một thứ gì tồn tại một cách độc lập tuyệt đối cả luôn vũ trụ cũng thế ,nên vũ trụ cũng là huyễn tướng vốn không thật có nhưng không phụ định sự tồn tại của sự vật hiện tượng trong vũ trụ tuy là có hiện hữu nhưng không hề tồn tại độc lập cố định vì bản chất của các sự vật đều là Tánh Không " Theo kinh Hoa Nghiêm gọi đây là trùng trùng duyên khởi vô tận không có sự khởi điểm ban đầu và kết thúc vì nó là một chuỗi sự liên kết liên tục kết nối lại với nhau không thể tách rời như giữa sắc và không " Sắc tức thị không không tức thị sắc ,sắc chẳng khác không không chẳng khác sắc ,sắc và không vốn là một không phải hai cá thể riêng biệt tách rời nhau nên không thể phân biệt giữa có và không ,sắc và không nó tương đương như chiếc màn hình ti vi vậy ,màn hình tượng trưng cho thực tướng của nó là vô tướng vốn tồn tại vĩnh viễn bất biến còn các hiện tượng khác như vật chất tinh thần và tự nhiên giống như sự vật chiếu lên trên chiếc màn hình vậy hễ có ấn nút tắt thì mọi thứ hiện hữu đều biến mất hết còn ấn nút bật thì sẽ liền ấn hiện đây có thể gọi là có cảm thì nó sẽ liền có ứng luôn tiếp nối với nhau trùng trùng duyên khởi liên tục nên sự điểm khởi đầu và kết thúc hoàn toàn là không có nên không thể nắm bắt được sự khởi nguyên của nó vì bản chất của sự vật đều không có sự cố định nên tất cả vạn vật đều không có tự tánh nên nó là vô ngã vì mọi thứ vạn vật đều có sự liên kết chặt chẽ mật thiết với nhau không thể tách rời nên kinh Hoa Nghiêm mới nói một là tất cả tất cả là một là như vậy .
@trungnguyenduc28929 күн бұрын
Bạn nói rất đúng
@hoaytran8828 күн бұрын
Mình xin được đặt tên cho tất cả các lý giải mà b giải thích ở trên thành chữ "Nguyên Lý Vòng Tròn Duyên Khởi" . Mình cảm thấy niềm tin của chúng ta vào cái "Nguyên Lý Vòng Tròn Duyên Khởi" ấy mà từ đó suy ra nó là nguyên nhân hình thành và vận hành cái vũ trụ này. Đạo Phật nói đến Nhân - Quả . Phải chẳng cái "Nguyên Lý Vòng Tròn Duyên Khởi" này là Nhân ?
@QuýNguyễn-s4i25 күн бұрын
Bạn nói đúng lớn cũng không trong, nhỏ cũng không ngoài.
@sharpdiscovery617724 күн бұрын
"Tự ngã là trống rỗng" - những vướng mắc trong tôi được cởi bỏ hoàn toàn khi tôi tìm được câu này trong kinh. Thay vì tìm cách để thoát khỏi sự trói buộc thì những kẻ đần kia vác cái danh giáo sư để đi cãi nhau. Chỉ làm thêm chấp vào tự ngã. Rồi bệnh già, gần chết thấy khổ nhưng những kiến thức mà họ đang luyên thuyên chẳng giúp ích được gì cho họ.
@luongminhkhue13 күн бұрын
Lý luận của bạn mâu thuẫn với chính bạn. Mắc cười muốn chớt. Bạn tự huyễn hoặc chính mình bằng những lập luận phí logic. Chỉ những người không biết logic là gì mới tin vào bạn thôi.
@audioloa320026 күн бұрын
2 đường thẳng song song là : khoa học và tâm linh sẽ gặp nhau tại 1 điểm ( là đấng sáng tạo..! ) và đắng sáng tạo đã chứng minh mình là đấng sáng tạo bằng cách tạo ra mọi thứ trong vũ trụ..! Đấng sáng tạo là ngồn năng lượng khổng lồ và nhiệm màu có thể tạo sinh rồi lại tạo diệt rồi lại tạo sinh…cứ Vĩnh Cửu như vậy và thường hằng bất biến..thành , trụ , hoại , diệt . Là như vậy..!
@HuyNguyen-np8nc29 күн бұрын
Hãy hỏi lại những ai hỏi câu hỏi đó rằng, hãy chứng minh có 1 số tự nhiên lớn hơn vô cực. Logic nằm ở chỗ đó.
@structuresschool214429 күн бұрын
❤ Cảm ơn giáo sư và ban biên tập kênh Nhận Thức Mới, đã cho người theo dõi một món ăn tuyệt vời!
@trongnguyensy234324 күн бұрын
Cảm ơn giáo sư Phạm Việt Hưng và MC Anh Dũng
@popperpund235329 күн бұрын
17:59 nếu được lựa chọn cháu sẽ chọn mỗi thứ 1 nửa, dựa theo tinh thần mọi thứ đều có khiếm khuyết ở một thời điểm nào đó khi mà điều kiện xung quanh thay đổi.
@thiphamduong579628 күн бұрын
Tôi nhớ Bertrand Russell kể rằng khi anh ông ta khai tâm cho ông ta về toán học (hình học euclid); thoạt đầu, ông bảo rằng ông sẽ không chấp nhận các tiên đề euclid (euclidean postulates) nếu chúng không được chứng minh; lúc ấy anh ông ta bảo, "nếu không chấp nhận các tiên đề euclid thì hình học euclid không tồn tại.",( i.e. coi như mày khỏi cần học toán luôn). Và, tại sao hình học euclid vẫn còn sống cho đến hôm nay? Đó là vì nó giúp giải quyết được nhiều vấn đề quan trọng trong thực tiễn. Mọi giả thuyết, niềm tin, v.v..., hay tất cả những gì khác mà vẫn chưa bị đào thải theo thời gian là cũng vì những lý do tương tự như (hình học euclid) vậy. Tôi chỉ thấy F= ma của Newton là hay và "đúng" khi nó được áp dụng để chứng minh quỹ đạo của các hành tinh trong thái dương hệ là ellipse, đúng như kết quả mà trước đó Johannes Kepler đã quan sát bằng mắt thường. Tôi cũng thích câu nói của Jean Paul Sartre "Quand Dieu se tait, on peut lui faire dire ce que l'on veut." Ban đầu, "người ta" tạo ra "DIeu"; tiếp đến, "người ta" "vận dụng một cách sáng tạo (câu nói của Sartre) vào tình hình thực tiễn"; và, cuối cùng "người ta" xỏ mũi thiên hạ dắt đi theo ý "người ta" muốn. Tôi hiện sống ở Nha trang-Khánh hòa. Trước đây đã lâu, đã từng đọc và thích các ý tưởng của ông Phạm Việt Hưng, đặc biệt là khi ông bàn về "định lý bất toàn." Qua đây, cũng xin cám ơn ông và người dẫn chương trình này.
@AnhAnh-b7p28 күн бұрын
Bỏ qua sự đúng sai thì những kiến thức giáo sư đem lại rất đúng với tên của kênh "nhận thức mới". Những buổi nói chuyện như này của giáo sư thực sự có khả năng khơi dậy tình yêu với khoa học cho rất nhiều người. Giáo sư đã dám nói và đem đến những vấn đề mới tới người nghe phổ thông Việt Nam, đặc biệt là câu chuyện về những vấn đề trong thuyết tiến hoá của Darwin - cái mà ngày nay vẫn được dạy một cách đại trà như một niềm tin cố hữu trong các chương trình giáo dục THPT, thậm chí ngay cả bức ảnh các bào thai của một vị nào đó vẫn tồn tại trong SGK dù vị đó đã nhận rằng bức vẽ đó là do ông ta tự bịa ra trước toà ở thế kỷ trước. Mong kênh tiếp tục phát triển, mong có thêm nhiều người nghe đăng ký kênh. ❤
@quocthanhvl125 күн бұрын
Mô bài phân tích raat hay, cảm ơn giáo sư. Khoa học nhưng khen thì ok, chê hỏng được đâu.
@ChâuBảo-r9l27 күн бұрын
Đấng Sáng Tạo là vô thủy vô chung, là Đấng tự hữu, hằng hữu, hiện hữu, là nguồn cội tối cao và tuyệt đối của vạn vật. Con người chỉ có thể biết những ji Thượng Đế cho phép. Những ai đặt ra câu hỏi nghịch lý về Đấng Sáng Tạo thì k phải khôn ngoan mà là sự ấu trĩ Cảm ơn GS và người đồng hành!
@dinhvu544227 күн бұрын
@@ChâuBảo-r9l DUYÊN SINH VẠN PHÁP, không có ý chí và cho phép gì cả,đấy là cốt lõi vô thần của đạo Phật.
@Henry1231826 күн бұрын
Đúng rồi tên của người là đấng tự hữu hằng hữu
@veronicanguyen248626 күн бұрын
Duc Chua Troi khong co ten nhe ban nhung con nguoi goi Ngai de ton vinh Chua
@Henry1231826 күн бұрын
@@veronicanguyen2486 danh của Đức Chúa Trời người do thái vẫn thường gọi là Yahweh nhưng sợ gọi tên đó nên thường đọc là adonai tức là Chúa
@drlehuyen24 күн бұрын
nếu nói đấng sáng tạo là tự hữu, thì có khác gì nói vũ trụ này cũng tự hữu được
@hongphuong7329 күн бұрын
Bác Hưng thuyết giảng quá hay và thuyết phục.
@quangco862529 күн бұрын
❤❤❤❤❤ XIN kính thưa GIÁO SƯ. thầy nói hay quá. Theo em ông trời đã phú cho mỗi người một tài năng riêng. Bạn giỏi toán thì tôi giỏi văn. Vv. Đôi khi người giỏi văn. Lại cho rằng người giỏi toán không biết viết văn. Trong khi anh viết văn lại không biết rằng minh giỏi văn thật. Nhưng lại dốt làm toán. Vv.
@nguyentuanlinh850826 күн бұрын
Cảm ơn chương trình và Giáo Sư đã truyền tải nhiều thông tin hữu ích cho người xem. Tuy nhiên việc vội vàng kết luận một câu hỏi chính đáng của con người là vô lý thì có lẽ không nên. Nếu ai hỏi tôi câu hỏi "Ai tạo ra Đấng Sáng Tạo?" Thì tôi sẽ trả lời họ là: Xin lỗi, với nhận thức hiện tại, tôi chưa biết "Đấng sáng tạo" và như vậy cũng chưa biết "Ai" đã tạo ra "Đấng sáng tạo". Tôi cũng rất muốn được biết sự thật.
@quocthanhvl125 күн бұрын
Trả lời như vậy là quá hay. Nếu bạn muốn biết thì mình có trả lời bên trên đấy.
@vulamvu487129 күн бұрын
Càng xem càng thấy mình non nớt càng xem càng cuốn
@quypham181829 күн бұрын
Tất cả các nhà khoa học đều cảm thấy non nớt như Bạn.
@thimennguyen633329 күн бұрын
Khách mời và người dẫn chương trình đều rất giỏi
@tpv9gm27 күн бұрын
Tôi khẳng định giáo sư đã sai! Tôi lại hỏi, nếu ông đòi tôi phải chứng minh 1 tiên đề là đúng, tôi có quyền đòi ông chứng minh nó sai chứ? nếu ông không thể chứng minh nó sai, tôi cũng có quyền nói hiện tại chưa thể chứng minh với kiến thức con người, nhưng nó thể chứng minh trong tương lai được. Điều này không khẳng định là "bài toán không thể chứng minh", mà nó là "bài toán chưa thể chứng minh". Ông nói suy cho cùng vẫn là trên góc nhìn của ông. Chính vì thế: Stephen Hawking vẫn có cái lý của ông ấy và câu trả lời ai tạo ra The God vẫn là 1 câu hỏi chưa có lời giải thôi. Đừng nghĩ mình giỏi hơn Hawking
@shopfpt746716 күн бұрын
Lý luận của bạn rất chuẩn, rất nhiều người họ không chịu thừa nhận tiên đề hay mệnh đề gì đó mà chỉ thích nói ngược lại.
@tamngonhat13557 күн бұрын
Bạn giỏi quá giỏi hơn giáo sư rồi 👏
@tpv9gm6 күн бұрын
@ mình đâu thể giỏi hơn Giáo sư? Mình chỉ đang đồng tình với Stephen Hawking - 1 vị giáo sư của tất cả các vị giáo sư khoa học thế hệ hiện tại, sánh ngang và không thua kém gì với Albert Einstein trước đây thôi bạn :)
@lechihieu868224 күн бұрын
Đây là lần đầu mình dc biết về định lý bất toàn của Godel qua lời phân tích của giáo sư Phạm Việt Hưng. Mình được tiếp thu nhiều điều qua bài phân tích này, có những ý lập luận mình cảm thấy hợp lý, nhưng cũng có cái mình không đồng ý với một số quan điểm khác, nhất là những vị dụ mang tính chất so sánh sau đây. Về tiên đề Euclid qua một điểm nằm ngoài một đường thẳng, chỉ có một đường thẳng song song với đường thẳng đó. Theo mình không phải bất cứ thứ gì cũng đem ra chứng minh thì điều đó mới đúng. Có những thứ nó đã hiển nhiên đúng không cần thiết phải chứng minh. Cụ thể là tiên đề Eclid này đã được ứng dụng rộng rãi gần như phổ biến ở mọi lĩnh vực trong cuộc sống rồi. Vấn đề về nồi súp nguyên thuỷ và sự liên hệ với quy luật tạo sinh của Pasteur, “sự sống phải bắt nguồn từ sự sống, hay con cái phải có bố mẹ sinh ra”. Mình cho rằng thí nghiệm bình cổ cong thiên nga của Pasteur không thể chứng minh hoặc đem đi so sánh với ý tưởng nồi súp nguyên thuỷ của Darwin là điều bất hợp lý. Thứ nhất môi trường trong phòng thí nghiệm không giống với môi trường tại thời điểm nguyên thuỷ khởi nguyên. Có người cũng cố gắng tạo ra môi trường như thời nguyên thuỷ, nhưng chưa thành công. Thứ 2 đặc tính nước dùng của pasteur cũng ko thể so sánh với hồ chứa các nguyên tố hoá học được. Vấn đề thứ ba là mình không đồng tình với cách dùng từ đấng tạo hoá tạo hay có thể là chúa. Nếu chúng ta chưa biết điều gì đã tạo ra vũ trụ thì không thể gán ghép đó là chúa hay đấng tạo hoá vì điều này dẫn đến hiểu lầm liên quan với tôn giáo. Thay vào đó nên dùng câu “điều gì đã tạo ra vũ trụ” thì sẽ hợp lý hơn.
@quangco862529 күн бұрын
❤❤❤❤❤ em không đồng ý là có chúa Em đồng ý vũ trụ. Hoàn toàn tự nhiên. Chứ không có bất cứ cái gì sắp đặt.
@songngu71129 күн бұрын
Làm gì có Chúa, chỉ có Dê xu được dựng lên làm Chúa. Giáo lý nhà Phật giảng rất rõ. Khoa học chả là gì với giáo lý của Phật pháp.
@hoangnhung-nhasangche29 күн бұрын
Tôi tìm thấy lời bình luận của bạn là hay nhất, hợp lý nhất! Giống với quan điểm của tôi.
@cungchoi-hocvoibemamnon259929 күн бұрын
Vạn sự vạn vật có tồn tại dựa vào niềm tin của chúng ta không???? Những điều bất ngờ luôn đến khi chúng ta k nghĩ về chúng.....😊
@AthenaPlus21 күн бұрын
tất cả mn đều đồng ý rằng Quang là 1 thẳng đần
@HưngPhạm-j9v15 күн бұрын
Theo Phật Thích Ca thì cái này có cái kia có cái này diệt cái kia diệt Theo Duy vật biên chứng thì vật chất không thể tự nó sinh ra và không thể tự nó mất đi mà chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác
@LinhLehoang-qv5xk26 күн бұрын
Hay quá❤❤❤❤
@foryourbeautyonly257029 күн бұрын
vủ trụ không phải được thiết kế cho chúng ta ( một hiểu lầm hết sức tội nghiệp ) mà thực sự chúng sanh trong vụ trụ này , do cộng nghiệp và biệt nghiệp, sẽ tự thích nghi với một vủ trụ nào đó trong số vô hạn vủ trụ song song với vô hạn tần số khác biệt…không phải chỉ có 1 vủ trụ duy nhất. 😅😅😅
@anhdungnguyen6229 күн бұрын
Nếu vũ trụ sinh ra cho vũ trụ thì hiển nhiên nó sinh ra vì con người vì con người là một phần của vũ trụ. Kiêu ngạo là một sự ngớ ngẩn vì nó phóng đại sự thật, nhưng con người không cần phải tự làm mình bé đi để chứng minh sự khiêm tốn, vì sự khiêm tốn không thể chứng minh. Hãy thấy bản thân đặc biệt, vì đó là sự thật, hãy thấy giây phút này đặc biệt vì nó là duy nhất, hãy thấy thế giới tuyệt đẹp vì nó đẹp thực sự, sao phải bận tâm về nghiệp, nếu nó là thật thì có sao đâu.🤫🤔😄
@sharpdiscovery617724 күн бұрын
Không dính mắc vào bất cứ thứ gì ở đời. Dính mắc vào pháp là cái tai hại nhất. Trước khi tìm hiểu về mũi tên độc thì việc cần làm là phải chữa trị vết thương đã. Những đứa trẻ con ôm 1 đống kiến thức rồi vác cái danh nhà khoa học, nhà bác học, giáo sư, rồi luyên thuyên cãi nhau.
@raito.truthapple17 күн бұрын
@@anhdungnguyen62vì con người? Nếu có lòai khác cũng có công nghệ kỹ thuật tiên tiến như con người thì sao?
@luongminhkhue13 күн бұрын
Trước khi có khoa học học thì phật giáo chẳng biết gì về khoa học cả. Nhưng khi có khoa học thì phật giáo bắt đầu bám vào khoa học để khua môi múa mép. Từ xưa đến nay phật giáo không hề có một nhà sư nào là khoa học gia cả. Thật là bất ngờ nhỉ. Vì những lý luận của phật giáo là luẩn quẩn và phi logic.
@luongminhkhue13 күн бұрын
@@sharpdiscovery6177không có ai là không dính mắc cả. Vì con người là tương đối. Vì thế lý luận của bạn là hão huyền và cao ngạo.
@duonglenguyen29 күн бұрын
Nhin nhung gi xay ra xung quanh chung ta thi khong the phu nhan Dang sang tao . Doa hoa hong tai sao no dep , don gian vi co mot nha thiet ke tham my sieu viet da tao ra no . Trinh do cua toi khong the sanh voi tien si , nhung chung do co cung mot su nhan thuc : co mmot dang sang tao . Nhung bai thuyet giang cua tien si qua hay . Cam on Tien si .
@hungquangpham731829 күн бұрын
Một số ý niệm về Đấng Sáng Tạo : 1) Triết lý sáng tạo : người sáng tạo phải ở bên ngoài vật được sáng tạo và không lệ thuộc vào vật được sáng tạo . 2) Đấng Sáng Tạo : danh từ này còn dùng để phân biệt với " loài thụ tạo " , nếu Đấng Sáng Tạo mà còn được tạo nên thì ngài đã trở thành " loài thụ tạo" chứ không phải là Đấng Sáng Tạo . 3) Nguyên Nhân Đầu Tiên : không còn nguyên nhân nào trước nữa vì chỉ có Nguyên Nhân Đầu Tiên mới khẳng định hợp lý về tính Tự Hữu và Hằng Hữu của nguyên nhân này .Tính cách này vừa là Một Thực Thể Tiềm Tại vừa là Một Chủ Thể Thông Minh Sáng Tạo . 4) Điểm Dừng Tuyệt Đối : tại đây tri thức của con người không thể tiến hơn được nữa vì không còn tìm đâu được nguồn gốc nào nữa . 5) Nhà Thiết Kế Vũ Trụ : còn gọi là Nhà Thiết Kế Siêu Thông Minh . Hai yếu tố sáng tạo và thiết kế siêu thông minh phải đi liền với nhau như hai cánh của một con chim .
Xin cảm ơn chương trình đã giúp cho tôi ngộ ra nhiều điều .
@ManhLe-jg9zl27 күн бұрын
Tóm lại chân lý không thuộc số đông.. Thua đạo phật tất cả từ duyên sinh ..bất sinh thì bất diệt...
@luongminhkhue12 күн бұрын
Chân lý thuộc về logic khoa học. Tiếc là phật giáo không thể dùng logic khoa học để chứng minh.
@HienNguyenuc-qe8pb8 күн бұрын
Vo cung. Bieti on chuong trinh vi da cho toi hung hieu bier moi
@TheFugitive36926 күн бұрын
Ông này bị lậm quá vào chứng minh chúa tạo ra vũ trụ. Ông cứ luôn miệng là thần tượng Hawking, nhưng cái đoạn này Hawking nói mà viện dẫn được cho quan điểm của ông ấy thì ông ấy trích dẫn, còn những cái không dùng được thì ông ấy lại lôi lý lẽ cá nhân hoặc của một ông khác ra để phản bác. Logic của ông ấy t thấy như một nồi lẩu và ông ấy chỉ là biết gắp ra những thứ mà ông ấy thích, người nghe thích chứ ông ấy chả giải thích được gì về bản chất nồi lẩu ấy cả. Đấng sáng tạo của các nhà khoa học nó khác với chúa của các con chiên. Nhưng đám này lại cứ lồng ghép vào để nhận vơ. Cứ cái gì ko giải thích là các bố lại nhét chữ vào mồm chúa, bắt chúa của các bố nhận trách nhiệm là đã làm cái này, cái kia.
@hungho726923 күн бұрын
Một ý nữa, GS Hưng cho rằng chọn lọc tự nhiên nghĩa là phải có ai đó chọn lọc 😂 Cách diễn giải đó cho thấy ông không hiểu về bản chất của chọn lọc tự nhiên.
@dannguyen211720 күн бұрын
@Thefugitive369 Lâu lắm mới đọc được một comment rất hiếm hoi như của bạn, có nhận xét độc lập và vững đủ về lập trường phân tích. Tôi quý trọng những đầu óc như thế này. Nhận xét về ông Hưng thì nói thật là ông chỉ có khả năng nhai lại chứ chẳng có gì gọi là suy tư của riêng mình.
@MrCutiteo20 күн бұрын
Nghe thì hay.... nhưng xin phản biện lại những gì GS nói ngứa tai xem sao ?
@sonmcytb591718 күн бұрын
@@hungho7269 ban nay noi chuyen buon cuoi
@canhgiac885814 күн бұрын
QUA HAY
@YarnDevOps19 күн бұрын
Sau khi xem chương trình mình có cách nhìn nhận về các nhà khoa học 1 cach dễ gần hơn. Trước đây cứ mông lung, ông này làm cái này, ông kia làm cái kia ko liên quan nhau. Cảm ơn gs Hưng và chương trình rat nhiều
@lsduythanh29 күн бұрын
Vũ trụ cần 1 chổ dựa bên ngoài vũ trụ. Chổ dựa bên ngoài vũ trụ là Nhà thiết kế vũ trụ. Nhà thiết kế vũ trụ là ai thì tuỳ bạn (riêng tôi thì tôi tin và biết đấng sáng tạo là ai), nhưng chắc chắn kg phải là ngẫu nhiên.
@seemovielove359729 күн бұрын
Vì bạn sinh ra và theo 1 Tôn Giáo nào đó và Tôn Giáo đó cho rằng do đấng Sáng Tạo. Nếu bạn sinh ra vào 1 gia đình khác mà họ theo 1 đạo giáo khác thì vũ trụ không do đấng Sáng Tạo.
@minhcongnguyen312928 күн бұрын
Bạn chỉ có thể nói rằng bạn tin, chứ không thẻ nói là bạn biết. Muốn thật sự sáng tỏ thì phải hoàn toàn trung thực.
@25phunguyen7528 күн бұрын
Nguyên nhân của mọi nguyên nhân chính là cấu trúc phi vật lý có ý thức và khả năng lập trình, gọi là trời hay chúa trời đều đúng
@25phunguyen7528 күн бұрын
Chứ nói kiểu vật chất sinh ra từ chính nó là lý sự cùng và đó khômg phải là câu trả lời
@25phunguyen7528 күн бұрын
Con người chưa ai nói đúng hoản toàn cái quy luật tự nhiên nào cả vì có tạo ra nó đâu mà hiểu
@mot_goc_nhin22 күн бұрын
Một Video rất hay!
@Dipi202329 күн бұрын
mọi loại tiên đề, định lý, định luật xyz của mọi ngành khoa học đều chỉ có giá trị trong không gian X của loài người hiện nay, không thể chứng minh các xyz đó đúng ở 1 loại không gian khác hẳn trái đất !
@BinhTran-ux4ui27 күн бұрын
Ai st ghép chữ yz vào x trong 24 chữ cái vậy ai sáng tạo vậy 😂😁
@VanTran-mh2vz27 күн бұрын
Y thuc vu tru sang Tao ra tat ca….
@nguyentuanlinh850826 күн бұрын
@@BinhTran-ux4uivậy một người không phải người dùng chữ latinh mà là một người Trung Hoa, một người ả rập, một người Thái, ... bạn giải thích ra sao với họ về cái x y z?
@luongminhkhue12 күн бұрын
Tất nhiên quy luật được áp dụng ở đâu thì hợp với vạn vật ở đó. Mỗi nơi được sáng tạo sẽ có một quy luật riêng là điều đương nhiên. 😅😅😅.
@HoangNguyen-pr3zv17 күн бұрын
Cảm ơn nhiều nhé bác nói hay lắm có bác chừng minh xuất sắc
@popperpund235327 күн бұрын
1:11:00 kết luận 2 là không thỏa đáng, vì khoa học nói chúng và các giả thuyết, tiên đề nói riêng, tất cả đều phải chịu thử thách và kiểm sai nghiêm ngoặt của thực nghiệm, nếu không kiểm sai được thì đó không phải là khoa học mà là ngụy khoa học.
@dungnguyeninh39029 күн бұрын
Tiên đề là thứ con người tưởng tượng ra thì mới cần đến chỗ dựa để xác định nó đúng hay sai - chứ còn vũ trụ là thứ có thật, sờ được, nhìn được, ngửi được,.. thì nó cần gì đến chỗ dựa nào nữa.
@quochung985929 күн бұрын
Đâu ai dựa vào cái gì. Nhưng để giải thích vũ trụ thì cuối cùng cũng quay về một sự khởi đầu nào đó. Và ta phải thừa nhận điều đó.
@DenthoaiPhat-ir7kh29 күн бұрын
Vì là con thì sao mà tìm hiểu được nếu ngộ ra thì không còn là con thì mới biết được ai tạo ra đứng tạo quá giống như vua đi tuần trong dân thì nhìn không ra khi đến cung điện thì lúc đó không giám nhìn lên thì làm sao giám đặc câu hỏi ai tạo ra ông vua
@ngokhalinh243929 күн бұрын
Thống nhất với bạn.
@ngokhalinh243929 күн бұрын
Câu phản bác của bạn cực kỳ hay, ông này cuối cùng ổng lấy mấy ng bac học với niềm tin tôn giáo của họ, rồi lòng vòng về định lý Godel, cuối cùng ông chứng minh bằng "niềm tin"....cứ nghĩ ông làm khoa học gì hay lắm nghe phí ghê.
@hongocman279829 күн бұрын
Tiên đề là con người tưởng tượng ra nghĩa là logic toàn là thứ vô nghĩa, chắc dẹp khoa học luôn được rồi nhỉ. 😅
@CP-sg2ih14 сағат бұрын
Bác nói đúng . Trong tâm linh là chúa nhưng trong khoa học là đấng sáng tạo. Vũ trụ có hệ mặt trời trong đó có trái đất thì cháu tin có đấng sáng tạo. Ai tạo ra đấng sáng tạo là câu hỏi không có thể trả lời. Vũ trụ có thể bắt đầu từ cái gì đó nhưng cái gì đó có thể bắt nguồn từ cái khác nhưng tất cả đều là một chuỗi logic . Có chuỗi logic sẽ có đấng sáng tạo.Cảm ơn bác.
@PeterPadashi29 күн бұрын
Tôi chả thấy ông có công trình gì trên bản đồ khoa học Vn chứ đừng nói là thế giới. Ông lại nhét chữ vào mồm người chết.
@quochung985929 күн бұрын
Nhét chữ nào bạn? Bạn liệt kê ra đây xem sao.
@nhagiangday29 күн бұрын
Tranh luận hay dự trên luận điểm, không tập chung vào cá nhân
@billsdo455329 күн бұрын
Haha
@PeterPadashi28 күн бұрын
@@quochung9859 với Stephen ông ấy chỉ giữ vững một quan điểm tất cả sv đều do sự vận hành của vật lý liệt kê ra thì nó dài lắm. Bạn kiếm cuốn lược sử thời gian của ổng và bài báo phỏng vấn ông ấy trước thời điểm ông ấy qua đời để thấy quan điểm của ông vẫn ko đổi. Tất nhiên thì đó là quan điểm của Stephen và chúng ta cũng có trải nghiệm của riêng chúng ta. Kiến thức thì quá lớn và chủ đề này cũng quá nhạy cảm mình ko liệt kê hết đc.
@25phunguyen7526 күн бұрын
Cái gì thuộc cấu trúc vật lý thì có nguyên nhân tạo thành, đấng sáng tạo có cấu trúc vật lý đâu mà ở đó mà rống cổ cải nguyên nhân tạo thành hả bố,
@FaCheng797929 күн бұрын
Cảm ơn chương trình. Chương trình hay thì thường ít người xem :D
@nguyenxuan953129 күн бұрын
Rất đồng ý với các kết luận của GS PVHưng.
@PhuQuoctravelguide-c5j29 күн бұрын
What I see in Nature is a magnificent structure that we can comprehend only very imperfectly, and that must fill a thinking person with a feeling of humility. This is a genuinely religious feeling that has nothing to do with mysticism. Elbert Einstein Tôi xin lại câu của Elbert Einstein nói về vấn đề này
@user-buulinh28 күн бұрын
Kênh này hay quá, rất bổ ích trí tuệ cảm ơn,
@dangngoctrung183112 сағат бұрын
Cho tôi hỏi giáo sư ba câu hỏi 1/ phật là gì 2/ pháp là gì 3/ đạo là gì Mong giáo sư trả lời giúp Xin cảm ơn😊
@KhaiNguyen-tf8xz27 күн бұрын
Cảm ơn thầy cô và ban biên tập đã làm nhíp cầu đến bờ giác.
@BinhLe-pm8ul17 күн бұрын
Mẹ dẩn đàn con trong sự bảo vệ sẳn sàng của cha Thật tuyệt vời loài ngỗng trời