Phân loại liên kết theo độ âm điện (Hóa học 10)

  Рет қаралды 3,057

HọcHóaTT

HọcHóaTT

Күн бұрын

Nội dung video: Phân loại liên kết theo độ âm điện
0:43 Liên kết cộng hoá trị không cực (chlorine Cl2)
1:31 Liên kết cộng hoá trị có cực (hydrogen chloride HCl)
2:21 Liên kết ion (sodium chloride NaCl)
3:27 Ranh giới hiệu độ âm điện và loại liên kết
6:28 Luyện tập
Music Credits:
Ripped and Horizon Bound
from: library.techsm...
(Camtasia license holder)

Пікірлер: 12
@VănQuỳnhBùi-y3u
@VănQuỳnhBùi-y3u 29 күн бұрын
Em chào thầy, thầy cho em hỏi ạ, thực tế phân tử H2S có phân cực không ạ? Liên kết H-S trong phân tử H2S là liên kết cộng hóa trị có cực hay không phân cực ạ?
@HocHoaTT
@HocHoaTT 22 күн бұрын
Bạn cứ theo định nghĩa sẽ tự trả lời được. Độ âm điện của S và H lần lượt bằng 2,58 và 2,22 nên Δχ = 0,38, nên liên kết H-S là liên kết phân cực yếu, phân tử H₂S cũng là phân tử có cực, với moment lưỡng cực khoảng 0,95 D (chỉ bằng 49% so với H₂O) Hy vọng đã giải đáp thắc mắc của bạn. Hãy share giải đáp này với các bạn khác vì có thể có nhiều bạn cũng có cùng thắc mắc như vậy, nhưng chưa biết hỏi ai. Chúc luôn vui với Hoá!
@NhuQuynhNguyen-ol2hj
@NhuQuynhNguyen-ol2hj Жыл бұрын
Thưa thầy, thầy ơi, để so sánh bán kính của các cation hay anion bất kì thì làm như nào vậy ạ, ví dụ như trong 1 chu kì hay trong 1 nhóm, hoặc một ion bất kì nào đó, thì so sánh bán kính như nào vậy thầy!
@HocHoaTT
@HocHoaTT Жыл бұрын
Câu hỏi không rõ lắm. Bạn cho biết câu hỏi cụ thể nhé.
@NhuQuynhNguyen-ol2hj
@NhuQuynhNguyen-ol2hj Жыл бұрын
@@HocHoaTT Ví dụ như so sánh bán kính của ion Ca2+; Na+; F-; Al3+ với nhau nhau ạ thầy
@HocHoaTT
@HocHoaTT Жыл бұрын
Trong bảng tuần hoàn, nói chung ta có thể so sánh theo hàng ngang (-), theo cột dọc (|), và theo đường chéo phụ (/), nhưng KHÔNG so sánh được theo đường chéo chính (\). Đó chính là cặp Na, Ca. Ta có thể so sánh F⁻, Na⁺, Al³⁺ dễ dàng vì các ion này đều có 2 lớp electron. Như vậy, lực hút tĩnh điện tăng dần từ F⁻ (9+, 10-), qua Na⁺ (11+, 10-, đến Al³⁺ (13+, 10-) nên bán kính ion giảm dần theo thứ tự đó: F⁻ > Na⁺ > Al³⁺. Điều này phù hợp với thực nghiệm (133; 98 và 57 pm theo John Emsley, hoặc 133, 102 và 53,5 ppm theo Greenwwod và Earnshaw). Riêng Ca²⁺ do có 3 lớp electron (bán kính tăng) và lực hút tĩnh điện mạnh hơn (20+, 18- ⇒ bán kính giảm) nên không thể so sánh được. Thứ tự bán kính ion theo các số liệu trong sách như sau: F⁻ > Ca²⁺ > Na⁺ > Al³⁺ (theo John Emsley trong The Elements, 3e) F⁻ > Na⁺ > Ca²⁺ > Al³⁺ (theo Greenwood và Earnshaw trong Chemistry of the Elements, 2e) Vậy, nếu đây là điều bạn tự nghĩ ra thì câu trả lời là hãy xem kỹ hơn những gì đã được trình bày trong các clip bài giảng tương ứng. Còn nếu đây là câu hỏi được đặt ra ở đâu đó thì câu trả lời là không thể trả lời được! Hy vọng đã giải đáp thắc mắc của bạn. Hãy share giải đáp này với các bạn khác vì có thể có nhiều bạn cũng có cùng thắc mắc như vậy, nhưng chưa biết hỏi ai. Chúc luôn vui với Hoá!
@elinviern_o
@elinviern_o Жыл бұрын
Thầy cho em hỏi: các hợp chất như Li2S, Na2S thì mình xếp vào liên kết ion hay + hóa trị có phân cực ạ? Bởi trên nhiều kênh họ viết sơ đồ ion của các hợp chất này ạ.
@HocHoaTT
@HocHoaTT Жыл бұрын
Nếu bạn là học sinh lớp 10 thì cứ dựa theo phân loại của các bộ sách giáo khoa chính thức. Theo đó, bạn căn cứ trên hiệu độ âm điện Δχ giữa 2 nguyên tố tạo liên kết: Giá trị của Δχ: 0 ≤ Δχ < 0,4 ⇒ Liên kết công hóa trị không cực 0,4 ≤ Δχ < 1,7 ⇒ Liên kết công hóa trị có cực 1,7 ≤ Δχ ⇒ Liên kết ion Tuy nhiên, chúng ta biết là "luật lệ", nói vui là có "luật" thì có "lệ", tức là "ngoại lệ"! Sách giáo khoa có nêu hai ngoại lệ: HF có liên kết cộng hóa trị phân cực tuy Δχ = 1,78 hoặc MnI₂ có liên kết ion dù Δχ = 1,11. Nếu căn cứ theo sách giáo khoa thì Li₂S (Δχ = 1,60) và Na₂S (Δχ = 1,65) đều là liên kết cộng hóa trị phân cực. Tuy nhiên, theo 2 tài liệu khá phổ biến để tham khảo về các chất vô cơ là _"Chemistry of the Elements" của Greenwood & Earnshaw_ và cuốn _"Advanced Inorganic Chemistry" của Cotton & Wilkinson_ đều ghi giống nhau là sulfide của các kim loại kiềm có tính chất ion *_phần lớn_* (họ dùng từ *_mainly_* hoặc *_predominantly_* trong sách trên). Vì thế: (1) nếu ở lớp 10, thầy cô hỏi thì bạn trả lời như sách giáo khoa đã nêu trên. (2) nếu bạn đọc thấy ở đâu đó viết là liên kết ion thì cũng _tạm_ cho là đúng, tuy nên nói là chúng có *_mạng tinh thể phần lớn mang tính chất ion_* sẽ chính xác hơn. Dù sao, các tác giả ấy chắc không tham khảo gì đâu, mà chỉ nhầm lẫn là _hợp chất của các kim loại kiềm đều là hợp chất ion_ mà thôi. Cũng như thí nghiệm thổi CO₂ vào nước vôi trong [dd Ca(OH)₂]: đầu tiên nước vôi hóa đục do tạo CaCO₃↓, sau đó lại trong dần do tạo Ca(HCO₃)₂ tan. Nhiều tác giả hiểu lầm rằng Ba(HCO₃)₂ cũng tan tương tự Ca(HCO₃)₂ nên thay Ca(OH)₂ bằng Ba(OH)₂ để có một bài toán tương tự, song thật ra không ổn chút nào vì Ba(HCO₃)₂ là một chất ít tan! Nhân đây, những con số dùng làm ranh giới giữa các loại liên kết nêu trên cũng chỉ là các con số dùng trong sách giáo khoa ở Việt Nam. Bạn có thể đọc thấy ở đâu đó những con số khác, điều đó cũng bình thường, vì với các môn khoa học thực nghiệm, nhiều khái niệm tùy thuộc hệ quy chiếu, chứ không nhất thiết cái gì cũng luôn nhất quán. Chỉ cần chuyển từ chương trình hóa học phổ thông sang chương trình hóa học dành cho học sinh giỏi, bạn sẽ thấy đã có những điều không đồng nhất rồi. Hy vọng bạn không bị bối rối thêm vì câu trả lời này. Chúc luôn vui với Hóa!
@vietnhathoang4299
@vietnhathoang4299 2 жыл бұрын
Thầy ơi, SĐT thầy à gì thế ạ, em muốn kết bạn hỏi thầy, bài giảng của thầy nghe dễ hiểu lắm ạ.
@HocHoaTT
@HocHoaTT 2 жыл бұрын
Do múi giờ khác nhau nên điện thoại không tiện. Bạn hãy dùng email hoặc comment nhé.
@huhuhuhuhuhu5189
@huhuhuhuhuhu5189 2 жыл бұрын
thầy ơi cho em hỏi có sách tham khảo nào cho ctr mới ko ạ
@HocHoaTT
@HocHoaTT 2 жыл бұрын
Ý bạn là tham khảo về lý thuyết, bài tập, hay cả hai? Hay là tham khảo để nâng cao (chương trình chuyên...)? Nếu chỉ xét trong chương trình học lớp 10 (không chuyên) thì 3 bộ sách giáo khoa và chuyên đề hiện nay là đủ. Nắm chắc nội dung lý thuyết là quan trọng và cần thiết nhất. Bài tập chỉ là nơi kiểm lại xem bạn đã hiểu được lý thuyết đến đâu thôi. Vì thế, bài tập là cần thiết nhưng không quan trọng bằng lý thuyết. Và phải là lý thuyết hoá học: cấu-tạo-quyết-định-tính-chất. Nếu bạn thực sự quan tâm đến Hoá (hay bất kỳ môn học, hoặc chủ đề nào khác), có lẽ tốt nhất là gắng trau dồi tiếng Anh để có thể đọc các tài liệu bằng tiếng Anh trên các trang mạng nghiêm túc, chính thức của các tổ chức chuyên về hoá học (đừng đọc lung tung vì kiến thức trên mạng sai cũng nhiều lắm, ngay cả sách giáo khoa còn có đôi chỗ chưa hoàn chỉnh mà...). Nếu có thời gian, có thể tôi sẽ làm một clip về các ý này.
Liên kết cộng hoá trị do xen phủ các AO (Hóa học 10)
14:09
The Lost World: Living Room Edition
0:46
Daniel LaBelle
Рет қаралды 27 МЛН
Непосредственно Каха: сумка
0:53
К-Media
Рет қаралды 12 МЛН
BÀI TẬP HÓA HỌC THỰC TẾ - NHIỆT PHẢN ỨNG - NĂNG LƯỢNG HÓA HỌC
2:20:20
Liên kết ion - Liên kết cộng hóa trị -  Hóa 10 - Thầy Đặng Xuân Chất
19:01
Tuyensinh247 - Học trực tuyến
Рет қаралды 253 М.
Как БЫСТРО понять Химию? Органическая Химия с нуля
7:32
INTENSIVKURS - Учебный Центр для Школьников
Рет қаралды 290 М.
Liên kết ion - Hóa học 10 kết nối tri thức với cuộc sống
9:54
Học trực tuyến OLM
Рет қаралды 14 М.
Quantum Numbers
12:16
The Organic Chemistry Tutor
Рет қаралды 910 М.
Năng lượng liên kết (Hóa học 10)
8:31
HọcHóaTT
Рет қаралды 6 М.